Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ý nghĩa đời người »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Ý nghĩa đời người

(Lượt xem: 5.719)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Ý nghĩa đời người

Ngày 29/11/2014, bác sĩ Kha Văn Triết chính thức đắc cử Thị trưởng thành phố Đài Bắc – Đài Loan với 840.000 phiếu bầu. Dù là một thị trưởng đầy quyền lực nhưng ông vẫn thường nói: “Vinh hoa phú quý đời người rốt cuộc cũng chỉ là một đống rác mà thôi.”

Trong thời gian còn là bác sĩ ngoại khoa, ông Kha Văn Triết chính là người tạo ra quy trình cấy ghép tạng tiêu chuẩn của Đài Bắc và đưa vào ứng dụng phương pháp cấp cứu oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).

Không chỉ giỏi về chuyên môn, ông còn là người có ảnh hưởng lớn, có khả năng truyền cảm hứng, giác ngộ đông đảo người Đài Loan với những bài diễn thuyết ấn tượng.

Một trong số đó là bài diễn thuyết mang tên “Trí tuệ trước sự sống và cái chết” được ông Kha Văn Triết trình bày tại buổi hội thảo của giới trí thức về công nghệ, thiết kế và giải trí TED một năm trước khi ông chính thức tham gia vào sự nghiệp chính trị. Với cá nhân tôi, câu nói đáng nhớ nhất trong bài phát biểu đó chính là: “Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới nhìn lại đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?”

Bài diễn thuyết gân ấn tượng của ông Kha Văn Triết về sinh tử như sau:

Có lẽ tôi là bác sĩ Đài Loan đã từng nhìn thấy người chết nhiều nhất, vậy nên rất thích hợp để bàn luận về vấn đề sinh tử. Hãy để tôi bắt đầu nói cụm từ “Diệp Khắc Mạc” – Oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO).

Có một người nông dân chạy đến bệnh viện Kỳ Mỹ Liễu Doanh, nói muốn được gặp bác sĩ Diệp. Người ở phòng cấp cứu nói, không có đâu, chỗ chúng tôi đây không có bác sĩ nào họ Diệp cả. Người nông dân nọ vẫn khẳng định chắc nịch tên bác sĩ ấy là Diệp Khắc Mạc (ECMO).

Diệp Khắc Mạc thật ra không phải là bác sĩ nào cả, nó chỉ là một phương pháp trị liệu. Vận hành của nó cũng rất đơn giản, chính là dẫn máu từ trong tĩnh mạch ra, trải qua một cái bơm huyết dịch (trái tim nhân tạo), rồi lại thông qua một thiết bị tạo ô-xy (buồng phổi nhân tạo), đưa vào cơ thể. Nó được dùng để thay thế chức năng tạm thời của phổi, tim.

ECMO chính là một máy chủ làm trái tim nhân tạo, bên cạnh là một buồng phổi nhân tạo, đưa máu trở về. Xác thực là có những trường hợp vô cùng thành công.

Một vũ công trong nhóm múa của Châu Kiệt Luân, một ngày nọ bị viêm cơ tim đột ngột, tim không còn đập nữa. Lúc đó, con mắt của cô ấy mở to nhìn trừng trừng vào màn ảnh. Tín hiệu trên màn hình toàn bộ đều là một đường thẳng băng cả. Nhưng 9 ngày sau, cô ấy đã tiến hành cấy ghép tim và phổi. Chưa đến 1 tháng, đã có thể trở về tiếp tục nhảy múa rồi. Tất cả là nhờ ECMO.



Dù là thị trưởng thành phố Đài Bắc – Đài Loan, nhưng Bác sĩ Kha Văn Triết được biết đến là một người có lối sống rất giản dị

Trong các tài liệu y khoa, thời gian hồi sức tim phổi dài nhất, còn có thể được cứu sống trở lại chính là trường hợp này. Mỗi lần nhìn lại tôi đều nói đây là thần tích của y học hiện đại. Một người đã trải qua hồi sức tim phổi trong 4 giờ đồng hồ, liên tục 9 ngày tim hoàn toàn không còn hoạt động mà vẫn có thể được cứu sống lại! Lại có một thanh niên 26 tuổi, uống say rồi đi bơi, bị sặc nước đến viêm phổi nghiêm trọng (gọi là triệu chứng hô hấp cấp tính). Toàn bộ lá phổi của anh đều trắng xoá hết cả, không còn khả năng hô hấp. Anh ta đã điều trị ECMO trong 117 ngày. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, lượng khí thông phổi của anh ta chỉ không đến 100cc. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn dần dần hồi phục trở lại.

Điều này quả thật quá thần kỳ. Vậy nên, dưới sự đồn thổi của giới truyền thông, ECMO ở Đài Loan đã trở nên nổi tiếng như vậy, cũng xác thực là có một vài trường hợp rất thành công. Nhưng các kênh truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp thành công chứ không đả động gì đến những ca thất bại.

Thân là một bác sĩ, chứng kiến những ca thành công đương nhiên rất vui mừng, nhưng cũng không thể quên đi những ca thất bại. Nó thật sự ám ảnh tôi. Từng có một đứa trẻ vừa mới chào đời được nửa tháng đã mắc phải bệnh tim bẩm sinh. Sau khi phẫu thuật tim, sự sống hoàn toàn nhờ vào máy trợ tim phổi, vậy nên đã lắp đặt ECMO. Nhưng không đến 3 ngày sau, chân của bé đã chuyển sang màu đen.

Lúc này, bác sĩ phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng, hoặc phải cưa mất hai chân của bé rồi tiếp tục cứu chữa với cơ hội thấp, hoặc là chấm dứt điều trị tránh tổn thất, đau đớn. Đây chính là áp lực rất lớn, khiến bạn vô cùng khó xử, tiến thoái lưỡng nan.

Lại có một cậu bé 7 tuổi, mắc viêm phổi, ung thư máu khuẩn cầu đôi, khiến hô hấp vô cùng khó khăn, lại xuất hiện bệnh biến chứng, tứ chi đều đã chuyển sang màu đen.

Là một bác sĩ, bạn phải đối mặt với sự lựa chọn khủng khiếp này. Nếu muốn cứu bé, thì bạn phải cưa bỏ tứ chi, còn như không cứu, thì cần phải tháo các thiết bị đi. Nhưng đôi mắt long lanh của bé vẫn ngước nhìn bạn, ý thức vẫn còn rõ ràng, biết xin nước uống. Ai nỡ đành lòng chấm dứt cơ hội sinh tồn của sinh linh bé nhỏ ấy đây?

Mọi người hãy thử nghĩ xem, trong thời khắc sinh tử, khi bệnh nhân thần trí vẫn rõ ràng, tôi làm sao nói được với họ rằng: “Cậu bé này, nếu như cậu muốn sống tiếp, chúng tôi cần phải cắt bỏ tứ chi của cậu, hoặc là thôi, cậu không cần sống tiếp nữa.“ Bạn làm sao có thể nói chuyện sống chết này với một cậu bé 7 tuổi đây? Ngoài 30 tuổi, tôi được làm chủ nhiệm, cảm thấy y học rất lợi hại, cái gì cũng đều có thể giải quyết. Sau khi tôi hơn 40 tuổi, thường có những ca lắp đặt ECMO thất bại, người nhà bệnh nhân hỏi tôi: “Tại sao người khác thì cứu sống được, còn người nhà chúng tôi lại không thể cứu sống?“ Tôi không biết phải trả lời thế nào. Tại sao tứ chi của người bệnh lại chuyển sang màu đen? Nếu tôi biết được thì đã có thể tránh được rồi, nhưng tôi thật sự không hiểu gì cả. Khi ngoài 50 tuổi, cuối cùng tôi cũng đã nghĩ thông suốt. Bác sĩ là người chứ không phải là Thần, chỉ có thể tận hết sức lực, chỉ vậy mà thôi. Dù cho y học phát triển đến mức nào thì vẫn là có giới hạn. Với khoa học kỹ thuật hiện tại, không có tim, phổi, thận người ta vẫn có thể sống được, nhưng lẽ nào cứ đeo bên mình đống máy móc như vậy mà sống cả đời sao?

Trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông, cây cỏ mùa Xuân thì đâm chồi, nẩy lộc, mùa Hạ thì kết quả, ra hoa, mùa Thu bắt đầu thay vỏ, vàng lá, đến khi Đông về thì trút lá xạc xào, cành khô, thân nứt. Người làm vườn có cách nào thay đổi được loại quy luật ấy hay không? Họ chỉ có thể tận sức chăm sóc vun trồng để những bông hoa kia khi nở rộ trông đẹp đẽ hơn, sống được thời gian dài lâu hơn mà thôi. Một bác sĩ có cách nào thay đổi được quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” hay không? Điều này thực sự khó vô cùng. Bác sĩ chỉ là khiến cho người bệnh đang ở giữa vòng tuần hoàn “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” ấy mà sống được dễ dàng hơn một chút, chỉ vậy mà thôi. Bác sĩ chỉ là người làm vườn trong vườn hoa của sinh mệnh, anh ta liệu có thể làm được gì khi đứng nhìn những cái cây đã khô héo, khi đối mặt với cái chết đây?

Một ngày nọ, trong lúc tôi đi thăm bệnh nhân, tôi đột nhiên hiểu ra đạo lý này. Kết cục của đời người chỉ có hai loại mà thôi: Cắm ống thở hay là không cắm ống thở. Nhưng rồi sau tất cả vẫn đều là cái chết.

Nếu có người hỏi tôi: “Cái chết là gì?” Đáp án của tôi là: “Làm thế nào mới được coi là sống đây?”

Bởi vì con người nhất định đều sẽ chết, vậy nên cái chết không phải là mục đích của đời người. Đời người, trái lại chính là một quá trình. Chúng ta trong quá trình này không ngừng theo đuổi một điều gì đó, đây chính là đời người. Và tôi nói: “Tất cả những thứ người ta theo đuổi, vinh hoa phú quý của đời người chẳng qua chỉ là một đống rác bỏ đi.”



Có một lần, tôi mời thầy giáo đã nghỉ hưu của mình và lớp trưởng cùng đi dùng cơm.

Ba người chúng tôi lên lầu hai của một nhà hàng Pháp có tên Sheraton, kết quả đã tiêu hết 26.000 Đài tệ (gần 20 triệu đồng), bình quân mỗi người là 9.000 Đài tệ (6,7 triệu đồng). Khi nhìn thấy hóa đơn, mặt mày tôi tái mét: “Sao lại đắt đến vậy chứ!” Tôi chưa từng đến dùng bữa ở nơi nào đắt đỏ như vậy cả, chỉ là chọn đại mấy món, cũng không hiểu đã dùng món gì mà mất đến 26.000 Đài tệ. Cả ngày hôm ấy và hôm sau, tôi đã không ngừng suy nghĩ về chuyện này. Bữa cơm đã tiêu tốn của tôi mất 9.000 Đài tệ, so với một suất cơm bình dân ở bệnh viện ngày thường tôi vẫn ăn thật chẳng khác nhau chút nào. Dù là cao lương mỹ vị, dù là gan rồng, tuỷ phượng, ăn vào dạ dày rồi lại phải bài tiết ra ngoài. -- Vinh hoa, phú quý của đời người cũng thế, tranh đoạt cả đời, gom góp một kiếp, chết rồi lại chẳng thể mang theo.

Tư tưởng Nho gia ảnh hưởng rất mạnh mẽ ở Á Đông nhưng đối với vấn đề sự sống – cái chết, họ cũng chỉ bàn đến một mức độ rất bề mặt. “Luận Ngữ” viết: “Vị tri sinh, yên tri tử” (chưa biết đạo lý của đời sống, sao lại thắc mắc về cái chết); hoặc như Khổng Tử cũng nói: “Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (sáng nghe đạo, chiều chết cũng yên lòng). Nói tóm lại chính là không thích luận đàm về sống chết.

Còn cá nhân tôi thì luôn nghĩ về cái gọi là“trải nghiệm cận tử.” Chỉ khi đối diện với cái chết, khi đứng trên ranh giới giữa sự sống và cái chết, người ta mới lại nhìn thấu được đời người là gì, ý nghĩa nhân sinh đích thực là chi?

Con người cuối cùng rồi sẽ phải chết, đời người chẳng qua chỉ là một quá trình theo đuổi và tìm kiếm ý nghĩa của nhân sinh. Mà ý nghĩa nhân sinh đó đôi khi không thể dễ mà nhìn ra. Trên con đường trở về với giá trị gốc của mình, người ta sẽ phải đi qua biết bao thống khổ, bơi qua một bể khổ vô bờ. Nghĩ lại thì kiếp sống này thật quá ư mông lung, nhân sinh này chính xác chỉ là giấc mộng.

Tôi xin dùng câu nói dưới đây làm lời kết cho bài thuyết trình hôm nay:

“Điều khó khăn nhất không phải là đối mặt với thất bại và sự đả kích, mà là khi phải hứng chịu những sự đả kích, dày vò, ta không hề đánh mất đi nhiệt tình đối với cuộc đời này.”




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


Đức Phật và chúng đệ tử


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.95.233.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...