Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Mưa cam lồ - Công đức phóng sinh »» Xem đối chiếu Anh Việt: Mưa cam lồ - Công đức phóng sinh »»

Mưa cam lồ - Công đức phóng sinh
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Mưa cam lồ - Công đức phóng sinh

(Lượt xem: 11.259)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Mưa cam lồ - Công đức phóng sinh

Ambrosia Rain – The Merit of Life-Release

Với giới tu sĩ hay cư sĩ Phật giáo, những vị đã quy y, hay thiện nam tín nữ chưa quy y, nếu các bạn có thể nghiên cứu bài báo này một cách chú tâm, nó dứt khoát sẽ rất lợi lạc với các bạn về sự phát triển nghề nghiệp, sự vun bồi tâm linh và trong nhiều khía cạnh khác. Khi các bạn đang nghiên cứu bài báo này, hãy đọc nó nhiều lần, nghiên cứu cẩn thận và suy ngẫm về các nội dung nhiều lần. Nếu không, các bạn sẽ không thể lập tức hiểu những từ ngữ kim cương sâu xa trích từ nhiều Kinh điển và bộ luận khác nhau. Đã hiểu được lỗi lầm của việc sát sinh và công đức của việc phóng sinh, bạn cần nỗ lực để hành xử cho đúng trong đời sống hàng ngày – dừng sát sinh và hãy cứu sinh mạng. Nếu các bạn có thể bước xa hơn và công bố những ý chính của bài báo này một cách rộng rãi hay ấn tống thêm, các bạn có thể tích lũy vô lượng công đức. Theo cách này, rất nhiều hữu tình chúng sinh sẽ có thể thoát khỏi khổ đau và đạt hạnh phúc và các bạn cũng sẽ tạo ra những nguyên nhân để đạt giác ngộ trong tương lai gần. Đây là mục đích duy nhất của tác giả.
For Buddhist clergy or lay practitioners who have already taken refuge, or ethical men and women who haven’t, if you can study this article attentively, it will definitely be greatly beneficial to you in terms of your career development, spiritual cultivation and in many other aspects. While you are studying this article, you should read it repeatedly, study it carefully and ponder on its contents over and over again. Otherwise, you will not be able to grasp at a glance the profound Vajra Words cited from various sutras and sastras. Having understood the demerit of killing and the merit of life-release, you should do your best to conduct yourself accordingly in your daily life – stop killing and save lives. If you can go a step further and promulgate the gist of this article widely or print more copies, you can accumulate boundless merit. In this way, a good many sentient beings will be able to escape suffering and attain happiness, and you will also create the causes to reach enlightenment in the very near future. This is the only purpose of the author.
Kính lễ Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính lễ Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm!
Kính lễ tất cả chư đạo sư truyền thừa, những vị mà chúng con mang ơn!
Từ các Kinh điển và bộ luận – cõi giới bao la của trí tuệ và lý lẽ,
Cơn mưa cam lồ trút xuống và ban phước chúng con,
Nguyện cầu tất cả những ai đang chìm trong đại dương khủng khiếp của sự tranh đấu và sát hại,
Nuôi dưỡng sự tỉnh thức tươi mới từ nay về sau.
Homage to Buddha Shakyamuni – our fundamental teacher!
Homage to Avalokitesvara – the Bodhisattva of great compassion!
Homage to all lineage masters, to whom we are much obliged!
From sutras and sastras – the vast expanse of wisdom and reason,
The rain of ambrosia falls and blesses us,
May those drowning in the fiery ocean of fighting and killing,
Foster refreshing awareness therefrom.

Phật giáo được Đức Thích Ca Mâu Ni giảng dạy có thể được tóm gọn thành ba khía cạnh căn bản: Tránh những hành động xấu xa làm hại hữu tình chúng sinh; tiến hành các thiện hạnh của thân, khẩu và ý; liên tục điều phục những phiền não tinh thần – đó là Giáo Pháp chân chính. Như Niết Bàn Kinh nói, “Từ bỏ mọi ác hạnh,/ Tiến hành các thiện hạnh,/ Tịnh hóa tâm thức mình,/ Đó là giáo lý Phật Đà”. Vì thế, những người đã quy y không nên quá đặt nặng vào việc liệu họ có hình tướng giả tạo giống như tờ điệp quy y. Thay vào đó, họ cần ưu tiên cho ý nghĩ vị tha về việc làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Họ cần nỗ lực hết sức để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh vào bất kỳ lúc nào. Đây là hành động tuyệt vời của Bồ Tát Đại thừa, và là con đường không thể tránh của tất cả những vị đã phát khởi Bồ đề tâm. Đó là bởi Bồ đề tâm là tinh túy của tất cả 84.000 giáo lý của Đức Phật và Bồ đề tâm là để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, công đức tích lũy được trong động cơ làm lợi lạc hữu tình chúng sinh đã vượt xa công đức của bất cứ hiện tượng hữu vi nào của bản chất thế gian, giống như Bồ Tát Tịch Thiên nói, “Chỉ ý nghĩ làm lợi lạc hữu tình chúng sinh,/ Cũng tạo ra công đức nhiều hơn việc cúng dường tất cả chư Phật”.
Buddhism taught by Buddha Shakyamuni can be summarized into three principal aspects: Avoid degrading actions that harm sentient beings; perform wholesome deeds of the body, speech, and mind; constantly subdue one’s mental afflictions – this is the true Dharma. As it is said in the Nirvana Sutra, “Abstain from all unwholesome deeds, / Perform wholesome ones, / Purify your own minds, / This is the teaching of the Buddhas.” Therefore, those who have taken refuge should not overly attach importance to whether or not they have a false appearance like a certificate of refuge. They should rather give priority to the benevolent thought of benefiting sentient beings. They should try their best to benefit helpless sentient beings at any moment. This is the extraordinary conduct of Mahayana Bodhisattvas, and the inevitable path to take for those who have generated Bodhicitta. This is because Bodhicitta is the essence of the entire 84,000 teachings of the Buddha, and Bodhicitta in itself is to directly or indirectly benefit sentient beings. Therefore, the merit accrued in the motivation to benefit sentient beings alone surpasses the merit of any other compounded phenomena of worldly nature, just as Bodhisattva Shantideva said, “The mere thought of benefiting sentient beings, / Generates more merit than making offering to all Buddhas.”
Điều mà tất cả hữu tình chúng sinh trân trọng nhất là cuộc đời họ. Giải cứu họ khỏi cái chết là hành động từ ái nhất với họ, trong khi kết thúc cuộc đời họ gây ra nguy hại lớn nhất một cách tàn độc. Bởi thế, ngừng giết hại và cứu mạng sống là nhiệm vụ của Bồ Tát Đại thừa. Tích lũy công đức để đạt giác ngộ viên mãn cũng là cách thức thoải mái nhất. Bài báo này sẽ cố gắng giải thích điểm này một cách dễ hiểu nhờ những bằng chứng kinh văn từ nhiều Kinh điển và bộ luận cũng như bằng chứng về mặt lý thuyết.
What all sentient beings value the most is their own life. Saving them from the verge of death is for them the greatest act of kindness, while ending their lives cruelly inflicts the biggest harm. Therefore, stopping the killing and saving lives is the duty of Mahayana Bodhisattvas. It is also the most convenient way to complete the accumulation of merit to become fully enlightened. This article will try to demonstrate this point comprehensively through scriptural proofs from Buddhist sutras and sastras as well as theoretical proofs.
QUẢ BÁO CỦA VIỆC SÁT SINH
THE KARMIC RETRIBUTION OF KILLING
Trong mười ác hạnh, sát sinh và tà kiến tạo ra những kết quả tiêu cực nhất. Trong Bài Luận Về Không Sát Sinh Và [Nỗ Lực] Phóng Sinh có đoạn “Cuộc đời được xem là thứ quý báu nhất trên thế gian,/ Trong khi đó sát sinh và làm tổn thương là ác độc nhất”. Dựa trên các Kinh điển, Patrul Rinpoche chỉ ra rằng, “Nếu ai đó lấy đi một mạng sống, anh ta sẽ phải đền tội trong năm trăm đời”. Vì vậy, dù chúng sinh có kích thước lớn hay nhỏ, nếu một người làm cuộc đời của chúng sinh ấy kết thúc, anh ta phải trả lại nó bằng cuộc đời quý báu năm trăm lần. Vì vậy, với những người đã tích lũy nghiệp ghê gớm của việc sát sinh, xin hãy xem xét sự thật rằng các bạn cần phải trả lại món nợ này bằng chính cuộc đời bạn rất nhiều lần. Liệu bạn có còn muốn sát sinh? Trong Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-smrty-upasthana-sutra) có đoạn, “Nếu một người giết hại hữu tình chúng sinh,/ Anh ta sẽ ở trong địa ngục trong một trung kiếp”. Vì vậy, hãy suy nghĩ về bao nhiêu vạn năm có trong một trung kiếp? Khi nào mà người này có thể được giải phóng? Pháp Sư Lian’chi nói rằng, “Một người phạm phải nghiệp ghê gớm như vậy,/ Đã tạo ra sự hận thù sâu sắc kéo dài hàng vạn đời tái sinh./ Khi vô thường [cái chết] giáng xuống,/ Anh ta sẽ đọa địa ngục,/ Ở đó vạc sôi và lửa cháy,/ Cây dao cạo và đồi đao kiếm chờ đợi,/ Làm cạn kiện sức mạnh của ác nghiệp,/ Anh ta sẽ tái sinh làm súc sinh./ Hận thù chồng chất hận thù,/ Mạng đổi mạng,/ Và cuối cùng khi anh ta sinh làm người,/ Anh ta chịu bệnh tật và yểu mạng,/ Chết vì nanh vuốt của rắn hay hổ,/ Hoặc bị giết bởi vũ khí và chiến tranh,/ Hoặc bị chính quyền kết án tử,/Hoặc chết vì nhiễm độc./ Tất cả đều là kết quả của sát sinh”.
Among the ten destructive actions, killing and holding wrong views bring about the greatest negative consequences. In the Essay on Stopping Killing and Releasing Lives it is said, “Life is held as the most precious thing in the world, / While killing and hurting as the cruelest.” Based on sutras, Patrul Rinpoche pointed out that, “If one takes away one single life, he must make up for it throughout five hundred transmigrations.” Therefore, whether the living being in question is large or small in size, if a person causes its life to terminate, he must repay it with his own precious life for five hundred times. So, for those who have accumulated heavy karma for killing, please consider the fact that you need to pay up this debt with your own life over and over again. Do you still want to kill? In the Sutra of Stability in Contemplation of the True Law (Maha-smrty-upasthana-sutra), it is said, “If one kills a sentient being, / He will stay in hell for an intermediate aeon.” So please think about how many tens of thousands of years there are in an intermediate aeon? When can this person finally be freed? Master Lian’chi said, “A person who commits such a monstrous karma, / Has created deep hatred that lasts through tens of thousands of rebirths. / When impermanence [death] befalls, / He will fall into hell, where / Boiling cauldrons and charcoal furnaces, / Razor trees and hills of swords await, / Having exhausted the power of his negative karma, / He will be reborn as an animal. / Hatred begets hatred, / Lives avenged with lives, / And when he finally takes the human form, / He is burdened with sickness and is short-lived, / Dies either at the fangs of serpents or tigers, / Or is killed by weapons and wars, / Or is punished to death by authorities, / Or dies by the intake of poison. / All of these are the result of killing.”
Giết hại bất cứ hữu tình chúng sinh nào cũng dẫn đến sự tái sinh sau khi chết giống với kiểu hữu tình chúng sinh mà chúng ta đã giết và trải nghiệm cùng kiểu khổ đau. Như Kinh Thủ Lăng Nghiêm tuyên bố, “Nếu một người giết cừu để ăn thịt, cừu sẽ tái sinh làm người và người đó, sau khi chết, sẽ sinh là cừu (để đền đáp lại món nợ nghiệp trước kia). Vì thế, chúng sinh của mười trạng thái, ăn thịt lẫn nhau và tạo ra ác nghiệp, điều sẽ không kết thúc … bởi những nguyên nhân như thế, chúng sinh sẽ phải sinh và tử trong hàng trăm nghìn kiếp”. Kinh Ngọc Báu Hỗn Hợp ghi lại câu chuyện sau đây: Ngày xưa, có một người đàn ông giàu có muốn ăn thịt cừu, nhưng sợ con trai phản đối. Vì thế, ông ấy nói dối và bảo rằng phong thủy của nhà rất tốt bởi sự bảo hộ của thần cây ngự trên cái cây trong nông trại, và vì vậy, họ phải thịt một con cừu để hiến tế cho vị thần này. Người con trai tin lời cha. Anh ta dựng một cái rạp nhỏ dưới cái cây và giết con cừu để dâng lên vị thần. Không lâu sau, người đàn ông giàu có này chết và, là nghiệp báo của sự thiếu chân thật và sát sinh, ông ấy rơi vào đọa xứ và sinh làm cừu. Năm sau, khi người con trai sắp giết một con cừu khác để hiến tế, anh ta chọn đúng con cừu mà thực sự là người cha tái sinh. Con cừu này kêu be be và phản kháng. Khi con cừu đang nằm trên đất, một vị A La Hán đi ngang qua cửa nhà họ và giải thích nguyên nhân nghiệp của đời trước. Ngài thị hiện sức mạnh cho người chủ nhà để anh ta có thể thấy cha mình đã sinh làm cừu. Lúc ấy, người con trai cảm thấy rất hối tiếc và phá hủy rạp thờ cúng vị thần. Từ đó trở về sau, anh ta bỏ mọi ác hạnh và thực hành thiện hạnh. Anh ta không bao giờ sát hại mạng sống của hữu tình chúng sinh khác và liên tục giải phóng sinh mạng, kính lễ Tam bảo và có sự xác quyết lớn lao với quy luật nghiệp.
Killing any sentient being results in our rebirth after death as the same kind of sentient being that we killed, and experience the same kind of suffering. As Suragama Sutra states, “If a man kills a sheep to eat its meat, the sheep will be reborn as a human being and the man, after his death, will be reborn as sheep (to repay his former debt). Thus living beings of the ten states of birth, devour each other and so form evil karma which will have no end…due to such causes, living beings are subject to birth and death for hundreds and thousands of aeons.” Recorded in the Sutra of Miscellaneous Jewels is the following story: Once, there was a wealthy man who wanted to eat mutton, but was afraid of his son’s objection. So he told a lie and said that the Feng-shui of his house was auspicious due to the protection of a tree deity inhabiting the tree by the farmland, and so they must slaughter a sheep as sacrificial offering to this tree deity. His son believed his father’s words. He built a small tabernacle by the tree and slaughtered a sheep as offering to the tree deity. Soon after this, the wealthy man died and, as retribution of his dishonesty and killing, he fell into a lower realm and was reborn as a sheep. The following year, when the son was about to slaughter another sheep for sacrifice, he chose exactly the sheep that was in fact his father’s rebirth. This sheep baa-ed and furiously refused to be taken. As the sheep was lying on the ground, an Arhat happened to be passing by their front door, and explained the karmic cause of its previous life. The Arhat conferred power to the owner so that he could see how his father was reborn as a sheep. At that moment, the son felt strong remorse, and destroyed the tabernacle of the deity. From then on, he refrained from all unwholesome actions and practiced wholesome deeds. He never took the life of another sentient being, and constantly released living beings, paid homage to the Three Jewels, and had strong conviction in the law of Karma.
Một câu chuyện khác được ghi chép lại trong Kinh điển như sau: Khi Tôn giả Mục Kiền Liên và Tỳ Kheo Palkye đang ở bờ biển, họ thấy một người đàn ông, bị bao phủ trong lửa dữ và cất tiếng than vãn. Với năng lực đặc biệt, Tôn giả Mục Kiền Liên quán sát nguyên nhân nghiệp – hóa ra người này từng là thợ săn trong đời trước và giết hại nhiều sinh mạng. Vì thế, khi ông ta còn sống lúc ấy, ông ta chịu nhiều năm tháng đau khổ và sau khi chết, ông ấy đọa vào địa ngục và thật khó để giải thoát.
Recorded in a sutra is another story: When Maudgalyayana and Bhiksu Palkye were at the oceanside, they saw a man, entirely covered in blazing flames and wailing at the top of his lungs. He was surrounded by countless hungry ghosts who were shooting burning arrows at him. With his extra-sensory abilities, Maudgalyayana observed his karmic cause – it turned out that this person used to be a hunter in a previous life, and took many lives. Therefore, when he was alive at that time, he suffered many years of agony, and after his death, he fell into hell and it was difficult for him to be liberated.
Trong một Kinh điển khác có ghi lại câu chuyện sau: Lần nọ ở Saravati, Vua Tỳ Lưu Ly (Virudhaka) đem quân đến bộ tộc Thích Ca và giết hại tám mươi nghìn thành viên. Khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni quán sát nguyên nhân nghiệp và thấy rằng đó là quả báo của bộ tộc Thích Ca khi họ là ngư dân và giết hại nhiều cá [trong các đời quá khứ]. Vua Tỳ Lưu Ly và thượng thư là hai con cá lớn tái sinh trở lại. Vì thế, mặc dù chúng ta không thể thấy điều đã xảy ra trong đời quá khứ và sẽ xảy ra trong tương lai bằng mắt thường, ác nghiệp của sự sát sinh vẫn theo ta liên tục. Khi nó chín muồi, kết quả sẽ tự hiển bày. Nếu chúng ta có sự thấu suốt, chúng ta chắc chắn sẽ cẩn thận trong việc dẫn dắt các hành động theo đúng quy luật nghiệp. Như Kinh Bách Nghiệp chỉ ra, “Thậm chí nếu hàng trăm nghìn kiếp trôi qua,/ Nghiệp mà người ta tạo ra sẽ không cạn kiệt./ Khi những điều kiện thích hợp hội tụ,/ Người ta sẽ phải đối mặt với những kết quả”. Nhiều Kinh điển khác nhau và Luật Tạng ghi lại rằng, “Nghiệp của các hành động sẽ không cạn kiệt trong một trăm kiếp”. Trong tác phẩm Kho Tàng Phẩm Tính Như Ý, Đức Jigme Lingpa (cũng được biết đến là Khyentse Ozer, Bi Trí Quang) viết rằng, “Mặc dù bóng của Kim Sí Điểu bay lượn trên bầu trời,/ Có thể tạm thời không thấy,/ Nó không bao giờ tách rời khỏi thân và,/ Sẽ xuất hiện khi các điều kiện thích hợp hội đủ”. Điều này nghĩa là, khi mà chim Kim Sí Điểu bay lượn trên bầu trời, mặc dù chúng ta không thể thấy bóng của nó, nó không có nghĩa là không có Kim Sí Điểu. Nếu chúng ta theo nó, khi con chim đậu xuống, chúng ta sẽ thấy bóng đen rõ ràng hơn. Tương tự, mặc dù tiềm năng xấu của việc sát sinh hay tiềm năng tốt của việc phóng sinh không hiển bày ngay lúc này, sức mạnh nghiệp của nó sẽ không cạn kiệt. Dưới những hoàn cảnh thích hợp, kết quả nghiệp sẽ xuất hiện.
Recorded in a different sutra is another story: Once, in Saravati, King Virudhaka led an army to the Sakya Clan and slew eighty thousand Sakyas. At that time, Buddha Shakyamuni observed its karmic cause, and saw that this is the karmic retribution of the Sakyas when they were fishermen and killed many fish [in previous lives]. King Virudhaka and his minister were the rebirths of two big fish at that time. Therefore, although we cannot see what happened in our previous and next lives with our bare eyes, the negative karma of killing follows us constantly. Once it ripens, its consequence will manifest itself. If we have clairvoyance, then we will certainly be careful in guiding our actions in accordance with the law of karma. As the Sutra of Hundred Actions puts it, “Even if hundreds and thousands of aeons have passed, / The karma that one produces will not be exhausted. / When suitable conditions gather, / One must face its consequences.” It is documented in various sutras and the Vinaya that “The karma of one’s actions will not be exhausted in a hundred aeons.” In his work, the Treasury of Precious Qualities, Master Jigme Lingpa (also known as Khyentsé Özer, the Light of Wisdom and Compassion) wrote that, “Although the shadow of a Garuda soaring in the sky, / May be temporarily invisible, / It never was separate from its body and, / Will appear when appropriate conditions gather.” This means that, just as when a Garuda bird is soaring in the air, although we cannot see its shadow, it does not mean that there isn’t one. If we follow it, once the bird descends, we will see its dark shadow clearly. Analogously, although the negative potential of killing or the constructive potential of life-release does not manifest itself right now, the power of its karma will not be exhausted. Under suitable circumstances, the karmic consequences will manifest themselves.
Tất cả động vật trên thế gian đều muốn tiếp tục sống và sợ chết, cũng giống như con người. Như Bình Giảng Về Kho Tàng Phẩm Tính Quý Giá nói, “Khi Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị vua, đoàn tùy tùng của Ngài làm lễ cầu mưa bởi vì hạn hán và đã giết hại động vật để làm vật hiến tế cho chư thần. Lúc ấy, một cảm giác bi mẫn khởi lên trong đức vua, vì thế, Ngài cố gắng ngăn cản họ, nói rằng, ‘Nam Thiệm Bộ Châu khổ đau vì hạn hán ghê gớm, và không vật hiến tế nào hữu hiệu, ngoại trừ hiến tế một nghìn thành viên trong đoàn tùy tùng của đức vua để cúng dường cầu mưa’. Khi ấy, tất cả thần dân của Ngài cầu nguyện trong sợ hãi và dâng lên cúng phẩm mà không sát sinh. Sau đấy, đức vua nói rằng, “Các ông và động vật đều giống nhau bởi tất cả đều trân quý tính mạng’.”. Khi vài kẻ ngu dốt thấy những con bò hay vật nuôi khác kinh hãi phản khác và khiếp sợ cái chết không thể tránh khỏi, họ không những không bày tỏ bất cứ sự thương cảm hay bi mẫn nào, mà còn nổi trận lôi đình và còn phải tự mình giết các con vật. Những người như thế buộc phải đọa địa ngục khi chết.
All animals in the world love to go on living and are afraid of death, just like human beings. As A Commentary on the Treasury of Precious Qualities states, “When Buddha Shakyamuni was a king, his retinues prayed for rain because of the drought, and killed animals as sacrificial offering to deities. At that time, a sentiment of compassion arose in the king, so he tried to stop them, and said, ‘Jambudvipa is suffering from a terrible drought, and no other sacrifice would be effective, except for sacrificing a thousand members of the King’s retinue as offering in praying for rain.’ At that time, all of his subjects prayed in fear and made offering without killing. Then the king said, ‘You and animals are alike in the way that you all love your own lives.’” When some foolish people see horrified cows or other domestic animals resist and dread their imminent deaths, not only do they not show any pity or compassion, they break out in fits of rage and must slaughter the animals themselves. Such people are bound to fall into hell upon death.
Mỗi sinh vật nhỏ bé đều sở hữu cuộc đời, và cùng với nó, là khả năng cảm thấy đau đớn và hạnh phúc. Động vật cũng sợ hãi cái chết nhiều như con người. Vì vậy, chúng ta không nên sẵn lòng làm tổn thương chúng, hoặc nếu không, chúng ta sẽ buộc phải đối mặt với kết quả. Để minh họa điểm này bằng một ví dụ, có một người nông dân tên là Si Liu ở ngoại ô Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ông ấy thích trồng hoa và tỉa cành trong mảnh vườn của mình. Một ngày, khi ông ấy đang làm đất, ông tìm thấy một tổ kiến với rất nhiều kiến bên trong. Bởi tích cách cục súc và thói quen sát sinh, ông ấy lấy bình nước sôi từ trong nhà và rót thẳng vào tổ kiến. Kết quả là, vô số kiến bị chết bỏng. Một ngày tháng tám năm đó, ông ấy nằm mơ rằng, đột nhiên, vô số kiến bò khắp người mình. Sau khi tỉnh giấc, ông ấy thấy đầy những vết đỏ trên khắp các bắp thịt trên người. Hôm sau, các vết này biến thành vết phồng giộp màu đỏ, và ở mỗi vết giộp đó, có một con kiến đang cắn mạnh vào thịt của ông. Nỗi đau đớn là vô cùng. Sau nhiều ngày sợ hãi và than vãn, ông ấy qua đời. Đây chỉ là một trường hợp quả báo xảy đến trong cõi người, trong khi ngoài cõi người, khổ đau của ba cõi thấp hơn là vô cùng. Vì vậy, hãy suy nghĩ về quả báo lạ thường gây ra bởi việc phá hủy mạng sống.
Each small creature equally possesses a life, and with it a faculty to feel pain and happiness. Animals too are mortally afraid of death as much as humans are. Therefore, we should not hurt them readily, or otherwise, we are bound to face the consequence. To illustrate this point with an example, there was a farmer named Si Liu from the outer city of Yangzhou of Jiangsu province. He liked planting flowers and trimming trees in his garden patch. One day, when he was scooping out dirt, he found a formicary with countless ants inside. Because of his brutal disposition and habitual killing, he took a kettle of boiling water from home and poured it directly into the formicary. As a result, all the countless ants were burned to death. One day in August that year, he dreamt that, all of a sudden, a myriad of ants were crawling all over his body. After he woke up, he found himself covered with red spots all over the muscles of his body. The next day, the spots turned into red blisters, and in each blister, there was an ant biting fiercely into his flesh. The agony was excruciating. After several days of horror and wailing, he passed away. This is merely a case of karmic retribution that happened in the human realm, while outside of the human existence, the suffering of the three lower realms is immeasurable. Therefore, please think over the incredible karmic retribution incurred by destruction of lives.
Mỗi hữu tình chúng sinh trên thế gian đều yêu quý mạng sống của mình. Ngoại trừ những chúng sinh trong cõi địa ngục, không ai muốn chết. Ví dụ, nếu ai đó chuộc lại một người từ mũi súng bằng tiền hay các phương pháp khéo léo khác, người này không nghi ngờ gì sẽ là một người cứu mạng sống theo ý nghĩa chân thực. Người được cứu sẽ vô cùng biết ơn: Anh ta sẽ tràn ngập trong nhiều cảm xúc, những giọt nước mắt sẽ tuôn rơi và anh ta sẽ ghi nhớ điều này đến khi chấm dứt cuộc đời. Giống như vậy, nếu bạn cứu một con vật sắp bị giết, đó là một hành động của thiện hạnh tương tự, thậm chí dù đó là chỉ là một con cá nhỏ bé.
Every sentient being of this world loves its own life. Except for the creatures of hell, no one wants to die. If, for example, someone were to ransom a man from gunpoint with money or other skillful means, then this person would be without a doubt a life-saver in the true sense. The saved man would be so grateful: he would be overwhelmed with all kinds of feelings, warm tears would fill his eyes, and he would remember this to the end of his life. Likewise, if you save an animal that is about to be slaughtered, it is a deed of the same virtue, even if it is only a small fish that you’re saving.
Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, nếu một người phái người khác đi giết hại, hay hoan hỷ trước hành động giết hại của ai đó, thì hành động như vậy cũng được gọi là “nghiệp được tích lũy từ không-hành động”. Nghiệp xấu được tạo ra bởi hành động như vậy ngang bằng với nghiệp của người đã thực sự giết hại. Nếu người ta thỉnh thoảng giết hại trong giấc mơ hay vô tình dẫm lên sâu bọ, khiến nó chết, bởi không cố ý sát sinh, kết quả không nặng nề. Trong Bình Giảng Về Lời Cầu Nguyện Cực Lạc, Lala Sonam Chodrup Rinpoche nói rằng, “Nếu người ta phạm phải sự sát sinh vì Tam Bảo, quả báo sẽ nặng nền hơn một trăm nghìn lần các vi phạm khác”. Nếu người ta cúng dường Tăng đoàn hay quyên tiền để xây dựng các tu viện hoặc đúc tượng bằng của cải tích lũy được từ sự sát sinh, không những không có công đức, mà họ còn tạo ra ác nghiệp cực kỳ nghiêm trọng. Theo các Kinh điển và A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, cả người bán và người mua dao, súng, lưới đánh cá hay các công cụ sát sinh khác, sẽ tái sinh trong cõi địa ngục, và cho đến khi những công cụ này bị phá hủy, ác nghiệp của họ sẽ tăng lên mỗi ngày.
According to Abhidharma-kosa, if a person delegates another to kill, or rejoices at someone’s act of killing, then such a deed is called “karma accumulated from non-action”. The negative karma produced by such action is tantamount to that of the person who kills personally. If one occasionally takes a life in dreams, or unintentionally steps on a bug, causing its death, because of the lack of the intention of killing, the retribution isn’t grave. In his Commentary on the Prayer of Sukhavati, Lala Sönam Chödrup Rinpoche said, “If one commits killing for the sake of the Three Treasures, the retribution is a hundred thousand times graver than that of other transgressions.” If one makes offerings to the Sangha, or donates money to build monasteries or Buddha statues with the wealth accumulated from killing, not only is there no merit, but one produces extremely severe negative karma. According to sutras and Abhidharma-kosa, both those who sell and those who buy knives, guns, fishing nets or other instruments of killing, will be reborn in hell, and until these instruments are destroyed, their negative karma will increase day by day.
Theo bằng chứng kinh văn khác, nếu có một người trong gia đình tiến hành sự sát sinh một cách chuyên nghiệp, chẳng hạn săn bắn hay giết mổ, mỗi thành viên trong gia đình này phải đọa địa ngục một lần. Trong thung lũng, nếu có một người tiến hành sự sát sinh, cả thung lũng đều không cát tường. Hơn thế nữa, chúng ta cần tránh tham gia hay nói với những người dù vậy dù trong một phần của giây: Nếu họ viếng thăm nhà của người khác, họ sẽ mang theo nhiều điều kiện xấu. Nếu chúng ta mang theo những tài sản của họ trên mình, điều này sẽ làm giảm sức mạnh gia trì của Tam Bảo của những đối tượng được gia trì mà chúng ta đang mang theo. Chỉ chạm vào bóng của anh ta cũng gây ra nhiều phiền nhiễu và sự bất tường.
According to another scriptural proof, if there is a person in a family that exercises killing professionally, such as hunting or butchering, then every member of this family must fall into hell once. If, in a valley, there is a person who exercises in killing, then the whole valley is inauspicious. Moreover, we should avoid engaging or talking with such people even for a split moment: If they visit other people’s homes, they will bring various sinister conditions with them. If we carry their belongings on us, this will reduce the force of the Three Treasures’ blessing of the consecrated objects that we’re carrying. Even merely touching his shadow will cause much disturbance and inauspiciousness.
Vì thế, điều cần thiết là phải giữ giới không sát sinh. Thậm chí nếu bạn không thể từ bỏ sát sinh mãi mãi, bạn vẫn cần phát nguyện từ bỏ sát sinh trong một năm, một tháng hay thậm chí một ngày. Không sát sinh đem lại lợi lạc lớn lao. Ngày xưa, có một người đồ tể sống ở thành phố nơi Tôn giả Ca Chiên Diên cư ngụ và giữ giới không sát sinh vào ban đêm. Và sau đó, anh ta đọa vào Địa Ngục Cô Đơn, như là quả báo của việc sát sinh khi còn sống, anh ta chịu đau đớn trong căn phòng sắt nóng bỏng vào ban ngày, và ban đêm, bởi công đức của việc thọ trì giới luật, ông ấy sống trong cung điện linh thiêng được vây quanh bởi bốn thiên nữ và tận hưởng sự an bình và thoải mái.
Therefore, it is necessary to keep the precept of non-killing. Even if you cannot refrain from killing forever, you should still vow to abstain from killing for either one year, one month, or even one day. Not killing brings a great deal of benefit. Once, there was a butcher who lived in the city where Katyayana resided, and kept the precept of not killing at night. And when later he fell into the Hell of Loneliness, as the retribution of killing when he was alive, he suffered in a burning hot iron room during daytime, and at night, because of the merit of keeping the precept, he lived in a celestial palace surrounded by four goddesses and enjoyed peace and comfort.
Bởi chúng ta đều biết về lỗi lầm của việc sát sinh, chúng ta cần phát nguyện vững chắc trước Bậc Thầy và Tam Bảo – không bao giờ làm hại chúng sinh đang sống nào, dù phải đánh đổi tính mạng.
Now that we are aware of the fault of killing, we should make firm vows in front of our lama and the Three Treasures never to harm a living creature ever again, even at the cost of our own life.
THẬM CHÍ BẬC THÁNH CŨNG PHẢI ĐỐI MẶT VỚI QUẢ BÁO SÁT SINH
EVEN THE SAGE MUST FACE THE RETRIBUTION OF KILLING
Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có một vị A La Hán mang danh hiệu Ưu Đà Di (Udayi), người thuyết Pháp cho một phụ nữ Bà La Môn. Đáp lại, người phụ nữ này đã giết hại A La Hán với sự giúp sức của một tên trộm: họ chặt đầu Ngài và chôn nó trong một đống rác rưởi. Khi đứa vua phát hiện ra điều này, Ngài bắt giữ và thiêu sống tên trộm và người phụ nữ này, và thêm vào đó, còn chặt tay và chân của năm trăm tùy tùng của tên trộm như một sự trừng phạt. Khi một đệ tử của Đức Phật hỏi về các nguyên nhân của sự kiện này, Đức Phật nói rằng, lần nọ, ở Lộc Uyển, có một vị vua tên Phạm Dư (Brahmadatta), người có một giấc mơ: Ông ấy nằm mơ rằng ruột của mình buộc cả thành phố lại. Đức vua hỏi một vị thượng thư Bà La Môn liệu giấc mơ này là cát tường hay điềm gở. Mặc dù vị thượng thư biết rõ rằng giấc mơ này rất tốt, nhưng vì lợi ích của năm trăm người phụ thuộc trong gia đình, ông ấy đáp rằng rất nhiều bò phải bị giết và dâng lên cho đám đông. Lúc ấy, có hai con bò đực và cái mà đức vua ban đầu không định giết. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của con trai Bà La Môn, chúng phải chịu thảm kịch bất ngờ này mà chẳng vì lý do gì tốt đẹp. Trước khi chết, chúng phát những lời nguyện xấu xa rằng chúng sẽ cắt tay và chân của năm trăm người phụ thuộc của gia đình Bà La Môn đó để trả thù. Vua Brahmadatta là vị vua hiện tại, vị thượng thư bây giờ là A La Hán Udayi và năm trăm người họ hàng bây giờ là năm trăm tên trộm. Hai con bò là người phụ nữ Bà La Môn và tên trộm.
At the time of Buddha Shakyamuni, there was an Arhat named Udayi, who lectured dharma to a Brahmin woman. In turn, this Brahmin woman murdered Arhat Udayi with the help of a robber: they severed his head and buried it in a pit of dirt. When the king found out about this, he caught and burned the robber and the woman alive, and additionally cut off the hands and feet of the five hundred retinues of the robber as punishment. When a disciple of the Buddha asked about the causes of this incident, the Buddha told him that, once, in the Deer Park, there was a King Brahmadatta, who had a dream: he dreamed that his intestines bundled up the city. The king asked his Brahmin minister whether this dream was auspicious or ominous. Although the Brahmin minister knew very well that this dream was auspicious, but for the benefit of his five hundred family dependants, he answered the king that a large number of cows must be killed and offered to the public. At that time, there was a cow and an ox that the king initially did not intend to kill. However, at the insistence of the son of the Brahmin, they suffered this sudden tragedy for no good reason. Before they died, the cow and the ox made evil vows that they would cut off the hands and feet of the five hundred Brahmin family dependents as revenge. The King Brahmadatta is the present king, the minister is now Arhat Udayi, and the five hundred relatives are now the five hundred robbers. The cow and the ox are the Brahmin woman and the robber.
Cũng có một câu chuyện về việc Thánh Long Thọ cúng dường đầu của mình: Một lần, để dành được ngai vàng nhanh hơn, thái tử của vua Surabhibhadra đã yêu cầu Bồ Tát Long Thọ dâng đầu của mình. Ban đầu, thái tử cố gắng chặt đầu Bồ Tát bằng một thanh gươm, nó như thể đang cắt không khí, thanh gươm chẳng thể gây ra nguy hại nào. Bồ Tát Long Thọ bảo rằng Ngài đã tiêu trừ mọi nghiệp chướng về vũ khí, nhưng ngày xưa khi đang hái cỏ Kusha, Ngài đã giết một con sâu. Đây là hành động bất thiện duy nhất chưa chín muồi, vì thế chỉ có cỏ Kusha mới cắt được đầu của Ngài. Những lời này là hoàn toàn chân thật.
There’s also the story of Arya Nagarjuna offering his own head: One time, in order to succeed to the throne sooner, the crown prince of the Indian King Surabhibhadra asked Bodhisattva Nagarjuna to offer him his head. At first, the prince tried to decapitate the Bodhisattva with a sword, but, as if it was cutting air, the sword could not cause any harm. Bodhisattva Nagarjuna told him that he had eradicated all karmic hindrances of weapons, but once when he was cropping kusa grass, he killed a bug. This was the only unwholesome deed that had not yet ripened, so only kusa grass could sever his head. His words proved to be true.
Trong một đời quá khứ, khi bậc trì giữ truyền thừa Dzogchen – Ngài Vairotsana là Tỳ Kheo, Ngài đã giết những con rận trên thân. Kết quả là, khi Ngài đến Tsawa-Rang ở vùng Gyalmo, Ngài bị giam ở nơi đầy rận.
In one of his previous lives, when the Dzogchen lineage holder Vairotsana was a bhiksu, he killed the louses on his body. As a consequence, when he moved to Tsawa-Rang in the Gyalmo area, he was locked up in a prison full of louses.
Mặc dù những bậc giác ngộ đã hiện thực hóa trạng thái tính không ở bên trong và các hiện tượng bên ngoài không có lợi hay gây hại cho chư vị, chư vị vẫn xuất hiện là chịu đau khổ vì kết quả rõ ràng của sự sát sinh. Đây là một bằng chứng khác về tính chân thật của luật nhân quả.
Although enlightened beings have internally actualized the state of emptiness, and external phenomena are neither beneficial nor harmful to them, they still appear to suffer the apparent consequence of killing. This is another evidence of the truthfulness of the law of cause and effect.
SÁT SINH VI PHẠM CÁC GIỚI LUẬT VÀ VÌ THẾ NGĂN CẢN SỰ GIÁC NGỘ
KILLING VIOLATES PRECEPTS, AND THEREFORE OBSTRUCTS ENLIGHTENMENT
Các đệ tử đã quy y Tam Bảo và thọ giới Bồ Tát và Kim Cương thừa chắc chắn phải từ bỏ sát sinh, nếu không họ sẽ vi phạm mọi giới luật. Một Kinh điển nói rằng: “Những vị đã quy y Đức Phật,/ Là Phật tử chân chính và/ Không nên quy y chư thiên;/ Những vị đã quy y Thánh Pháp,/ Cần tránh xa những ý nghĩ gây hại;/ Những vị đã quy y Tăng Đoàn,/ Không nên tuân theo các thực hành không chính thống”. Lời Vàng Của Thầy Tôi nói rằng: “Ba điều cần tránh là: Đã quy y Phật, đừng kính lễ chư thần trong luân hồi. Đã quy y Pháp, đừng làm hại người khác, dù là trong giấc mơ. Đã quy y Tăng, đừng dính líu đến ngoại đạo”. Vì vậy, nếu chúng ta giết một chúng sinh còn sống, kết quả là, chúng ta phá vỡ các giới luật của sự quy y. Không có giới luật quy y, làm sao chúng ta có thể giữ giới cho cư sĩ, Sa Di, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni? Bảy Mươi Đoạn Kệ Về Quy Y nói rằng, “Tất cả công đức đều dựa trên giới luật. Không quy y, không có giới luật”. Nếu chúng ta lấy đi mạng sống của một chúng sinh, chúng ta vi phạm các giới luật Bồ Tát. Bởi, theo các Kinh điển và bộ luận, nền tảng của mọi giới luật Bồ Tát là Bồ đề tâm nguyện. Nếu người ta cố tình làm hại hay giết hữu tình chúng sinh, làm sao một người vẫn còn có Bồ đề tâm nguyện? Nếu người ta thiếu hạt giống Bồ đề tâm, làm sao công đức của các thiện hạnh khác có thể tăng trưởng? Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Này thiện nam tử, Bồ đề tâm giống như hạt giống; từ nó mọc lên tất cả Phật Pháp”. Cướp đi mạng sống của một hữu tình chúng sinh cũng vi phạm điều thứ ba và bốn trong mười bốn giới luật Kim Cương thừa – thù ghét với các hành giả bạn hữu và từ bỏ Bồ đề tâm với hữu tình chúng sinh.
Disciples who have taken refuge in the Three Jewels and who have taken the Bodhisattva and the Vajrayana Precepts should absolutely refrain from killing, otherwise they will transgress all precepts. It is said in a sutra: “Those who have taken refuge in the Buddha, / Are true Buddhists, and / Should not take refuge in the Devas; / Those who have taken refuge in the Dharma, / Should steer away from harmful thoughts; / Those who have taken refuge in the Sangha, / Should not follow heterodox practices.” In the Words of My Perfect Teacher, it is said, “The three things to be abandoned are: Having taken refuge in the Buddha, do not pay homage to deities within sarisala. Having taken refuge in the Dharma, do not harm others, even in your dreams. Having taken refuge in the Sangha, do not get involved with trithikas.” Therefore, if we kill a living creature, as a consequence, we break the precepts of refuge. Without the precepts of refuge, how can we keep the precepts for lay people, novices, bhiksus and bhiksunis? The Seventy Stanzas on Refuge says, “All merits are based on precepts. Without refuge, there is no precept.” If we take a being’s life, we transgress the Bodhisattva precepts as well. Because, according to the sutras and sastras, the foundation for all Bodhisattva precepts is aspiring bodhicitta. If one purposely harms or slaughters sentient beings, then how can a person still have aspiring bodhicitta? If one lacks the seed of bodhicitta, then how can the merit of other wholesome deeds increase? The Avatamsaka Sutra says: “Good man, Bodhicitta is like a seed; from it can sprout all Buddha Dharma.” Taking the life of a sentient being also violates the third and fourth of the fourteen Vajrayana Precepts – hatred towards fellow practitioners and giving up Bodhicitta on sentient beings.
Dù người ta thực hành Kinh thừa hay Kim Cương thừa Phật giáo, lấy đi mạng sống của hữu tình chúng sinh làm tất cả chư Phật và Bồ Tát không hài lòng. Nếu chư vị không hài lòng, chúng ta không bao giờ thọ nhận được ân phước gia trì hay đạt Phật quả. Tổ Tịch Thiên nói rằng, “Bởi vì hạnh phúc của họ, Đấng Chiến Thắng hài lòng,/ Nhưng nếu họ bị làm hại, chư vị không hài lòng./ Vì thế bằng cách làm hài lòng họ, con sẽ làm hài lòng Đấng Chiến Thắng/ Và nhờ làm tổn hại họ, con sẽ làm tổn hại Đấng Chiến Thắng./ Giống như đối tượng yêu thích chẳng đem lại cho tâm con niềm vui thú nào/ Nếu thân con bùng cháy trong lửa,/ Giống như khi chúng sinh đang đau đớn/ Chẳng có cách nào để những Bậc Bi Mẫn hài lòng”.
Whether one practices Sutrayana or Vajrayana Buddhism, taking the life of sentient beings displeases all Buddhas and Bodhisattvas. If they are displeased, then we can never receive their blessing nor attain Buddhahood. Shantideva said, “Because of their happiness the Conquerors are delighted, / But if they are harmed they are displeased. / Hence by pleasing them I shall delight the Conquerors / And by hurting them I shall hurt the Conquerors. / Just as desirable sense-objects would give my mind no pleasure / If my body was ablaze with fire, / Likewise when living creatures are in pain / There is no way for the Compassionate Ones to be pleased.”
Bởi vậy, lý do khiến nhiều học trò không đạt giác ngộ hay thấy chư Bổn tôn có lẽ là vì họ đã làm hại hữu tình chúng sinh trong đời này hay đời trước. Bởi vậy, chúng ta cần tịnh hóa nghiệp sát sinh và quyết tâm không bao giờ làm điều gì làm chư Phật không hài lòng trong tương lai. Như Bồ Tát Tịch Thiên nói, “Vì thế, bởi con đã làm hại chúng sinh,/ Hôm nay con thật tâm tuyên bố mọi ác hạnh của mình/ Điều làm những Bậc Bi Mẫn không hài lòng./ Xin hãy tha thứ cho con, hỡi Thế Tôn, bởi sự bất mãn mà con đã gây ra./ Từ nay trở đi, để làm hài lòng chư Như Lai,/ Con sẽ phụng sự vũ trụ và dứt khoát từ bỏ (việc gây hại)./ Mặc dù nhiều chúng sinh có thể đá và dẫm lên đầu con,/ Thậm chí dù phải chết, nguyện cầu con làm hài lòng những Đấng Bảo Hộ Thế Gian (bằng cách không trả thù)”.
Therefore, the reason why many disciples fail to reach attainment or see Yidams is possibly due to the fact that they might have harmed sentient beings in this life or in a previous life. Therefore, we should purify our karma of killing, and resolve to never do anything to displease Buddhas in the future. As Bodhisattva Shantideva said, “Therefore as I have caused harm to living beings, / Today I openly declare all my unwholesome acts / That have brought displeasure to the Compassionate Ones. / Please bear with me, O Lords, for this displeasure I have caused you. / From now on, in order to delight the Tathagatas / I shall serve the universe and definitely cease (to cause harm). / Although many beings may kick and stamp upon my head, / Even at the risk of dying may I delight the Protectors of the World (by not retaliating).”
Năm nay, bậc thầy gốc nhân từ, bất bộ phái của chúng ta, đấng bảo hộ hữu tình chúng sinh, Kim Cương Thượng Sư, Kyabje Jigme Phuntsok Jungne Pal Zangpo đã giảng dạy Những Câu Chuyện Tiền Thân Của Đức Phật cho gần 5000 đệ tử cư sĩ và tu sĩ. Khi Ngài giảng về những đau đớn của hữu tình chúng sinh, Ngài không thể không khóc và một lần nữa phát nguyện không bao giờ làm hại chúng sinh dù cho phải hiến dâng cả tính mạng. Khi ấy, từ sâu thẳm trái tim, nhiều đệ tử của Ngài trong đó có tôi đã thề sẽ không bao giờ làm hại hữu tình chúng sinh.
This year, our gracious, non-sectarian root teacher, the protector of sentient beings, Vajra Acharya H.H. Jigme Phunktsok Jungne Pal Zangbo taught the Jakata Tales to nearly 5000 secular and non-secular disciples. When he lectured on the part about the misery of sentient beings, he couldn’t help but shed tears, and once again vowed to never harm a living being even if he would have to sacrifice his own life. At that time, from the bottom of their hearts, many of his disciples including myself pledged to never harm sentient beings.
TỊNH HÓA NGHIỆP SÁT SINH
PURIFYING THE KARMA OF KILLING
Từ nay trở đi, chúng ta cần cố gắng hết sức để từ bỏ việc làm hại bất cứ hữu tình chúng sinh nào. Về nghiệp sát sinh đã phạm phải trong cả đời này và các đời trước, chúng ta cần thực hành tịnh hóa một cách tinh tấn. Sự tịnh hóa chân thành có thể hóa giải mọi ác nghiệp, giống như tên tướng cướp Ấn Độ – Angulimala “tràng hoa kết bằng ngón tay” – đã làm trước đây. Tên tướng cướp độc ác này đã giết 999 người và lấy ngón tay từ mỗi nạn nhân để trang hoàng chiếc vòng. Khi vẫn còn thiếu một người nữa để tròn một nghìn, tên tướng cướp cố giết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chỉ khi ấy, ông ta mới nhận biết về hành vi sai lầm của bản thân. Vì thế, ông ấy đã thành tâm hối lỗi và cuối cùng đạt quả vị A La Hán.
From now on, we should try our best to refrain from harming any sentient being. As for the karma of the killing committed in both this life and previous lives, we should practice purification with diligence. Sincere purification can dissolve all evil karma, just as the Indian king Angulimala – “Garland of Fingers” did once upon a time. The ferocious king killed 999 people and took a finger from each one of his victims to adorn his garland. When he was one short of a thousand, the king tried to kill Buddha Shakyamuni. It was then that he finally became aware of his own wrongful behavior. So he repented in his heart and later attained the fruit of Arhat.
Người ta có thể băn khoăn, Kinh điển trước đó nói rằng sát sinh dẫn người ta đến địa ngục trong một trung kiếp, nhưng ở đây, bạn nói về giải thoát trong chính đời này. Liệu điều đó có phải thiếu nhất quán? Câu trả lời là không. Điều trước đó là dành cho những người chưa tịnh hóa ác hạnh, trong khi điều sau dành cho người đạt giác ngộ trong một đời sau khi đã tiêu trừ những chướng cản bởi nghiệp sát sinh nhờ sức mạnh của thực hành tịnh hóa. Hãy lấy một ví dụ để minh họa, nó giống như cuộc đời của một tử tù được chuộc lại nhờ nỗ lực hay giúp đỡ tài chính của ai đó. Anh ta không những không phải chịu án tử hình mà còn có cơ hội sửa chữa sai lầm và bắt đầu một cách tươi mới. Giống như thế, nhờ sức mạnh của đại nguyện của Đức Kim Cương Tát Đỏa và năng lực tịnh hóa của chính chúng ta, việc tiêu trừ ác nghiệp là điều khả thi. Một phương pháp tịnh hóa khác là nhờ phát khởi Bồ đề tâm. Bởi vậy, thực hành tịnh hóa nhất tâm là điều vô cùng quan trọng với những ai đã từng tham gia vào việc sát sinh ghê gớm.
One might wonder, the previous sutra held that killing may lead one to hell for an intermediate aeon, but here, you talk about liberation in this lifetime. Isn’t that inconsistent? The answer is no. The former is for those who haven’t purified their negative actions, while the latter is for those who reach enlightenment in one lifetime after having eradicated the obstruction due to the karma of killing by the power of purification practice. To illustrate with an example, it is as if the life of a prisoner in death row is ransomed by someone’s effort or financial help. Not only will he not suffer the execution, he is also given the chance to correct his errors and make a fresh start. Likewise, with the power of Vajrasattva’s vows and the power of one’s own purification, it is possible to eradicate negative karma. Another method of purification is through the generation of bodhicitta mind. Therefore, single-minded purification practice is of the utmost importance for those who have engaged in serious killing.
Về phương pháp thực hành tịnh hóa, các bạn có thể trì tụng Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh Ba Mươi Lăm Vị Phật hoặc các đà ra ni siêu phàm chẳng hạn Mật chú Trăm Âm hoặc Mật chú Kim Cương Tát Đỏa. Kinh Tô Ba Hô Đồng Tử (Subāhu-kumāra) nói rằng, “Như ngọn lửa dữ của khu rừng mùa xuân,/ Có thể dễ dàng quét sạch tất cả bụi cây,/ Cơn gió của giới luật có thể nhóm lên ngọn lửa trì tụng,/ Và đám cháy của sự tinh tấn lớn lao thiêu rụi tất cả dơ bẩn./ Như ngọn núi tuyết, không thể chịu đựng sức nóng,/ Tan chảy từ ánh sáng mặt trời,/ Mặt trời của giới luật và sức nóng của sự trì tụng,/ Có thể làm tan chảy tuyết xấu xa bằng sự chói ngời./ Giống như ánh sáng có thể xua tan tăm tối,/ Và có thể làm tiêu tan màn đêm khắp nơi,/ Dơ bẩn từ hàng nghìn vi phạm,/ Có thể nhanh chóng tiêu tan nhờ ánh sáng của sự trì tụng”. Mật Điển Chuyển Hóa Phẫn Nộ Ba Phần Của Đức Kim Cương Tát Đỏa tuyên bố rằng, “Trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa một trăm nghìn lần thậm chí thể tịnh hóa sự vi phạm các Mật nguyện gốc”. Lời Vàng Của Thầy Tôi nói rằng, “Trì tụng hai mươi mốt biến Mật chú Trăm Âm mỗi ngày có thể ngăn không cho ác nghiệp tích lũy”. Mật Điển Sám Hối Vô Cấu dạy rằng, “Trì tụng 108 biến Mật chú Trăm Âm có thể tiêu tan mọi ác nghiệp và che chướng và giải phóng người ta khỏi ba đọa xứ”. Trong Pháp Tu Tịnh Hóa Kim Cương Tát Đỏa – Như Ý Bảo Châu [do Kyabje Jigme Phuntsok soạn] có đoạn, “Nếu người ta trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa 400 000 lần bằng cách áp dụng bốn sức mạnh đối trị, thậm chí vi phạm Mật nguyện gốc cũng có thể được tịnh hóa. Hơn thế nữa, trong đời này, các ước nguyện sẽ được viên thành và với sự tái sinh tiếp theo, người ta có thể sinh trong cõi giới mà họ mong muốn, chẳng hạn cõi Cực Lạc”.
As for the method of purification practice, you can recite The Bodhisattva’s Confession of Ethical Downfalls (Prostrations to the 35 Buddhas) or extraordinary dharanis such as the Hundred-syllable Mantra or the Vajrasattva Mantra, etc. Subāhu-kumāra Sutra says, “Just as the ferocious blaze of the spring forest, / May effortlessly sweep through all vert, / The wind of precepts may kindle the fire of recitation, / And the flame of great diligence burn up all foulness. / Like a snow-capped mountain, not able to stand the heat, / Melts from the rays of the sun, / The sun of precepts and the heat of recitation, / Can melt evil snow with its radiance. / Just as the light can illuminate darkness, / And can disperse darkness through and through, / The foulness accumulated through thousands of transgressions, / Can be rapidly dissolved by the light of recitation.” The Vajrasattva’s Threefold Wrathful Transformation Tantra states that, “Reciting the Vajrasattva Mantra a hundred thousand times can even purify the transgression of root samayas.” In the Words of My Perfect Teacher, it is said that, “Twenty one times recitation of the Hundred-syllable Mantra daily can prevent negative karma from accumulating.” The Immaculate Repentance Tantra states, “108 times recitation of the Hundred-syllable Mantra can dissolve all negativities and obscurations, and can liberate one from the three lower realms.” In the Vajrasattva Purification Practice – the Wish-fulfilling Gem, it is written, “If one can recite Vajrasattva Mantra 400,000 times by applying the four opponent forces, then even the transgression of root samayas can be purified. Furthermore, within this life, one’s wishes will be fulfilled, and for the next rebirth, one can be reborn in the realm of their wish, like the Land of Ultimate Bliss.”
Những vị thực hành như thế sẽ đạt được các dấu hiệu của việc tịnh hóa được ác nghiệp. Chúng có thể là dấu hiệu được nhắc đến trong Kinh Chuẩn Đề Thiên Nữ Đà Ra Ni: “Nằm mơ thấy nôn ra đồ ăn dơ bẩn, uống kem, hay nôn ra kem, mặt trời hay trăng mọc, đi trên không trung, lửa cháy dữ dội, trâu nước, điều phục một người mang đồ đen, hoặc về chư Tăng và Ni, hay cho sữa, cây cối, voi, vua của bò, núi non, tòa sư tử hoặc cung điện tuyệt vời, hay lắng nghe Giáo Pháp”.
Those who practice thusly will obtain signs of negative karma being purified. These could be the signs stated in the Sutra of Cundīdevī-dhārani: “dreams of vomiting foul food, drinking cream, or vomiting cream, the rising of the sun or the moon, walking on air, blazing fire, water buffaloes, subduing man in black, or of monks or nuns, or of giving milk, trees, elephants, the king of the bulls, mountains, lion throne, or of wonderful palaces, or listening to dharma lectures.”
LÒNG BI MẪN LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG
COMPASSION IS ESSENTIAL
Trong Đại Trí Độ Luận có nói, “Lòng bi mẫn là căn bản của con đường Phật giáo”. Lamrim – Các Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ viết rằng, “Việc người ta đã bước vào Đại thừa hay chưa phụ thuộc vào việc họ đã phát khởi động cơ (của lòng bi mẫn) hay chưa và việc người ta đã rời bỏ Đại thừa hay chưa cũng phục thuộc vào việc liệu họ đã từ bỏ động cơ này hay chưa”. Trong tác phẩm Đạo Ca Chiến Thắng – Diệu Âm Của Trống Thiêng, Jigme Phuntsok Rinpoche dạy rằng, “Để chúng sinh bị trói buộc trong luân hồi khủng khiếp,/ Đạt Phật quả của Hỷ Lạc Vĩnh Cửu,/ Người ta cần nhận trách nhiệm nặng nề của lòng vị tha,/ Từ bỏ yêu thương bản thân như chất độc,/ Nhờ đó, họ có thể đóng lại cánh cửa của các cõi thấp,/ Nó cũng cho người ta niềm hỷ lạc của các cõi cao,/ Dẫn dắt họ đạt đến giác ngộ rốt ráo,/ Vì thế đừng thực hành chỉ dẫn này với tâm tán loạn”.
In the Treatise of the Great Perfection of Wisdom, it is said that, “Compassion is the fundamental of the Buddhist way.” It is also written in Lamrim, the Stages of the Path to Enlightenment that, “Whether or not one has entered the Mahayana Vehicle depends on whether one has generated this motivation (of compassion), and whether or not one has left the Mahayana Vehicle also depends on whether one has given up on this motivation.” In H.H. Jigme Phuntsok’s work, the Song of Victory, the Wonderful Sound of Celestial Drum, it is said, “In order for the beings bound in terrifying samsara, / To attain the Buddhahood of Eternal Bliss, / One should undertake the heavy responsibility of altruism, / Giving up self-love like poisonous food, / By this, one can shut the door of lower realms, / It can also grant one the bliss of higher realms, / Guiding one to reach the ultimate enlightenment, / So do not practice this instruction with scattered mind.”
Vì thế, chúng ta không chỉ nên xem phóng sinh là một hành động từ ái từ hình tướng bên ngoài, mà còn cần có lòng bi mẫn như là động cơ khi giải phóng động vật, nếu không, nó không phải là hành vi thích hợp. Hãy lấy ví dụ về phu nhân của tác giả Tô Đông Pha vĩ đại của triều Tống. Bà ấy là một Phật tử thuận thành, người rất hăng hái trong thực hành phóng sinh. Ngày nọ, trên đường về nhà sau khi phóng sinh trong rừng, bà thấy một bầy kiến đang tranh nhau ít đường rơi dưới đất. Bà dẫm lên chúng và giết tất cả lũ kiến. Sau khi xem xét hành vi của phu nhân, Tô Đông Pha không thể không nhận xét rằng, “Phóng sinh vì động cơ từ ái được cho là một hành động tốt, nhưng tại sao bà chỉ thích gà và chim, không phải kiến? Đây không phải là lòng bi mẫn thực sự!”. Trong Bức Thư Thuyết Phục Phát Bồ Đề Tâm có đoạn, “Chỉ dẫn quan trọng nhất với những người bước vào con đường là phát khởi động cơ; vấn đề cấp thiết nhất trong việc vun bồi tâm thức là phát nguyện. Khi đã phát nguyện, hữu tình chúng sinh có thể được lợi lạc; đã phát khởi động cơ, con đường của Đức Phật mới có thể được viên thành. Vì vậy, những vị chưa phát khởi động cơ bao la hay phát khởi nguyện ước vững chắc vẫn còn trong vòng luân hồi sau vô lượng kiếp. Tất cả nỗ lực của họ trong việc rèn luyện là vô nghĩa”.
Therefore, not only should we regard life-release as a kind act from mere appearance, we should also have compassion as our motivation when releasing animals, otherwise it is not the proper conduct. Take the wife of the great writer Su Dongpo of the Song Dynasty for instance. She was a devout Buddhist who was zealous in the practice of life-release. One day, on her way home from releasing animals in the forest, she saw a swarm of ants struggling over some sugar that had fallen on the ground. She stepped on them and killed all the ants. Having observed her behavior, Su Dongpo couldn’t help but remark, “Releasing animals out of compassionate motivation was supposed to be a good deed, but why do you favor fowls and birds, but not ants? This is not true compassion!” In the Letter of Persuasion to Generate Bodhicitta, it is said, “The most important instruction for those who have entered the Way is generating motivation; the most urgent matter in cultivating the mind is making aspiration. Having made aspiration, then sentient beings can be benefited; having generated motivation, then the Way of the Buddha can be completed. Therefore, those who do not generate a vast motivation or make a firm aspiration are still in the cycle of samsara after countless eons. All their endeavors in cultivation will be futile.”
Tương tự, chúng ta không nên xem nhẹ những chúng sinh nhỏ bé về kích thước. Kinh Hiền Ngu (Damamūka Nidāna Sūtra) nói rằng, “Đừng coi thường vi phạm nhỏ,/ Và xem nó là vô hại,/ Thậm chí một đốm lửa nhỏ,/ Có thể thiêu cháy cả ngọn núi cỏ khô”. Nhập Bồ Tát Hạnh nói rằng, “Người ta ở trong địa ngục A Tì trong một kiếp là kết quả của tội lỗi phạm phải trong một khoảnh khắc. Điều gì có thể nói về trạng thái tồn tại được yêu thích, bởi tội lỗi đã tích lũy từ vô thủy?”. Một vị đạo sư lỗi lạc của Phật giáo Trung Hoa cũng nói, “Bất cứ hữu tình chúng sinh nào cũng cảm thấy đau đớn khi bị tổn thương hay đang hấp hối,/ Thậm chí con rận hay kiến cũng bám víu vào cuộc đời của nó”. Vì thế, nếu chúng ta thiếu lòng bi mẫn với hữu tình chúng sinh, chúng ta chỉ là tu sĩ hay hành giả cư sĩ về hình thức chứ không phải Phật tử thực sự.
Similarly, we should not slight creatures that are small in size. In Damamūka Nidāna Sūtra (The Sutra of the Wise and Foolish) it is said, “Do not slight a minor offense, / And consider it harmless, / For even a tiny spark of fire, / Can burn down a mountain of hay.” In Bodhicaryavatara (A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life), it is said that “One dwells in the Avichi Hell for an eon as a consequence of a vice committed in a single moment. What then can be said of a favorable state of existence, since sin has accumulated since beginningless time?” An eminent Chinese Buddhist master also said, “Any sentient being feels pain when it is hurt or is dying, / Even a bug or an ant clings to its life”. So, if we lack in compassion towards sentient beings, we are monks or lay practitioners by mere appearance, and not a Buddhist in its true sense.
Hơn thế nữa, nếu chúng ta muốn đạt được bất cứ thành tựu nào trong thực hành Bổn tôn, chúng ta cũng cần có lòng bi mẫn lớn lao liên quan đến việc làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Hãy lấy Tôn giả Vô Trước (Asanga) làm ví dụ. Mười hai năm nhập thất hành trì trong khó khăn cùng cực trên Núi Jizu (Kê Túc – Núi Chân Gà) chẳng dẫn đến điều gì – Ngài không thể gặp gỡ Bồ Tát Di Lặc. Rất nản lòng, Ngài quyết định xuống núi. Tuy nhiên, trên đường, Ngài thấy một con chó, bị què hai chân, bụng đầy giòi, rất đau đớn. Thấy vậy, Tổ Vô Trước phát khởi lòng bi mẫn mãnh liệt. Nếu Ngài lấy lũ giòi ra bằng tay, Ngài sợ rằng Ngài có thể giết chúng. Vì thế, mặc dù thịt của nó bị thối rữa và mùi hôi thối rất nặng, Ngài nhắm mắt và liếm lũ giòi khỏi thân thể nó. Tuy nhiên, thứ mà lưỡi Ngài chạm vào là mặt đất. Ngài mở mắt thì thấy rằng con chó đã biến mất, và phía trước Ngài chẳng có gì khác ngoài vị Bổn tôn, Bồ Tát Di Lạc hào quang chói ngời. Tràn ngập trong cảm giác hoan hỷ và cay đắng, Ngài hỏi Bồ Tát tại sao Ngài chẳng dành lòng bi mẫn và thị hiện trong mười hai năm qua. Bồ Tát Di Lặc đáp rằng, “Không phải là Ta không xuất hiện, thực sự, Ta chẳng bao giờ rời bỏ con. Nhưng bởi nghiệp chướng sâu dày, con không thể thấy Ta. Mười hai năm hành trì vất vả đã làm giảm đi nghiệp chướng đôi chút, nhưng hôm nay, con đã phát khởi lòng đại bi khi thấy con chó, thực ra là sự hóa hiện của Ta, và ác nghiệp của con được tiêu trừ hoàn toàn. Vì thế, con đã thấy được Ta”.
Furthermore, if we want to have any achievement in the practices of the Buddha-figure, we also need to have the great compassionate of benefiting sentient beings. Take Asanga for example. The twelve years when Asanga was meditating in extreme hardship on Mount Jizu (Chicken Foot Mountain) resulted in total futility – he was not able to meet Bodhisattva Maitreya in person. Discouraged, he decided to leave the mountain. However, on his way down, he saw a dog, crippled in two legs, its belly covered with worms, suffering terribly. Having seen this, Asanga generated an unbearably intense compassion. If he removed the worms with his hand, he was afraid that he might kill them. So, despite the dog’s rotten flesh and strong, purulent stink, he closed his eyes and approached the dog to lick the worms off its body. However, what his tongue touched was the ground. He opened his eyes only to see that the dog had disappeared, and in front of him was nobody else but his Buddha-figure, the radiant and magnificent Bodhisattva Maitreya. Overwhelmed with sentiments of joy and bitterness, he asked the Bodhisattva why he hadn’t shown compassion and made an appearance during the past twelve years. Bodhisattva Maitreya answered, “It’s not that I haven’t made an appearance, in fact, I have never left you. But due to your strong karmic hindrances, you were not able to see me. Your twelve years of practice in hardship alleviated your karmic hindrances slightly, but today, you generated the heart of great compassion when you saw the dog which was in fact a manifestation of myself, and your negative karma was eradicated completely. Hence, you were able to see me.”
Ngày nay, ở Trung Quốc hay nước ngoài, người ta phạm phải ác nghiệp sát sinh khác nặng nề; các nhà hàng giới thiệu ngày càng nhiều hơn các món ăn trong thực đơn, và các loại động vật mà người ta xem là ăn được, ngày càng nhiều hơn, cách thức chế biến ngày càng ghê rợn hơn; chúng ta thấy hàng trăm, hàng nghìn xác chết trên bàn ăn, trông giống như sự giới thiệu một địa ngục trần gian, một thế giới đau khổ. Với những người đã sát sinh và chuẩn bị các món ăn, đến khi nào họ mới có thể trả được món nợ to lớn như vậy?
Today, in China or abroad, people have committed quite heavy negative karma of killing; the restaurants present more and more diversified dishes on their menus, and the range of animals that people consider edible is becoming more and more extensive, its cooking technique more and more barbarous; we see hundreds and thousands of cadavers on the dining table, looking like a presentation of a hell on earth, a world of misery. As to those who kill and prepare the dish, when can they finally repay such heavy debts?
Tây Tạng, Xứ Tuyết, là đạo tràng của Bồ Tát Quán Thế Âm, vị đại diện cho lòng đại bi của tất cả chư Phật và vì lý do này, 98% cư dân Tây Tạng thực hành Phật giáo và thực hiện các hành vi tốt lành kể từ khi còn nhỏ, hiếm khi lấy mạng sống của hữu tình chúng sinh. Nếu một gia đình giết một con Yak, tất cả các thành viên trong nhà sẽ nỗ lực trì tụng Mật chú cho nó, và thỉnh mời chư Tăng của một tu viện tụng các lời cầu nguyện và tiến hành lễ chuyển di thần thức cho nó. Khi họ thấy một con thỏ hay quạ chết, họ sẽ thỉnh cầu chư Tăng tụng các lời cầu nguyện và chuyển di thần thức, sau đó chôn nó. Trước khi ăn thịt, người ta có thói quen trì tụng Mật chú Đại Bi bảy hay một trăm lần. Nếu ai đó sẵn lòng mua một con Yak hay cừu sắp bị giết, người bán thường sẽ giảm giá như một cách để tùy hỷ hành động phóng sinh.
Tibet, the land of snow, is the Bodhimanda of Bodhisattva Avalokitesvara who embodies the great compassion of all Buddhas, and it is for this reason that 98% of Tibet’s inhabitants practice Buddhism and adopt wholesome behaviors since their youth, rarely taking the lives of sentient beings. If a family kills a yak, all members of the household will resolve to recite mantras for it, and ask the monks of a monastery to chant prayers for them and perform the ritual of transference of consciousness for it. When people see a dead rabbit, a dead cat or a dead crow, etc, they will also ask the monks to recite prayers and transfer its consciousness, then bury it. Before eating meat, people have the habit of reciting the Mantra of Compassion seven or a hundred times. If someone is willing to buy a yak or a sheep that is about to be slaughtered, the seller would usually reduce the price as a way of rejoicing at the act of life-release.
Vì thế, tất cả chúng ta đã quy y cần tự quán chiếu kỹ lưỡng. Nếu thiếu tâm yêu thương, chúng ta sẽ trở thành Phật tử trên danh nghĩa và hình thức mà thôi. Vì vậy, chúng ta cần dùng mọi phương pháp có thể để phát khởi tâm bi mẫn, và nỗ lực để giải phóng động vật nhằm làm lợi lạc những chúng sinh đang khổ đau. Thậm chí nếu bạn chỉ cứu một hữu tình chúng sinh mỗi tháng, hành động như vậy có ý nghĩa lớn lao và tạo ra công đức to lớn. Để xoa dịu nỗi đau của hữu tình chúng sinh, chư Phật và Bồ Tát cũng như chư đạo sư và trưởng lão Phật giáo trong quá khứ đã hiến dâng cả thân thể hay thậm chí tính mạng. Chương mười một trong Đại Trí Độ Luận ghi lại câu chuyện sau đây: Ngày xửa ngày xưa ở những rặng núi tuyết, có một con chim bồ câu sống cuộc đời tự do không hạn chế. Ngày nọ, con chim thấy một người bị lạc đường trong tuyết. Anh ấy nghèo khó và buồn bã, đau khổ vì đói và lạnh và cận kề cái chết. Thấy vậy, con bồ câu phát khởi lòng bi mẫn lớn lao và bay đi tìm lửa và củi để người này có thể sưởi ấm. Sau đấy, chú chim tự lao vào lửa để người này có thể bớt đói. Với công đức của những hành động này, chú chim đã tái sinh và đạt giác ngộ. Chú chim ấy là Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi so sánh với những vị Bồ Tát vĩ đại này, nếu chúng ta miễn cưỡng dành một khoản tiền nhỏ để phóng sinh, liệu chúng ta đã thực sự là người đã phát khởi Bồ đề tâm Đại thừa hay chưa?
Therefore, all of us who have taken refuge should make a thorough self-observation. If we lack in the compassionate mind, then we end up becoming a Buddhist by mere name and appearance. Hence, we should take every possible measure in order to arouse our compassionate mind, and do our best to release animals so as to benefit those who are suffering. Even if you save only one sentient being per month, such an action has great significance and generates profound merit. In order to relieve the pain of sentient beings, the Buddhas and Bodhisattvas as well as the Buddhist masters and patriarchs of the past have sacrificed their own bodies, and even their lives. Recorded in the eleventh volume of the Treatise on the Great Perfection of Wisdom is the following story: Once upon a time in the snow-capped mountains, there was a celestial pigeon leading a free and unrestrained life. One day, the pigeon saw a person who lost his way in the snow. He was poor and in distress, suffering from hunger and the cold, and close to death. Seeing this person, the pigeon generated great compassion, and flew away to find fire and gathered firewood in order for this person to warm himself by the fire. Then, the pigeon threw himself into the fire so that the person could relieve his hunger. With the merit of these deeds, the pigeon was reborn and reached enlightenment. The pigeon was Buddha Shakyamuni. In comparison with these great Bodhisattvas, if we are reluctant to spend a small amount of money in life-release, then are we indeed people who have generated the bodhicitta of Mahayana Buddhism?
ĂN CHAY VÀ KHÔNG ĂN CHAY
VEGETARIANISM AND NON-VEGETARIANISM
Trong các bản kinh Đại thừa như Kinh Lăng Nghiêm, Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnh vào tiềm năng tích cực của việc từ bỏ sát sinh và ăn thịt và trở thành người ăn chay. Trong Kinh Lăng Già có nói, “Sinh ra trong gia đình Bà La Môn và ở những nơi mà sự tu tập là có thể, và sinh trong gia đình có trí tuệ và sung túc, tất cả đều là kết quả của việc từ bỏ ăn thịt”. Kinh Thọ Trì Thập Thiện nói, “Người ăn thịt thường dễ bị lẫn … vì thế, người ta cần thực hành đại bi và thọ trì giới không sát sinh”. Bởi vậy, về mặt lịch sử, Lương Vũ Đế phản đối việc ăn thịt theo đúng với giáo lý của các Kinh điển như Niết Bàn Kinh và viết bốn bài về Từ Bỏ Rượu Và Thịt, hướng dẫn mọi tu sĩ Phật giáo ăn chay. Ngài thỉnh mời tập hội đạo sư của ba bộ giới luật tổ chức hội nghị tại cung điện hoàng cung và ban chiếu chỉ rằng tất cả Tăng và Ni đều sẽ trở thành người ăn chay. Vì vậy, ăn chay đã trở thành nguyên tắc tốt đẹp trong cộng đồng Phật tử Trung Hoa. Thậm chí ngày nay, nhiều vị đạo sư và hành giả cư sĩ ở phần lớn các tu viện ở Trung Quốc đều là những người ăn chay kiên trì, nhờ đó, có được vô lượng công đức từ việc ăn chay.
In Mahayana canons such as the Suragama Sutra, Buddha Shakyamuni emphasized the positive potential of abstaining from killing and eating meat, and vegetarianism. In Lankavatara Sutra, it is said, “To be born in a family of Bramins, and in places where cultivation is possible, and to be born in a family of wisdom and affluence, all these are results of refraining from eating meat.” In The Sutra of Taking Ten Virtuous Precepts it is said, “Meat eaters are often disease-addled…therefore one should practice great compassion and undertake the precept of non-killing.” Therefore, historically, Emperor Wu of Liang Dynasty opposed eating meat in accordance with the teachings of sutras such as the Nirvana Sutra, and wrote four articles On Abstention from Alcohol and Meat, instructing all Buddhist clergy to adopt vegetarianism. He called the congregation of masters of the three bodies of precepts to hold a conference at his royal palace, and issued a decree that all monks and nuns were to become vegetarians. Therefore, vegetarianism became a very good regulation among the Han Buddhists. Even today, the Dharma teachers and lay practitioners of most monasteries in the Chinese region are persistent vegetarians, thereby obtaining boundless merit from vegetarianism.
Nhưng trong vấn đề ăn thịt, Tây Tạng và vài vùng của Đông Nam Á thực sự có những truyền thống khác nhau từ người Hoa và mỗi truyền thống này dựa trên bằng chứng kinh văn. Để giải thích trường hợp này và suy ra những ý nghĩa sâu sắc của Kinh điển, chúng ta cần dựa vào các giáo lý của một vị thầy thiện đức, một sự trao truyền truyền thừa vô cấu nhiễm và trí tuệ rộng mở. Chỉ nhờ những phương tiện này, chúng ta mới có thể đạt được những vị trí khác nhau mà nhiều Kinh điển và bộ luận thiết lập và phản bác.
But in the issue of meat-eating, Tibet and some regions of Southeast Asia indeed have different traditions from the Chinese, and each of these traditions is based on scriptural evidences. To explain this situation and deduce the profound meanings of the sutras, we need to rely on the teachings of a virtuous teacher, an immaculate lineage transmission and extensive wisdom. Only through these means can we grasp the different positions various sutras and sastras establish and refute.
Vài người có thể nghĩ rằng truyền thống không ăn chay của Tây Tạng là vì sự phổ biến của Phật giáo Mật thừa. Thực sự, điều này trái với các sự thật. Nó thực sự dựa trên nhận thức cao cấp nhất về sự thực trong Phật giáo Mật thừa – ăn thịt, thực hành với một vị phối ngẫu và điều phục (ma quỷ và những kẻ đối nghịch) đều nằm trong các hành vi cao cấp nhất của Phật giáo Mật thừa, điều tuy nhiên chỉ liên quan đến các vị Yogi đã đạt được cấp độ cực kỳ cao của giác tính và không phải thứ gì đó có thể tiếp cận được bởi những chúng sinh bình phàm. Ví dụ, đạo sư Phật giáo vĩ đại – Đức Tilopa thường ăn cá sống, nhưng Naropa không bao giờ có tà kiến với hành động như vậy của Tổ Tilopa. Sau sự tận tụy chân thành, Naropa đạt được giác tính chân chính. Một ví dụ khác là tu sĩ Trung Hoa Tế Công. Mặc dù Ngài ăn thịt và uống rượu suốt đời, người ta vẫn xem Ngài là hóa hiện thiện xảo của một bậc thánh mà không dám nói xấu hay bắt chước hành vi của Ngài. Bởi sự thật rằng môi trường địa lý của cao nguyên cao không cho phép sự phát triển của mùa màng, thói quen không ăn chay của Tây Tạng đã định hình theo những sự cho phép thích hợp của Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới luật Biệt giải thoát.
Some may think that the non-vegetarian tradition of the Tibetan region is due to the popularity of Tantric Buddhism. In fact, this is against the facts. It is indeed based on the highest stage of discernment of reality in Tantric Buddhism – eating meat, practicing with a consort and vanquishing (demons and heterodox opponents) are included in the most advanced conducts of Tantric Buddhism, which, however, refers only to the yogis who have attained extremely high level of awareness, and not something approachable by ordinary beings. For instance, the great Buddhist master Tilopa often ate raw fish, but Naropa never held wrong views against such conduct by Tilopa. After whole-hearted commitment, he (Naropa) attained true awareness. Another instance would be the Chinese monk Ji Gong. Although he ate meat and drank wine throughout his life, people still regarded him as the skillful manifestation of a sublime being without daring to slander him or copy his behaviors. Due to the fact that the geographic environment of a high plateau does not allow the growth of crops, the non-vegetarian custom of the Tibetan region took shape in light of Buddha Shakyamuni’s expedient allowances in the pratimoksha precepts.
Các vị trưởng lão Ấn Độ của Giới Luật Tông – Gunaprabha (Đức Quang) và Sakyaprabha (Thích Ca Quang), trong lần lượt các tác phẩm Vinaya Mula Sutra và Ba Trăm Đoạn Kệ Về Luật Tạng, cho phép ăn thịt nếu nó là thanh tịnh về ba khía cạnh. Vinayavastu (Tì-nại-da sự), Nền Tảng Của Kỷ Luật cũng tuyên bố rằng, “Thế Tôn nói rằng, dùng thịt bất tịnh bị cấm”. Vinaya Sutra tuyên bố rằng, “Hãy quán sát thịt hay cá trong bát khất thực, và nếu nó không phải thịt người thì người ta có thể dùng nó”. Vị đạo sư Ấn Độ – Bhagshes nói trong tác phẩm của Ngài – Căn Bản Kệ Về Trung Đạo rằng, “Trong các bộ luận của Thanh Văn Thừa, dùng thịt thanh tịnh về ba khía cạnh (tam tịnh nhục) là được phép. Ăn thịt như vậy không có lỗi, bởi tâm từng an trú trong thịt đó đã rời đi, vì thế không có lỗi lầm khi thọ dụng thịt như thế … Ăn thịt không phải là lỗi, bởi lúc này, không có nguy hại nào được thực hiện”. Trong Bình Giảng Về Các Đoạn Kệ Căn Bản Của Trung Đạo có nói, “Phật Thích Ca Mâu Ni, Đấng Bảo Hộ vô cùng bi mẫn, không cho phép dùng thịt trong các Kinh điển Đại thừa; Ngài rõ ràng đã cấm nó. Trong các Kinh điển của Thừa Nhỏ Hơn, tuy nhiên, ăn thịt thanh tịnh về ba khía cạnh được cho là không có lỗi lầm”. Nhiều bậc thông tuệ rút ra định nghĩa về “thịt thanh tịnh về ba khía cạnh” từ một đoạn kệ trong Luật Tạng, “Đức Phật vì lợi lạc của hữu tình chúng sinh, nói rằng: thịt chủ yếu bị giết vì một người hay bị nghe thấy hoặc hoài nghi bị giết vì một người, bị cấm không được ăn” có thể giải thích như là thịt mà bị thấy, nghe hay nghi ngờ bị giết vì bản thân. Tuy nhiên, có những bộ luận nhất định nói rằng thịt của động vật bị giết để ăn được xem là bất tịnh. Ví dụ, Ngài Thích Ca Quang viết trong bộ luận của Ngài về Luật Tạng Với Đại Tịnh Quang, “Đừng ăn thịt của cá hay những con vật bị giết vì mục đích; đừng giết hay thuyết phục người khác giết; đừng hoan hỷ trước hành động giết hại của người khác; mặc dù vài loại thịt là thanh tịnh trong ba khía cạnh, nó là kết quả của sự sát sinh, một hành động thiếu lòng bi mẫn và vì thế là không hợp lý. Tất cả thịt cần phải bị cấm không ngoại lệ”.
The Indian patriarchs of the Precepts School Gunaprabha and Sakyaprabha, in their respective works Vinaya Mula Sutra, and the Three Hundred Stanzas on the Vinaya, allowed the consumption of meat if it is pure in three respects. Vinayavastu, the Basis of Vowed Morality also states, “The World Honored One said, the consumption of impure meat is forbidden.” The Vinaya Sutra states, “Observe the meat or fish in the alms bowl, and if it is not human meat, then one can eat it.” The Indian Achary Bhagshes stated in his work, The Fundamental Verses on the Middle Way that, “In the treatises of Sravakayana, the consumption of meat that is pure in three respects is allowed. Eating such meat has no fault, because the soul once inhabiting the meat has left, so it is faultless to receive such meat as food…. Meat-eating is not faulty, as at this time, no harm can be done.” In the Commentary on the Fundamental Verses of the Middle Way, it is said, “Buddha Shakyamuni, the great compassionate Protector, did not allow the consumption of meat in the Mahayana sutras; he explicitly forbade it. In the sutras of the Lesser Vehicle, however, eating meat that is pure in three aspects is said to be faultless.” Many wise ones drew the definition of the “meat pure in three aspects” from a stanza in the Vinaya, “The Buddha that benefits sentient beings said: meat purposely slain for one, or heard or doubt to be slain for one, is prohibited from eating” can be explained as meat that is seen, heard or suspected to be killed for oneself. However, there are certain sastras who state that the meat of animals slain for the purpose of eating is considered impure. For example, Sakyaprabha wrote in his Treatise of the Vinaya with Great Luminosity, “Do not eat the meat of fish or animals slain on purpose; do not kill or persuade others to kill; do not rejoice at other people’s killing; although some meat is pure in three aspects, it is the result of killing which is an act devoid of compassion, and is therefore unreasonable. All meat should be forbidden without exception.”
Các bản văn Đại thừa nghiêm khắc cấm việc dùng thịt. Những bản văn như Kinh Tượng Lực, Đại Vân Kinh, Niết Bàn Kinh, Kinh Vô Não, Kinh Lăng Già, Tô Bà Hô Thỉnh Kinh cũng như nhiều bộ luận Trung Đạo đã giảng dạy tỉ mỉ về ác nghiệp của ăn thịt. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy Bồ Tát Mahamati, “Này Mahamati, Ta đôi khi đã cho phép ăn năm kiểu thịt hay mười kiểu. Bây giờ, trong Kinh này, Ta nói rằng, mọi lúc, tất cả các kiểu thịt đều không được ăn không ngoại lệ”. Một Kinh khác nói rằng, “Những người ăn thịt đầu tiên sẽ trở thành ngạ quỷ và sau đó sinh trong Địa Ngục Gào Thét”. Trong Tập Bồ Tát Học Luận (Śikṣāsamuccaya), Tổ Tịch Thiên nói rằng sự thật là Thanh Văn thừa cho phép ba kiểu thịt là một giáo lý không phát lộ ý nghĩa trọn vẹn mà là một phương pháp để dần dần dẫn dắt họ bước vào cánh cửa của Phật giáo. Ngài cũng trích dẫn Kinh Lăng Già để minh họa điểm này. Trong Phân Biệt Ba Bộ Giới Luật của Tổ Sakya Pandita, Ngài viết, “Chư Thanh Văn có thể ăn tam tịnh nhục,/ Những vị không ăn thịt thanh tịnh như thế/ Là những người tuân theo thực hành của Đề Bà Đạt Đa,/ Kinh điển Đại thừa cấm ăn thịt”. Học giả Tây Tạng nổi tiếng – Đấng Toàn Tri Gorampa cũng nói vậy trong tác phẩm Bình Giảng Về Ba Bộ Giới Luật.
The Mahayana scriptures strictly prohibit the consumption of meat. Scriptures such as The Elephant Power Sutra, Mahamegha Sutra, Nirvana Sutra, Avgulimala Sutra, Lankavatara Sutra, Sutra Requested by Subahu as well as various Madhyamika treatises expound extensively on the negative karma of meat-eating. In Lankavatara Sutra, Buddha told Bodhisattva Mahamati, “Mahamati, I sometimes have allowed the eating of five kinds of meat, or ten kinds. Now in this sutra I say, at all times, all kinds of meats are inedible without exception.” Another sutra states that, “Those who eat meat will first become a hungry ghost, and then be born in the Screaming Hell.” In his work Śikṣāsamuccaya (Training Anthology), Shantideva said that the fact that the Sravaka vehicle allows three kinds of meat is a teaching that does not reveal the complete meaning, but a method to gradually guide them to enter the door of Buddhism. He also cited the Lankavatara Sutra in demonstrating this point. In Sakya Pandita’s Discrimination of the Three Sets of Vows, he wrote, “Sravakas can eat meat that is pure in three aspects, / Those who do not eat such pure meat / Are those who follow the practice of Devadatta, / Mahayana canons prohibit the eating of meat.” The famous Tibetan scholar, the All-knowing Gorampa (Go Rams Pa), also said so in his work A Commentary on the Three Sets of Vows.
Tuy nhiên, những người thiếu hiểu biết và ngu xuẩn nghĩ về người không ăn chay là người theo dị giáo hay họ đã làm vấy bẩn giới luật bởi vì ăn thịt. Đây là một thành kiến. Phật Thích Ca Mâu Ni đã cho phép ăn thịt thanh tịnh về ba khía cạnh trong các bản văn của Thừa Nhỏ Hơn. Liệu có thể nói rằng các Kinh điển của Thừa Nhỏ Hơn là tác phẩm của dị giáo? Trong các hành giả Phật giáo ở các quốc gia Phật giáo như Thái Lan, Bhutan, Myanmar, nơi mà hơn 95% dân số là Phật tử, ăn chay là việc hiếm hoi ngay cả với các tu sĩ Phật giáo, chứ đừng nói đến hành giả cư sĩ. Liệu có phải toàn bộ tu sĩ và cư sĩ của những quốc gia này đều được xem là vi phạm giới luật hay không? Nếu câu trả lời là đúng, nó giống như nhìn lên bầu trời từ đáy của giếng.
However, those who are ignorant and foolish think of non-vegetarians as heretics, or that they have tainted their precepts because of meat-eating. This is a prejudiced view. Buddha Shakyamuni gave permission to eat meat that is pure in three aspects in the canons of the Lesser Vehicle. Could it be said that the sutras of the Lesser Vehicle are the works of the heretics? Among the Buddhist practitioners of Buddhist countries such as Thailand, Bhutan, Myanmar where more than 95% of the population is Buddhist, vegetarianism is rare even among Buddhist clergy, let alone lay practitioners. Can the entire bodies of clergy and lay practitioners of these countries be considered to have transgressed precepts? If the answer is positive, it is as good as looking at the sky from the bottom of a well.
Cũng có vài người nghĩ rằng chỉ Kinh thừa Trung Hoa mới ủng hộ ăn chay, và mọi hành giả Mật thừa của Tây Tạng đều không ăn chay. Điều này không thực sự đúng. Ngoài những vị ăn tam tịnh nhục, có nhiều hành giả tu sĩ và cư sĩ ủng hộ ăn chay và thực sự là người ăn chay. Khi Học viện cúng dường bữa ăn lên chư Tăng và Ni, có một vạc lớn đồ ăn chay dành cho các vị Tăng và Ni Trung Hoa hay Tây Tạng. Ở Kakhok có một vị Lama tái sinh, người mà trong hóa thân đầu tiên, đã thề không bao giờ ăn thịt trong bảy đời tiếp theo. Hiện tại, Ngài là hóa thân đời thứ hai và khi còn bé, Ngài thường khóc bất cứ khi nào thấy thịt. Bây giờ, Ngài là một người đàn ông trưởng thành nhưng thói quen ăn chay vẫn không đổi.
There are also some people who think that only the Chinese Sutrayana advocates vegetarianism, and all tantric practitioners of Tibet are non-vegetarians. This is not really the case. Aside from those who eat meat that is pure in three aspects, there are a great number of secular and non-secular practitioners who advocate vegetarianism and are vegetarians themselves. When the Institute makes meal offerings to monks and nuns, there is always a big cauldron of vegetarian food for the Chinese or Tibetan vegetarian monks and nuns. In Kakhok there is a reincarnate lama, who, during his first reincarnation, vowed to never eat meat throughout his next seven rebirths. Presently he is in his second reincarnation, and when he was little, he used to weep whenever he saw meat. Today, he is already a grown man, but his vegetarian habit remains unchanged.
Vài người nhắc đến Bồ Tát Giới trích từ Phạm Võng Kinh: Giới luật Căn Bản Của Chư Bồ Tát Trong Truyền Thống Trung Hoa: “Người ăn thịt đánh mất hạt giống Đại Bi, cắt đứt hạt giống Phật Tính và khiến [động vật và] những chúng sinh [siêu phàm] tránh xa”, và thách thức những Phật tử ăn thịt giải thích cuộc tranh luận này. Tuy nhiên, họ không biết sự thật rằng, hai bộ giới luật của Bồ Tát, theo các truyền thống của Tổ Long Thọ và Vô Trước, thuộc về nhánh Du già và lần lượt khác với truyền thống Trung Hoa. Có mười tám giới chính và tám mươi giới phụ trong truyền thống Tri Kiến Sâu Xa của Tổ Long Thọ, trong khi theo truyền thống Hành Động Bao La của Tổ Vô Trước, có bốn giới chính và bốn mươi sáu giới phụ. Mặc dù chúng ta không thể tìm thấy việc cho phép ăn thịt ở trong hai bộ giới luật này, chúng ta cũng không tìm thấy bất cứ sự cấm đoán nào với việc ăn thịt. Hơn thế nữa, trong Kinh Phạm Võng, giới luật của việc không ăn thịt nằm trong bốn mươi tám giới phụ chứ không phải giới chính, và là một sự phạm lỗi giống như các giới luật thứ yếu của “giới biệt thỉnh Tăng”, “giới không mua chuộc” và “giới không đi nghe Pháp”. Ba giới đặc biệt này rất dễ dàng vi phạm, nhưng không được xem là quan trọng. Vì thế, có hợp lý không nếu quá chú ý đến chỉ giới không ăn thịt? Nếu người ta hỏi, “Ăn thịt là nguyên nhân dẫn người ta đến những cõi xấu, liệu nó có còn được xem là vi phạm thứ yếu?”. Câu trả lời là, không nhất thiết. Mặc dù ăn thịt là một hành động sai lầm dẫn người ta đến địa ngục, nó vẫn được tịnh hóa khá dễ dàng. Kinh Về Giới Trọng Và Khinh nói rằng, “Nếu một Tỳ Kheo đắp một mảnh y trắng, vị ấy sẽ phải chịu khổ đau trong Địa Ngục Chết Đi Sống Lại trong 80000 năm”.
Some people refer to the Bodhisattva Precepts cited from the Brahma Net Sutra: The Moral Code of the Bodhisattvas of the Chinese tradition: “The meat-eater forfeits the seed of Great Compassion, severs the seed of the Buddha Nature and causes [animals and transcendental] beings to avoid him”, and challenges meat-eating Buddhists to explain this controversy. They are however not aware of the fact that, in Tibet, the two sets of Bodhisattva precepts, in the traditions of Nagarjuna and Asanga, belong to the yoga sect, and are respectively different from that of the Chinese tradition. There are eighteen major and eighty secondary precepts in Nagarjuna’s tradition of the Profound View, whereas in Asanga’s tradition of the Vast Conduct, there are four major and forty-six minor precepts. Though nowhere in these two sets of precepts can we find permission to eat meat, nor can we find an interdiction against meat-eating. Furthermore, in the Brahma Net Sutra, the precept of not eating meat is among the forty-eight minor not major precepts, and is the same level of offense as the secondary precepts of “issuing discriminatory invitations”, “rescuing clerics along with sacred objects”, and “failing to attend Dharma lectures”. These three particular precepts are very easily violated, but are not regarded as important. So is it reasonable to pay so much attention to only the precept of not eating meat? If one asks, “Meat eating is a cause that leads one to evil destinies, should it still be considered a secondary offense?” The answer is, not necessarily. Although meat-eating is a wrongful deed that leads one to hell, it is still quite easily purified. The Sutra on the Major and Minor Offenses says, “If a Bhiksu wears a piece of white clothes, he still has to suffer in the Reviving Hell for 80,000 years.”
Theo Bộ Luận Về Gốc Rễ Của Luật Tạng – Bình Giảng Nhật Quang của Tổ Tsonag Sherab Zangpo, vào thời đại Giáo Pháp suy đồi, nếu người ta có thể từ bỏ việc vi phạm các giới luật gốc, họ được xem là đã giữ gìn giới luật thanh tịnh. Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche cũng nói trong Giọt Cam Lồ Khai Thị rằng, “Khi dòng tâm thức của chúng ta không cùng tồn tại với các vi phạm gốc, đó được gọi là giới luật thanh tịnh”. Những người ăn tam tịnh nhục không vi phạm Biệt giải thoát giới và theo các giới luật Bồ Tát từ Phạm Võng Kinh, họ chỉ phạm phải những hành vi thiếu sót, và những thiếu sót này có thể được tịnh hóa nhờ thực hành tịnh hóa. Hãy lấy ví dụ về các vị Tỳ Kheo ở Trung Hoa, người thường được xem là giữ giới thanh tịnh – trong số họ có vài vị ăn sau bữa trưa, và một số lười nhác trong việc lắng nghe Giáo Pháp. Vì thế, dù họ giữ kiểu giới luật nào, họ vẫn ưu tiên cho tầm quan trọng tương đối của giới luật. Tuy nhiên, người ta không nên chỉ nhìn từ bề ngoài. Ngày nay, khi người ta thấy người khác vi phạm giới gốc, họ không nghĩ điều đó nghiêm trọng, nhưng khi họ thấy ai đó vi phạm một giới phụ, họ bắt đầu chỉ trỏ, cho rằng đó là một vi phạm gốc. Việc những đánh giá như vậy có hợp lý hay không thì cần sự xem xét nghiêm túc của chúng ta!
According to Tsonag Sherabzangpo’s Treatise on the Root of the Vinaya – the Sunlight Commentary, in the time when Dharma is in decline, if one can restrain from violating the root precepts, then one is considered to have kept pure precepts. H.H. Jigme Phuntsok also said in Nectar Drops of Advice, “When our mental continuum does not coexist with root downfalls, such is called pure precepts”. Those who eat meat that is pure in three aspects do not violate the pratimoksha precepts, and according to the Bodhisattva precepts of the Brahma Net Sutra, they have only committed faulty behaviors, and these faulty behaviors can be purified through practicing purification. Take for instance the bhiksus of the Chinese region that are generally considered to have kept pure precepts – among them are some who eat after lunch hour, and some who are lazy in hearing the Dharma teachings. Therefore, whatever kinds of precepts one keeps, one should give priority to the relative importance of the precepts. One should not, however, only see from the surface. Nowadays, when people see others transgressing root downfalls, they don’t think it’s too serious, but when they see someone violating a secondary vow, they start pointing fingers, establishing that it’s a root downfall. Whether such judgments are reasonable or not deserves our careful consideration!
Tóm lại, ăn chay tích lũy vô lượng công đức, trong khi ăn thịt đem đến nhiều tiềm năng tiêu cực. Tuy vậy, ở Tây Tạng, Phật tử ăn thịt thanh tịnh về ba khía cạnh không vi phạm Bồ Tát hay Biệt giải thoát giới. Ăn thịt cũng không ngang bằng với việc lấy đi sinh mạng hay một hành động dị giáo. Vì vậy, tất cả Phật tử, về căn bản là Phật tử Tây Tạng và Trung Hoa, cần tạo nên tình đoàn kết thuận hòa với sự kính trọng lẫn nhau và không nói xấu lẫn nhau. Họ cần biết rằng tất cả đều là những dòng truyền thừa thanh tịnh mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã trao truyền, và tất cả đều là con đường dẫn đến giác ngộ. Những vị uyên bác và đã chuyển hóa bản thân vì thế có thể vượt trội trong thực hành bất bộ phái trong cả truyền thống Tây Tạng và Trung Hoa, thực hành Kinh và Mật không đối nghịch, kết hợp hài hòa giữa các truyền thống khác nhau.
To summarize the above-mentioned, vegetarianism accrues boundless merits, while meat-eating brings enormous negative potential. However, in Tibet, Buddhists who eat meat that is pure in three aspects do not violate Bodhisattva or Pratimoksha precepts. Neither is meat-eating equivalent to taking life, or a heretical conduct. Therefore, all Buddhists, primarily the Tibetan and Chinese Buddhists, should form a harmonious union with mutual respect, and not slander each other. They should know that all of them are immaculate lineages imparted by Buddha Shakyamuni, and all are paths leading to enlightenment. Those who are well-learned and have cultivated self-transformation can thereby excel in non-sectarian practice in both the Tibetan and Chinese traditions, practicing sutra and tantra without contradictions, integrating harmoniously among different sects.
TỪ BỎ SÁT SINH VÀ TIẾN HÀNH PHÓNG SINH VÀO NHỮNG NGÀY CÁT TƯỜNG
ABSTAIN FROM KILLING AND RELEASE LIVES ON AUSPICIOUS DAYS
Phóng sinh có rất nhiều công đức, khiến nhiều vấn đề trở nên cát tường. Pháp Sư Lianchi nói rằng, “Nếu một gia đình từ bỏ sát sinh, / Chư thiên thiện lành sẽ bảo vệ họ,/ Tai ương và thiên tai sẽ tiêu tán, /Tuổi thọ sẽ được kéo dài,/ Con cái sẽ thiện đức và kính trọng người lớn,/ Nhiều sự cát tường sẽ sinh khởi,/ Vô số lợi lạc không thể được liệt kê hết”. Sát sinh, mặt khác, tích lũy sự thù hằn với bản thân và làm suy giảm hay phá hủy vận may và sự trường thọ tích lũy qua nhiều lần tái sinh. Vì vậy, vào những ngày cát tường như Năm Mới hay các ngày lễ khác, ngày sinh nhật, ngày kết hôn, ngày khai trương hay những lễ hội, bạn cần phóng sinh rộng lớn và từ bỏ việc sát hại sinh mạng, phá hủy và tiêu diệt món quà của tự nhiên và tích lũy ác nghiệp nghiêm trọng của sát sinh …
Life-release has a multitude of merits, rendering many affairs auspicious. Master Lianchi said, “If a household refrains from killing, / Virtuous gods will protect it, / Calamities and disasters will be dissolved, / Lifespan will be prolonged, / Offspring will be virtuous and respect the elders, / Manifold auspiciousness will befall, / The numerous benefits cannot be all listed.” Killing, on the other hand, accumulates resentments towards oneself, and diminishes or destroys good fortune and longevity accumulated through many transmigrations. Therefore, on auspicious days like New Year’s or other holidays, birthday celebrations, marriages, the opening days of businesses, or festivities, you should release lives in large scale, and abstain yourselves from slaughtering lives, ruining and exterminating the gifts of nature and accumulating serious negative karma of killing..
Bạn bè và gia đình tụ tập cùng nhau về điều được cho sẽ là một ngày hoan hỷ và cát tường. Vào dịp Năm Mới hay các ngày lễ, mọi người cầu mong mùa màng bội thu, thịnh vượng và sự tiến triển thuận lợi với mọi việc. Tại sao mọi người lại giết hại sinh mạng nhiều hơn và gieo hạt giống của rắc rối? Người ta thường táo bạo giết hại chúng sinh và ác độc trở thành một thực hành phổ biến, dẫn đến việc tích lũy nhiều ác nghiệp. Thậm chí chư thiên cũng sẽ không hài lòng, gây ra ngập lụt, thảm họa cháy nổ, nạn đói và chiến tranh. Trong Bài Luận Về Từ Bỏ Sát Sinh, trưởng lão Pu’an viết:
Friends and families are gathered together on what is supposed to be a joyous and auspicious day. On New Year’s and other holidays, people wish for a good harvest, prosperity, and propitious progress for all of their undertakings. Why do people extensively kill creatures and sow the seed of trouble instead? People recklessly slaughter living beings, and cruelty has become a common practice, resulting in the accumulation of heaps of negative karma. Even the celestials are displeased, causing inundations, fire disasters, famines and wars. In Patriarch Pu’an’s Essay on Abstaining from Killing, it is said,
Thiên tai và hạn hán xảy đến, và làm sao chúng ta, là con người, lại không suy nghĩ gì về nó?
Calamities and droughts happen, and how can we, as human beings, not give it any thought?
Vào dịp sinh nhật, người ta mong ước sự trường thọ cho cha mẹ và bản thân, và rằng họ có thể tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc. Chính vì lý do này mà họ cần phóng sinh và từ bỏ thịt để có được sự thịnh vượng và trường thọ. Nhưng, trái lại, tại sao họ bất ngờ lại không để ý đến lòng từ của cha mẹ? Tại sao họ lại làm hại mạng sống và tăng trưởng ác nghiệp? Sát sinh gây hại cho bản thân và cha mẹ. Điều được dự định sẽ đem lại sinh khí và trường thọ lại trở thành nguyên nhân của nguy hại và sự chấm dứt mạng sống. Lần nọ, phu nhân của một quan chức chính phú cấp cao chuẩn bị một bữa tiệc lớn để chiêu đãi quan khách trong ngày sinh nhật. Bà ấy đã mua rất nhiều gà, vịt, lợn, cừu, cá, tôm và nhiều thủy hải sản khác. Khi gà và cừu sắp bị giết, thần thức của bà ấy bất ngờ bám víu vào một trong những con vật bị giết này. Bà ấy la hét trong nỗi thống khổ tột cùng và lăn qua lăn lại trên giường, trải qua nỗi đau đớn lớn lao còn tệ hơn cả cái chết. Lúc đó, bà ấy bất ngờ biết về nỗi đau và sự thù hằn của những con vật này trải qua khi bị giết. Không có khả năng nói, chúng chỉ không thể nói ra được. Cuối cùng, bà ấy sửa chữa lỗi lầm và phát nguyện từ bỏ sát sinh và phóng sinh, thề sẽ không bao giờ giết hại vì sự thỏa mãn của bản thân. Sau đấy, người phụ nữ này sống một cuộc đời rất dài lâu và đây hoàn toàn là kết quả của lòng bi mẫn và sự chuyển hóa bản thân.
On birthday celebrations, people wish longevity for their parents and themselves, and that they could avoid suffering and gain happiness. It is exactly for this reason that they should release lives and abstain from meat to gain prosperity and longevity. But, to the contrary, why are they suddenly oblivious to the kindness of their parents? Why do they harm lives and increase their negative karma? Killing is harmful to oneself and one’s parents. What was intended to bring vitality and longevity has become the cause of harm and termination of lives. Once, the wife of a government official of high status prepared a big banquet to entertain her guests for her birthday. She bought scores of chickens, ducks, pigs, sheep, fish, shrimps and other aquatic creatures. When the chickens and sheep were about to be slaughtered, her consciousness was suddenly attached to one of these slaughtered animals. She yelled in extreme agony and rolled back and forth in bed, experiencing excruciating pain that was worse than dying. That moment, she suddenly became aware of the pain and resentment these animals experienced while being slaughtered. Only, without the faculty of speech, they were not able to verbalize it. In the end, she corrected her mistakes and vowed to abstain from killing and release lives henceforth, vowing to never kill again for her own satisfaction. Later on, this woman lived a very long life, and this is completely a result of her compassion and self-reformation.
Vào ngày cưới, mọi người mong muốn một gia đình êm ấm và sinh con tuyệt vời, vì thế, tại sao họ lại hành xử trái ngược với nguyên nhân và giết hại nhiều động vật khi họ sắp sinh và nuôi dạy con cái? Điều này gây ra những xung đột và thậm chí là sự chấm dứt mối quan hệ, và con cái thường sẽ bất hạnh và dễ mắc bệnh, hay thậm chí chết yểu. Liệu một đám cưới như vậy có cát tường? Thiền sư Cishou từng nói trong một đoạn kệ để khuyên phóng sinh và không sát sinh: “Bởi thế giới này tràn ngập sát sinh,/ Đây là thời kỳ của chiến tranh,/ Bạn bị giết bởi những mạng sống mà bạn nợ,/ Nhà bạn bị thiêu cháy bởi tiền mà bạn nợ,/ Sự chia ly với những người yêu thương,/ Là bởi vì những hang tổ bạn đã phá hủy,/ Nghiệp báo tương ứng (với hành động của bạn),/ Vì thế hãy lắng nghe cẩn thận giáo lý của Đức Phật”.
On the wedding day, people wish for a harmonious union and producing excellent offspring, so why do they act to the contrary of reason and kill a large number of animals when they are about to bear and rear children? This causes disputes and even ruptures of the union, and their child will often be ill-fated and disease-addled, or even die an early death. Is such a wedding auspicious? Zen Master Cishou once said in a verse to advise life-release and non-killing: “Because the world is full of killing, / There exists the age of war, / You are killed because of the lives you owe, / Your house is burned down because of the money you owe, / Separation with your loved ones, / Is because of the nests you destroyed, / The karmic retribution corresponds (to your own deeds), / So listen carefully to the teachings of the Buddha.”
Thương nhân thường mong chờ một khởi đầu thuận lợi khi họ bắt đầu kinh doanh và công việc kinh doanh sẽ mang lại nhiều vận may trong tương lai. Vì thế, tại sao họ lại giết hại mạng sống vào lúc đó, khiến tiếng khóc hận thù vang vọng khắp nơi, lấy đi nhiều mạng sống vào ngày họ muốn tạo ra vận may? Liệu việc bắt đầu kinh doanh như thế sẽ trở nên thuận lợi hay điềm xấu? Kết quả của nguyên nhân như vậy sẽ là gì, lợi nhuận hay thất bại? Kinh Lăng Già ghi lại rằng, “Những người đã giết hại chúng sinh để kiếm ăn, hay bán thịt vì tiền,/ Sẽ đọa vào Địa ngục Gào thét sau khi chết”. Người xưa nói rằng, “Nhịn ăn một ngày, trong đó việc giết hại của thế giới chẳng liên quan gì đến tôi; ai mà biết về các món nợ? Mọc sừng và lông, trả lại những món nợ cũ và hiện tại”. Đại Trí Độ Luận nói rằng, “Những lợi lạc của không sát sinh là gì? Câu trả lời như sau: Người ta sẽ không sợ hãi, luôn an bình và tránh xa sự kinh hoàng. Bởi tôi không làm hại họ, họ sẽ không làm hại tôi. Người thường giết hại, dù cho họ ở địa vị cao nhất như kẻ cai trị của con người, họ sẽ không an toàn, trong khi người từ bỏ sát sinh sẽ không có gì phải sợ dù cho họ du hành một mình. Hữu tình chúng sinh không thích người có thói quen sát sinh, trong khi tất cả thường thân cận những vị nghiêm trì giới luật. Hơn thế nữa, những vị nghiêm trì giới luật sẽ cảm thấy an bình về thân và tâm trước khi họ chết. Họ sẽ thoát khỏi những nghi ngờ và hối tiếc. Nếu họ sinh làm thiên hay nhân, họ sẽ tận hưởng sự trường thọ. Từ bỏ sát sinh cũng là nguyên nhân đạt được con đường cho tới khi họ đạt Phật quả và có được cuộc đời bất tận. Những người sát sinh sẽ trải qua sự đau đớn vật lý và tinh thần trong đời này và suốt các đời tái sinh, trong khi người từ bỏ sát sinh sẽ không trải qua tai ương nào. Đây là lợi lạc lớn lao”.
Businessmen look forward to a propitious beginning when they start a business, and that their business will bring good fortune in the future. So, why do they slaughter lives at such a time, causing cries of resentment being heard everywhere, taking many lives on the day they wish to generate fortune? Is opening the business thus propitious or ominous? What would be the result of such a cause, profit or failure? Lavankatara Sutra records, “Those who kill living beings for earning, or sell flesh for money, / Will fall into the Screaming-Hell after their death.” The ancients said, “Fast for one day, during which the killings of the world have nothing to do with me; who really knows about debts? Growing horns and covered in furs, paying back in the past and at present.” The Treatise on the Great Perfection of Wisdom also says, “ What are the benefits of not killing? The answer is as follows: one will be fearless, peaceful and away from terror. Because I cause no harm to them, they will not harm me. Those who often kill, even if they are in the highest position like the ruler of the human race, they will not be safe, while those who refrain from killing have nothing to fear even if they travel alone. Sentient beings do not like people who have the habit of killing, whereas all sentient beings like to be close to those who keep precepts. Furthermore, those who keep precepts will feel peace mentally and physically before they die. They will be free from doubts and regrets. Should they be born as a celestial being or a human being, they will enjoy longevity. Refraining from killing is also the cause for attaining the Way until they attain Buddhahood and gain limitless life. Those who kill will experience physical and mental pain in the present life and throughout transmigrations, whereas those who refrain from killing will experience no such calamity. This is the great benefit.”
Tương tự, trong việc chuyển di thần thức cho người đã khuất, các đám tang, hay khi cố gắng tránh tai ương và bất hạnh, chúng ta cần từ bỏ sát sinh và tiến hành phóng sinh để cầu nguyện sự gia trì. Chúng ta không nên hành xử trái lại với ý muốn của người đã khuất và làm tăng trưởng nghiệp chướng của họ. Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói, “Tôi sẽ khích lệ những chúng sinh Nam Thiệm Bộ Châu cẩn thận để tránh gây hại, sát sinh và làm các ác hạnh khác; từ bỏ việc thờ cúng ma quỷ và tinh linh hay hiến tế cho họ; và không bao giờ triệu thỉnh các tinh linh trên núi vào ngày chết. Tại sao vậy? Sát sinh, giết hại và hiến tế chẳng hữu ích gì cho người quá cố. Những hành động như thế chỉ trói buộc các điều kiện của sự phạm tội để chúng ngày càng nặng nề hơn. Người quá cố có thể sẽ tăng trưởng tiềm năng chứng Thánh quả hay tái sinh trong cõi người hay trời trong đời sau hoặc trong tương lai. Nhưng khi gia đình phạm phải những tội ác vì anh ta, anh ta sẽ thù ghét những tai ương mà anh ta phải gánh chịu và sự tái sinh tốt lành sẽ bị trì hoãn. Sẽ ra sao nếu đó là người sắp chết, người mà trong các đời đã gieo trồng rất ít gốc rễ tốt lành? Mỗi người phạm tội sẽ phải trải qua số phận xấu tùy theo nghiệp của họ. Làm sao người ta có thể chịu đựng việc họ hàng tích lũy thêm nghiệp đó? Điều đó giống như có một người hàng xóm thêm vào vài thứ vào đống hàng hơn một trăm cân đang được mang đi bởi ai đó đã du hành một quãng đường dài và chưa ăn trong ba ngày. Vì thêm khối lượng đó vào, gánh nặng thậm chí càng trở nên không thể chịu được”.
Similarly, during transference of consciousness for the diseased, funerals, or when trying to avoid calamity and mishaps, we should refrain from killing and release lives to pray for blessings. We should not act against the interests of the diseased and increase their karmic hindrances. In The Bodhisattva Kṣitigarbha’s Vow Sutra, it is said, “I now exhort beings of Jambudvipa to be careful to avoid harming, killing, and doing other unwholesome deeds; to refrain from worshipping ghosts and spirits or making sacrifices to them; and to never call on mountain spirits on the day of death. Why is that? Killing, harming, and making sacrifices are not the least bit helpful to the deceased. Such acts only bind up the conditions of offenses so that they grow ever more deep and heavy. The deceased might have been due to increase his potential for Sagehood or gain birth among humans or gods in his next life or in the future. But when his family commits offenses in his name, he will resent the disasters he inherits, and his good rebirth will be delayed. How much more would that be the case for people on the verge of death who during their lives had planted few good roots. Each offender has to undergo the bad destinies according to his own karma. How could anyone bear to have relatives add to that karma? That would be like having a neighbor add a few more things to a load of over a hundred pounds being carried by someone who had already traveled a long distance and who had not eaten for three days. By adding that extra weight, that person’s burden would become even more unbearable.”
Giống như vậy, chúng ta có thể từ bỏ sát sinh và tiến hành phóng sinh khi cầu nguyện cho sự trường thọ của chư đạo sư tâm linh, nhờ đó, tăng trưởng thiện nghiệp của hữu tình chúng sinh, xua tan ác nghiệp, điều có thể thúc đẩy chư đạo sư tâm linh trụ thế dài lâu hơn và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh một cách rộng khắp!
Likewise, we can refrain from killing and release lives when praying for our spiritual teachers’ longevity, thereby increasing sentient beings’ positive karma, removing negative karma, which may motivate our spiritual teachers to stay in this world longer and extensively benefit sentient beings!
PHÓNG SINH TĂNG TRƯỞNG PHƯỚC BÁU VÀ KÉO DÀI TUỔI THỌ
LIFE-RELEASE INCREASES GOODFORTUNE AND EXTENDS LIFESPAN
Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời trường thọ, chúng ta cần phóng sinh. Trong Tán Thán Phóng Sinh có nói, “Hãy nghe này, những người muốn kéo dài mạng sống,/ Con cần nương tựa vào chính mình vì một viễn cảnh rõ ràng hơn./ Nếu con muốn trường thọ, con cần phóng sinh./ Đây là sự thật tuần hoàn./ Nếu con giải cứu một chúng sinh sắp chết,/ Chư thiên sẽ bảo vệ con khỏi cái chết./ Không có cách nào khác để kéo dài mạng sống và có con,/ Ngoài từ bỏ sát sinh và thường phóng sinh./ Bồ Tát Di Lặc cũng có một đoạn kệ nói rằng, ‘Ta thúc giục các con phóng sinh tinh tấn,/ Con cuối cùng sẽ trường thọ,/ Và nếu con đã phát khởi Bồ đề tâm,/ Chư thiên sẽ cứu con khỏi các tai ương’”.
If we want to lead a long life, we should release lives. In A Laud of Life-Release, it is said, “Listen to me, those who wish to extend your lives, / You should rely on yourself for a clear perspective. / If you wish for longevity, you should release lives. / This is the recurring truth. / If you save a creature from the verge of death, / The celestials will save you from dying. / There is no other way to prolong life and have offspring, / But to refrain from killing and release lives. / Bodhisattva Maitreya also has a verse which says, “I urge you to release lives diligently, / You will eventually attain longevity, / And if you have generated Bodhicitta, / The gods must save you from calamities.”
Các Kinh điển ghi lại bảy thiện hạnh của trời và người, “Tái sinh trong giai cấp cao, hình tướng trang nghiêm, trường thọ, mạnh khỏe, thiên hướng nghiệp tốt, giàu có và trí tuệ lớn”. Trong số chúng, nguyên nhân chính để trường thọ và mạnh khỏe là phóng sinh. Phóng sinh cũng là nhân tố hỗ trợ cho năm thiện hạnh khác. Ngài Thế Thân nói rằng, “Giải phóng những chúng sinh đang bên bờ vực của cái chết,/ Giống như trao cho họ cuộc đời mới;/ Từ bỏ việc làm hại chúng sinh,/ Trao cho họ sự trường thọ;/ Y tá và bác sĩ,/ Hành nghề y mà không làm hại mạng sống,/ Sẽ thoát khỏi bệnh tật”.
The sutras documented seven godly and humanly virtues, “Rebirth in the high caste, dignified appearance, longevity, good health, excellent karmic affinity, affluence and great wisdom.” Among these, the main cause for longevity and good health is life-release. Life-release is also the assisting factors for the other five virtues. Vasubandhu said, “Releasing those from the verge of death, / Is like giving them the gift of life; / Refraining from harming creatures, / Gives one longevity; / Nurses and Doctors who, / Practice medicine without harming lives, / Will be free of disease.”
Bởi quả báo vì sát sinh trong đời này hay các đời quá khứ, vài người chịu đau khổ vì bệnh tật đến mức thậm chí bác sĩ cũng không thể chữa trị. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, có một số người bệnh hoàn toàn được chữa lành sau khi phóng sinh. Ở Hàng Châu, có một người đàn ông bắt chim vì sinh kế. Bất ngờ, lưng anh ta bắt đầu đau đớn và bác sĩ chẳng thể làm được gì. Khi ấy, anh ta nhận ra rằng đó là nghiệp của tất cả việc sát sinh anh ta đã làm trong đời này, và thề không bao giờ giết hại nữa. Sau đấy, anh ta phóng sinh và kết quả là, việc điều trị trở nên hữu hiệu và anh ta dần bình phục. Ở Tây Tạng, với nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh vô phương cứu chữa, nếu gia đình của họ phóng sinh và trì tụng các Kinh điển Phật giáo cho họ, có thể họ sẽ dần khỏe lại. Đặc biệt những căn bệnh lạ mà bác sĩ không thể chẩn đoán, chúng đặc biệt bị gây ra bởi nghiệp sát hại hữu tình chúng sinh trong đời này hay các đời quá khứ. Nếu như thế, phương pháp hữu ích duy nhất là phóng sinh.
Due to the karmic retribution of killing in this life or in previous lives, some people suffer from sickness that even doctors are incapable of treating. However, in some cases, there are some sick persons who are completely healed after releasing lives. In Hangzhou, there was a man who caught birds for a living. Suddenly, sores grew on his back and doctors couldn’t do anything about them. That moment, he realized that this is the karma of all the killing he had done this life, and vowed to never kill again. He then released lives, and consequently, the treatment became effective, and he recovered gradually. In Tibet, for many people who are diagnosed with terminal diseases, if their family release lives and chant Buddhist sutras for them, there are chances that they might recover gradually. Especially the strange diseases that doctors cannot diagnose, these are mainly caused by the karma of harming sentient beings in this life or in previous lives. If such is the case, the only helpful remedy is life-release.
Kinh điển có ghi lại rằng, “Mặc dù người ta chịu ác nghiệp sát sinh một trăm người và một trăm con ngựa, nếu người ta giải phóng một sinh mạng, nghiệp này sẽ được tiêu trừ. Nếu họ giải phóng mười ba sinh mạng, ác nghiệp của mười nghìn kiếp sẽ được đẩy lùi. Nếu ai đó sắp kết thúc cuộc đời, hãy phóng sinh để anh ta kéo dài tuổi thọ. Nếu ai đó sẽ chết trong ba ngày, hãy phóng sinh mười ba sinh mạng, điều sẽ kéo dài tuổi thọ của anh ta trong ba năm. Nếu một người giết hại mạng sống của một hữu tình chúng sinh mà mạng sống vừa được giải phóng, người này tạo ra ác nghiệp sát sinh một trăm người”.
As recorded in the sutra, “Though one is burdened with the negative karma of killing a hundred people and a hundred horses, if one release one single life, such karma will be dissolved. If one releases thirteen lives, then the negative karma of ten thousand eons will be eradicated. If someone is about to reach the end of his life, release lives for him to expand his lifespan. If one is bound to die within three days, then release thirteen lives, which will prolong his lifespan for three years. If a person takes the life of a sentient being whose life has been released, then this person generates the negative karma of killing a hundred people.”
Trong triều đại của Hoàng đế Đạo Quang thời Thanh, có một thái thú mắc bệnh nghiêm trọng. Khi tử thần sắp gõ cửa, ông ấy thề rằng – từ hôm đó trở đi, ông ta sẽ làm lợi lạc mọi hữu tình chúng sinh, tịnh hóa mọi ác nghiệp và từ bỏ mọi vấn đề thế gian. Ngay đêm đó, Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện trong giấc mơ và nói rằng, “Con đã phạm ác nghiệp sát sinh trong quá khứ và quả báo là, mạng sống của con trở nên ngắn ngủi. May mắn là, con đã có hứa nguyện kiên quyết lúc này. Cách thức duy nhất để kéo dài mạng sống là phóng sinh. Nó cũng có thể tăng trưởng sự thịnh vượng và tài bảo của con”. Khi tỉnh dậy, ông ấy được truyền cảm hứng lớn lao và như thế, cả gia đình thề sẽ từ bỏ sát sinh động vật và thường xuyên mua và giải phóng động vật sắp bị giết. Cuối cùng ông ấy bình phục hoàn toàn. Thực sự, những người phóng sinh có thể kéo dài tuổi thọ. Gần đây, có một người du mục gần hạt Drakgo của Tây Tạng, người này chịu đau khổ vì nhiều căn bệnh khác nhau trong nhiều năm và đang trải qua nỗi đau đớn tột cùng. Bà ấy đến nhiều bệnh viện nhưng không tìm được cách chữa trị. Sau đó, một tu sĩ làm lễ tiên tri cho bà, và bảo rằng bà đã phạm phải ác nghiệp sát sinh ghê gớm và nếu bà ấy không phóng sinh, bà sẽ liên tục bị bệnh và yểu mạng. Sau đấy, bà phóng sinh và thoát khỏi mọi đau đớn và bệnh tật. Bây giờ, bà ấy rất tin tưởng nghiệp và quyên góp tiền mỗi năm để phóng sinh.
During the reign of Emperor Daoguang of Qing Dynasty, there was a prefecture chief who fell seriously ill. While knocking on death’s door, he made a vow – from that day on, he would benefit all sentient beings, purify all his negative karma, and abandon all worldly business. On that very night, Bodhisattva Avalokitesvara appeared in his dreams and said to him, “You have accumulated heavy karma of killing in the past, and as its retribution, you should be short-lived. Fortunately, you made resolute vows at this time. The only way to prolong your life is to release lives. It can also increase your prosperity and affluence.” When he woke up, he was greatly inspired, and henceforth, his entire family forswore the killing of animals, and frequently bought and set free animals that are about to be slaughtered. He eventually recovered fully from his illness. Indeed, it is manifested that those who release lives can prolong their lifespan. Recently, there was a nomad near the Tibetan county of Drakgo who suffered from various illnesses for many years, and was in a great deal of pain. She visited many hospitals but did not find a cure. Later, a monk made a divination for her, and told her that she had committed a heavy amount of killing, and that if she would not release lives, she would be constantly ill and short-lived. Afterwards, she released lives, and rid herself of all pains and illnesses. Now, she is a firm believer of karma, and donates money each year to be spent on life-release.
Khi một người đang đau đớn vì một căn bệnh nghiêm trọng và cuộc đời sắp chấm dứt, cách duy nhất để kéo dài mạng sống và thoát khỏi bệnh tật là giải phóng sinh mạng. Có một người đàn ông tên Dalin Wang từ Tô Châu. Ông ấy có trái tim từ ái và bi mẫn và thường hay phóng sinh. Mỗi lần ông ấy thấy lũ trẻ trong làng bắt và giày vò chim chóc hay cá, ông ấy bỏ công sức để thuyết phục chúng và thậm chí còn cho tiền để giải phóng những con vật này. Khi khuyên mọi người, ông ấy thường nói, “Người trẻ cần vun bồi thiện hạnh chăm sóc mạng sống và có lòng bi mẫn với mạng sống của người khác. Họ không nên phát triển thói quen xấu của sự ác độc và giết hại”. Vì thế, trong suốt cuộc đời, ông thúc giục mọi người từ bỏ thói quen gây hại và huân tập hành vi tốt. Sau đấy, ông ấy bị bệnh nặng và cuộc đời sắp chấm dứt, ông ấy được một vị thánh khai thị trong trạng thái tỉnh giác rằng: “Con đã giải phóng nhiều hữu tình chúng sinh trong suốt cuộc đời, điều tạo ra thiện nghiệp to lớn. Cuộc đời con sẽ được kéo dài thêm 36 năm”. Bởi thế, ông ấy sống tới 97 tuổi và chết mà chẳng bệnh tật gì.
When a person is suffering from a serious sickness and is approaching the end of his life, the only way to prolong his life and rid himself of his sickness is to release life. There was a man called Dalin Wang from Suzhou. He had a kind and compassionate heart, and often released animals. Each time he saw the children of his village capturing and torturing birds or fish, he would take pains in dissuading them, and even offering money to set these animals free. When he was advising people, he would say, “Young people should cultivate the virtue of cherishing life and have compassion towards the lives of others. They should not develop the bad habit of cruelty and killing.” Thus, throughout his life, he urged people to refrain from destructive behaviors and to adopt constructive ones. Later on, he became seriously ill, and his life was about to come to an end, he was told by a divine being in a state of awareness: “You have freed many sentient beings from death throughout your life, which has generated enormous positive karma. Your life will be prolonged for 36 years.” Because of this, he lived until he was ninety-seven, and died without illness.
Gần đây, có một người Tây Tạng tên Gontse. Nhiều vị Yogini với những năng lực siêu phàm nói rằng, anh ấy chỉ sống đến năm 31 tuổi, nhưng nếu anh ấy có thể phóng sinh và trì tụng thần chú, tuổi thọ sẽ được kéo dài. Vì thế, anh ấy lập tức phóng sinh số lượng lớn con vật. Anh ta cũng phóng sinh và bảo vệ động vật trong những năm tiếp theo. Năm nay, anh ta đã 50 tuổi. Có một câu chuyện khác khá tương tự: một vị tên Qushi đã mua một con cá chép đỏ trong thị trấn. Sau đấy, khi anh ta mắc bệnh, anh ta nằm mơ thấy vua Naga, người thỉnh mời anh ta đến cung điện của Naga và bảo rằng, “Thưa Ngài, cuộc đời Ngài đáng lẽ phải kết thúc, nhưng bởi Ngài đã cứu mạng con trai Naga, cuộc đời Ngài sẽ được kéo dài thêm 12 năm”. Anh ta 48 tuổi khi cứu mạng con cá chép, nhưng đã sống tới năm 60 tuổi. Vì thế, nếu chúng ta muốn kéo dài mạng sống, chúng ta cần phóng sinh, và chỉ nhờ làm vậy, chúng ta mới có thể tăng trưởng những tiềm năng tích cực và kéo dài sinh mạng.
Recently, there was a Tibetan named Gontse. Many yoginis with extrasensory abilities said that he would only live to 31 years old, but if he could release animals and recite mantras, his lifespan would be extended. So he immediately released a large number of animals. He also released and protected animals each following year. He is 50 years old this year. There is another story that is quite similar: there was a Qushi, who bought a red-colored carp in town. Later, when he fell sick, he dreamed of a naga king, who invited him to the palace of the nagas, and said to him, “Sir, your life was supposed to have come to an end, but because you saved the life of a naga son, your lifespan will be prolonged for twelve years.” He was 48 years old when he saved the carp, but he lived until he was 60 years old. So, if we want to prolong our lives, we should release life, and only by doing so can we increase our positive potentials and prolong life.
Điều vô cùng quan trọng là hành giả Phật giáo cần tin tưởng luật nhân quả và nhận thức về nghiệp của họ phải rất kích thích. Hiện tại, có nhiều bác sĩ nổi tiếng, người đã thêm phóng sinh như một phương pháp điều trị. Có một vị bác sĩ ở thành phố Toại Ninh, Tứ Xuyên, rất có tầm ảnh hưởng ở Trung Hoa cũng như nước ngoài. Các bức tường trong nhà của bà ấy có nhiều biểu ngữ bằng lụa mà các bệnh nhân được bà ấy đã chữa trị trao tặng để biểu thị lòng biết ơn và tôn vinh khả năng điều trị tuyệt vời. Những bệnh nhân này bao gồm các quan chức nhà nước ở thành phố và tỉnh, các bệnh nhân từ Trung Hoa cũng như nước ngoài. Bây giờ, bà ấy là người cứu mạng hàng nghìn, thậm chí hàng vạn người. Tôi đã đưa ra những câu hỏi với những người mà bà ấy chữa trị thành công. Họ đều nói rằng, khi việc điều trị không hiệu quả, vị bác sĩ này khuyên họ phóng sinh và tụng Kinh. Làm theo lời khuyên, họ đã phóng sinh và tiến hành các hành động thiện lành khác và nhờ đó, cơ thể đã hồi phục. Khi nghe những lời này, tôi phát triển thêm sự hiểu vững chắc với những lời dạy của Đức Phật. Vì vậy, phóng sinh là một loại phương pháp chữa trị nằm ngoài tầm ảnh hưởng của quy luật vật lý.
It is very important that Buddhist practitioners believe in the law of cause and effect, and their sensibility of karma is very intriguing as well. Currently, there are many well-known doctors who include life-release as a method of treatment. There is a doctor in Suining City of Sichuan who is very influential in China and abroad. The walls of her home are covered with silk banners that the patients she had cured presented her as a way of showing their gratitude and to honor her excellent healing skills. These patients include government officials in city and provincial level, patients from China and abroad. Now, she is the life-saver of thousands, even tens of thousands of people. I asked questions to the people she had successfully treated. They all said that, when treatment was ineffective, this doctor advised them to release animals and recite sutras. Following her advice, they released lives and performed other wholesome actions, and subsequently their bodies recovered. Having heard these words, I developed even firmer understanding for the words of the Buddha. So, life-release is a sort of extra-physical treatment method.
Mặt khác, lấy đi mạng sống của hữu tình chúng sinh là nguyên nhân trực tiếp duy nhất của việc yểu mạng và liên tục bị bệnh. Bởi thói quen sát hại, những người đáng lẽ sống cuộc đời lâu dài nhưng lại chết trẻ. Đạo sư Tây Tạng Ngawang Chakpa nói, “Những người cứu mạng và giải phóng động vật, dù cho họ đáng lẽ sẽ chết sớm, cuộc đời sẽ được kéo dài; và nếu họ giết hại động vật như cá hoặc rắn, dù đáng lẽ họ sống lâu, họ sẽ chết trẻ”. Kể từ thời cổ xưa, các trường hợp kéo dài mạng sống nhờ phóng sinh là vô số.
On the other hand, taking the lives of sentient beings is the only direct cause of being short-lived and falling constantly ill. Due to people’s habit of killing, those who were supposed to live a long life end up dying young. The Tibetan Acharya Ngawang Chakpa said, “Those who save lives and release animals, even if they are destined to be short-lived, their lives will be prolonged; and if they kill animals like fish or snakes, even if they are supposed to live long, they will die young.” Since the ancient times, cases of prolonged life due to life-release are countless.”
Nếu chúng ta có thể hướng tâm từ bi với động vật và nếu chúng ta có thể từ bỏ sát sinh và tiến hành phóng sinh, và nỗ lực trong việc khuyên người khác làm vậy, mọi thứ sẽ tiến triển thuận lợi, như Luận Văn Của Bậc Cao Cấp Nhất Về Hành Động Và Kết Quả nói, “Chư thiên sẽ bảo vệ anh ta, hạnh phúc và của cải sẽ đi theo”. Đấng Toàn Tri Patrul Rinpoche cũng nói, “Những người liên tục làm lành và phóng sinh, chư Hộ Pháp và thổ thần sẽ bảo vệ họ không ngừng nghỉ”. Câu Chuyện Về Bảo Vệ Mạng Sống nói rằng, “Như hình với bóng, nghiệp mọi lúc đều rõ ràng, các trường hợp của sự đáp trả cũng luôn hiển hiện, bạn còn nghi ngờ gì nữa?”
If we can project our compassionate minds onto animals, and if we can refrain from killing and release lives, and endeavor in advising others to do the same, then everything will progress favorably, just as Tractate of the Most High One on Actions and Consequences says, “Heaven’s Way protects him, happiness and wealth follow him.” The All-knowing Patrul Rinpoche also said, “Those who constantly do good and release lives, Dharma protectors and earth deities will constantly protect them.” The Story of Protecting Life says, “Like a shadow that follows you wherever you go, the Karma through the ages is ever so clear, the cases of response are ever so apparent, what doubt do you still have?”
NHỮNG LỢI LẠC VÔ BIÊN CỦA PHÓNG SINH
THE BOUNDLESS BENEFITS OF LIFE-RELEASE
Trong tất cả các hành động thiện lành bị trói buộc bởi quan niệm, không gì có thể vượt được những lợi lạc đến từ phóng sinh. Nếu một người làm những kiểu hành động thiện lành khác với ý định vấy bẩn, không có công đức nào được sinh khởi. Nhưng bất cứ ý định nào mà người ta có khi phóng sinh, hành động như vậy trực tiếp lợi lạc với hữu tình chúng sinh, vì thế, thiện nghiệp lớn lao có thể được tạo ra nhờ làm vậy. Công đức của việc phóng sinh dù chỉ một mạng sống cũng là vô biên. Điều này là bởi những chúng sinh được giải phóng tạm thời thoát khỏi nỗi đau không thể chịu đựng của việc bị giết hại. Bên cạnh đó, khi chúng ta phóng sinh, danh hiệu và Mật chú của chư Phật mà chúng ta trì tụng có thể ban phước cho những chúng sinh này, và cuối cùng họ sẽ đạt được quả vị bất thối chuyển.
Among all concept-bound wholesome acts, nothing can surpass the benefits generated by life-release. If a person does other kinds of wholesome acts with a tainted intention, then no merit will be generated. But whatever intention one may have when releasing life, such an act is directly beneficial to sentient beings, therefore incredible positive karma can be generated from doing so. The merit of releasing even one single life is immeasurable. This is because these released lives have temporarily escaped the unbearable pain of being slaughtered. Besides, when we release lives, the Buddha’s names and mantras that we recite can bless these beings, and they will eventually attain the fruition of non-retrogression.
Trong Kinh Bánh Xe Bất Thối có nói, “Những vị đã nghe danh hiệu của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sẽ đạt sự bất thối chuyển. Những con vật nghe được danh hiệu của Đức Phật sẽ gieo trồng hạt giống Bồ đề tối thắng và cuối cùng đạt được sự bất thối chuyển”. Một Kinh điển khác nói rằng, “Những vị nghe thấy danh hiệu của Phật hay thấy hình của Ngài sẽ đạt được thiện hạnh vô biên. Họ sẽ giải thoát”. Mật Điển Gốc Văn Thù Sư Lợi nói rằng, “Hãy trì tụng Mật chú của Đức Như Lai, bởi những Mật chú này có ý nghĩa chân thật. Nếu người ta chỉ liếc nhìn vào những Mật chú này, Như Lai sẽ có thể tiếp nhận họ”. Trong Tiểu Sử Của Phật Thích Ca Mâu Ni có nói, “Có một con cá mập lớn sắp ăn thịt nhiều lái buôn. Một trong những vị này hét to danh hiệu của Đức Phật. Với công đức của việc nghe thấy danh hiệu của Ngài, con cá tái sinh làm người và đạt quả vị A La Hán dưới thời Phật Thích Ca Mâu Ni”. Vì thế, khi phóng sinh, đừng quên tụng đọc danh hiệu của chư Phật.
In the Sutra of the Non-retrogressing Wheel, it is said, “Those who hear the name of the fundamental teacher Buddha Shakyamuni will attain non-retrogression. Animals who hear the name of the Buddha will sow the seed of the supreme Bodhi and eventually attain non-retrogression.” Another sutra says, “Those who hear the Buddha’s name or see his image will gain immeasurable virtue. They will gain liberation.” The Root Tantra of Manjushri says, “Recite the mantra of the Well Gone One, for these mantras have true meanings. If one glances at these mantras out of the corner of one’s eye, the Tathagata will be able to take him in.” In the Biography of Buddha Shakyamuni, it is said, “Once there was a big shark, who was about to devour many merchants. One of these merchants shouted the Buddha’s name. With the merit of hearing the Buddha’s name, the shark was reborn as a human, and attained the fruit of Arhatship under Buddha Shakyamuni.” So, when releasing lives, do not forget to read the names of Buddhas.
Tôi nghĩ rằng hành động phóng sinh rất lợi lạc với hữu tình chúng sinh. Chư Bồ Tát vĩ đại cũng cố gắng dẫn dắt hữu tình chúng sinh tạm thời rời xa khổ đau và đạt hạnh phúc, tận hưởng ân phước gia trì của cõi người và trời, và cuối cùng thoát khỏi vòng sinh tử. Phóng sinh sở hữu công đức như thế. Những vị thích phóng sinh, dù họ là hành giả tu sĩ hay cư sĩ, đều là Bồ Tát chân chính. Chúng ta cần liên tục hoan hỷ và học hỏi từ những hành động thù thắng của họ. Hãy lấy một vị Khenpo trong Học viện của chúng ta làm ví dụ, Ngài có lòng sùng mộ nội tại với phóng sinh và dành tất cả tiền mà học trò cúng dường để phóng sinh.
I think that the act of life-release itself is beneficial for sentient beings. Great Bodhisattvas also try to guide sentient beings provisionally away from suffering and gain happiness, enjoy the blessings of human and godly realms, and eventually be freed from the cycle of life and death. Life-release possesses the same kind of merit. Those who are fond of releasing lives, whether they are secular or non-secular practitioners, are true Bodhisattvas. We should constantly rejoice at and learn from their supreme actions. Take a certain Khenpo of our Institute for example, he has an innate devotion for life-release, and spends all the money that his disciples offer him to releasing lives.
Bây giờ, chúng ta đang trong thời đại Giáo Pháp suy giảm, chư đạo sư vĩ đại, những vị thực sự có thể làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, rất hiếm có. Những vị đạo sư nhất định và hành giả cư sĩ xây dựng nhà máy và phát nguyện đem lại ân phước gia trì cho đất nước này, dành hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu Nhân Dân Tệ trong việc xây dựng hay trang hoàng các tu viện. Nhưng ở những tu viện này, chẳng có tu sĩ nghiên cứu Giáo Pháp hay rèn luyện tâm; đôi lúc các bạn sẽ thấy vài bức tượng Phật với hình tướng không đúng với những tiêu chuẩn ghi lại trong Kinh điển và những bức tượng này không được yểm các vật quý giá. Đó là một hành động tốt lành, nhưng nếu chúng ta có thể phóng sinh bằng số tiền sử dụng cho điều này, chẳng phải nó sẽ tạo ra lợi lạc lớn lao hơn nhiều hay sao?
Now, we are in a time of decline of the Dharma, great masters who can truly benefit sentient beings are rare. Certain Dharma teachers and lay practitioners construct factories and make aspirations to bring blessings to this country, spending millions, even hundreds of millions of Yuan in constructing or decorating monasteries. But in these monasteries, there are no monks to study the dharma or cultivate the mind; sometimes you will find Buddha statues whose appearance does not meet the standards recorded in the sutras, and the statues are not filled with precious objects. This is an act of goodness, but if we can release lives with the money spent in this, doesn’t it create much more vast benefit?
Trong Đại Trí Độ Luận, Bồ Tát Long Thọ nói rằng, “Trong tất cả những hành động xấu,/ Sát sinh là tệ nhất;/ Trong tất cả những hành động tốt,/ Từ bỏ sát sinh là tốt nhất”. Đức Kuzung Chodrak, một vị đạo sư vĩ đại của Tây Tạng, nói rằng, “Người ta cần từ bỏ sát sinh. Họ cần bảo vệ và giải phóng mạng sống. Trong tất cả những hành động tốt lành của thân và khẩu, phóng sinh tạo ra công đức lớn lao nhất”. Trong Địa Tạng Thập Luân Kinh có nói, “Nếu người ta có thể từ bỏ mọi kiểu sát sinh,/ Họ sẽ được chư thiên kính trọng./ Họ sẽ thoát khỏi bệnh tật và tận hưởng một cuộc đời bền lâu,/ Và hạnh phúc và tự tại, tránh xa hiểm nguy./ Trong suốt các đời,/ Họ sẽ có sự xác quyết sâu sắc về con đường của Như Lai,/ Và gặp gỡ Giáo Pháp và Tăng Đoàn,/ Nhanh chóng đạt được quả vị Bồ Đề thù thắng”.
In the Great Treatise on the Perfection of Wisdom, Bodhisattva Nagarjuna said, “Among all unwholesome deeds, / Killing is the most serious; / Among all wholesome deeds, / Abstaining from killing is the best.” Kunzang Chödrak, a great master of Tibet, said “One should stop killing. One should protect and release lives. Amongst all wholesome acts of the body and speech, life-release generates the biggest merits.” In the Ten Chakras of Kṣitigarbha Sutra, it is said, “If one can refrain from all kinds of killing, / He will be revered highly by celestial beings. / He will always be free from diseases and enjoy a prolonged life, / And be happy and at ease, away from harms. / Throughout his lives, / He will have deep conviction in the path of the Tathagatha, / And encounter the dharma and sangha, / Attaining swiftly the supreme Bodhi fruit.”
Lời khuyên của một vị Yogini Tây Tạng nổi tiếng – Kunzang Chogzin từ hành trình Bardo của Bà, Tuyển Tập Con Đường Sâu Xa, Những Ý Nghĩa Sâu Xa Được Mật Truyền Của Không Hành – Giọt Tâm Yếu Liên Hoa viết rằng, “Với tất cả chúng sinh, dù cao quý hay thấp hèn,/ thực hành thù thắng để đạt được hạnh phúc trong đời này hay đời sau,/ không gì khác hơn thực hành phóng sinh./ Công đức của việc đi nhiễu quanh Nam Thiệm Bộ Châu,/ ngang với việc phóng sinh một con bê;/ trì tụng Mật chú Quán Thế Âm bảy trăm triệu biến,/ cũng ngang với phóng sinh một con bê./ Tôi đã chứng kiến nó sau khi đi đến cõi giới của Tử Thần,/ vì thế đừng quên những lời dạy của Không Hành,/ hãy nỗ lực phóng sinh,/ bởi nó tạo ra vô lượng công đức”. Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, thân thể của con vật được phóng sinh càng lớn, công đức giải phóng nó càng lớn và kích cỡ của con vật bị giết càng lớn, nghiệp quả càng lớn, bởi vì những con vật lớn hơn về kích cỡ trải nghiệm nỗi đau và niềm vui to lớn.
A well-known Tibetan yogini, Kunzang Chogzin’s, advice from her journey of bardo, the Collection of Profound Path, the Esoterically Conferred Profound Meanings of the Daka – the Lotus Heart Drop writes, “For all beings, noble or lowly, / the supreme practice to gain happiness in this life or the next, / is no other than the practice of life-release. / The merit of circumambulating Jambudvipa, / is tantamount to releasing a calf; / reciting the mantra of Avalokitesvara seven hundred million times, / is also tantamount to releasing a calf. / I have witnessed it after touring the realm of the Lord of Death, / so do not forget the words of the Daka, / do your best in releasing calves, / for it generates limitless merit.”. According to Abhidharma-kosa Sastra, the larger the body of the released animal is, the greater the merit of releasing it and the larger in size the slaughtered animal is, the greater its karmic consequence, because the creatures that are larger in size experience gross pain and joy.
Pháp sư Yinguang tóm lược những công đức chính yếu của phóng sinh trong mười điểm: không có tai ương gây ra bởi vũ khí và chiến tranh, tăng trưởng cát tường, trường thọ và sức khỏe, con cái đầy đàn và thường là những hậu duệ nam, chư Phật hài lòng, sự biết ơn từ các sinh loài, không thiên tai, tái sinh trong cõi trời, hóa giải ác nghiệp, hòa bình bốn mùa, sinh lực sẽ được ảnh hưởng bởi lòng từ như vậy.
Master Yinguang summarized the major merits of life-release in ten steps: no calamity caused by arms and wars, increase of auspiciousness, longevity and good health, prosperous offspring and oftentimes male descendants, the Buddhas are pleased, gratitude from the creatures, no disasters, rebirth in celestial realms, dissolves negative karma, peace in four seasons, the vitality of life will be affected by such kindness.
Từ thời cổ xưa cho đến thời hiện đại, nhiều vị tu sĩ lỗi lạc đã dành trọn sức lực để phóng sinh: Đại sư Trí Khải (Zhiyi) mua hơn 200 ki-lô-mét bờ biển để sử dụng cho việc phóng sinh; hoàng đế Túc Tông (Suzong) triều Đường ra chiếu chỉ rằng mỗi tỉnh phải thiết lập một ao đặc biệt dùng để phóng sinh; Nhân Chân Khanh (Yan Zhenqing) cũng viết một văn bia về phóng sinh; hoàng đế Chân Tông (Zhenzong) triều Tống cũng ban chiếu chỉ xây dựng các ao phóng sinh trong lãnh thổ của Ngài, dành toàn bộ Tây Hồ của Hàng Châu để phóng sinh; Pháp sư Liên Trì (Lianchi) triều Minh cũng xây dựng nhiều ao phóng sinh và viết Bài Luận Về Ngừng Sát Sinh Và Thường Phóng Sinh, điều vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.
From ancient to modern times, many eminent monks have devoted their efforts to release lives: Master Zhiyi bought over 200 kilometers of seashore to be used for life-release; Emperor Suzong of Tang Dynasty decreed that each state should establish a pond used specifically for releasing lives; Yan Zhenqing also wrote an epitaph on life-release; Emperor Zhenzong of Song Dynasty also issued a decree to build life-release ponds within his dominion, dedicating the entire West Lake of Hangzhou to be used for life-release; Master Lianchi of Ming Dynasty also built many life-release ponds, and wrote an Essay on Stopping Killing and Releasing Lives, which is still circulating to date.
Thuyết phục người khác phóng sinh thông qua xây dựng các ao phóng sinh, xây dựng các đài tưởng niệm phóng sinh hay viết các bài báo, tùy hỷ công đức phóng sinh của người khác, quyên góp tiền hay nỗ lực giúp người khác phóng sinh, thiết lập các quỹ từ thiện chẳng hạn những nhóm phóng sinh hay hội bảo vệ động vật, góp phần vào hành động phóng sinh, mặc dù chúng không phải là trực tiếp phóng sinh, công đức của họ cũng ngang bằng với việc đích thân thực hiện phóng sinh. Mặt khác, tiền bạc được quyên góp bởi những hành giả chí thành để phóng sinh không nên được sử dụng vì các mục đích cá nhân, hay dùng cho những bữa ăn hoặc chi phí di chuyển. Số tiền này đã biến thành mạng sống của hữu tình chúng sinh và kết quả của việc sử dụng nó ngang với việc giết hại. Hơn thế nữa, ngăn cản người khác phóng sinh, trở thành một sự ngăn cản với họ cũng giống như lấy đi mạng sống của hữu tình chúng sinh. Theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, tùy hỷ trước những hành động tốt hay xấu dẫn đến nghiệp quả giống hệt.
Persuading others to release lives through building life-release ponds, erecting life-release monuments, or writing articles, rejoicing at the merit of other people’s life-release, donating money or making an effort in helping others to release lives, establishing charity organizations such as life-release societies or animal protection committees, contributing to the act of life-release, although these are not direct life-release, their merits are equivalent to personally performing life-release. On the other hand, the money donated by devoted practitioners to be used for life-release should not be used for personal purposes, or be used on meals or traveling expenses, etc. This money is already turned into sentient beings’ lives, and the consequence of using it is tantamount to killing itself. Moreover, stopping other people from releasing lives, being an impediment to them is also the same as taking the lives of sentient beings. According to Abhidharma-kosa Sastra, rejoicing at wholesome or unwholesome acts results in the same karmic aftermath.
Bất kỳ ai phóng sinh sẽ đạt được bốn kiểu thiện nghiệp. Kết quả chín muồi hoàn toàn của phóng sinh là thoát khỏi khổ đau trong ba cõi thấp hơn – với ước nguyện nhỏ bé hơn và nếu số lượng mạng sống được phóng sinh rất ít, họ sẽ tái sinh trong cõi người; với ước nguyện trung bình và số lượng trung bình, họ sẽ tái sinh trong cõi trời; với ước nguyện lớn lao và số lượng lớn con vật được phóng sinh, họ có thể sinh trong cõi Sắc và Vô sắc giới, và dần dần thoát khỏi đại dương đau khổ của luân hồi. Các kết quả tương tự như nguyên nhân của phóng sinh có thể được tóm tắt thành hai: đầu tiên, các trải nghiệm tương tự với nguyên nhân, tận hưởng sự trường thọ và thoát khỏi bệnh tật trong suốt nhiều đời tái sinh; thứ hai, các hành động tương tự với nguyên nhân, khi tái sinh trong cõi người, họ sẽ có thói quen từ bỏ sát sinh và giải phóng sinh mạng, được phú bẩm trái tim từ ái và sẽ đi theo con đường siêu việt của Bồ Tát. Những kết quả nảy sinh gồm: những người phóng sinh sẽ không tái sinh ở các địa điểm nguy hiểm chẳng hạn vực thẳm; địa điểm mà họ tái sinh sẽ dễ chịu và đẹp đẽ, nhiều thức ăn, hoa trái. Kết quả mang tính điều kiện của phóng sinh: Trong suốt các đời tương lai, công đức của phóng sinh sẽ tăng trưởng.
Anyone who releases lives will gain four kinds of positive karma. The fully ripened effect of life-release is to be freed from the suffering of the three lower realms – with lesser aspiration, and if the number of lives released are few, then one gains rebirth in the human realm; with moderate aspiration, and moderate number of lives released, then one gains rebirth in the godly realms; with upper aspiration, and a large number of lives released, one can be born in the form and formless realms, and is progressively freed from the bitter ocean of samsara. The effects similar to the cause of life-release can be summarized in two: firstly, experiences similar to the cause, enjoying longevity and freedom from disease through future transmigrations; secondly, actions similar to the cause, when reborn in the human form, one will have the tendency to abstain from killing and release lives, be endowed with the heart of loving kindness, and will follow the supreme way of the Bodhisattva. The proliferating effects are as follows: those who release lives will not be reborn in dangerous places such as an abyss; the place they are reborn into will be pleasant and picturesque, abundant with food, flowers and fruits. The conditioning effect of life-release: throughout all future rebirths, the merit of life-release will increase.
PHÓNG SINH CÓ THỂ DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI VÀ TÁI SINH TRONG TỊNH ĐỘ
LIFE-RELEASE CAN LEAD TO LIBERATION FROM SAMSARA AND REBIRTH IN THE PURE LAND
Nếu người ta phóng sinh, họ có thể đạt giải thoát thậm chí khỏi Địa ngục Kim Cương. Có một câu chuyện được ghi lại trong Tam Tạng: “Ngày xưa ở Ấn Độ, có một người theo dị giáo thường ăn thịt và uống máu, giết hại hàng vạn sinh mạng. Sau khi chết, như là quả báo, ông ta đọa xuống tầng địa ngục thứ mười tám. Sau đấy, ông này sinh trong Địa ngục Kim Cương, nơi ông ta phải trải qua sự chết đi sống lại một trăm lần trong mỗi phần của giây, với nỗi thống khổ tột cùng. Khi ấy, Tôn giả Ananda thấy những khổ đau của chúng sinh mê lầm, và thưa với Đức Phật điều mà Ngài đã thấy. Đức Phật bảo với Tôn giả rằng, người này thường ăn thịt và uống máu khi còn sống và vì thế đang chịu đựng những kết quả của việc sát sinh. Tôn giả Ananda hỏi Tử Thần, ‘Làm sao giải phóng được người này?’. Tử Thần đáp rằng nếu người này muốn thoát khỏi cõi xấu, ai đó cần giải phóng nhiều sinh mạng trong cõi người vì ông ấy. Sau đó, Tôn giả Ananda đã phóng sinh rất nhiều cho người này và giải thoát ông ta khỏi Địa ngục Kim Cương”.
If one can release lives, one can attain liberation even from Vajra Hell. There is a story recorded in the Tripitaka: “Once upon a time in India, there was a heretic who liked to eat meat and drink blood, killing tens of thousands of lives. After his death, as karmic retribution, he fell into the eighteenth level of hell. He was then reborn in Varja Hell, where he had to undergo a hundred deaths and a hundred rebirths in each split second, experiencing extreme agony. At that time, Ananda saw the sufferings of the defiled beings, and told the Buddha about what he saw. The Buddha told Ananda, this person liked to eat meat and drink blood when he was alive, and is therefore suffering the consequence of killing now. Ananda supplicated the Lord of Death, ‘How can this person be liberated?’ The Lord of Death replied that if this person wanted to be liberated from the evil realm, someone must release many lives in the human realm in his honor. After this, Ananda released lives extensively for this person, and liberated him from the Vajra Hell”.
Lần nọ ở Sravasti, một người con trai với nhiều dấu hiệu tốt lành sinh vào trong một gia đình giàu có. Một ngày, vì yêu mến, người ta đều cố gắng ôm cậu bé. Bất ngờ, cậu bé rơi xuống sông và bị một con cá lớn nuốt chửng. Gia đình mất con đi xuôi dòng để bắt con cá lớn này bằng một tấm lưới, và khi họ mở bụng nó, họ thấy một đứa trẻ còn sống bên trong. Rất hài lòng, họ đem cậu bé về nuôi. Khi lớn lên, đứa trẻ trở thành tu sĩ và chứng quả A La Hán. Nhiều đệ tử hỏi Đức Phật tại sao người con không chết trên dòng sông. Đức Phật đáp rằng, trong quá khứ, khi Phật Vipasyn đang thuyết giảng về công đức của việc không sát sinh và phóng sinh, một người thí chủ đã thọ giới không sát sinh và thường phóng sinh. Bởi điều này, qua nhiều lần tái sinh, vị thí chủ đã được phú bẩm nhiều tướng tốt và thậm chí khi bị nuốt chửng bởi con cá lớn, anh ta vẫn có thể thoát ra và giờ chứng quả A La Hán.
Once upon a time in Śrāvastī, a son endowed with various fine traits was born into a wealthy family. One day, out of affection, people were all trying to hug the baby. Suddenly, the baby fell into the river and was swallowed by a big fish. A childless family downstream caught this big fish with a net, and when they opened its belly, they saw a living child in it. Gratified, they took the baby and raised him. When the child grew up, he became a monk and attained Arhatship. Many disciples asked the Buddha why the child didn’t die in the river. Buddha said, in the past, when Vipasyn Buddha was teaching the merit of not killing and releasing lives, an almsgiver vowed to take the precept of not killing and releasing lives. Due to this, through transmigrations, the almsgiver was endowed with fair appearances, and even when he was swallowed by the big fish, he could still get away, and now attain the fruit of Arhat.
Ngày xưa, một vị thí chủ cúng dường lên Bảo tháp Quán Thế Âm. Vị này không có con trai, vì thế ngày nọ, ông ấy thề trước bảo tháp rằng nếu ông ấy không thể sinh con trai, ông ấy sẽ phá bảo tháp này. Chư thiên an trú trong bảo tháp rất lo sợ, nhưng không thể trao cho người đàn ông này một bé trai, vì thế, họ thỉnh cầu Phạm Thiên giúp đỡ. Phạm Thiên đã yêu cầu một vị thiên đang hấp hối tái sinh trong gia đình của người đàn ông này. Tuy nhiên, vị thiên muốn trở thành tu sĩ trong cõi người và vì thế, không muốn tái sinh trong gia đình của vị thí chủ này. Phạm Thiên hứa rằng nếu bố mẹ không cho phép xuất gia, Ngài sẽ giúp đỡ hết sức. Vì vậy, vị thiên này tái sinh trong gia đình của thí chủ và khi lớn lên, cha mẹ cậu, như dự đoán, đã không cho phép cậu xuất gia. Người con nghĩ rằng, với thân người quý giá này, nếu tôi không thể từ bỏ đời sống gia đình, thật là vô nghĩa. Bởi thế, cậu ấy muốn kết liễu cuộc đời. Nhưng khi cậu nhảy xuống sông, dòng sông đảo chiều và khi cậu nhảy khỏi vách đá, cậu cũng không chết. Triều đại của đức vua khi ấy rất nghiêm khắc, vì thế cậu đã cố tình trở thành tên trộm và bị bắt. Nhưng khi mũi tên của đao phủ hướng về phía cậu lại quay ngược lại, đức vua kinh ngạc và xin lỗi cậu. Sau đấy, với sự giúp đỡ của đức vua, gia đình cậu cuối cùng cũng cho phép cậu trở thành tu sĩ và không lâu sau, cậu chứng quả A La Hán. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với các đệ tử của Ngài về nghiệp của người này trong các đời quá khứ: Lần nọ, cậu ấy cứu một người đàn ông sắp bị giết và nhờ đó trong năm trăm đời tiếp theo, ông ấy chẳng sợ gì – đất, nước, lửa và gió không thể làm hại và trong đời tiếp theo, cậu chứng A La Hán. Phóng sinh là một cách thức để dâng lên sự vô úy [vô úy thí: một kiểu bố thí trao tặng sự bảo vệ khỏi những hoàn cảnh nguy hiểm và khó khăn]. Kinh Niệm Xứ (Sattipathana Sutra) nói rằng, “Trong tất cả giới luật, hành động tuyệt vời dẫn đến sự tái sinh trong các cõi cao hơn là giới luật của phóng sinh”. Trong Bộ Luận Về Công Đức Phóng Sinh có nói, “Nếu người ta mong muốn hỷ lạc của các cõi cao, phóng sinh có thể đem lại công đức của cõi người và thiên; nếu họ tìm kiếm sự tiệt trừ khổ đau cho bản thân, phóng sinh có thể đem lại quả vị của Thanh Văn; với sự áp dụng tâm Bồ đề, phóng sinh có thể là nguyên nhân giác ngộ; nếu họ mong muốn sự trường thọ cho đạo sư tâm linh, phóng sinh có thể hoàn thành mong ước này; nếu họ mong muốn sự trường thọ cho bản thân, phóng sinh là thực hành mạnh mẽ nhất. Phóng sinh tích lũy vô lượng công đức”.
Once upon a time, an almsgiver made offerings to the Stupa of Avalokiteśvara. The almsgiver didn’t have a son, so one day, he swore under the stupa that if he would not be given a son, he would destroy this stupa. The celestial beings residing in the stupa were very afraid, but were not able to give the man a son, so they asked for help from Indra. Indra ordered a dying celestial being to be reborn in this man’s family. However, this celestial being wanted to become a monk in the human realm, and therefore did not want to be reborn in this almsgiver’s family. Indra promised him that if his parents would not let him become a monk, he would try his best to help. So, this celestial being took rebirth in the almsgiver’s house, and when he grew up, his parents, as expected, did not allow him to take the ordination. The child thought, if with this precious human body, I cannot renounce home life, then it is meaningless. So he wanted to end his own life. But when he jumped into the river, the flow of the river reversed, and when he jumped off a cliff, he couldn’t die either. The reign of the king at that time was very strict, so he purposely became a robber, and was arrested. But when the executioner’s arrows directed at him backtracked, the king was astonished and apologized to him. Later, with the help of the king, his family eventually granted his wish to become a monk, and not long after, he attained the fruit of Arhat. Buddha Shakyamuni told his disciples about this man’s karma from previous lives: Once, he saved a man who was about to be killed, and thereby in the five hundred lives that followed, he feared nothing — the earth, water, fire and wind could not harm him, and in the subsequent life, he attained Arhatship. Life-release is a way to offer fearlessness [a kind of almsgiving which offers protection from dangerous and difficult situations]. Sattipathana Sutra says, “Among all precepts, the extraordinary action that leads to rebirth in the upper realms is the precept of releasing lives.” In the Treatise on the Merit of Life-Release, it is said, “If one wishes the bliss of upper realms, life-release can bring forth the merit of human and celestial realms; if one seeks the annihilation of suffering for oneself, life-release brings forth the fruit of Sravaka; With the application of bodhicitta mind, life-release can be the cause for enlightenment; if one wishes longevity for one’s spiritual teacher, life-release can fulfill such a wish; if one wishes for one’s own longevity, life-release is the most powerful practice. life-release accrues boundless merit.”
Phóng sinh cũng là nhân tố căn bản để tái sinh trong Tịnh độ. Kinh Vô Lượng Thọ ghi lại mười nhân tố dẫn đến sự tái sinh về Tịnh độ. Mặc dù có nhiều diễn giải về mười nhân tố này, phóng sinh và thuyết phục người khác phóng sinh đều được xem là hai trong mười nhân tố. Hơn thế nữa, theo Bình Giảng Về Lời Khuyên Bardo, nếu người ta phóng sinh khi còn sống, trong Bardo, những con vật được giải phóng sẽ đến bên và dẫn dắt bạn đến cõi Tịnh độ tùy ý; trong khi nếu bạn giết hại thì những hữu tình chúng sinh bị giết này sẽ xuất hiện cực kỳ phẫn nộ và bạn sẽ bị dẫn dắt đến địa ngục bởi một thế lực mạnh mẽ.
Life-release is also a principal factor for rebirth in the Pure Land. Recorded in the Infinite Life Sutra are ten factors that lead to rebirth in the Pure Land. Although there are many interpretations of these ten factors, life-release and persuading others to release lives are both widely considered as two of the ten factors. Moreover, according to the Commentary of the Advice on Bardo, if one releases lives when alive, during Bardo, the released animals will come to you and guide you to the Pure Land of your choice; whereas if one kills lives, then these killed sentient beings will appear extremely wrathful, and you will be guided into hell by a powerful force.
Những người thường phóng sinh có thể lập tức tái sinh về Tịnh Độ. Ví dụ, Chakmey Rinpoche của Tây Tạng đã thuyết phục người khác phóng sinh trong suốt cuộc đời, và khi Ngài qua đời, Ngài đã trực tiếp tái sinh về Tịnh Độ. Ở Trung Hoa, Pháp Sư Vĩnh Minh (Yongming) triều Tống thường mua cá và tôm để phóng sinh. Sau đấy, nhờ công đức này, Ngài đã vãng sinh về Tịnh độ, đạt được thượng thượng phẩm trong sự tái sinh. Những câu chuyện như vậy được lịch sử ghi chép lại rất nhiều.
Those who often release lives can immediately be reborn in the Pure Land. For example, Chakmey Rinpoche of Tibet persuaded others to release lives throughout his whole life, and when he passed away, he was reborn in the Pure Land directly. In the Han region, Master Yongming of Song Dynasty often bought fish and shrimps for life-release. Later, with this merit, he was reborn in the Pure Land, attaining the highest level of the highest class of rebirth. Such stories were recorded by many historical documents.
KẾT LUẬN
CONCLUSION
Trong vô số Kinh điển và bộ luận có nhiều giáo lý và câu chuyện liên quan đến công đức của phóng sinh và lỗi lầm của việc sát sinh, và những thảo luận về các cấp độ lý thuyết là vô tận. Bài viết này chỉ khám phá một phần nhỏ bé trong đại dương bao la. Bởi giới hạn về độ dài, tôi đã không giảng giải quá nhiều về chủ đề này. Những bậc trí nhờ đó sẽ học hỏi được thông qua sự tương đồng, phân biệt được và mất, cẩn thận lựa chọn điều cần làm và cần tránh, mở rộng việc phóng sinh và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, giống như Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đã nỗ lực hết mình trong việc dẫn dắt.
Recorded in the vast ocean of sutras and sastras are many teachings and stories concerning the merit of life-release and the demerit of killing, and the discussions on the theoretical level are limitless. This article only explored a tiny portion of a vast ocean. Due to the limitation of length, I will not overly expound on this subject. The wise ones will thereby learn by analogy, differentiate the gain and loss, carefully choose what to do and what to avoid, extensively release lives and benefit sentient beings, just as His Holiness Dharma King Jigme Phuntsok gave his utmost efforts in taking the initiative.

Nguyên tác: Ambrosia Rain – The Merit of Life-Release (http://www.khenposodargye.org/2013/07/ambrosia-rain-the-merit-of-life-release/).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.
Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được xin hồi hướng hết thảy hữu tình chúng sinh.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Chuyển họa thành phúc


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Phù trợ người lâm chung

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.166.234.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...