Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: Sự thật và Quan điểm »»

Tản văn Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Sự thật và Quan điểm

(Lượt xem: 4.530)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Sự thật và Quan điểm

Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái.

Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.

Nói hay viết đã lười, vì nghe/đọc của người khác thấy hay và hợp ý rồi, chỉ cần lặp lại một cách vô thức; làm thì chỉ có mỗi một động tác là nhích con chuột, dùng một ngón tay trỏ, bấm chọn biểu trưng cảm giác của mình, rồi chia sẻ ngay với hàng trăm, hàng ngàn người khác cái thông tin mà thân/bằng hữu của mình vừa đăng lên. Có khi không đọc, không nghe mà vẫn cứ bấm thích và truyền đi, vì tin rằng bạn bè, tổ chức, đảng phái của mình đã đọc và suy nghĩ rồi mới phóng lên mạng. Cứ thế, tạo nên một thứ “hiệu ứng bầy đàn,” và “hành vi của bầy cừu” (1) trên không gian mạng, ảnh hưởng ngược vào đời sống thực tế của gia đình, xã hội.

Xã hội trở nên rối loạn, phân hóa, tách ra thành từng mảng, từng nhóm, tự động kéo nhau theo sự thúc đẩy và mời gọi của những tiếng nói hợp ý, hợp tình. Tính cách và tâm lý bầy đàn đã bị lạm dụng bằng nhiều hình thức từ thô thiển đến tinh tế, để lôi kéo quần chúng cho mục tiêu tôn giáo, chính trị, xã hội và cả kinh tế.

Người có trí thì không để bị dẫn dắt bởi dư luận hay bởi ý kiến đám đông; không vội vàng tin vào những thông tin, lời đồn, dư luận; đánh giá sự việc một cách khoa học, có luận lý; lượng định một vấn đề có tính thời sự, cấp thiết thì phải tìm hiểu nguồn gốc sự thật; phân biệt đâu là sự thực khách quan và đâu là quan điểm, ý kiến chủ quan (2). Biết cái gì là sự thực rồi thì hãy chấp nhận là sự thực, không cố gắng gán ghép cho nó một tính cách giả dối nào đó để biến nó thành không thực. Còn những gì là quan điểm, ý kiến, ý thức hệ (của cá nhân, tập thể), cũng khó mà kết luận là đúng hay sai. Cho dù một quan điểm nào đó của mình, qua kinh nghiệm thực tế có thể chứng minh được là đúng thì cũng chỉ là cái đúng tương đối, không thể buộc người khác phải chấp nhận tin theo; vì đã là ý kiến thì không phải mọi người (với bối cảnh văn hóa và tri thức sai biệt) đều suy nghĩ và nhận định như nhau. Người ta sẽ bàn cãi, xung đột với nhau về quan kiến suốt cả đời không chắc đã tìm ra mẫu số chung, mà có thể còn truyền cả sự xung đột ấy cho nhiều thế hệ sau.

Trong thế giới điên đảo ngày nay, người con Phật áp dụng Bát Chánh Đạo (3) vào đời sống thường nhật, sẽ nhờ chánh kiến mà không bị rơi vào tà kiến, thiên kiến, ác kiến; nhờ chánh tư duy mà biết chiêm nghiệm, truy tìm sự thật, không bị lôi kéo bởi các tin đồn, tin giả, và những tuyên bố bịa đặt, dối trá; nhờ chánh ngữ mà tránh nói những lời hư dối, lời ác, lời thêu dệt đãi bôi, lời hai chiều chia rẽ.

Sống chân thực, sống với lương tri thì không thể chấp nhận, tán thành những điều ngoa ngụy, điêu trá; và nhất là không thể cổ vũ hay ủng hộ bất kỳ cá nhân hay tập thể bất chánh nào.

Không có nhân xấu/ác nào có thể đưa đến kết quả tốt/lành.

Không có hạt giống hư dối nào có thể nẩy mầm chân thực, an vui.

Sống giữa cõi đời hỗn mang này, đừng vội tin ai, nhưng hãy tin rằng nhân lành mới trổ quả lành. Thế giới ngày mai ra sao là do nơi nhân lành của mỗi người hôm nay gieo xuống: từ ý nghĩ lành, tác động lên lời nói và hành động lành, khởi từ lòng yêu thương, hướng về khắp tất cả.

California, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Vĩnh Hảo
www.vinhhao.info



____________



(1) Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, xã hội và kinh tế học, có một thành phần rất đông trong xã hội dễ bị chăn dắt, hướng dẫn (như đàn cừu) bởi những người khôn ngoan hơn (như sói). Những người này khá thụ động, ít suy nghĩ, không chịu xét đoán, nặng về bản năng, thường a dua theo đám đông (vì nghĩ rằng không lẽ nhiều người làm như vậy mà lại sai lầm!), cứ hành động và hô hoán ồn ào theo đàn nhóm mà không cần biết hậu quả ra sao, tương lai thế nào. Càng nhiều người bị dẫn về một hướng thì hiệu quả càng lớn, càng mạnh hơn, kéo theo hàng chục, hàng trăm lần những người và đàn nhóm khác cùng tin theo, làm theo. Đây gọi là hiệu ứng tâm lý bầy đàn, hành vi bầy đàn, tâm lý đám đông, bản năng bầy đàn (herd effect/herd behavior/psychology of crowd/herd instinct).


(2) Sự thật (fact), là điều thực tế có thể chứng minh được bằng chứng cớ, dù ở quốc gia này hay quốc gia kia, đảng phái này hay đảng phái kia (ví dụ: con người cần phải ăn uống để sinh tồn. – Đây là một sự thật không thể chối cãi). Quan điểm, ý kiến, quan niệm (opinion) là cái người ta tin, nghĩ hoặc cảm giác nhưng không thể chứng minh được là đúng hay sai; hoặc có thể đúng với người này nhưng không đúng với người kia (ví dụ: những người có màu da như vậy là những người thông minh, cao quý nhất. – Đây chỉ là ý kiến, quan điểm của cá nhân hay một tầng lớp người, không phải là sự thật tuyệt đối với tất cả mọi người). Fact vs. Opinion được dạy từ cấp tiểu học ở Mỹ. Không nhớ chương trình giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975 và sau năm 1975 có dạy cho trẻ em phân biệt được giữa fact (sự thực) và opinion (quan điểm) hay không; nhưng nhìn thực tế xã hội hiện nay, có vẻ như những người Việt lớn tuổi ở nước ngoài khi tham gia sinh hoạt liên mạng, đã không biết đâu là thực, đâu là giả — luôn tin hoàn toàn vào những gì nghe, thấy qua thông tin mà phe cánh của mình đưa ra; và hoàn toàn không tin vào những gì do những người thuộc phe cánh khác nói. Gần đây, các nhà giáo dục và xã hội nhận thấy cần thiết phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh, sinh viên, cũng như người dân trong nước tránh những ngộ nhận về các thông tin có thể là bịa đặt (hoax), tuyên truyền (propaganda), báo cáo cẩu thả về một sự kiện hay một tuyên bố gây hiểu lầm (sloppy reporting of an event or statement, causing misunderstanding), trình bày thiên vị về một tình huống phức tạp (a biased presentation of a situation that is not very simple), bằng cách: kiểm tra nguồn (source) từ đâu, có đáng tin cậy không, có thiên vị không, có phải là châm biếm không. Để tìm ra một cách nhanh chóng các thông tin và thông báo lừa bịp, có thể kiểm tra với: www.factcheck.org; kiểm tra tuyên bố chính trị của một nhân vật hay đảng phái: www.politifact.com; kiểm tra một bức ảnh được sử dụng với một câu chuyện gán theo rất đáng nghi ngờ, hãy vào: www.tineye.com; nghi ngờ một ý kiến hay sự kiện được nêu ra trên truyền thông có thiên vị hay không: www.allsides.com (nếu là ý kiến – opinion, thì sự thật hỗ trợ cho nó /facts used to support the opinion/ là gì, từ nguồn nào), hãy kiểm chứng với www.factcheck.com; để kiểm tra các tình huống, quang cảnh và các chủ đề truyền thông thay đổi liên tục, hãy vào www.snopes.com; để biết một sự kiện hay câu nói là nghiêm túc hay chỉ là châm biếm mỉa mai, hãy vào: www.realorsatire.com; để tìm ra câu chuyện tin tức có thật hay không, hãy vào: www.factitious.com. Tất nhiên, trong những cái thật có khi cũng bị sai sót vì lý do nào đó, nhưng nếu kiểm tra kỹ, biết đối chiếu các nguồn vô tư đáng tin cậy ở trên, sẽ giúp tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, dễ dàng.

(3) Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo, là con đường tám nhánh (gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) dẫn đến giải thoát, niết-bàn.




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.230.128.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...