Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC »»

Tản văn Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC

(Lượt xem: 5.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC

Ai cũng tin rằng tương lai sẽ như vầy, như vầy, đúng như hôm qua và hôm nay đã trù liệu, hoạch định và tiến hành; bởi vì cái nhân gieo xuống với sự trợ duyên của các yếu tố phụ thuộc chung quanh, một cách khoa học và kinh nghiệm, cùng với thời gian vừa đủ để một tiến trình được khai mở, phát triển, chắc hẳn có nhiều phần mang lại kết quả tương xứng, hoặc bội phần, hoặc bội bội phần.

Tuy vậy, kinh nghiệm, với những kết quả thực tế của một số sự việc, công trình, cũng cho thấy rằng, không phải lúc nào quả phải theo nhân. Bài học vỡ lòng của nhân-quả dạy chúng ta rằng các yếu tố ngoại tại có khi cũng rất quan trọng để dẫn đến kết quả như ý hay bất xứng ý. Tất nhiên khi nông gia cấy lúa xuống ruộng, đã theo kinh nghiệm lâu năm của cha-ông và nghề nghiệp: biết chọn giống tốt, biết lúc nào gieo mạ, cấy mạ, đưa nước vào ruộng, xả nước khỏi ruộng, xịt thuốc trừ sâu, v.v… Nhưng cũng nông vụ nầy, năm ngoái trúng mùa, năm nay bão giông lũ lụt lại thêm các đập thủy điện xả nước, lúa sẽ bị mất trắng.

Hạt lúa là nhân, cây lúa trổ bông là quả; những điều kiện hỗ trợ, tiếp sức cho hạt lúa nẩy mầm, lớn lên và trổ đòng đòng là duyên. Nhân chỉ có một; quả thường nhiều hơn cái nhân ấy; và duyên thì vô hạn, vô tận. Bởi vì, duyên của một cái nhân này có khi lại là nhân của một cái quả nào đó, hoặc là quả của một cái nhân khác. Chính vì tương quan chồng chéo đan xen như thế giữa các sự thể, nhà Phật gọi là trùng trùng duyên khởi, trùng trùng tương duyên – qua đó, sự sinh khởi của bất cứ sự thể, sự kiện, sự vật nào, từ hữu hình đến vô hình, đều có sự tương trợ và tác thành bởi vô số điều kiện nhân duyên khác. Một sự thể vừa là quả, vừa là nhân, cũng vừa là duyên cho một hay nhiều sự thể khác. Một sự thể vừa là chủ thể, mà cũng vừa là đối tượng của một chủ thể khác. Mỗi chủ thể đều có tác động đồng thời chịu tác động, gián tiếp hay trực tiếp, thuận hay nghịch, từ một hay nhiều, hay vô số đối tượng và chủ thể khác không phải là nó. Vì vậy, thực ra không có sự thể nào tự sinh khởi, cũng không có sự thể nào có tự tính riêng biệt của nó (vô tự tính). Không gì hiện hữu một cách độc lập. Tất cả đều tùy thuộc vào nhau (tương thuộc), hỗ trợ nhau (tương duyên), và làm nhân cho nhau (tương sinh). Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không (1). Nhưng cũng chính vì tất cả sự thể đều tùy thuộc hỗ tương, không sự thể nào có tự tính độc lập, nên thực sự không có gì là nhân, là duyên, là quả. Từ chỗ này, Đại sư Long Thọ nói: không gì được sinh ra hay diệt đi; không gì thường hằng hay đoạn diệt; không gì đồng nhất hay dị biệt; và không gì đến hay đi (2). Bát-nhã Tâm kinh cũng nói: “Bởi vì tướng của các pháp là không (tự tính), nên không có sinh-diệt, dơ-sạch, tăng-giảm” là vì thế (3).

Nghiệm sâu từ đó, không phải để chối bỏ thực tại vô thường của thế giới tương đối, hay cố gắng truy tìm thực tại tuyệt đối vượt khỏi biên tế trần gian; mà chỉ để thực tập một cách nhìn vượt khỏi những nhị nguyên, đối đãi.

May ra, ở chỗ tận cùng bế tắc của đường ngôn ngữ (4), có thể thấy thấp thoáng đâu đó chỗ kỳ tuyệt của bản tâm, nơi đó, không có chỗ khởi đầu và kết thúc.

Suy cho cùng, một sát-na, một ngày, một tháng, hay một năm cũng thế. Không có sự bắt đầu hay kết thúc của không gian và thời gian. Không sinh nên không diệt. Vô thủy nên vô chung.

Nơi ruộng đồng kia, lúa nẩy mầm.

Và mùa xuân lại đến.

California, ngày 20.12.2020
Vĩnh Hảo
(www.vinhhao.net)

_________

(1) Kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ I), nguyên lý Duyên khởi được nêu như sau:

“Vì cái này có nên cái kia có
Vì cái này không nên cái kia không
Vì cái này sinh nên cái kia sinh
Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”

(2) Bát bất (tám cái không) mà Long Thọ (Nāgārjuna) nêu lên như là tiêu đề cho toàn bộ Trung Quán Luận:

“Bất sinh diệc bất diệt
Bất thường diệc bất đoạn
Bất nhất diệc bất dị
Bất lai diệc bất xuất
Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hí luận
Ngã khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất.”

Tạm dịch:

Không sinh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi
Tuyên thuyết pháp nhân duyên
Khéo diệt mọi hí luận
Con cúi đầu lạy Phật
Bậc đạo sư đệ nhất.

(3) “Thị chư pháp không tướng: bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.”

(4) “Ngôn ngữ đạo,” (con đường của ngôn ngữ văn tự), chữ dùng của Đại Trí Độ Luận, trong “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt,” nghĩa là cắt đứt con đường ngôn ngữ, dập tắt chỗ vận hành của tâm.




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Bức Thành Biên Giới


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.85.255.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...