Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận bàn Phật pháp »» Xem đối chiếu Anh Việt: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm... »»
Khi xưa, Lục Tổ Huệ Năng nhờ vào câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang mà bổng nhiên đại ngộ. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” nghĩa là đừng sanh vọng tâm mà trụ chấp vào bất cứ một nơi hay sự vật nào cả. Do vì Bồ tát an trụ tâm như vậy nên có thể tuy độ vô lượng chúng sanh mà vẫn không thấy có một chúng sanh để độ. Kinh gọi là hành Trung Đạo! Bồ tát do an trụ tâm trong Trung Đạo Thật Tướng, nên có thể bố thí Ba-la-mật, tức là cúng dường pháp cho hết thảy chúng sanh với tâm không: không thấy mình bố thí, không thấy người nhận bố thí và cũng không thấy vật bố thí. Do bố thí như vậy, nên Bố thí như vậy, nên Bố tát thành tựu vô lượng vô biên công đức trang nghiêm; vì thế kinh mới nói: “An trụ trong hết thảy pháp công đức.” Nói cho căn kẽ hơn, Bồ-tát do hành Trung Đạo nên có thể suốt ngày độ sanh mà suốt ngày cũng chẳng độ sanh, suốt ngày tiếp xúc với vạn duyên mà vẫn luôn nhất tâm không tịch, suốt ngày thực hành rốt ráo cả sáu độ Ba-la-mật “bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ” mà vẫn luôn an trụ trong các tam muội bất sanh bất diệt, chẳng đánh mất định ý. Bồ-tát nơi cõi Cực Lạc do thực hành Lục độ vạn hạnh với trí tuệ Bát nhã như vậy, nên thường được chư Phật đồng thanh khen ngợi là: “Dù họ dù thường luôn thực hành rốt ráo Lục độ Ba-la-mật, mà lại vẫn thường an trú nơi Tam-ma-địa, không sinh không diệt, đi khắp đạo tràng, xa cảnh Nhị thừa.”
Thập-trụ Tỳ Bà Sa Luận bảo: “Nếu đắm trong địa vị Thanh văn và địa vị Bích-chi Phật thì gọi là Bồ-tát chết, là mất hết thảy cái lợi. Dù đọa vào địa ngục cũng chẳng sợ hãi đến thế. Nếu sa vào địa vị Nhị thừa thì là điều sợ hãi lớn.” Đấy đã nêu rõ ý nghĩa vì sao Bồ-tát cõi Cực Lạc dù đi khắp đạo tràng, mà vẫn xa lìa cảnh Nhị thừa, chẳng bị nhiễm trước bởi các pháp của hàng Thanh văn và Bích-chi Phật. Nói cách khác, tuy Bồ-tát hành quyền phương tiện, dạo khắp mười phương, diễn nói các pháp khác nhau thích ứng với căn cơ của từng mỗi chúng sanh, nhưng đối với những Chánh Hạnh đạo tràng, các Ngài chỉ nương theo một pháp Nhất thừa để rốt ráo đạt tới bờ kia, không có chút khuyết thiếu, cũng không lầm lạc, rơi vào các pháp của hàng Nhị thừa. Vì vậy, chư cổ đức mới thường dạy chúng ta “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” thì sẽ mau chóng đại ngộ, đắc quả Nhất thừa; đấy mới thật sự là “an trụ trong hết thảy pháp công đức.”
Bồ-tát cõi Cực Lạc chỉ chuyên tu pháp môn Niệm Phật Nhất thừa của A Di Đà Phật, nên thành tựu được công công đức chân thật, chẳng thể nào mà nói trọn hết cho nổi, nên được Thích Ca Mâu Ni Phật khen ngợi rằng: “Ta nay lược nói, cõi Cực Lạc kia, chỗ Bồ-tát sinh, chân thật công đức, thảy đều như thế. Nếu nói rộng ra, trăm ngàn vạn kiếp, cũng không cùng tận.” Còn những người tu xen tạp là do tâm còn nghi hoặc nơi giáo pháp mình đang tu, nên chẳng thể chân thật chuyên tu một môn niệm Phật Nhất thừa của A Di Đà Phật, tức là họ bị chìm đắm trong địa vị Thanh văn hay Bích-chi Phật, vẫn chưa thể rời xa cảnh Nhị thừa nên Thập-trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi họ là Bồ-tát chết! Bồ tát chết thì làm sao có thể thành tựu hết thảy pháp công đức chứ?
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập