Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền »» Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền »»

Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền
»» Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền

Donate

(Lượt xem: 7.852)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một người bạn khi trao đổi với tôi than phiền rằng văn hóa Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Tàu nhiều quá, và rằng những người Tàu ngày càng trở nên “khó chơi”. Quan điểm riêng của mỗi người là do chính người ấy cân nhắc đưa ra, tôi không lạm bàn, nhưng ngay trong cách thức trình bày quan điểm ấy, tôi nhận ra có sự nhập nhằng, nhầm lẫn giữa các khái niệm tuy rất gần nhau nhưng lại có phạm trù hoàn toàn khác nhau.

Trước hết, văn hóa của một dân tộc là những gì được dân tộc ấy chọn lọc, tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ. Vì thế nó thể hiện rất rõ những đặc thù của mỗi dân tộc trong quá trình chọn lọc. Người Tàu có cách nhận thức khác biệt với người Việt Nam, nên nền văn hóa của họ nhất định phải có sự khác biệt với văn hóa Việt. Những điểm tương đồng hoặc giống nhau trong những nền văn hóa ở cùng một khu vực, vùng miền là điều tất nhiên phải có, nhưng không thể vì những điểm giống nhau đó mà quên đi những khác biệt thể hiện nét đặc thù của văn hóa mỗi dân tộc. Người Việt tuy sử dụng cùng loại chữ viết với người Tàu, nhưng trong suốt quá trình lịch sử chưa từng đọc nó theo cách của người Tàu. Chúng ta sáng tạo ra hệ thống âm Hán Việt mà người Tàu hoàn toàn không có, và sử dụng âm Hán Việt để thể hiện chữ Hán mỗi khi cần thiết phải đọc lên hay ngâm vịnh thi ca. Cách đọc Hán Việt này được ông cha ta bảo lưu qua nhiều thế hệ, trong khi ngay trên đất Trung Quốc thì âm đọc của nhiều chữ viết đã thay đổi rất nhiều qua từng triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh... Nếu không thấy được những khác biệt đặc thù thì chúng ta có thể nhìn đâu cũng thấy “văn hóa Tàu”, trong khi thực chất đó là những gì do chính ông cha ta chọn lọc.

Chẳng hạn, anh bạn nói trên cũng than phiền rằng đi vào các đền chùa miếu mạo cứ thấy toàn chữ Tàu, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của Tàu rất mạnh. Thật ra, chẳng có người Tàu nào mong muốn hoặc thúc ép ta dùng chữ Hán để viết các câu đối liễn trong đình chùa như nhiều người tưởng tượng và cho rằng họ muốn “Hán hóa”, để rồi từ đó lên tiếng kêu gọi phải “thoát Trung”... Những điều nói trên là lựa chọn của chính người Việt chúng ta, nhưng là của thế hệ ông cha ta từ nhiều thế kỷ trước, mà khi ấy thì cái gọi “chữ Việt” ngày nay vẫn còn ở mãi bên trời Tây, chưa thác sinh vào đất Việt. Điểm tự hào của chúng ta là ở những nét văn hóa cổ, những ngôi đình chùa xưa vẫn còn giữ được đến ngày nay. Mà xưa đến thế, nếu không viết bằng chữ Hán thì viết bằng chữ gì? Hơn nữa, tầng lớp trí thức ngày xưa đều đọc được chữ Hán, thì đối với họ những câu chữ ấy đâu có xa lạ như với chúng ta ngày nay? Chính vì thế, ngày nay khuynh hướng dùng chữ Việt thay thế trong các ngôi chùa mới xây dựng đã ngày càng chiếm ưu thế. Đó cũng là lựa chọn của dân ta ngày nay, nhưng cũng không nên vì thế mà cho rằng ông cha ta ngày trước có gì sai lầm. Chỉ là điều hoàn toàn tự nhiên trong những bối cảnh lịch sử khác nhau mà thôi. Hoàn cảnh lịch sử đã khác đi, sự lựa chọn của dân ta cũng sẽ khác đi, đâu cần phải kêu gọi “thoát Trung” bằng cách bỏ chữ Hán? Ngược lại, cái khuynh hướng kêu gọi “bỏ chữ Hán” một cách thiếu chọn lọc đang đe dọa làm tổn thương nghiêm trọng đến di sản văn hóa thực sự do ông cha ta truyền lại, bởi rất nhiều yếu tố trong đó muốn hiểu được, nắm vững được thì không thể không học chữ Hán.

Hiểu về văn hóa đã không đúng, nếu hiểu về “người Tàu” cũng không đúng nữa thì quan điểm của anh bạn tôi sẽ càng thêm sai lầm. Như đã nói trên, “văn hóa Trung quốc” là do nhiều thế hệ người dân Trung quốc chọn lọc và lưu giữ lại, trong khi “người Tàu” theo cách nói thông thường sẽ chỉ đến những người Tàu của thế hệ hiện nay mà thôi. Một quá trình chọn lọc tất nhiên chỉ muốn giữ lại toàn những cái hay, cái tốt, nhưng một lát cắt của thực tại trong từng thời điểm thì tất nhiên phải cho ta thấy là có cả những điều tốt lẫn xấu, hay và dở xen lẫn nhau. Cũng vậy, dân tộc Việt có thể được mô tả với những tính chất tốt đẹp như cần cù, chịu khó, hiếu học, yêu nước, hiếu kính tổ tiên. v.v... nhưng nếu ta nhìn người Việt một cách khách quan trong hiện tại, ta cũng không thể phủ nhận có rất nhiều thói quen, tập tính xấu... Và nói rộng ra thì con người ở bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới này cũng vậy thôi. Ngay trong bản thân mỗi người chúng ta cũng đã có những khuynh hướng tốt, xấu xen lẫn nhau rồi. Nếu ta sống không biết kiềm chế, hướng thiện, thì các tính xấu sẽ tha hồ phát triển. Ngược lại, người Phật tử biết “lấy giới làm thầy” thì chắc chắn sẽ mỗi ngày một hoàn thiện bản thân hơn trước. Khi hiểu được thực tế như vậy, chúng ta sẽ thấy việc duy trì một định kiến không tốt với “người Tàu”, “người Mỹ”, “người Pháp” v.v... đều là điều không đúng và hoàn toàn thiếu khách quan, thiếu công bằng, bởi trong bất kỳ nhóm người nào cũng đều sẽ có kẻ xấu người tốt, không thể nào “vơ đũa cả nắm”.

Cuối cùng, khi đưa ra phát biểu “người Tàu ngày càng khó chơi” thì anh bạn tôi đã nhầm lẫn nghiêm trọng giữa người Tàu (hay nhân dân Trung quốc) với những người cầm quyền (administration) ở đất nước Trung quốc hiện tại. Trong một chừng mực nào đó, mọi chính quyền trên thế giới đều được cho là hướng đến dân chủ, đến quyền làm chủ thật sự của người dân. Mục tiêu này càng được đến gần thì chính quyền ấy sẽ càng gần gũi với dân, có thể xem lại đại diện cho dân. Tuy nhiên, cho dù mơ ước của toàn nhân loại đều như thế, thì trong thực tế vẫn còn không ít những khoảng cách xa xôi. Chẳng hạn, nước Mỹ được xem là tiên phong trong xây dựng dân chủ với biểu tượng “nữ thần tự do” mà rất nhiều người ngưỡng mộ, nhưng trong kết quả bầu cử vừa qua thì tổng thống đắc cử Donald Trump lại là người nhận được ít phiếu bầu của người dân Mỹ hơn so với đối thủ là bà Clinton. Thiết chế “đại cử tri” của các nhà lập pháp Mỹ nhằm cân bằng quyền lựa chọn giữa các tiểu bang đông dân với các tiểu bang ít dân, nhưng cuối cùng đã tạo cơ hội cho một người có ít sự ủng hộ từ quần chúng hơn lại trở thành người đứng đầu chính quyền. Như vậy, dù nói thế nào đi nữa thì “những người cầm quyền” hiện tại ở Mỹ vẫn không thể được xem là “đại diện” cho toàn dân Mỹ. Và trong thực tế, điều này hiện nay vẫn đúng với hầu như mọi chính quyền trên thế giới, bởi họ có thể chiếm được một đa số ủng hộ thì cũng không tránh khỏi một thiểu số phản đối.

Những điều “khó chơi” của “người Tàu” được anh bạn tôi nhắc đến thực chất là những hành vi gây hấn gần đây của nhà cầm quyền Trung quốc trên biển Đông, và nhìn ngược lại trong quá khứ với lịch sử những cuộc xâm lăng bị ông cha ta đẩy lùi, thì vẫn phải quy kết đó là hành vi của những người cầm quyền trong từng thời điểm, chứ không thể xem đó là hành động của nhân dân Trung quốc. Ngay cả những người lính Trung quốc trong quá khứ phải có mặt trong đoàn quân xâm lược Việt Nam, thì chưa hẳn – thậm chí có thể nói chắc chắn không phải – là lựa chọn một cách tự nguyện của họ.

Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm về văn hóa, nhân dân và những người cầm quyền sẽ khiến chúng ta có những định kiến hoàn toàn không đúng về một dân tộc, làm tổn thương nghiêm trọng những tình cảm tốt đẹp giữa người và người luôn có thể dành cho nhau.

Tuy nhiên, lý thuyết dù sao cũng vẫn là lý thuyết, và người ta chỉ có thể tin được vào một lập luận nào đó sau khi đã trải nghiệm nó trong thực tế cuộc sống. Vì thế, câu chuyện có thật sau đây của một du học sinh Việt Nam trên đất Trung quốc sẽ là một minh họa rõ nét, giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa những khái niệm nêu trên, và nhất là sẽ có một nhận thức đúng thật, công bằng hơn đối với văn hóa Tàu và người Tàu, bởi trong thực tế họ luôn có thể trở thành những người bạn tốt của chúng ta, bất chấp việc những người cầm quyền trên đất nước họ đang làm gì và đã làm gì.

Bài viết được du học sinh này đăng trên Facebook và cũng đồng thời gửi trực tiếp đến cho Ban Biên Tập Rộng Mở Tâm Hồn.



Tri ân và học cách dung hòa

Thương gửi tới các thầy, cô, chú, bác, anh/chị/em/ bạn bè, đồng nghiệp của em ở quê hương!

Lời đầu tiên, cho em dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến đại gia đình Facebook, dù công khai hay riêng tư, mọi người đã gửi đến em rất nhiều những lời chúc phúc nhân ngày sinh nhật từ tận đáy lòng. Em vô cùng trân trọng và rất vui khi đọc từng dòng tin nhắn ấy.

Hôm qua sinh nhật, cũng là đúng một tháng sau ngày em làm phẫu thuật đầu gối chân. Xin báo cả nhà tin vui, cũng nhờ có sự cầu chúc và động viên của mọi người, em bình phục rất nhanh và nay đã đi đứng lại bình thường, thậm chí có thể chạy xe đạp rồi. Chỉ có điều, trong khoảng thời gian ngắn, em vẫn chưa thể đi được đường xa và đứng lâu, vì cơ bắp ở chân vẫn chưa có lực nhiều, cần thời gian điều dưỡng và tập luyện đều đặn dài lâu. Đi lâu không chịu nỗi, đứng lâu vẫn còn đau.

Ngày xuất viện, bác sĩ cầm tấm phim của người bệnh nhân quốc tế có ca phẫu thuật lần đầu phức tạp lên xem lần cuối, em run run hỏi bác sĩ “Bác ơi, chân con khỏe rồi đúng không? Về sau con không cần phải phẫu thuật nữa đúng không?!” Bác vui lây “Đúng rồi con, thứ cần lấy đã lấy ra hết rồi. Bệnh con được trị liệu như vầy cũng được xem là khá kịp thời và đúng cách rồi đó. Rất tốt! Hè này con chắc con không về nước được rồi?!” Vài lời xã giao đơn giản nhưng cũng đủ để em thực sự cảm nhận được tình cảm chân thành của bác sĩ. Thứ tình cảm thiêng liêng giữa con người chúng ta đó, luôn xuất phát từ trái tim thánh thiện, chứ không phải đổi chác bằng kim tiền...Trong hai năm làm hai lần phẫu thuật nơi tha hương, vết thương cũ chồng vết thương mới không lúc nào khiến em khỏi khắc khoải, nhưng có điều, tình người ở đây chính là liều thuốc chữa lành trái tim bé nhỏ của em hữu hiệu nhất.

Ngày xuất viện, vết thương vẫn chưa được cắt chỉ, có 3 bạn chung lớp nghiên cứu sinh đến đón em, trong đó có hai bạn người Trung Quốc rất nhiệt tình. Nói thật lòng, không biết trùng hợp hay do may mắn, tình cảm giữa lưu học sinh (2 Nga, 2 Việt Nam, 4 Thái Lan) và 11 bạn học TQ lớp nghiên cứu sinh khóa em vô cùng thân thiết. Mùa hè, đa số các bạn Trung Quốc, hoặc về quê hoặc tìm chỗ thực tập, nhưng cũng có vài bạn ở lại trường viết luận văn hoặc trực văn phòng, ai nấy cũng đều có việc riêng rất bận rộn. Ấy vậy mà khi lớp trưởng biết em sắp làm phẫu thuật, mọi người tốt đến nỗi lập riêng hẳn một nhóm chat với tiêu đề “Chăm sóc Tiểu Tuyết, nghĩa bất dung từ”. Bạn lớp trưởng tuy là con gái nhưng thật có uy, sôi nổi nói với em rằng “Đừng lo gì hết, để mình sắp xếp cho, chúng mình sẽ thay phiên vào thăm bạn, không cô đơn đâu, mau khỏe lại nhé!”. Lớp em cũng là lớp nghiên cứu sinh có số lượng nam sinh viên nhiều hiếm hoi từ trước đến nay, cả thảy có 4 bạn, trong đó chỉ có 1 bạn VN. 10 ngày ở bệnh viện, chỉ cách hai hoặc thậm chí có lúc là mỗi ngày, đều có 2 hoặc 3 bạn trong nhóm đến thăm em. Điều làm em cảm động hơn nữa là, cái “tình” mà các bạn dành cho mình. Bạn nữ đồng môn đang đi làm thêm ở Bắc Kinh cũng tranh thủ về thăm và mua cho em cả một thùng cháo Bách Bảo gần cả 5kg. Tuy là loại đóng hộp nhưng rất đặc biệt, nóng lạnh đều dùng được. Chỉ tội bạn ấy xách đi đường quá xa. Cháo ngon đến nỗi, một người ở Việt Nam chưa từng có thói quen ăn cháo như em cũng phải thốt thầm lên rằng “Trời ơi, ngon quá!”. Bạn luôn gọi điện trực tiếp hỏi thăm mà không bao giờ nhắn tin qua điện thoại hoặc Wechat. Ngày xuất viện, em còn chia lại vài lon cháo cho bác lao công và mấy cô hộ công chăm sóc em trong thời gian nằm viện điều trị. Ai nấy cũng mừng cho em vì hồi phục nhanh chóng, nhưng cũng bịn rịn không muốn nói lời chia tay. Sáng hôm ấy, bác sĩ trưởng khoa trước khi xuống phòng khám bệnh có tranh thủ đến thăm các bệnh nhân. Em ôm chầm và mắt “long lanh” nói lời cảm ơn Bác. “Khỏi rồi thì tốt, sau này có dịp đến thăm các bác nha. Hãy xem Khoa này như nhà con!” Thời khắc ấy, nếu em không cắn chặt răng và ngậm môi lại, chắc mặt mày đã bù lu bù loa rồi. Em nhớ một hôm, bạn nữ chung lớp người Trung Quốc đến thăm. Vì chân còn đau nên bản thân đi đứng còn khá bất tiện. Thật không ngờ, bạn xông xáo lấy nước cho em...rửa chân. Bạn cùng lắm là bằng hoặc thậm chí nhỏ hơn em, vậy mà kêu “Ngồi trên giường đi, đưa chân xuống!”, “Thôi thôi, để tui, không sao đâu!” em ngại ngùng tội lỗi. Nói rồi, bạn ấy nhúng khăn ấm và chăm chú rửa từng chút...từng chút. Bất giác, nước mắt em đã rơi xuống thau tự bao giờ.

Ngày em phẫu thuật, cô giáo dạy môn Giảng Giải Văn Tự Cổ, cũng là bạn học ngày xưa với thầy hướng dẫn em, vào viện và túc trực đến khi em được đẩy ra khỏi phòng lạnh. Đau đớn và thuốc mê khiến em không thể nào mở mắt. Cô ngồi bên em suốt mà đến sau này em mới biết là lúc đó, thầy hướng dẫn cũng đang nói chuyện với cô trên điện thoại. Học trò cô nói lại với em rằng “Hôm đó thầy bạn cũng muốn vào, nhưng vì là nam nên bất tiện. Thế là cô đến chăm sóc bạn thay thầy”. Mấy ngày sau, cô lại vào thăm em. 2h trưa không phải là thời gian thăm bệnh như quy định, nhưng cô chỉ rãnh giờ đó nên kêu em nói với y tá trưởng và bảo vệ một tiếng để cô vào. Cô mua rất nhiều đồ ăn và sữa. Nhìn thấy mái tóc dài sau nhiều ngày chưa được gội, cộng thêm mùi thuốc từ phòng gây mê, nên “bóng và thơm chưa từng thấy” của em, cô sốt sắng “Để cô lấy nước gội đầu cho nha!” , “Thôi cô, đừng...”, “Không sao đâu. Nằm trên giường, có cái bao lớn nè, cô sẽ lót dưới tóc em, không ướt giường, ướt áo đâu. Phối hợp nhịp nhàng một chút là được”. Em nằm xuống, nước mắt lại chảy ngược vào trong tim. Em tự hỏi, liệu người ở quê hương có thể tưởng tượng nỗi cảnh đứa con VN của họ được những người TQ chăm sóc thế này không?! Trong mấy giây ấy, bất chợt em uất ức nghĩ về suy nghĩ của một số vị ở quê hương. Nhưng không sao, thời gian sẽ chứng minh tất cả. Tự trong thâm tâm mình, em đã thầm biết ơn những ân nhân này từ lâu rồi. Ngày cắt chỉ, thầy hướng dẫn lấy xe riêng đưa em đi. Thầy cùng em bắt số, thay thuốc và cuối cùng là cắt chỉ. Vì chưa từng thấy vết thương nào nhiều và dài thế nên thầy...sợ và đứng xa. Thầy bảo trước nay thầy rất ít khi vào bệnh viện, mà dù nếu có cũng là đưa ba mẹ thầy đi khám thôi. Học trò, lại là lưu học sinh nữa thì đây là lần đầu.

Nhưng, có lẽ điều làm em nhớ mãi đến suốt cuộc đời này là quá trình cô lao công cực khổ mỗi ngày nấu cơm cho em ăn. Lúc em mới xuất viện, cô bảo cô sẽ làm cơm, ngày 3 bữa cho em, với điều kiện là...ĐỪNG đưa cô một đồng bạc nào hết. Em như khóc hết nước mắt, năn nỉ cô nhận tiền đi, vì nếu làm như thế em cảm thấy ngại ngùng và...tội lỗi lắm! Cô bảo “ai cũng có lúc hoạn nạn, con lại là thân gái nơi đất khách không có người thân. Con không khác gì con gái cô nên đừng nói chi tiền bạc hết.” Cô là lao công trong ký túc xá lưu học sinh mà em quen mấy năm trước. Có ngày sau giờ nghỉ trưa, lúc mang thức ăn đến, cô vào phòng ngồi tâm sự cùng em, cô nói nhiều lúc có vài người, gặp cô là chỉ biết “người lau sàn” (Cô dùng từ này 擦地 trong tiếng Hoa) rồi họ nhìn cô với cái nhìn đầy “sạch sẽ và cao cấp” của chính họ. Em an ủi và nói với cô rằng “Thưa cô, con người sạch ở cái tâm, chứ không phải bộ đồ hay câu nói. Tuy trong mắt nhiều người, cô không là gì, nhưng trong mắt con, cô là hóa thân của Quan Âm Bồ Tát, giúp con vượt qua sóng gió này. Vì việc đơn giản nhưng lại không ai làm được cô ạ!”. Nhiều lúc hầm canh gà hay xương heo, cô phải thức rất sớm và nấu rất lâu để có được một nồi canh chỉ cho mỗi mình em ăn. Cô nói, ăn xương hầm sẽ rất có lợi cho việc hồi phục của em. Người miền Bắc TQ có thói quen làm đồ ăn khá mặn và vị vô cùng đậm đà, nên mỗi ngày cô đều hỏi em trước là muốn ăn gì thì nói cô, vì cô không biết khẩu vị của em thế nào. Ngày nào cũng như ngày nấy, bữa nào cũng như bữa nấy, mỗi khi mang cơm đến, câu đầu tiên cô đều hỏi em “Con xem, phải món này không? Nếm thử xem coi đúng vị không? Có lẽ khẩu vị không được chính xác như con mô tả, nhưng có hai điều cô bảo đảm cô làm tốt, đó là dinh dưỡng và sạch sẽ cho con.”. Những ngày tháng đó, không biết đã bao nhiêu lần, khi cô vừa ra khỏi phòng là em vừa ăn, nước mắt vừa lả chả rơi. Em nói với cô “Cô làm rất ngon, rất đúng, rất hợp khẩu vị.”. Em không phải vì nói cho cô vui mà sự thực sau vài ngày đầu, đồ ăn cô làm đã không khác gì với những món em thường làm hoặc chính mẹ ở nhà làm cho em ăn. Mấy ngày sau em thấy cô quá cực nhọc nên buổi sáng em nói em có bánh trái rồi, qua loa là được nên bảo cô không cần làm đồ ăn. Thật ra thì thầy cô, bác sĩ và rất nhiều bạn bè TQ cũng như quốc tế trong thời gian qua đã đến thăm và mua cho em rất nhiều đồ rồi. Thầy quản lý ký túc xá cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được dọn về trường cũ tá túc một thời gian, thuận lợi cho việc dưỡng thương và thuận tiện vào bệnh viện (Vì sau khi vào học chuyên ngành, em phải dọn sang trường mới. Dù trang thiết bị trường mới cực kỳ đẹp và tối tân nhưng nằm cách rất xa trung tâm thành phố nên hơi bất tiện). Nhiều lúc em tự hỏi, chắc câu nói “Có lẽ đời này, ngoài quê cha đất Tổ, thì tôi nợ ân tình Trung thổ nhiều nhất rồi!” sẽ theo em đến suốt cuộc đời!

Có thể nhiều người sẽ nghĩ, có lẽ do em “mê” TQ quá nên cái gì cũng “bênh vực” họ, nhưng em trước nay luôn nhìn việc chứ không nhìn người. TQ, đất nước có cả tỷ dân, thì người dạng nào cũng có. Kể cả VN và tất cả các nước trên thế giới, nơi nào mà chả có người này người kia. Nhưng, tự trong lòng em luôn nghĩ, nếu hội đủ hai yếu tố "từ bi" và "trí tuệ", như cách nhà Phật thường dạy, thì ở đâu chúng ta cũng sẽ “gặp hung hóa cát” thôi. Tuy em chưa đủ từ bi như thế, cũng không được trí tuệ như ai, nhưng VN mình chẳng phải có câu nói "Ở hiền gặp lành" sao?! Với cả, em cũng không phải vì tiếp xúc nhiều với người TQ quá mà dám đánh giá thế này thế nọ. Em học ngôn ngữ, yêu thích ngôn ngữ và văn hóa nên chỉ muốn nghiên cứu những cái hay cái đẹp, để sau này làm được gì có ích cho xã hội thôi. Càng học tiếng Trung, em càng thêm yêu và tự hào về tiếng Việt. Người Việt mình ai cũng biết khái niệm về từ Hán Việt, nhưng cách dịch tài tình của những bậc thầy tổ, cha anh ngày trước, luôn khiến em phải tâm phục khẩu phục. Ví như tiếng Hoa ngày nay có từ 口译,笔译 nhưng tiếng Việt mình lại không dùng “dịch nói”, “dịch viết” , mà lại khéo léo dùng “phiên dịch” và “biên dịch” vậy. Khi hai hoặc nhiều nền văn hóa, cho dù vì bất cứ lý do gì mà tiếp xúc và hòa hợp vào nhau cũng đều sản sinh ra những sản phẩm đầy giá trị. Muốn hiểu được văn hóa truyền thống VN sâu sắc hơn, há chẳng phải nên tìm về cái nôi sản sinh ra nó sao?! Em tự hào vì là người VN, vì dân tộc trong bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử đã chắt lọc được tinh hoa văn hóa Trung Hoa, để hòa nhập nhưng không hòa tan vào nền văn hóa truyền thống của họ. Em tin rằng, khi chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, bao quát hơn thì tự nhiên tâm cũng sẽ bao dung hơn.

Lời cuối cùng, em cảm ơn cả nhà đã dành thời gian quý báu đọc bài chia sẻ dài này của em. Thật sự có rất nhiều câu chuyện khiến em cảm động nơi đây nhưng không thể nào viết ra hết. Em hoan nghênh những ai có cùng hoặc khác suy nghĩ chia sẻ với em ý tưởng của mọi người. Yêu cả nhà!

Facebook Phạm Ngọc Tuyết.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1484 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Chuyển họa thành phúc


Gió Bấc


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.131.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước ... ...

Việt Nam (310 lượt xem) - Hoa Kỳ (40 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...