Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tìm hiểu Phật pháp »» Quang Thọ Vô Lượng của Phật A Di Đà »»

Tìm hiểu Phật pháp
»» Quang Thọ Vô Lượng của Phật A Di Đà

(Lượt xem: 6.411)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Quang Thọ Vô Lượng của Phật A Di Đà

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Quang minh vô lượng, chiếu khắp mười phương, vượt hơn quang minh, của thảy chư Phật, vượt hơn ánh sáng, mặt trời mặt trăng, ngàn vạn ức lần” là nguyện thứ 13: “Ánh sáng vô lượng.” Câu “nếu có chúng sanh thấy được Quang-Minh, chiếu chạm thân mình, đều được an lạc, tâm từ hành thiện, sanh về nước con” là nguyện thứ 14: “Chạm quang minh được an lạc.” Ở đây kinh đang nói đến Báo thân của A Di Đà Phật thị hiện ở Tây Phương Cực Lạc Thế Giới để làm chỗ cho chúng sanh nương tựa.

Mục đích của nguyện có “ánh sáng vô lượng” và “thọ mạng vô lượng” của Tỳ-kheo Pháp Tạng cũng là để thành tựu Pháp thân. Vì sao hai nguyện này phải đi đôi với nhau? Vì thọ mạng của Phật là vô lượng thì Phật thân mới vĩnh viễn thường trụ mà làm chỗ nương dựa cho chúng sanh. Vì quang minh trí tuệ của Phật là vô lượng thì đức dụng của Phật mới bao trọn khắp cả mười phương, nhiếp hóa vô tận chúng sanh. Do vậy, “quang minh và thọ mạng vô lượng” là cái gốc của phương tiện đại bi, là thật đức của Báo thân, là nơi cho chúng sanh nương tựa mà đặng giải thoát. Như vậy, Tỳ-kheo Pháp Tạng thệ nguyện có được “quang minh và thọ mạng vô lượng” chỉ là để khiến cho hết thảy chúng sanh đều cũng có “quang minh và thọ mạng vô lượng.”

Quang minh vô lượng, thọ mạng vô lượng và Báo thân (hay còn gọi là phương tiện Pháp thân) của Phật A Di Đà là ba thứ trang nghiêm, đồng quy vào trong một pháp cú; đó chính là thanh tịnh cú, cũng tức là Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Ba thứ trang nghiêm đó cũng là các thứ y báo, chánh báo trang nghiêm thù thắng của cõi nước Cực Lạc. Nếu xét về mặt sở chứng của Phật A Di Đà thì nhập một pháp cú là hoàn toàn quy về Chân thật Trí huệ Vô vi Pháp thân. Do vậy, sở chứng của Phật A Di Đà là Bốn Mươi Tám Nguyện đều đồng quy về Quang Thọ Pháp thân; nghĩa là y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc chỉ là từ Pháp thân của Phật A Di Ðà hiện ra, cho nên Bốn Mươi Tám Nguyện hiển bày trọn vẹn Pháp thân. Nếu xét về mặt độ sanh của Phật A Di Đà thì Bốn Mươi Tám Nguyện đều là để nhiếp thọ chúng sanh, nên mỗi nguyện dung chứa lẫn nhau chẳng thể nghĩ bàn.

Do vì muốn làm lợi ích vô lượng vô biên cho chúng sanh nên Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện lúc thành Phật, quang minh của Ngài vô lượng vô biên, vượt hơn quang minh của thảy chư Phật, vượt hơn ánh sáng của mặt trời mặt trăng, ngàn vạn ức lần và đầy đủ các đức vô cùng tận chiếu khắp mười phương hết thảy các cõi nước dù là uế độ hay Tịnh độ. Bởi lẽ số lượng của các quốc độ Phật trong mười phương là vô lượng vô biên, nên Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện quốc độ của Ngài cũng phải rộng lớn vô biên để nhiếp thủ hết thảy các quốc độ trong mười phương thế giới. Kinh này ví các quốc độ của chư Phật khác trong mười phương như là những con sông nhỏ nếu đem so sánh với cõi nước Cực Lạc rộng lớn mênh mông như biển cả, nên dù muôn sông có đổ về biển cả, nhưng nước trong biển chẳng hề tăng giảm. Đấy đã nói lên cảnh giới sự sự vô ngại của Tây Phương Cực Lạc thế giới, mười phương hư không cũng có thể thu gọn vào trong một hạt bụi, một hạt bụi cũng có thể dung chứa mười phương hư không.

Lại nữa, do bởi số lượng của các quốc độ chư Phật trong mười phương là vô lượng vô biên, nên chúng sanh trong mười phương cũng là vô lượng vô biên. Do chúng sanh vô lượng vô biên nên đại bi của Phật cũng phải là vô lượng vô biên mới có thể độ trọn hết thảy chúng sanh vào trong một cõi Cực Lạc mà không bỏ sót một ai. Do đại bi của Phật vô lượng vô biên, nên quang minh cũng phải vô biên mới có thể nhiếp thủ và tạo lợi ích vô lượng vô biên cho hết thảy chúng sanh. Vì thế, Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện, lúc Ngài thành Phật sẽ có ánh sáng chiếu khắp mười phương không ngằn mé để không bỏ sót mảy một chúng sanh nào.

Phẩm Ánh Sáng Chiếu Khắp trong kinh Vô Lượng Thọ chép: “Quang minh chư Phật chiếu sáng xa gần, vốn do chỗ cầu đạo trong đời trước, sở nguyện công đức lớn nhỏ chẳng đồng, đến khi thành Phật, mỗi vị tự được, chỗ làm tự tại, chẳng cần dự tính. Phật A Di Ðà, quang minh ánh rực, thắng vượt hơn ánh mặt trời mặt trăng ngàn ức vạn lần, quang minh tối tôn vua trong chư Phật.” Như vậy, “oai thần quang minh Phật A Di Ðà tối tôn bậc nhất, chư Phật mười phương chẳng thể sánh kịp” là do nguyện lực trong đời trước của Ngài siêu tuyệt, vượt hơn các chư Phật khác lúc còn tu nhân địa; cho nên ngày nay, tự nhiên Ngài cảm được cái quả báo như vậy.

Kinh Ðại Pháp Cự Ðà Ra Ni nói, chư Phật có hai thứ quang minh, đó là: Phóng quang và Thường quang. Phóng quang là sức ánh sáng mà Phật dùng để cảnh tỉnh chúng sanh, tùy lúc mà chiếu, hoặc tỏa ra, hoặc thâu vào, tùy nghi tự tại. Trong các pháp hội Đại thừa, trước khi thuyết kinh, Phật thường hay phóng quang để khai sáng trí tuệ cho chúng sanh. Thường quang thì viên minh vô ngại, không lúc nào chẳng chiếu. Chúng sanh nào gìn giữ được Chân tâm tinh khiết, chí nguyện vô thượng, không tác ý, không khởi tâm động niệm thì tự nhiên tiếp nhận được Vô tác Diệu lực từ Thường quang của Phật. Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ dạy: “Ðức Như Lai ấy luôn phóng ra vô lượng vô biên quang minh mầu nhiệm, chiếu khắp hết thảy mười phương cõi Phật, thực hiện Phật sự.” Như vậy, quang minh trong lời nguyện “ánh sáng vô lượng” của Phật A Di Đà chính là Thường quang, nên Đức Phật A Di Đà còn có những danh hiệu khác là: Thường Chiếu Quang, Thường Tịch Quang, nghĩa là quang minh này tuy tịch mà lại thường chiếu, tuy chiếu mà lại thường tịch. Nghĩa lý này vượt xa sự hiểu biết của Nhị thừa và phàm phu.

A Di Ðà Phật phát thệ nguyện sâu nặng, dùng quang minh chiếu khắp và dùng danh hiệu của Ngài để nhiếp hóa chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới, chẳng bỏ sót một chúng sanh nào. Hễ ai thấy được quang minh hoặc được quang minh này chiếu chạm vào thân mình thì không ai mà chẳng được an vui, phát tâm từ bi làm các việc lành, sanh về cõi Cực Lạc. Đấy chính là cái lợi ích chân thật nhất trong tất cả các thứ lợi ích. Vì sao? Bởi vì có an vui thì mới có thể phát tâm từ bi làm các việc lành, có làm lành thì mới có đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên để được sanh về cõi Cực Lạc, vãng sanh rồi thì quyết định sẽ thành Phật. Vậy, có cái lợi ích nào bằng cái lợi ích này chứ? Cái lợi ích này được gọi là Chân Thật Lợi và được thập phương chư Phật đồng thanh xưng tán, các kinh đều khen ngợi, các luận cùng nêu. Ngược lại, người tu tịnh nghiệp mà lúc nào cũng khởi vọng tưởng, phân biệt chấp trước khi đối vật tiếp người thì tự mình vẫn chưa phá nổi phiền não và dục vọng của mình thì làm sao mà có thể phát tâm từ bi làm lành để có đầy đủ thiện căn phước đức mà vãng sanh Cực Lạc. Nói cách khác, người tu tịnh nghiệp nếu chẳng có được cái tâm thanh tịnh, an vui thì khó có thể đạt được công phu Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn.

Do những điều đã nói trên, chúng ta nhận thấy, tuy quang minh là đức tướng nơi thân Phật, nhưng quang minh ấy thật ra là để lợi lạc chúng sanh. Vì vậy, chư cổ đức bảo: “Bốn Mươi Tám Nguyện của A Di Đà Phật, đều hiển thị Pháp thân của Như Lai.” cổ đức còn bảo: “Mỗi một thệ nguyện của A Di Đà Phật đều là vì chúng sanh.”

Điều mà người tu hành Phật đạo trong thế gian e sợ là tử ma chợt đến bất ngờ lúc mình chưa chứng đạo, gây ra sự gián đoạn giữa sống và chết, tạo ra duyên thoái thất quả Bồ-đề. Do vậy, người tu đạo chưa thành tựu mà bị chết bất ngờ, tái sanh trở lại trong lục đạo thì thật là uổng phí. Tất cả chúng sanh khi đã sanh về Cực Lạc đều được gặp Phật, nghe pháp. Trong hết thảy các thời, hết thảy các chỗ đều là hưởng thụ khoái lạc tối cực, đều là tăng thượng duyên, chẳng có duyên thoái chuyển. Do đó, căn bản của mọi sự vui sướng nơi cõi Cực Lạc đều chỉ thuộc nơi nguyện “Thọ mạng vô lượng.” Lại nữa, do hết thảy nhân dân, bất luận là thuộc loại căn khí nào, sanh trong cõi nước ấy đều có thọ mạng vô lượng, nên việc tu hành không bị gián đoạn, quyết định sẽ thành Phật. Do vậy, lời nguyện “Thọ mạng vô lượng” thật là tối quan trọng. Trong nguyện “Thọ mạng vô lượng,” không những thọ mạng của Phật vô lượng mà thọ mạng của vô số Thanh văn, trời, người trong cõi nước ấy cũng đều vô lượng; đấy chính là đức tánh bậc nhất của Tịnh độ.

Kinh Pháp Hoa nói, Thọ mạng của chư Phật chẳng có hạn lượng là do vì lòng thương xót chúng sanh của các Ngài không có hạn lượng. Ấy là vì nếu Đức Phật chỉ trụ thế trong một thời gian ngắn ngủi thì sự giáo hóa của Ngài ở thế gian cũng ngắn ngủi. Nếu Phật trụ thế lâu dài hơn trong đời thì sự hóa duyên sẽ vô cùng và sự lợi lạc chúng sanh sẽ vô tận. Vì vậy, thọ mạng vô lượng của Báo thân của Phật Di Đà nơi cõi Cực Lạc đã nêu rõ hạnh đức giáo hóa chúng sanh trong tất cả mươi phương thế giới của Ngài đạt đến mức tột bậc. Do vậy, nếu ai hiểu rõ tâm ý của Phật trong lời nguyện “Thọ mạng vô lượng” đều phát lòng khâm ngưỡng tâm từ bi vô lượng của Phật Di Đà. Di Ðà là Báo thân Phật, Cực Lạc Thế giới là báo độ nơi mà Báo thân Phật ngự. Giáo chủ cõi Cực Lạc thọ mạng vô lượng, chẳng có con số nào có thể tính kể cho nổi số kiếp thọ mạng của Ngài. Đây chính là vô lượng thật sự, vô lượng một cách tuyệt đối, chứ chẳng phải là vô lượng một cách tương đối. Vì vậy, chữ “thọ mạng” ở đây cũng chỉ là giả nói để cho phàm phu chúng ta có thể hiểu; chứ thật ra, Báo thân của Phật A Di Đà nơi cõi Cực Lạc chẳng sanh cũng chẳng diệt thì làm gì có “thọ mạng” hay “hết thọ mạng.”

Tỳ-kheo Pháp Tạng nguyện: “Nước con vô số Thanh văn, trời, người.” A Di Ðà Phật có vô lượng, vô số đệ tử, đó là một trong ba thứ vô lượng: quang minh vô lượng, thọ mạng vô lượng và quyến thuộc vô lượng. Kinh Bi Hoa lại nói: “Trong cõi Cực Lạc chẳng có Thanh văn và Bích-chi Phật thừa. Tất cả đại chúng thuần là Bồ-tát vô lượng vô biên.” Như vậy tại sao kinh này lại nói “Thanh văn, trời, người vô số” có phải là điều mâu thuẩn hay sao? Thật ra, kinh dùng tên “Thanh văn, trời, người” là để chỉ chung cho hết thảy nhân dân cõi Cực Lạc bao gồm Duyên giác và Bồ-tát. Vì sao? Vì phẩm Ba bậc vãng sanh của kinh này bảo: “Ba bậc vãng sanh đều phải phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật” thì mới được vãng sanh. Do vì ba bậc vãng sanh đều đã phát đại tâm Bồ-tát, hành đại hạnh Bồ-tát, hướng đến đại quả vô thượng, nên nhân hạnh của họ đều thuộc Bồ-tát thừa, nên kinh Bi Hoa mới nói nhân dân trong cõi nước Cực Lạc thuần là Bồ-tát. Lại nữa, sở dĩ trong cõi Cực Lạc, có những chúng dân được gọi là trời, người, Thanh văn, Duyên giác là do căn cứ trên mức độ đoạn được hoặc chướng mà nói. Chẳng hạng, có những chúng dân đã đoạn được kiến tư hoặc, nhưng chưa phá nổi trần-sa và vô minh hoặc, thì gọi là Thanh văn, Duyên giác, chớ họ không phải là hàng Nhị thừa chỉ cầu tự độ. Bởi vì nếu họ chỉ cầu tự độ, chẳng nguyện độ người khác thì làm sao có thể phát nổi Bồ-đề tâm! Nếu chẳng phát được Bồ-đề tâm thì chẳng thể được vãng sanh! Cho nên, tuy nơi phẩm vị chứng đắc của họ là Thanh văn, Duyên giác; nhưng thật ra, nơi tâm và thân thì họ hành Bồ-tát đạo.

Bản Tống dịch nói ý nghĩa này rõ ràng, rành mạch nhất, bản Tống dịch ghi: “Tôi đắc Bồ-đề thành Chánh Giác rồi, khiến cho tất cả chúng sanh sanh trong nước tôi, tuy trụ địa vị Thanh văn, Duyên giác, nhưng đi đến trăm ngàn câu chi na-do-tha bảo sát, làm đủ các Phật sự để khiến đều đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ-đề.” Xét ra, thông thường, có các hàng Thanh văn phương khác còn chẳng được nghe đến danh hiệu Phật, nên chỉ cầu Tiểu thừa Niết-bàn, chẳng cầu Phật quả. Thế mà nhân dân cõi Cực Lạc tuy gọi là Thanh văn, trời, người mà lại có thể qua được đến vô số cõi Phật xa xôi, làm vô lượng Phật sự, độ cho vô biên chúng sanh đều thành Phật thì đấy chính là hành vi của bậc Bồ-tát Đại thừa, chớ nào phải là Nhị thừa.

Tiếp theo đó, kinh lại nói: Giả sử hết thảy chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới đều thành Duyên giác, rồi dùng sức thần thông hợp lại tính toán, cũng chẳng biết nổi thọ lượng của Phật A Di Ðà, thọ lượng của nhân dân cõi ấy và số lượng của dân trong nước ấy.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Giai nhân và Hòa thượng


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.168.113.41 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...