Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tản văn »» Cây Noel đầu tiên trên đất Mỹ »»

Tản văn
»» Cây Noel đầu tiên trên đất Mỹ

(Lượt xem: 3.987)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Cây Noel đầu tiên trên đất Mỹ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Làng Liễu Cốc Hạ và làng Dương Sơn nằm gần nhau bởi cánh đồng nhưng lại cách xa nhau vời vợi bởi niềm tin tôn giáo.

Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Liễu Cốc Hạ. Dân hai làng chẳng biết từ thời nào đã gọi nhau là bên “Đạo” và bên “Ngoại” hay bên “Giáo” và bên “Lương”.

Cái biên giới tinh thần tuy vô hình nhưng khó vượt qua hơn cả Trường Sơn và Nam Hải bởi cái định kiến không mọc mầm và nhú lên từ đất mà nảy sinh từ góc khuất của tâm hồn.

Khi tôi vừa đủ lớn để nghe mấy cô mấy chú kháo nhau – Rằng thương thì thiệt là thương. Hai ta bên Giáo bên Lương khó lòng – thì chẳng biết sao lòng tôi ngày ấy lại cứ dấy lên niềm tiêng tiếc xa xăm…

Khi tôi bắt đầu học vỡ lòng vào khoảng 1951-52, cuộc chiến Pháp Việt vẫn còn nóng bỏng và ác liệt trên quê hương. Làng tôi sống trong cảnh “đêm Việt Mình ngày Bảo Vệ”. Không còn một trường học nào còn đứng vững trong làng.

Mẹ tôi là người “Lương” nhưng có quan hệ khá thân thiện với người “Giáo”. Đó “các Chị” vì mẹ tôi nuôi tằm và bán kén cho những “bà Xơ”, những nữ tu đạo Công Giáo khá chuyên nghiệp về nghề kéo tơ, dệt lụa.

Vào thời điểm trường học ở làng hầu như vắng bóng thì tôi và anh Thiện của tôi được mẹ xin vào học “trường Đạo” ở làng Dương Sơn.

Bên cạnh nhà thờ cổ kính có dựng mấy gian nhà nhỏ đơn sơ, đó là lớp học của trường Phan Thiện. Cả đời tôi chỉ còn nhớ giáo xứ Dương Sơn có từ thời Cha Pierre Guillot (Cố Cao) (1886-1921).

Hình ảnh cây thông Noel đã đi vào tâm ảnh trong tôi từ ngày học trường Đạo. Tuổi măng non, tôi nhớ hoài những buổi “xăm lễ”, làm dấu thánh giá và quỳ đọc kinh: Kính Mừng Maria đầy ơn phước… trước mỗi buổi học chiều. Rồi những buổi chiều tan học, ôm mấy tập vở trang nào cũng có dấu bùn đất, hai anh em chúng tôi chạy băng qua đồng lúa giữa hai làng. Tiếng chuông chiều nhà thờ Dương Sơn giục giã và tiếng chuông chùa làng Liễu Hạ ngân nga đã thấm vào lòng tôi như cây gỗ gió được tưới tẩm hương trầm. Giữa thinh không của trời đất, chúng tôi thường nhìn những đám mây bay từ Trường Sơn về phía sông Bồ và mường tượng bóng dáng ông Phật thật hiền và ông Chúa quá uy nghi.

Sau nầy, trong tâm cảm của một huynh trưởng Gia Đình Phật tử tôi vẫn không quên một thời học trò trường Đạo.

Rồi 20 năm, 30 năm trôi đi… Tiếng thời gian qua mau không nghe tiếng gọi nhưng những khúc quanh đầy dấu vết trăn trở vui buồn đã hằn lên những đường nhăn và tóc trắng. Tôi thuộc về thế hệ Chiến tranh Việt Nam. Tâm lý và hoàn cảnh đối cực như vui buồn, yêu ghét, sướng khổ đã khiến cho mình phải bước qua những khúc quanh và những chặng đi đầy gai góc. Tuy cũng có chút hiểu biết về khoa học thời đại và tính luận lý bẩm sinh nhưng đối diện với những cận cảnh nguy khốn và gai góc nhất như chạy loạn, vượt qua Đại lộ Kinh hoàng, vượt biên vượt biển bằng ghe nan… tôi luôn vững tay chèo đồng thời với hết lòng cầu nguyện. Tôi vẫn thường cầu nguyện Đức Mẹ Maria và Đức Quán Thế Âm bởi tôi tin rằng, năng lượng lành của tâm linh, thiên nhiên và vũ trụ không đến từ hình tướng mà đến từ nguồn năng lượng vĩnh cửu của đất trời thu hay phát thông qua những bậc chí thánh.

Vượt biên tới Hải Nam, ghé Ma Cao, qua Hồng Kông, đến Phi Luật Tân rồi tới Mỹ. Chặng đường gian nan hơn một năm khép lại ở miền Đông Hoa Kỳ. Gia đình chúng tôi được đưa đến định cư tại thành phố Baton Rouge, tiểu bang Louisiana gần vào mùa Thanksgiving năm 1983. Không bao lâu thì tới mùa Giáng Sinh. Ở Việt Nam, biểu tượng Giáng Sinh có nhiều dáng vẻ tương đối khác nhau nhưng ở Mỹ thì hình ảnh cây giáng sinh là đỉnh điểm nổi bật nhất của lễ Giáng Sinh. Cây Noel được dựng lên từ tòa Bạch Ốc đến 80% trong các tư gia. Gần như các tôn giáo lớn đều có mặt tại Hoa Kỳ nhưng thật sự Giáng Sinh mới là ngày lễ hội toàn quốc không còn biên giới tôn giáo.

Tôi đến Mỹ là đi làm ngay. Công việc đầu tiên là giặt thảm, mỗi ngày được trả 40 đô la (so với giá xăng thời đó là 70 cents/gallon, so với bây giờ là 4.5 đô la = gấp 6 lần!) Gần ngày giáng sinh, hầu như nhà nào chúng tôi tới giặt thảm cũng có cây Noel và thoáng điệu nhạc Jingle Bell, Silent Night… Đêm Thánh Vô Cùng. Tôi bỗng đâm ra lưu luyến với hình tượng, màu sắc, mùi thông cùng âm hưởng cây Noel và ước chi nhà mình cũng có một cây Noel. Căn nhà do hội Cựu Chiến Sĩ Baton Rouge thuê giúp quá rộng, càng làm cho lạnh lẽo và trống trãi hơn giữa mùa Đông lạnh buốt. Thích, nhưng chúng tôi vừa mới đến xứ người, còn trăm thứ nhu yếu phẩm phải lo cho nên cây giáng sinh không có trong chương trình mua sắm cuối năm.

Buổi chiều còn một tuần nữa là tới ngày lễ Giáng Sinh; John, người tài xế, thợ chính giặt thảm nhưng cũng là người làm thuê ăn tiền công từng ngày như tôi quyết định nghỉ sớm hơn thường lệ. Anh ta coi bộ cũng nghèo và đông con nên cũng cần có cây Noel cho các cháu. John cho biết là có nhiều cơ quan từ thiện có chương trình cho không cây Noel đến các gia đình thu nhập thấp nên anh ta quyết định tới hội từ thiện Salvation Army (Cứu Thế Quân) để xin cây Noel cho không. Anh hỏi tôi có muốn đi theo không, dĩ nhiên là tôi nói “yes” như mở cờ trong bụng.

Tới nơi, ra khỏi bãi đậu xe, John vội vàng vào văn phòng Salvation Army, tôi lững thững theo sau. Trong dòng người xếp hàng di chuyển từng bước, tôi bỗng có cảm tưởng như có một bàn tay nào đó đặt lên chiếc vai mang áo mưa dày lạnh buốt của tôi. Mưa chiều, tôi chưa nhìn rõ mặt người nhưng có giọng của một phụ nữ nói hơi nhỏ đủ cho tôi vừa nghe: “Theo tôi để lấy cây Noel…” John mất hút trong đám đông còn tôi thì đi theo hướng của người phụ nữ tới một nơi gần đó. Thấy dáng người phụ nữ tôi hơi ngẩn người ra vì hình như bà rất giống dáng vẻ của một người nào đó mà tôi đã gặp. Bà chỉ cây Noel gói gọn trong bao luới và một thùng đồ trang hoàng bên cạnh, nói vắn tắt: “Tôi chuyển nhà nên không cần cây Noel nầy nữa, anh lấy về mà dùng. Merry Christmas and happy New Year!” tôi cúi xuống ôm cây Giáng Sinh và thùng đồ, rồi vội ngẩng lên để nói lời cảm ơn nhưng thấy bóng người phụ nữ “có khuôn mặt quen quen tự bao giờ” đã mất hút trong màn mưa chiều lộng gió.

Khi tôi lễ mễ ôm cây và thùng về xe, John cầm các thứ lên xem và kêu lên ngạc nhiên: “Noble Xmas! Mầy kiếm đâu mà ra loại cây Giáng Sinh và đồ trang hoàng nầy thuộc loại hàng hiệu và đắt tiền dữ vậy? Salvation Army chỉ cho đồ rẻ tiền thôi mà.” Tôi kể lại chuyện gặp người phụ nữ… John kêu tướng lên: “ Ôi! Coi bộ mầy gặp Thánh linh (Holy Spirit) hiện thế cho quà rồi đó!”

Cây Giáng Sinh đầu tiên của gia đình tôi trên đất Mỹ đã làm nhiều người tới thăm ngạc nhiên và trầm trồ khen ngợi vì cây Noble Fir (Linh Sam?) quá đẹp và sang; lại được tô điểm với cả thùng đồ trang trí hảo hạng.

Đêm Giáng Sinh tha hương đầu tiên trên đất Mỹ, sau buổi mở quà và cơm chiều Noel, tôi thức khuya và ngồi uống trà một mình bên cây Noble Fir quý phái, tôi hơi giật mình nhớ lời John “thánh linh hiện thế” và cảm nhận ra dáng vẻ bà cho cây Noel phảng phất nét tượng Đức Mẹ ở trường Đạo Dương Sơn của hơn ba mươi năm trước.


Sacramento, mùa Giáng Sinh 2021
Trần Kiêm Đoàn


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.199.19 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...