Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» KINH NGHIỆM NIỆM PHẬT TRONG ĐỜI THƯỜNG »»

Tu tập Phật pháp
»» KINH NGHIỆM NIỆM PHẬT TRONG ĐỜI THƯỜNG

Donate

(Lượt xem: 2.612)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - KINH NGHIỆM NIỆM PHẬT TRONG ĐỜI THƯỜNG

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Với người Việt ta thì Phật giáo bắc truyền là chủ yếu, chịu ảnh hưởng lớn nhất. Người Phật tử Việt đa phần đều biết đến danh hiệu của đức Phật A Di Đà và pháp môn Tịnh Độ, nhiều người không phải Phật tử cũng biết và nói đến bốn chữ A Di Đà Phật, có thể nói hình ảnh và danh hiệu của đức Phật A Di Đà biến cùng khắp và sâu rộng.

Pháp môn Tịnh Độ căn cứ vào ba kinh: Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đức Phật A Di Đà với bốn mươi tám đại nguyện độ sanh. Tông chỉ của pháp môn là: Tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên; cõi Sa Bà đẫy ngũ trược cần phải chán bỏ để vãng sanh về cõi Cực Lạc thanh tịnh của Phật A Di Đà. Niệm Phật là nghĩ, nhớ, tưởng đến dung quang tướng hảo của đức Phật, công đức của đức Phật, cõi nước thanh tịnh của đức Phật. Niệm Phật là phải làm theo những lời dạy của Phật, ăn chay, giữ giới, làm thiện, bố thí, phóng sanh… Làm tất cả việc thiện, không làm việc ác, thân tâm thanh tịnh… chứ không phải chỉ ngồi niệm suông!

Tôi học Phật, đến với Phật pháp cũng bắt đầu từ Tịnh Độ. Ông tôi, ba tôi và tôi vẫn thường thầm niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Ngoài công khóa mỗi cuối tuần, tôi vẫn thầm niệm danh hiệu Phật suốt trong quá trình làm việc, sinh hoạt trong đời sống, tất nhiên là những lúc nào có thể và những lúc nhớ, lúc giữ được chánh niệm. Niệm Phật chẳng cản trở gì công việc hoặc đời sống, thậm chí còn lợi ích và thuận tiện hơn nữa là khác (cũng còn tùy tính chất công việc). Thầm niệm và nhớ danh hiệu Phật giúp mình kiềm chế bớt những cảm xúc mạnh (quá giận hay quá phấn khích), giúp mình quan sát các căn…

Không chỉ niệm Phật trong lúc làm việc, tôi còn niệm thầm danh hiệu Phật cả trong lúc tập thể thao, chạy bộ. Khi chú tâm vào câu Phật hiệu làm cho các căn bớt chụp bắt những cảnh trần bên ngoài. Có những lúc niệm quá nhập tâm làm quên đi cái mệt và vượt qua một quãng đường khá dài mà không hay biết. Cứ mỗi bước chân tương ưng với một chữ trong danh hiệu và đến khi chạy tăng tốc lên thì chỉ còn câu Phật hiệu chứ không còn đếm bước chân. Những hôm nào không chạy mà đi bơi thì cũng áp dụng niệm Phật trong lúc bơi, cứ mỗi sải tay là một câu Phật hiệu, nhờ thế mà bơi vừa quên thời gian vừa đạt khoảng cách lớn. Nhân đây cũng xin mở rộng thêm một tí về kinh nghiệm cá nhân: Tôi bị bệnh viêm quanh khớp vai đã lâu, mỗi khi trở bệnh thì vai đau lắm, đau không nhấc cánh tay lên nổi, bác sĩ cũng bó tay, chỉ cho thuốc giảm đau hoặc kháng viêm mà thôi. Bác sĩ còn bảo không thể chữa hết. Qua một thời gian đi bơi, tôi vô tình phát hiện ra một sự kỳ diệu lạ thường, cứ như là phép mầu vậy! Trong nhiều lần sau khi bơi về thì thấy hết đau, từ đó cứ mỗi khi vai đau thì tôi đi bơi, chỉ cần bơi hai buổi là cơn đau gần như biến mất, tay cử động dễ dàng, tất nhiên là khi bơi những mét đầu tiên thì vươn vai rất khó chịu, nhưng khi đã bơi vài trăm mét trở đi thì cảm giác khó chịu hết, nếu muốn có hiệu quả thì phải bơi ít nhất ba miles. Nhờ đi bơi (và thầm niệm Phật trong lúc bơi) mà căn bệnh đau vì viêm khớp vai của tôi đã không còn trở ngại và tôi cũng không còn phải uống thuốc giảm đau. Nói thì khó tin nhưng đây là sự thật! Tôi chẳng có lý do gì phải nói dối hay xạo sự để nhận lấy quả báo xấu sau này. Tuy nhiên hiệu quả và lợi ích của bơi lội có thể còn tùy từng cơ địa và nhân duyên của mỗi người.

Cuộc sống vẫn đều đều trôi qua, tôi vẫn ngày ngày đi làm, tập thể thao và vẫn thầm niệm Phật. Tôi cố gắng ở mức tốt nhất mà tôi có thể, tất nhiên là vẫn có lúc thất niệm và để thân tâm lăn theo dòng đời. Khoan nói vội đến chuyện: ”nhất tâm bất lọan” hay “vãng sanh”. Niệm Phật thật sự có ích lợi lớn trong cuộc sống của tôi, giúp tôi bớt bốc đồng, kiềm chế được thân tâm, sống lạc quan và nhẹ nhàng hơn, giảm khá nhiều ham muốn đua đòi… Niệm Phật làm cho tín tâm tăng trưởng và kiên cố, tin sâu vào nhân quả, tin vững vào Phật pháp… Hàng đêm, trước khi ngủ cũng niệm thầm một lát, thế là đi vào giấc ngủ nhanh, dễ và êm.

Gần đây tôi nghe pháp và gặp một số tu sĩ lẫn cư sĩ công kích pháp môn Tịnh Độ, bài xích việc niệm Phật, thậm chí xuyên tạc: ”làm gì có chuyện réo gào tên Phật để được Phật cứu độ!”. Các vị ấy cho Tịnh Độ không phải chánh pháp, do người Tàu chế ra… Niệm Phật là nghĩ, nhờ, tưởng đức tướng công hạnh của Phật chứ đâu phải réo gào tên Phật! Niệm Phật là làm theo lời Phật dạy: ”chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ Ý...” chứ đâu phải réo tên Phật để được độ! Tất nhiên là mình học Phật không chỉ niệm Phật, mình phải biết căn bản cốt lõi đức bổn sư dạy gì, nói gì, tỷ như: Tứ niệm xứ, tứ diệu đế, bát chánh đạo...Ngay cái chữ “Độ” cũng cần phải nói cho rõ ràng, độ là chỉ đường, chỉ phương pháp, chỉ cách hành trì để đi đến bớt khổ, giảm khổ, hết khổ… Mình phải dấn thân mới đi đến được chứ không phải ông Phật xìa tay ra vớt hay kéo mình. Nếu những ai tinh tấn đến độ tự thân thoát hết phiền não, ràng buộc… thì coi như đến cõi tịnh ngay trong lúc còn sống vậy!

Ban đầu khi nghe những người nói pháp công kích và bác bỏ Tịnh Độ tôi cũng có hoang mang, sợ mình đi sai đường, không đúng chánh pháp. Ba tôi cũng đem vấn đề này ra bàn với tôi, may thay, nhờ Phật gia hộ chúng tôi vượt qua những hoang mang của mình và vẫn tiếp tục niệm Phật trong đời. Tôi cũng vui vì có được chút ít an lạc trong công việc và đời sống hàng ngày. Tôi và ba tôi vẫn tin tưởng ở Phật pháp và tiếp tục niệm Phật trong đời sống thường ngày.

Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 11/22

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1490 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.192.95.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (255 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...