Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Truyện ngụ ngôn »» Khổng tử và người nông dân »»

Truyện ngụ ngôn
»» Khổng tử và người nông dân

(Lượt xem: 3.351)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Khổng tử và người nông dân

Font chữ:

(Tặng riêng cho một người)

Một hôm Khổng tử và một người học trò đi du hành ở miền quê. Hai người đi qua một cánh đồng, nơi đó một bác nông dân cùng với con trâu đang gò mình dưới trời nắng chang chang cày ruộng. Vì ruộng ở triền núi, đất không bằng phẳng lại có nhiều đá cuội nên thỉnh thoảng con trâu bị hụt bước! Chiếc cày lúc ngả sang trái, lúc nghiêng sang phải. Người nông dân phải cố gắng lựa lách để giữ thăng bằng cho lưỡi cày luôn luôn cắm sâu xuống đất không bị hất lên khỏi mặt ruộng.

Thầy trò Khổng Tử đứng lại xem, ra chiều ái ngại với sự cực nhọc của người cày ruộng. Người học trò ra điều ta đây là người thông thái, có ăn học, đưa tay chỉ bảo người nông dân phải làm thế này, thế nọ đối với con trâu để giữ cân bằng, làm cho lưỡi cày đi lên, đi xuống v.v...

Người nông dân đang lúc mệt nhọc dưới ánh nắng chang chang làm sao có thể chấp nhận được những lời phê phán kịch cỡm, vô tích sự của một kẻ chẳng biết gì, đứng ngoài nói bậy nói bạ! Anh ta im lặng, không làm việc nữa , bỏ chiếc cày xuống, dẫn con trâu đến một dòng nước ở bên cạnh bờ ruộng, lấy tay tát nước lên rửa tai con trâu. Khổng tử nhìn hành động của bác nông dân chẳng hiểu gì cả, lên tiếng hỏi anh ta rằng:

- Ngươi đang cày, tại sao lại bỏ đi, dẫn trâu đi rửa lỗ tai?

Bác nông dân trả lời Khổng Tử rằng:

- Thưa ngài, tôi sợ lời phê phán của học trò ngài làm bẩn lỗ tai con trâu của tôi vì vậy tôi phải dẫn nó đi rửa lỗ tai cho nó. Tôi không muốn con trâu của tôi phải nghe được những lời phê phán bậy bạ và đầy kịch cỡm đó. Thưa ngài, tôi biết rằng học trò của ngài thông thái hơn tôi hàng trăm, hàng ngàn lần! Nhưng tôi nghĩ rằng việc điều khiển con trâu và lưỡi cày chắc chắn tôi biết hơn, tài giỏi hơn học trò của ngài! Với công việc này hàng năm tôi vẫn mang đến những hạt gạo nuôi sống con người. Còn lời phê phán của học trò ngài chỉ là những thái độ chủ quan của một kẻ đứng bên ngoài, chẳng hiểu gì công lao, nỗi cực nhọc của tôi mà chỉ là những ý kiến hão huyền, bậy bạ mà thôi! Nếu tôi không muốn nói, đó là những lời khoác lác, nói bậy, nói bạ của một kẻ thích làm thầy đời nhưng đã đi quá lãnh vực của mình. Thưa Phu tử, nếu không tin ngài bảo học trò của ngài thử cởi áo xuống ruộng cầm cái cày và điều khiển con trâu mà xem! Tôi chắc chắn với ngài, anh ta sẽ hiểu rõ những điều anh ta vừa chỉ trỏ, phê phán tôi chỉ là những điều khoác lác, bậy bạ mà thôi! Thưa ngài, lúc đó anh ta sẽ hiểu rõ sự khác biệt giữa NÓI và LÀM đôi khi không dễ dàng vậy!

Sau đó người nông dân dẫn trâu lên bờ đến một gốc cây ngồi nghỉ mệt. Đức Khổng Tử thấy bác nông dân không phải là người tầm thường, Ngài cũng dẫn học trò đến đó ngồi nghỉ. Bác nông dân thưa với Khổng Tử rằng:

- Thưa Phu tử, xin ngài vui lòng cho tôi một vài lời dạy bảo, nhờ đó tôi có thể gặt hái được nhiều lúa gạo hơn với nghề đồng áng của tôi được không?

Đức Khổng Tử đưa tay chỉ ra cánh đồng bát ngát, nơi mà bàn tay, lưỡi cày và con trâu của người nông dân cần mẫn làm lụng dưới ánh nắng gay gắt, rồi nói với người nông dân rằng:

- Ta có thể chỉ dạy ngươi đức Khiêm Cung (khiêm nhường và cung kính, lễ độ) với kẻ khác, nhưng với công việc đồng áng chắc chắn ta phải nhờ ngươi chỉ dạy ta những đức tính nhẫn nại, sự uyển chuyển lưỡi cày khi điều khiển con trâu trong công việc đồng áng. Ta cũng phải cảm phục ngươi vì với công việc của ngươi dù là một việc lao động nhỏ bé nhưng mang đến ích lợi thiết thực cho con người.

Nói xong, Đức Khổng Tử cầm tay người học trò đứng dậy, vội vàng từ giã người nông dân mà đi! Ngài ghé vào tai người học trò mà nói nhỏ rằng:

- Ta đã từng thua kém miệng lưỡi thằng bé lên ba Hạng Thác. Hôm nay ta lại bị ngượng ngùng với người nông dân chân lấm tay bùn dạy dỗ cho bài học biết người biết ta, đừng nghĩ rằng mình thông thái quá cái gì cũng biết! Nhân gian không đáng kính sợ lắm ru?!

(Suisse March, 2006)




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1319 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Những tâm tình cô đơn


Vào thiền


Tổng quan về Nghiệp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.211.84.185 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever ... ...

Hoa Kỳ (39 lượt xem) - Việt Nam (26 lượt xem) - Senegal (4 lượt xem) - Greece (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Australia (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...