Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu tập Phật pháp »» Cho và Nhận »»

Tu tập Phật pháp
»» Cho và Nhận

(Lượt xem: 300)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Cho và Nhận

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Phương pháp Tây Tạng “gởi và nhận” có thể áp dụng trong mọi tình huống thường ngày (1)

Pema Chödrön

Tonglen là phương pháp “gửi đi và nhận về” của người Tây Tạng. Tong có nghĩa là “gửi đi” hoặc là “xả bỏ”; len có nghĩa “đón nhận” hoặc “chấp nhận”. Tonglen thường được tập trong thiền tọa, sử dụng hơi thở. Nói một cách đơn giản, hành giả thở vào cái xấu và thở ra cái tốt, đón nhận vào mình nỗi khổ niềm đau của chúng sanh khác. Mới thoạt nhìn, phương pháp này có vẻ như chủ bại, nhưng như cố Đại Đức Chogyam Trungpa Rinpoche đã nói: “Nhận vào càng nhiều năng lượng tiêu cực với một cái tâm cởi mở và lòng bi mẫn, ta càng có nhiều cái tốt để thở ra. Vì thế chẳng có gì để mất.”

Cách luyện tập này đích thực là cách tiếp cận của tonglen. Vì thấy nó rất ích lợi cho bản thân mình nên tôi muốn giới thiệu nó đến tất cả học trò của tôi. Ví như bạn không muốn thực hành tonglen theo đúng nghi thức, bạn cũng luôn có thể áp dụng phương pháp này trong những tình huống đột xuất. Một khi đã quen với nó, thường xuyên thực tập nó, phương pháp tonglen theo đúng nghi thức đối với bạn sẽ trở nên hiện thực và đầy ý nghĩa.

Phương pháp này bạn có thể áp dụng trong hoàn cảnh đột xuất. Mỗi khi gặp một hoàn cảnh khơi dậy lòng từ bi của mình, hoặc quá đau đớn khó chịu nỗi, bạn có thể dừng lại một chốc, thở vào bất kỳ nỗi khổ nào bạn chứng kiến, và thở ra một cảm giác nhẹ nhàng thơ thới. Nó là một quá trình đơn giản và trực tiếp. Không giống như kiểu làm theo nghi thức, cách làm này không đòi hỏi phải hình dung quán tưởng hay trải qua nhiều bước. Nó là sự trao đổi đơn giản và tự nhiên: bạn thấy nỗi khổ đau, bạn tiếp nhận nó bằng hơi thở vào, bạn xoa dịu nó bằng hơi thở ra.

Ví dụ, ở trong một siêu thị, bạn thấy một người mẹ tát vào má đứa bé gái con của bà. Bạn thấy đau lòng nhưng chẳng thể nói gì, làm gì lúc đó.

Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là quay đi vì sợ hãi và cố quên nó đi. Nhưng với phương pháp này, thay vì quay đi, bạn có thể khởi sự làm tonglen cho em bé gái đang khóc, cũng như cho người mẹ giận dữ đang gần như cạn kiệt sức lực. Bạn có thể thở ra với một cảm giác thư giãn, cởi mở, hay một cái gì cụ thể, như một cái ôm hay một lời nói dễ thương, hay bất kỳ cái gì phù hợp với bạn lúc đó. Không phải tất cả đều diễn đạt bằng khái niệm; nó hầu như tự phát. Khi bạn gặp một hoàn cảnh khổ đau và thực tập cách này một lúc, trái tim bạn có thể mở ra với đầy lòng bi mẫn.

Bạn có thể thực tập tonglen khi tâm bị xúc động mạnh mẽ và bạn chẳng biết phải ứng xử thế nào. Thí dụ, bạn có thể đang tranh cãi gay gắt với người bạn đời hoặc với cấp trên ở chỗ làm việc. Họ quát nạt bạn và bạn không biết phải phản ứng ra sao. Vậy thì bạn có thể khởi sự thở vào những cảm thọ đau đớn và thở ra với một cảm giác không gian to rộng và buông thư- cho bạn, cho người đang quát nạt bạn, và cho tất cả những ai đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn tương tợ. Dĩ nhiên, có một lúc nào đó, bạn phải phản ứng lại với cái người đang quát nạt bạn, nhưng làm cho tình hình giãn ra và dịu xuống sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách khéo léo hơn.

Bạn cũng có thể thực tập phương pháp này khi thấy quá khó khăn không thể mở rộng trái tim và phát triển lòng từ ái. Thí dụ, bạn gặp một người vô gia cư đứng xin tiền trên đường, hình như là người nghiện rượu. Dù muốn có lòng từ bi, bạn không thể không quay đi chỗ khác và cảm thấy ghê tởm hoặc khó chịu. Lúc đó, bạn có thể khởi sự làm tonglen cho bản thân mình và tất cả những ai muốn mở lòng nhưng không làm được. Bạn thở vào cảm giác bế tắc, cảm giác của mình và của người khác. Rồi thở ra cảm giác rộng mở, hoặc thư giãn, hoặc buông xả. Khi bạn có cảm giác bị tắt nghẽn , điều này không phải là một trở ngại cho việc thực hành tonglen, nó là một phần của sự rèn luyện. Bạn xem cảm giác bị nghẽn tắc đó như hạt giống của sự giác ngộ của tâm mình và như một sự kết nối với tha nhân.

(1) Trích đoạn từ sách “Tonglen, Con Đường Chuyển Hóa”, tác giả: Pema Chodron.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1350 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Đức Phật và chúng đệ tử


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.201.72.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever ... ...

... ...