Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Tâm Chân Như »»

Tu học Phật pháp
»» Tâm Chân Như

Donate

(Lượt xem: 9.103)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tâm Chân Như

Font chữ:

Kinh Phật thường nói, “Phật trao mắt truyền mắt pháp” hay “Phật trao mắt trí huệ,” có nghĩa là Phật khai thị Phật tri kiến cho chúng sanh. “Khai thị” nghĩa là đem những gì mình đã chứng ngộ dạy lại cho người khác để khai mở con mắt trí huệ cho họ. Vậy, hai chữ “khai thị” chỉ dành riêng cho chư Phật, Bồ-tát và các bậc đã chứng ngộ. Phàm phu chưa chứng ngộ thì không thể khai thị người khác. Chúng ta đem những điều học hỏi được từ nơi kinh Phật và từ những kinh nghiệm thực hành trong cuộc sống tu hành của mình ra chia sẻ để cùng nhau bàn luận, cùng nhau kiểm thảo, cùng nhau gạn đụt khơi trong, nhằm mục đích tìm ra lý lẽ, hiển thị giáo nghĩa chân thật trong kinh, hòng có được những lợi ích thật sự. Những điều này chẳng phải do mình tự chứng ngộ mà biết được, nên chẳng phải là lời khai thị.

Nhà Thiền thường nói: “Cái hay, cái dở của ông, ông tự nên biết. Tôi không giống ông.” Chúng ta cũng biết, con người ở trên cõi đời này không ai hoàn toàn giống ai, nên Phật pháp được hiểu nơi mỗi người cũng sẽ không bao giờ giống nhau. Đấy chẳng có gì sai trái cả, chẳng cần phải tranh biện làm chi cho uổng công phí sức. Phật pháp vốn là vô ngã, tức là thường luôn thay đổi để thích ứng với từng mỗi con người, thì làm sao có thể nói cái gì là thật đúng, cái gì là thật sai? Hễ cái gì mang đến cho ta lợi ích giải thoát chân thật thì cái đó đúng với ta, nhưng cái gì đúng với ta chưa chắc là đúng với người khác, thì có gì đáng để tranh biện?

Giác ngộ là thấy rõ cái tâm sanh diệt của chính mình, chứng ngộ là đoạn trừ được cái tâm sanh diệt ấy để Tâm Chân Như được hiển lộ. Người thực sự chứng ngộ thì tự mình biết lấy, không thể nói ra cái chứng ngộ của mình cho người khác biết được, vì sao? Vì khi đã nói ra được cảnh giới chứng ngộ thì chứng tỏ là tâm mình vẫn chưa thanh tịnh. Vả lại, cảnh giới chứng ngộ chẳng có gì đáng để nói ra cả; bởi vì nó chỉ là trạng thái Nhất tâm, tức là trong tâm chẳng còn có ý niệm gì cả, nên có gì mà nói. Ai được Nhất tâm, thì người đó tự biết lấy, không có gì đáng để nói ra cả; giống như sư cô là đàn bà, cái đầu ở trên cổ là chuyện ai cũng biết, cần gì phải nói ra? Nếu mình nói ra được cái Nhất tâm là gì, thì đó không phải là Nhất tâm mà chỉ là vọng kiến phát xuất ra từ cái tâm còn vọng động còn phiền não chấp trước, thì đó đâu phải là cái tâm đã chứng ngộ. Tuy nói Nhất tâm (Tâm Chân Như) thật là dễ dàng nhận biết như vậy; nhưng đối với người không thật sự hiểu rõ Phật pháp thì lại là rất khó thấy được

Từ phẩm Cõi Nước Nghiêm Tịnh cho đến phẩm Sen Báu Phật Quang của kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ, kinh nói đến tướng công đức vô lượng, tướng trang nghiêm thù thắng, tướng thường hằng không đoạn diệt của cõi Tây Phương Cực Lạc, khiến người học Phật không khỏi sanh lòng thắc mắc, tại sao trong kinh Kim Cang Đức Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng,” tức là tất cả những gì có tướng đều chỉ là bóng ảnh, bọt bèo, không thể nắm bắt được, nhưng nay trong các phẩm kinh này, Đức Phật lại nói cảnh tướng nơi Tây Phương Cực Lạc là cõi thường hằng không đoạn diệt? Như vậy, pháp môn Tịnh độ chẳng lẽ không phải là pháp Chân như Thật tướng hay sao? Thậm chí, sau khi đọc kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Vô Lượng Thọ, có người hiểu lầm Tây Phương Cực Lạc chỉ là một trong những cõi trời mà thôi, chớ chẳng phải là cõi Thường Trụ của chư Phật. Để làm sáng tỏ việc này, người tu pháp môn Tịnh độ hay muốn biết về cõi Phật Tịnh độ Di Đà phải hiểu rõ thể tánh của Chân tâm Tự tánh. Bởi vì Tây Phương Cực Lạc là do Tâm Chân Như của Phật A Di Đà biến hiện ra. Hay nói cho rộng hơn, cõi ấy biến hiện ra từ trong bản tâm thanh tịnh của chúng sanh.

Kinh nói: “Chân như bình đẳng, Như Như nhất vị” là nói về thể tánh của Chân tâm Tự tánh có khà năng nhiếp thâu tất cả pháp thế gian lẫn xuất thế gian mộ cách bình đẳng, nên hành nhân chỉ cần nương vào tâm ấy bèn thấu rõ nghĩa của Đại thừa. Vì sao? Bởi vì tướng Chân như của tâm ấy biểu thị cái thể của Đại thừa, còn cái tướng nhân duyên sanh diệt của tâm ấy thì biểu thị Tự thể, Tự tướng và Tự dụng của Đại thừa:

· Về mặt Tự thể thì tâm ấy chính là cái Chân như bình đẳng, bất tăng bất giảm, bất cấu, bất tịnh của tất cả các pháp; thí dụ, sóng nước, nước sông, nước biển tuy có hình dáng và mùi vị khác nhau, nhưng tự thể của nó đều chỉ thuần là nước.

· Về mặt Tự tướng thì tâm ấy chính là cái Như Lai Tạng có đầy đủ vô lượng tánh công đức; thí dụ, tuy tánh của nước chỉ là nhất thể, nhưng nước lại có nhiều hình dạng, mùi vị khác nhau.

· Về mặt Tự dụng thì Tâm ấy có công năng sinh ra tất cả nhân quả lành thế gian và xuất thế gian. Tất cả chư Phật đều lấy một pháp này để phổ độ chúng sanh. Tất cả chư Bồ-tát cũng đều lấy một pháp này làm phương tiện để đi đến đất nước của Như Lai; thí dụ, tuy nước có các dạng khác nhau, nhưng chúng đều có một tánh ướt, dùng để giải khát, tắm rửa giặt giũ v.v...

Phật A Di Đà dùng cả ba pháp Tự thể, Tự tướng và Tự dụng để thành lập cõi nước Cực Lạc và pháp môn Tịnh độ, khiến chúng sanh hướng đến Nhất thừa, vãng sanh Cực Lạc. Nói cho rõ hơn, tuy cảnh tướng của cõi Cực Lạc thiên biến vạn hóa, nhưng nó chỉ nhắm vào một mục đích giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh trở về với cái dạng đồng nhất; đó là Phật pháp thân! Nghĩa ấy là như thế nào? Do vì tánh của Chân như là bình đẳng, như như nhất vị, nên pháp môn Niệm Phật hiển thị chánh nghĩa là nương vào một pháp Nhất tâm mà chia thành hai môn: Một là Tâm Chân Như, hai là Tâm Sanh Diệt. Bởi vì hai môn này không rời nhau, nên Phật A Di Đà dùng cả hai môn này để thâu tóm tất cả các pháp vào trong một pháp Nhất Tâm, lấy danh hiệu A Di Đà và cảnh giới Tây Phương làm chỗ để quán mà đạt Nhất tâm.

Thể của Chân như không có hình tướng, là cái chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm của tâm tánh, nên trong Chân như, tất cả các pháp đều chân thật, đều bình đẳng; nhưng do vì chúng sanh nương nơi vọng niệm mà thấy có sai khác. Ví dụ, tuy hình tướng của các đồ gốm khác nhau, nhưng nếu lìa hết thảy các tướng dạng của chúng thì chỉ thấy bụi; tuy vòng, xuyến, bình, bát, chén, đĩa v.v... làm bằng vàng có hình dạng khác nhau, nhưng nếu lìa hết thảy các hình dạng ấy thì chỉ thấy vàng; tuy nước sóng, nước đá, nước sông, nước biển v.v... có hình dạng và mùi vị khác nhau, nhưng nếu lìa hết thảy các hình dạng và mùi vị ấy thì chỉ thấy nước. Do vì cái thể của Chân như Tự tánh là “bình đẳng, như như nhất vị” như vậy, nên Phật bảo chúng ta hãy lìa hết thảy các tướng sai khác của pháp giới như là các tướng thuận nghịch, xấu tốt v.v… thì sẽ thấy được một cái Tâm Chân Như bất sanh bất diệt. Nói cách khác, khi chúng ta trụ trong tất cả các pháp mà thấy được bản chất của chúng đều lìa các tướng ngôn thuyết, tướng danh tự và tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có đổi khác, vỏn vẹn chỉ là Nhất tâm, thì đấy chính là Tâm Chân Như.

Chữ “Nhất” trong Phật pháp chính là Chân như Tự tánh của mỗi đương nhân. Do vì cái thể của Chân như Tự tánh là “bình đẳng, như như nhất vị,” nên tất cả ngôn thuyết đều là giả danh không thật. Tướng ngôn thuyết chỉ do vọng niệm sanh ra, không thể nắm bắt được cái thật. Ngay cả Phật pháp do chính Đức Phật nói ra cũng không có cái năng thuyết có thể nói được. Chúng ta do nghe lời Phật thuyết, rồi nghĩ nhớ, tư duy, nhưng thật ra không có cái năng niệm có thể nghĩ được. Thế nhưng, vì phàm phu chúng ta chưa thấy được nguồn đạo, nên phải bắt đầu học Phật từ ngôn từ, văn thuyết, danh tướng để thấy được nguồn đạo; đấy gọi “tùy thuận Chân Như.” Sau khi hành nhân thấy được nguồn đạo rồi, thì phải lìa hết thảy ý niệm mới có thể đắc nhập Chân như.

Đức Phật A Di Đà tùy thuận nơi ba đặc tính của Chân như là Tự thể, Tự tướng và Tự dụng để thiết lập pháp môn Tịnh độ, khiến chúng sanh có thể tùy thuận Chân như mà niệm Phật được Nhất Tâm mà đắc nhập Chân như. Nói cho rõ ràng hơn, Phật A Di Đà tùy thuận Chân như biến diễn ra ngôn thuyết, văn từ cho đến những cảnh tướng trang nghiêm thù thắng của cõi Tây Phương Cực Lạc, để khiến chúng sanh khai ngộ mà đắc nhập Chân như. Đây đúng thật là một phương tiện rốt ráo mà người tu tịnh nghiệp phải hiểu rõ cách dụng trí và dụng tâm của Phật, mới thấy được nguồn đạo chân chánh. Phật dùng pháp “tùy thuận Chân như” để giảng nói pháp Chân như nhưng không rời hai nghĩa: Một là pháp này là “không như thật” vì nó rốt ráo phơi bày sự thật; tức pháp này chính là pháp Không. Hai là pháp này là “bất không như thật” vì Tự thể của nó có đầy đủ tánh công đức vô lậu; tức pháp này cũng chính là pháp Bất Không. Do pháp này bao gồm cả hai nghĩa Không và Bất Không nên pháp này chính thật là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, là trí tuệ Bát-nhã, xa lìa hết thảy hư vọng, điên đảo, cứu cánh Niết-bàn.

Pháp môn Niệm Phật được gọi là Không vì từ trong bản chất của nó không có tâm niệm hư vọng, không có nhiễm pháp, lìa hết thảy các tướng sai biệt của tất cả các pháp. Nói một cách sâu xa hơn, do vì pháp môn Niệm Phật phát xuất từ Tự tánh của Chân như nên nó chẳng phải “tướng có,” chẳng phải “tướng không,” chẳng phải “chẳng phải tướng có,” chẳng phải “chẳng phải tướng không,” chẳng phải “tướng có và không lẫn lộn,” chẳng phải “tướng một,” chẳng phải “tướng khác,” chẳng phải “chẳng phải tướng một,” chẳng phải “chẳng phải tướng khác,” cũng chẳng phải “tướng một và tướng khác lẫn lộn.” Nói nôm na cho dễ hiểu, pháp này “lìa tứ cú, tuyệt bách phi,” nên chẳng thể dùng bất cứ một niệm nào mà có thể nói ra được pháp. Nhưng do vì chúng sanh có vọng tâm, niệm niệm đều là phân biệt chấp trước, nên Phật phải giả nói pháp Không để cho chúng sanh lìa vọng tâm, chớ thật ra cũng không có cái Không để mà nói. Lại nữa, tuy thể tánh của tất cả các pháp là Không, tức là không có vọng nhiễm, chỉ thuần là Nhất Tâm, thường hằng bất biến, nhưng Phật lại tùy duyên mà phát sanh ra đầy dẫy các tịnh pháp để hóa độ chúng sanh, nên pháp môn Niệm Phật cũng là Bất Không. Tuy rằng pháp môn Niệm Phật là Bất Không, nhưng vì pháp thể của nó lại là Không, tức là không có cái tướng nào có thể nắm bắt được, nên cảnh giới của nó ly niệm, chẳng thể do suy nghĩ, nói bàn mà biết được nổi, chúng ta chỉ phải niệm Phật cho đến khi được Nhất Tâm, chứng nhập Chân như, thì mới có thể tương ưng với pháp này mà thôi. Do đó, pháp môn Niệm Phật rốt ráo chỉ là Nhất Tâm.

Chúng sanh do nương vào Như Lai Tạng mà có tâm sanh diệt, Như Lai Tạng bất sanh bất diệt cùng với tâm sanh diệt hòa hợp lẫn nhau, chẳng phải một, chẳng phải khác, nên mới có cái mệnh danh là thức A-lai-da. Thức ấy có công năng thâu vô tất cả pháp và sanh ra tất cả pháp. Thức A-lai-da lại bao gồm hai tánh Giác và Bất giác, mà cái gọi là Giác chỉ là cái thể của tâm ly niệm. Cái tướng của tâm ly niệm ấy ngang bằng hư không, không đâu không cùng khắp, nên gọi là tướng Nhất của pháp giới hay Nhất Chân pháp giới, mà Nhất Chân pháp giới lại chính là Pháp thân bình đẳng của Như Lai. Hành nhân nương vào Pháp thân ấy thì gọi là Bổn giác. Bổn giác là đối với Thủy giác mà nói như vậy, nhưng thật ra Bổn giác cũng tương đồng với Thủy giác. Thủy giác có nghĩa là do nương vào Bổn giác mà nói có Bất giác, lại do nương vào Bất giác nên nói có Thủy giác. Lại do vì giác thấu suốt nguồn tâm nên gọi là Cứu Cánh giác (trí Phật), không giác thấu nguồn tâm thì gọi là Phi Cứu Cánh giác.

Kinh nói: “Nếu chúng sanh nào quán được vô niệm, thì kẻ đó đang hướng tới trí Phật.” Tất cả chúng sanh từ phàm phu cho đến Bồ-tát Pháp thân đều không gọi là Cứu Cánh giác, vì ngay trong bản chất của họ vẫn chưa đoạn được vô thủy vô minh, tức là trong tâm vẫn còn niệm niệm tiếp nối tương tục, chưa hề lìa khỏi. Khi nào họ chứng đắc vô niệm rồi thì mới biết rõ bốn tướng sanh trụ dị diệt của tâm vốn bình đẳng với vô niệm. Ví như phàm phu vì giác biết niệm trước khởi ác, nên họ niệm Phật để chận đứng niệm sau, khiến ý niệm không sanh khởi được; tuy đó cũng gọi đó là Giác, nhưng thật ra vẫn chỉ là Bất giác, chớ chưa phải là Cứu Cánh giác. Ví như bậc quán trí Nhị thừa và hàng Bồ-tát sơ phát tâm giác biết tướng dị của niệm, nhưng niệm lại không có tướng dị, nên họ niệm Phật để xả bỏ các tướng chấp trước phân biệt thô trọng này, thì gọi là Tương Tợ giác, chớ chẳng phải là Cứu Cánh giác. Ví như hàng Bồ-tát Pháp thân giác biết tướng trụ của niệm, nhưng niệm không có tướng trụ, nên họ niệm Phật để xa lìa tướng niệm thô trọng phân biệt, thì gọi là Tùy Phần giác, chớ chẳng phải là Cứu Cánh giác. Ví như hàng Địa tận Bồ-tát giác biết tâm không có tướng sơ, cũng không có chỗ trụ, nên họ có đầy đủ phương tiện tu hành, trong một tích tắc có thể tương ưng với Nhất Tâm, xa lìa được vọng niệm vi tế, thấy rõ tâm tánh, an trú vĩnh viễn trong tịch tĩnh, như như bất động, nên họ niệm Phật đạt đến mức hoàn toàn vô niệm thì đấy mới gọi là Cứu Cánh giác.

Phật A Di Đà từ trong Bổn Giác tánh, Chân Như bình đẳng, Như Như nhất vị, lìa khỏi hết thảy tạp nhiễm mà xuất sanh ra hai tướng; đó là Tướng Trí Tịnh và Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn.” Vì hai tướng này cùng với Bổn giác không lìa bỏ nhau nên A Di Đà Phật dùng cả hai tướng này để thiết lập cõi Tây Phương Tịnh độ, phổ lợi quần sanh.

Tướng trí tịnh của Phật là do nương vào sự huân tập của pháp lực, trụ huệ chân thật, tu hành như thật mà thành tựu được đầy đủ phương tiện dùng để phá tướng thức hòa hiệp và diệt tướng tâm tương tục, từ đó hiển hiện Pháp thân, nên trí huệ trở nên thuần tịnh. Tướng Trí Tịnh là cái trí nhận biết hoàn toàn, nhưng lại như như bất động, chẳng hề bị lay chuyển. Ví dụ, vì có gió thổi mà nước trong biển có sóng động; tuy tướng nước và tướng sóng không rời nhau, nhưng tánh của nước là chẳng động, nên khi gió ngừng thổi thì tướng động tương tục của nước cũng ngừng dứt, nhưng tánh ướt của nước không hoại diệt. Cũng giống như vậy, tuy Chân tâm Tự tánh của chúng sanh vốn sẵn thanh tịnh, nhưng vì gió vô minh lay động nên thấy có động, nhưng thật ra Chân tâm Tự tánh chẳng hề động. Vì Chân tâm và vô minh đều không có hình tướng và không rời bỏ nhau và cũng do vì Chân tâm chẳng phải tánh động, nên nếu vô minh diệt thì tướng tương tục diệt, nhưng tánh trí của Chân tâm không bao giờ hư hoại, vẫn luôn thuần tịnh.

Tây Phương Cực Lạc thế giới là Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn do Phật A Di Đà nương nơi Tướng Trí Tịnh mà thi tác, hóa hiện ra. Mọi cảnh vật trong cõi ấy đều trang nghiêm thù thắng, vi diệu nhiệm mầu không thể nghĩ bàn, đều là tướng công đức vô lượng, thường hằng không đoạn diệt. Các cảnh vật ấy lại biết tùy thuận căn cơ của chúng sanh mà tương ứng tự nhiên, hiện ra đủ loại cảnh giới, khiến chúng sanh được lợi ích chân thật. Cho nên, Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn ấy tuy động, nhưng chẳng phải là cái động phát xuất ta từ vô minh, mà chỉ là sự hóa hiện phát xuất ra từ trí thuần tịnh của Phật A Di Đà, nên gọi là Tướng Trí Tịnh. Phật A Di Đà từ trong Bổn giác tánh mênh mông ngang bằng hư không xuất sanh ra bốn cõi Tịnh độ: Thường Tịch Quang, Thật Báo Trang Nghiêm, Phương Tiện Hữu Dư và Phàm Thánh Đồng Cư độ. Bốn quốc độ ấy chính là Tướng Trí Tịnh, được ví như bốn tấm gương trong sáng của Bổn giác có khả năng khiến người trông thấy nhận ra Thật tướng, rồi từ đó mà tự mình biết quay trở về với Bổn giác. Do đó, bốn cõi Tịnh độ cũng chính là Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn của Phật A Di Đà.

Bốn cõi Tịnh độ của Tây Phương Cực Lạc thế giới được ví như bốn tấm gương sáng lớn soi thấu các tướng của xum la vạn tượng, đồng thời lại tự biểu hiện tánh sáng suốt và bất biến của chính nó như sau:

· Một là, cõi Thường Tịch Quang ví như tấm gương biểu hiện tánh Thật Không, xa lìa hết tất cả các tướng cảnh giới của tâm, không một pháp nào có thể hiện ra trong đó.

· Hai là, cõi Thật Báo Trang Nghiêm ví như tấm gương biểu hiện tánh Thật Bất Không. Bởi vì tất cả pháp đều là tánh chân thật nên tất cả các cảnh giới đều hiện ra trên gương, không ra không vào, không tăng không giảm, không mất không hư, nhất tâm thường trú. Lại vì tất cả các nhiễm pháp không thể nhiễm ô được nó, nên trí thể của Báo thân không lay động, đầy đủ công đức huân tập chúng sanh.

· Ba là, cõi Phương Tiện Hữu Dư ví như tấm gương biểu hiện nhân huân tập của pháp xuất ly thế gian; cái nhân ấy là Như Thật Bất Không, lìa khỏi phiền não ngại và trí ngại, lìa tướng chúng sanh hòa hợp, thuần tịnh sáng suốt.

· Bốn là, cõi Phàm Thánh Đồng Cư ví như tấm gương biểu hiện duyên huân tập pháp xuất ly thế gian; nghĩa là do nương nơi pháp xuất ly thế gian của chư Phật nên hành nhân có khả năng soi thấu khắp tâm chúng sanh. Vì muốn khiến chúng sanh tu tập căn lành, nên tùy thuận ý niệm của chúng sanh mà thi tác, thị hiện các Phật sự, diễn biến các pháp lý khác nhau, thị hiện thân tướng khác nhau, biến hiện các cõi nước khác nhau để làm phương tiện giáo hóa chúng sanh.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1500 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Gió Bấc


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.85 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (177 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...