Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận Phật giáo »» Tứ nhiếp pháp »»

Tiểu luận Phật giáo
»» Tứ nhiếp pháp

Donate

(Lượt xem: 7.615)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tứ nhiếp pháp

Font chữ:

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: “Ðối các hữu tình, thường nhớ từ nhẫn. Nét mặt ôn hòa, nói lời dễ thương, khuyên lơn sách tấn. Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng, tâm không dối trá, nịnh bợ cong queo.”

Bồ-tát thường có lòng từ nhẫn đối với chúng sanh nên các Ngài luôn hiện ra nét mặt tươi cười, vui vẻ, nhu hòa, chưa từng nhăn nhó khi tiếp xúc với chúng sanh. Lại nữa, Bồ-tát biết khéo léo tùy theo căn tánh của từng mỗi chúng sanh mà nói những lời dễ thương để khuyên lơn, vỗ về, dẫn dụ, khiến họ sanh tâm thân ái với các Ngài mà chịu nương theo các Ngài để học lấy giáo pháp của chư Phật, nhằm được khai thị tri kiến Phật. Rồi các Ngài còn dùng những lời nói dễ thương để khích lệ, sách tấn, thúc đẩy chúng sanh tu hành tiến bộ hơn, ngõ hầu giúp họ giải ngộ tri kiến Phật và chứng nhập tri kiến Phật, không trì trệ trong các pháp nhỏ của hàng Nhị thừa. Chẳng những thế, Bồ-tát còn tình nguyện làm bạn đồng tu với chúng sanh để làm ra các gương mẫu mực cho chúng sanh xem mà noi theo. Đấy gọi là Tứ Nhiếp Pháp của Đại thừa Bồ-tát. Tứ Nhiếp Pháp bao gồm: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự.

Cổ nhân thường nói: ”Nếu chẳng hạ mình trước người thật sâu, thì chẳng thể đạt được lẽ thật.” Vì thế, trước khi chỉ dạy cho chúng sanh Phật pháp, Bồ-tát dạy chúng sanh tu tập phép “chân thành cung kính.” Phép này gồm có ba thứ; đó là: Cung kính Tam Bảo, phụng sự sư trưởng và tâm chân thành, không dối trá, nịnh bợ cong queo. Nếu chúng sanh không có đủ tâm cung kính, phụng sự và chân thành thì chẳng thể nào có thành tựu thật sự trong Phật pháp, vì sao? Bởi lẽ nếu chúng sanh chẳng sanh tâm cung kính với Tam Bảo thì dù Bồ-tát có chịu khó và cố gắng dạy dỗ, nhưng do trong tâm của họ chất chứa toàn những điều ngạo mạn, chẳng cung kính Tam Bảo, nên tự gây chướng ngại trong việc học Phật của họ mà chẳng thể thu nhận được lợi ích thật sự trong Phật pháp.

“Cung kính Tam Bảo” là cung kính Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Nói theo nghĩa của Đại thừa, Phật là giác mà chẳng mê, Pháp là chánh mà chẳng tà, Tăng là tịnh mà chẳng nhiễm. Phật-Pháp-Tăng hay giác-chánh-tịnh đều được gọi là “bảo” là do sáu nguyên nhân: Trong đời ít có, ly cấu ly dục, có thế lực lớn mạnh, trang nghiêm thế gian, tối thượng và bất biến. Đây là sáu đặc tính của “bảo.”

Hết thảy Phật Ðà là Phật bảo. Tất cả giáo pháp do chính Đức Phật giảng ra là Pháp bảo. Tất cả những người xuất gia hay tại gia tu học theo giáo pháp của Phật đều là Tăng bảo. Sau khi Phật diệt độ, Tam Bảo còn tồn tại trong thế gian được gọi là Trụ trì Tam Bảo: Hình tượng Phật là Trụ trì Phật bảo, các kinh trong Tam Tạng là Trụ trì Pháp bảo, người xuất gia cạo tóc, mặc y hoại sắc là Trụ trì Tăng bảo. Nói sâu xa hơn, Phật nghĩa là chánh giác tri, Pháp là khuôn phép và Tăng là hoà hợp; cho nên, người thật lòng cung kính Tam Bảo thì mỗi suy nghĩ đều phải phù hợp với chánh giác tri, mỗi hành động và lời nói đều phải đúng khuôn phép và hòa hợp.

Kế tiếp, Bồ-tát dạy chúng sanh phải biết phụng sự sư trưởng. “Phụng sự sư trưởng” bao hàm cả hai ý là phụng sự thầy dạy và hiếu dưỡng cha mẹ, như trong Quán kinh dạy: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng.” Sư là căn bổn xuất thế, cha mẹ là ruộng phước trong thế gian. Nếu không có thế gian sư trưởng thì người đời làm sao biết được lễ nghĩa; là con người mà chẳng biết lễ nghĩa thì khác gì loài cầm thú. Lại nữa, nếu không có bậc xuất thế sư trưởng thì người đời chẳng hiểu nổi Phật pháp; chẳng hiểu Phật pháp thì mãi mãi vẫn là người phàm tục, chẳng thể nào trở thành bậc hiền thánh được.

Sau cùng, Bồ-tát dạy chúng sanh phải có cái tâm thật thà trong các sự đối vật, tiếp người. Tâm thật thà còn gọi là trực tâm, là tâm đoan chánh chất trực, không lầm lỗi, không dối trá, không nịnh bợ cong queo. “Tâm thật thà” là gốc của muôn vạn hạnh lành, là pháp vi diệu nhất, nên Bồ-tát dạy chúng sanh chớ nên coi thường cái trực tâm của chính mình.

Nói tóm lại, Phật dạy Bồ-tát, nếu muốn giáo hóa và hướng dẫn chúng sanh tu tập các pháp lành nhằm khai mở Tự tâm mà không gặp chướng ngại, thì Bồ-tát phải áp dụng Tứ Nhiếp Pháp của Đại thừa.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 1491 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Sen búp dâng đời


Thắp ngọn đuốc hồng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.28.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh ... ...

Việt Nam (188 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...