Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Lá thư hằng tuần »» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 11 - năm 2024 »»

Lá thư hằng tuần
»» Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 11 - năm 2024

Donate

(Lượt xem: 2.608)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Lá thư hằng tuần và Chia sẻ Phật pháp bài số 11 - năm 2024

Font chữ:

Chúng ta đã đi qua mười bài chia sẻ Phật pháp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại tất cả những bài trước và hệ thống hóa những hiểu biết về giáo lý này để chuẩn bị cho những bước sắp tới nhấn mạnh nhiều hơn vào tính thực hành, tức là những phương thức tu tập cụ thể cần áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Nền tảng trước tiên và quan trọng nhất của người học Phật chính là tín tâm. Vì thế, tín căn (信根) được xếp đầu tiên trong 5 căn lành. Như vậy, có thể nói hoàn toàn chính xác rằng khi chưa có tín tâm, chưa thật sự có lòng tin, thì cho dù chúng ta có học tập, nghiên cứu bao nhiêu kinh điển, giáo pháp, thực hành bao nhiêu pháp môn đi nữa, vẫn chưa phải là người chân chánh học Phật. Và vì thế, chúng ta không thể nhận được lợi ích chân thật từ việc học Phật.

Cho nên, không có bất cứ bậc thầy nào trong Phật giáo mà không đi lên từ tín tâm vững chắc; không có bất cứ thành tựu nào của một người tu tập theo Phật giáo mà không dựa trên tín tâm. Hơn thế nữa, khi người tu tập với một lòng tin không vững chắc thì nguy cơ sa đọa là rất lớn. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn kể chuyện Tỳ-kheo Thiện Tinh tu tập thành tựu uyên bác, có thể giảng giải cả 12 bộ kinh điển thông suốt, nhưng cuối cùng phải đọa vào địa ngục A-tỳ ngay khi còn đang sống chỉ vì đánh mất niềm tin vào Tam bảo, đánh mất niềm tin vào nhân quả.

Hiểu được điều này, chúng ta phải luôn tự xét để thấy mình đã phát khởi được tín tâm hay chưa và đã thực sự nuôi dưỡng, làm tăng trưởng được niềm tin vào chánh pháp hay chưa. Đây chính là thước đo quan trọng và thiết thực ban đầu của người học Phật để tự biết mình.

Dựa trên nền tảng ban đầu là tín căn, chúng ta mới có thể sinh khởi và phát triển 4 căn lành khác là tấn căn (進根), tức là sự tinh tấn; niệm căn (念根), tức là sự nhớ nghĩ, duy trì, kiểm soát được ý niệm; định căn (定根), tức là sự an định trong tâm thức và tuệ căn (慧根), tức là trí tuệ sáng suốt để nhận biết và phân biệt những việc thiện ác, đúng sai, tà chánh…

Khi kết hợp cùng nhau, 5 căn lành này lại trở thành một nền tảng lớn hơn, để trên đó chúng ta bắt đầu xây dựng ngôi nhà Phật pháp của chính mình. Và từ đó, những pháp tu kế tiếp bao gồm tứ chánh cần (四正勤), tứ niệm xứ (四念處), và tứ như ý túc (四如意足). Trong sự tương quan tu tập thì tứ chánh cần là sự phát triển của tấn căn; tứ niệm xứ là phát triển niệm căn; tứ như ý túc là sự phát triển và thành tựu của định căn và tuệ căn.

Các bước tu tiến này mang lại cho chúng ta ngũ lực (五力) hay 5 sức mạnh, cũng tức là kết quả thành tựu của 5 căn lành, bao gồm tín lực (信力), tấn lực (進力), niệm lực (念力), định lực (定力) và tuệ lực (慧力). Kể từ khi thành tựu ngũ lực, có thể xem như người tu tập đã hoàn thiện được phần căn bản đầu tiên để chuẩn bị cho các pháp tu tập cao hơn.

Và các pháp tu tập tiếp theo đó chính là thất giác phần (七覺分), tức là 7 yếu tố góp phần đưa đến sự giác ngộ. Bảy giác phần này bao gồm Trạch pháp giác phần (擇法覺分), Tinh tấn giác phần (精進覺分), Hỷ giác phần (喜覺分), Khinh an giác phần (輕安覺分), Xả giác phần (捨覺分), Niệm giác phần (念覺分) và Định giác phần (定覺分).

Sự tu tập bảy giác phần là phần tu tập nâng cao, đòi hỏi người tu tập đã chuẩn bị tốt nền tảng từ các pháp tu trước đó. Do vậy, ngay từ nội dung các pháp tu này cũng đã thể hiện đây là kết quả thành tựu có được từ sự nỗ lực tu tập từ trước. Chẳng hạn, khi mới tu tập, không ai có thể bắt đầu với trạch pháp giác phần, vì đây là năng lực phân biệt giữa các pháp chân chánh và tà vạy. Năng lực này chỉ có thể có được sau một thời gian tu tập các pháp tu căn bản và học hỏi, nghiên cứu giáo lý. Mặt khác, khi đã có được năng lực này rồi, người tu tập vẫn phải không ngừng rèn luyện và nâng cao hơn nữa. Đó chính là nội dung thực hành tu tập của trạch pháp giác phần. Đối với bảy giác phần, chúng ta cũng đều phải nhận hiểu tương tự như vậy.

Như vậy, trong 37 phần Bồ-đề, chúng ta đã tìm hiểu qua 29 yếu tố, gồm 5 căn lành, 4 chánh cần, 4 niệm xứ, 4 như ý túc, 5 lực và 7 giác phần. Trong cấu trúc tổng thể của 37 phần Bồ-đề thì 29 yếu tố này lại có thể xem là nền tảng. Dựa trên nền tảng đó, những pháp tu tập cao hơn sẽ được thực hành, bao quát toàn bộ các phương diện của sự tu tập. Những pháp tu tập tiếp theo đó chính là Bát chánh đạo (八正道) mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong những bài sắp tới.

Cuối cùng, biểu đồ dưới đây tóm tắt những gì chúng ta đã tìm hiểu:

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1491 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Em Là Vì Sao Sáng


Kinh Bi Hoa


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.164.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh ... ...

Việt Nam (188 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...