Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tản văn Phật giáo »» Phật giáo Việt Nam trên tem bưu chính »»

Tản văn Phật giáo
»» Phật giáo Việt Nam trên tem bưu chính

Donate

(Lượt xem: 7.507)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phật giáo Việt Nam trên tem bưu chính

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Với một quốc gia mà dân số theo đạo Phật chiếm đại đa số như Thái Lan (95% dân số), Myamar (Miến Điện - 89%), Cambodia (Campuchia 95%), Lào (85%), Bhutan (Phật giáo Tây Tạng 75%), Mongolia (Mông Cổ - Phật giáo TâyTạng 96%) Sri Lanka (Tích Lan –70%) …vv… thì việc chính phủ cho phép phát hành những bộ tem bưu chính mang đậm màu sắc của Phật giáo là một việc hiển nhiên, không có gì phải ngạc nhiên hay bàn cãi.

Còn với Việt Nam, nếu thấy có nhiều tem bưu chính mang đề tài liên quan đến đạo Phật, cũng sẽ không còn gì phải ngạc nhiên, nếu ta nhớ ra rằng: Phật giáo được truyền bá đến nước ta từ lâu, ảnh hưởng rất sâu đậm đến tinh thần của người Việt, được các vua chúa nhiều triều đại rất tôn kính sùng bái.

Cảo thơm lần giở trước đèn, ta thấy: khoảng thế kỷ thứ VII, vùng trung du Bắc bộ đã xuất hiện nhiều chùa chiền rồi. Đến năm 968, khi đã giành được độc lập cho đất nước, vua Đinh Tiên Hoàng đã tuyển mộ những người tài năng đức độ để dẫn dắt tăng ni, nên phong cho ông Ngô Chân Lưu làm Tăng thống để cai quản các nhà chùa. Đến năm 980, vua Lê Đại Hành nhân khi lên ngôi, đã triệu hai bậc cao tăng đạo hạnh sáng ngời, tài trí vô song là Đỗ Thuận và Khuông Việt thay mặt cho vua tiếp đón sứ giả Trung Quốc sang giao ấn sắc.

Đời nhà Lý, Phật giáo thật cường thịnh. Vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn) là một phật tử thuần thành, vì từ bé ông đã ở trong chốn già lam tu học Chánh pháp dưới sự bảo bọc dẫn dắt của đại sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (Đại sư nhận Công Uẩn làm con nuôi, cho mang họ Lý). Khi lên ngôi, thay thế cho đời nhà Lê do vua Lê Ngoạ Triều (Lê Long Đỉnh) vốn tàn ác, hoang dâm vô độ, vua Lý Thái Tổ công nhận đạo Phật là quốc giáo, ban áo cà sa cho tăng ni trong nước, khuyến khích thần dân xuất gia đầu Phật. Đời các vua Lý Thánh Tôn, Lý Nhân Tôn, chùa tháp được xây cất rất nhiều. Đời Lý Thần Tôn có rất nhiều vị cao tăng tài đức vẹn toàn ra giúp nước, nổi tiếng như sư Vạn Hạnh, sư Đạo Hạnh, sư Giác Hải … Đời Lý Anh Tôn, nhà vua mở ra Hội Phụng Phật mà đại xá cho các tội nhân. Vua Lý Huệ Tôn sau khi trị vì được 14 năm (1210-1224) bèn nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thịnh để vào chùa ăn chay, niệm Phật, tu học Chánh Pháp. Công chúa Chiêu Thịnh lên ngôi, xưng hiệu Lý Chiêu Hoàng, trị vì không đầy 2 năm đã nhường ngai vàng cho chồng là Trần Cảnh, chấm dứt nhà Lý.

Đến đời nhà Trần, Phật giáo trở nên cực thịnh. Trần Cảnh là vị vua đầu tiên, xưng hiệu Trần Thái Tôn, là một người giỏi văn chương thi phú, lại thông làu giáo lý nhà Phật.Nhà vua đã tự soạn một cuốn kinh có nhan đề “Trần Thái Tôn Ngự Chế Khoá Hư”. Vua Trần Nhân Tôn cũng là một người sùng mộ Phật pháp, xem việc đạo quý hơn việc đời, nên trị vì đất nước được 14 năm thì từ bỏ ngai vàng, xuất gia tu hành, trở thành "Trúc Lâm Đại Đầu Đà- Điều Ngự Giác Hoàng", là Phật Hoàng, là vị Sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền của Việt Nam. Năm 1314, vua Trần Anh Tôn cũng từ bỏ ngai vàng như vua cha là Trần Nhân Tôn để tìm sự an lạc nơi cửa Thiền, cả hoàng hậu và các cung phi cũng tự nguyện theo vua vào chùa, giúp vua viết kinh. Trần Minh Tôn lên ngôi, trong thời gian 15 trị quốc đã cho cất chùa đúc Phật rất nhiều, có chùa tăng đồ lên đến 15.000 vị.

Thời nhà Nguyễn cũng kính Phật trọng Tăng không kém. Sử ký các đời vua nhà Nguyễn đều có chép về Phật giáo, ngay trong bộ luật Hồng Đức, luật Gia Long cũng có nhiều khoản nói về Phật giáo, công nhận Phật giáo là một Chánh Đạo. Cho đến thế kỷ thứ XIX, dưới sự thống trị của thực dân Phương Tây, đạo Phật suy yếu dần.

Nổi bật nhất trong những trang sử vàng thời kỳ 1954-1975 là Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Đây là phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo - và cả những người không theo đạo Phật- đòi dân chủ, tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo rất khốc liệt và hào hùng...

Nói đến đạo Phật, trong cuốn “Lược sử Phật giáo” (A Short History of Buddhism), Tiến sĩ người Anh (gốc Đức) Edward Conze viết: “Tất cả những ai sống ở châu Á đều có thể tự hào về một tôn giáo không những có trước tôn giáo của phương Tây đến 5 thế kỷ, mà còn được truyền bá và tồn tại mà không dựa vào bạo lực, không vấy máu của các cuộc thánh chiến và không sử dụng đến những biện pháp tàn bạo, cuồng nhiệt.” (All those who dwell in Asia can take pride in a religion which is not only five centuries older than that of the West, but has spread and maintained itself with little recourse to violence and has remained unstained by religious wars, holy inquisitions, sanguinary crusades or the burning of women as witches.)

Phật giáo đã ảnh hưởng đến tinh thần nhân dân và được ca ngợi như thế thì không việc gì phải phân vân khi ngành Bưu chính nước ta phát hành những bộ tem mang đề tài về chùa chiền, tượng La Hán, cổ tích Phật, điêu khắc chạm trổ ở các thiền tự trong nước…

Năm 1961, bộ tem “Tháp Cổ”gồm 4 mẫu mang hình ảnh những tháp (cũng có thể gọi là chùa) nổi tiếng ở 4 địa phương: Tháp Thiên Mụ (Huế), Tháp Bút (Bắc Ninh), Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) và Tháp Chàm (Ninh Thuận). Chùa Thiên Mụ là một danh lam nổi bật nhất trong số 99 ngôi chùa được xây dựng hằng trăm năm nay ở đất Thừa Thiên –Huế, tục truyền rằng chùa do chính vua Gia Long cho xây dựng để nhớ công ơn “một bà già mặc áo đỏ” đã chỉ cho nơi chốn xây dinh cơ và thế miếu, ban đầu có tên là Linh Mụ. Cũng như chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ được lên tem nhiều lần trong những bộ tem về danh lam thắng cảnh, về kiến trúc cổ của nước Việt mến yêu.

Đặc biệt nhất là 2 bộ tem “Tượng chùa Tây Phương” gồm 18 mẫu, mỗi mẫu là hình tượng của một vị tổ Thiền Tông, hay còn gọi là La Hán (năm 1971 phát hành trước 8 mẫu, đến năm 1978 phát hành thêm 10 mẫu) rất được người sưu tập tem ưa chuộng, truy tầm, đến nay hai bộ này dưới dạng tem sống giá rất cao, và cũng rất khó mua. Được biết, một số tăng ni phật tử tuy không sưu tập tem nhưng cũng mua và cất lưu giữ hai bộ tem này từ những năm trước, khi tem mới được phát hành để làm kỷ niệm.

Cũng là tem vẽ hình tượng được thờ trong các chùa, bộ “Bát Bộ Kim Cương” gồm 8 mẫu về những vị thần tướng đã quy y Tam Bảo và phát nguyện hộ trì Phật Pháp, được phát hành năm 1996 thật đẹp với nhiều màu sắc hài hoà.

Có một bộ tem khối gồm 6 mẫu thuộc mảng đề tài tranh truyện cổ tích mà ít người chịu nghĩ đến đó chính là một bộ tem mang đề tài Phật giáo: bộ “Quan Âm Thị Kính” phát hành năm 1998. Vì vậy, nếu ai chơi tem về đề tài Phật giáo xin hãy tìm mua ngay bộ tem khối này để đưa vào bộ sưu tập của mình, không thì thiếu sót.

Vào những năm 1993, 1996 và 1997… Bưu chính Việt Nam còn phát hành những bộ tem về Kiến Trúc Châu Á, Đông Nam Á, trong đó có nhiều ngôi chùa, nhiều tượng Phật nổi tiếng ở các nước Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Việt Nam (cảnh chùa Keo -Thái Bình, chùa Láng -Hà Nội, chùa Thầy - Hà Tây), và cả tượng Phật ở một nước mà Đạo Hồi chiếm đa số như Indonesia. Những năm1997, 1998 và 1999, các bộ tem về điêu khắc-chạm trổ ở những danh lam cổ tự gồm các mẫu tem như: bệ tượng sư tử đội toà sen (chùa Hương Lãng-Hưng Yên), đầu rồng bằng đất nung (chùa Quỳnh Lâm– Quảng Ninh), rồng chạm đá và di vật bằng đá (chùa Phật Tích-Bắc Ninh), chim phượng chạm gỗ (chùa Bút Tháp- Bắc Ninh), hình rồng trên bệ Tam Thế (chùa Bối Khê –Hà Tây), tiên nữ dâng hoa (chùa Hang-Yên Bái), người quỳ đỡ toà sen (chùa Thái Lạc-Hưng Yên), tiên nữ đầu người mình chim dâng đồ quý (chùa Thái Lạc-Hưng Yên), sừng tê- sóng nước (chùa Thầy-Hà Tây)… đều là những nghệ thuật công phu độc đáo, là những “Pháp Bảo”góp phần làm cho chốn Già Lam thêm tôn nghiêm và cao quý.

Trong năm 2001 lại thấy có phát hành bộ tem về danh thắng trong đó có tem đưa cảnh chùa Đồng ở núi Yên Tử (phong cảnh Quảng Ninh)… Vào ngày 21 tháng 12 năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức trọng thể lễ phát hành đặc biệt bộ tem “ Kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hàn Quốc (22/12/1992-22-12-2002)”. Đó là bộ tem mang hình ảnh hai ngôi chùa tiêu biểu của hai nước (bên nước ta là chùa Một Cột, bên nước bạn là tháp chùa Dabo nổi tiếng), được trân trọng phát hành chung cùng lúc tại hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, nghĩa là tem nước nào dùng chữ quốc ngữ nước đó trên tem nhưng nội dung lẫn hình thức thì đồng nhất, không thay đổi. Bộ tem gồm 2 mẫu cùng khuôn khổ (32x43 mm), do họa sĩ của 2 nước thiết kế (bên Việt Nam có tới 2 họa sĩ là Vũ Kim Liên và Hoàng Thúy Liệu, bên Hàn Quốc là họa sĩ Sojeong).

Nói chung, tem nước ta về đề tài Phật giáo (hoặc liên quan đến Phật giáo) như vậy cũng không nhiều, nhưng cũng không thể kêu là ít ỏi. Mong rằng, trong những năm tới, trong bảng kế hoạch phát hành tem của Bưu chính Việt Nam sẽ có xuất hiện tên những bộ tem về các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hương (Hà Tây), Chùa Dâu (Hà Bắc), chùa Dư Hàng (Hải Phòng), chùa Thiền Lâm và Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt), chùa Khải Đoan (Daklak), Cổ Thạch Tự (Bình Thuận), chùa Long Sơn (Nha Trang), Niết Bàn Tịnh Xá (Bà Rịa-Vũng Tàu), Chùa Bà (Bình Dương) vv…vv… Hay những tượng Phật-Bồ Tát đang được thờ phụng ở các thiền tự như : Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát … cũng như những vị Long Thần Hộ Pháp, những Đại Hồng Chung quen thuộc đối với dân ta. Không chỉ những người tôn kính đạo Phật trông mong điều hỷ lạc ấy, mà cả những người ngoại đạo nhưng đam mê thú sưu tập tem cũng háo hức chờ đón sự ra đời của những bộ tem có nội dung mới lạ, hình dạng mẫu mã độc đáo, mang đậm màu sắc của dân tộc vốn có những trang sử vàng chói lọi vẻ vang…

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1487 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Về mái chùa xưa


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.239.3.196 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (252 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...