Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tu học Phật pháp »» Vô Kỵ học bắn cung »»

Tu học Phật pháp
»» Vô Kỵ học bắn cung

Donate

(Lượt xem: 4.781)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Vô Kỵ học bắn cung

Font chữ:

Vô Kỵ đánh võ thì giỏi, tánh tình thì điềm đạm mà cái gì có dính dáng đến võ khí là sợ nhất. Nó không còn một tâm thức nào làm người khác, vật khác đau nữa, nói chi là bắn với giết. Vì vậy khi nghe thầy bảo sẽ dạy bắn cung, nó từ chối ngay tức khắc.

– Vô Kỵ này, cái tư tưởng không bao giờ làm người khác đau của con quí báu vô cùng. Còn cái nghệ thuật bắn cung của thầy dạy đây chẳng những không bao giờ làm ai đau mà lại, nếu con thực hành đúng, nó sẽ làm cho mọi người vui.

Trước hết, con phải thấm nhuần vài nguyên tắc căn bản của cái nghệ thuật này. Hai nguyên tắc chánh:

1. Thứ nhất: Bắn để đúng, không phải để được.

Người đời thường hiểu lầm cái này. Bắn cái gì là để được cái đó. Bắn con nai thì muốn con nai ngã xuống để lấy về ăn nhậu, khoe khoang. Bắn cho được là lấy vô. Bắn cho đúng là cho ra. Ai đi săn tìm hạnh phúc cho mình sẽ chỉ lấy vô được khoái lạc (excitement). Ai đi săn tìm hạnh phúc cho người sẽ tạo ra, cho ra hạnh phúc cả mình lẫn người.

– Thầy nói có lý, con có đọc đâu đó một tác giả Mỹ nói cái chi đó tương tự như vậy “In life, happiness is not a goal. Happiness is a by-product. The more you are looking for it, the farther away it will evade you.”

– Con giỏi thật, đọc mà nhớ được mấy cái lặt vặt này. Thầy khen con đấy. Đó là phu nhân của một cựu tổng thống Mỹ, bà Eleanor Roosevelt.

2. Thứ hai: Tâm thức khi bắn cung.
Phải là tâm thức của thân hữu, không bao giờ của thù nghịch.

Với 2 nguyên tắc đó, thầy mới có thể dạy con cái nghệ thuật gần như thất truyền này. Người ta bây giờ cũng hay học bắn, bắn súng. Súng đạn không bao giờ ứng dụng được 2 nguyên tắc này của cung tiễn.

Vô Kỵ bắt đầu tò mò hơn. Từ khinh thường cung tiễn vì ý tưởng của bạo lực, vũ khí đến cái tò mò của tâm thức trong bắn cung.

Đứng

– Này Vô Kỵ. Đứng ở đây có 2 khía cạnh: Tư thế đứng cho vững của thân thể, con giỏi rồi, như lúc học võ, đứng lại như ngũ giới, có 5 cái không làm. Một khía cạnh khác là dừng lại. Tâm con chậm lại, dừng lại. Con nên nhớ, một tâm nhanh là tâm bệnh; một tâm chậm là tâm khỏe mạnh; một tâm dừng lại là tâm ngộ.

Hiện tại thầy đang dạy con ở cái chặng thứ hai này: chậm lại. Dừng hẳn lại là ngộ đó con.

– Chừng nào mới ngộ thưa thầy? – Vô Kỵ tò mò nhiều nên thiếu kiên nhẫn.

– Vô Kỵ con, đừng có nóng lòng, mong đợi một cái gì hết. Ngay cả mong đợi giác ngộ. Để yên cái giác ngộ đó. Chẳng có ai tranh đua đến trước, giữ chỗ sắp hàng như tụi Mỹ sắp hàng từ 3 giờ sáng để chờ bán hạ giá sau lễ Tạ ơn tháng này(After Thanksgiving sale).

Nắm

– Vô Kỵ. Cái nắm này là cái thứ 2 của 4 tác động của bắn cung: Đứng, Nắm, Ngắm và Buông.

Luôn luôn phải nắm cung bằng tay trái. Thầy biết con thuận tay trái. Sẽ dễ cho con tập. Sẽ dễ cho thầy dạy.

“Quái lạ, ai thuận tay nào, nắm tay ấy, sao lại phải nắm bằng tay trái nhỉ?”
Vô Kỵ tự hỏi. Thầy nó biết ý, mới giải thích:

– Vô Kỵ này, não bộ của người có 2 bán cầu não. Một phải, một trái. Hai cái làm việc hỗ trợ nhau nhưng luôn luôn có một bên mạnh hơn (dominant). Người thuận tay trái, bán cầu não bên phải mạnh hơn. Người nào thuận tay phải thì bán cầu não bên trái mạnh hơn. Hơn nữa Vô Kỵ con phải biết, còn có vấn đề tâm lý nữa.

“Não trái, não phải mà dính đáng gì đến tâm lý mình?” Nó lại càng tò mò hơn nữa.

– Thần kinh học sau này khám phá ra cái này. Bán cầu trái thì thiên về phân tách, đo lường, lý luận và thắng với thua. Bán cầu phải thì lại khác, nó thiên về cảm nhận, tổng hợp, bao dung và từ bi! Đại khái như kiểu “nam tả, nữ hữu” của Á đông mình. Đừng có lộn với câu “tả trọng, hữu khinh” nhé, Vô Kỵ. Cái tả trọng, hữu khinh này là do người đặt ra, không phải thiên nhiên khoa học. Thầy chỉ dạy con cái thiên nhiên thôi. Chỉ cần nhớ bán cầu và tâm lý của mỗi bán cầu não.

– Làm sao họ khám phá ra mấy cái này, thưa thầy?

– Từ bệnh. Mấy thầy thuốc theo dõi tâm lý của mấy bệnh nhân trước và sau khi bị TBMMN (tai biến mạch máu não). Chính thầy đã nhận xét và thấy chuyện này có thật. Mấy ông bị bại xuội bên trái, tức là bị nhũn não bên bán cầu não phải. Trời đất ơi, mấy ổng trước bệnh khó một, sau khi bị TBMMN, khó gấp 3 lần. Cãi vã, kèn cựa, cãi chầy cãi cối. Mấy bà vợ chịu không nổi. Trái lại mấy người bị bại bên phải thì hiền lại hẳn. Hết cãi cọ, lý luận, trách móc như trước khi bệnh. Hiền hẳn lại. Người nhà ai cũng nhận thấy. Tại sao? Bán cầu não bên trái của mấy người này bị nhũn. Mà bên trái là tranh luận đó! Mấy bác sĩ (hospitalist) chỉ làm việc trong bệnh viện thôi, không theo dõi bệnh nhân như PCP (Primacy Care Physician) nên họ không để ý mấy cái vụ tâm lý thay đổi này. Họ không biết bệnh nhân trước khi nhập viện. Ra viện, họ cũng không theo dõi lâu dài. Giao lại cho PCP.

– À ra vậy – Vô Kỵ vỡ lẽ nhưng vẫn còn thắc mắc – Tại sao mấy cái khái niệm trái phải của bán cầu não lại liên hệ với nắm cung tay nào?

– Bao dung và từ bi. Đó là lý do để nắm cung tay nào. Cái tay hướng cung về đâu. Cái tay đó phải được điều khiển bởi cái tâm bao dung và từ bi. Cái tâm của bán cầu não phải.

Vô Kỵ ngẫm nghĩ, trầm tư. Nó đâu có ngờ tay nào cầm cung có tầm quan trọng như vậy. Chỉ nhắm. À ra vậy. Nhắm với lòng từ bi, bao dung, ôn hòa mới gọi là nhắm đúng. Không phải bắn trúng thôi là đủ.

Nhắm

– Cái này mới là cái chủ chốt đấy Vô Kỵ. Nhắm một cái đích. Một mục tiêu.

– Còn xa gần thì sao, thưa thầy?

– Giỏi, hỏi như vậy. Không phải gần mà dễ. Thiên hạ chỉ quan tâm đến mấy mục tiêu xa, khó thấy, mà quên mấy cái mục tiêu gần. Nhìn xa mà quên nhìn gần là lọt xuống ổ gà không hay đó con. Đời sống mỗi bước chân trước mặt là quan trọng hơn cái mục tiêu xa vời. Con vô trường học để ra trường kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ là đã được định rồi. Mỗi ngày đến lớp, đến bệnh viện để học là một công chuyện dài và lặn lội. Mục tiêu xa lâu lâu nhìn một cái là đủ. Mục tiêu gần phải nhìn từng phút giây. Tỉnh thức trong mỗi bước đi: nhìn gần.

Mục tiêu di động

– Mục tiêu di động thì sao, thưa thầy?

– Mục tiêu nào cũng di động hết. Nghệ thuật bắn cung trong đời là mấy cái “di động” này. Cái ý muốn mục tiêu luôn đứng một chỗ làm cho xạ thủ luôn luôn thất vọng. Mục tiêu trong đời sống là di động, là vô thường. Con phải biết hòa hợp cái nhắm của con với cái di động này để hòa hợp với vũ trụ. Hòa hợp (harmony) là điểm chung của một xạ thủ tài giỏi và một nhạc sĩ điêu luyện. Một lời nói, một tiếng nhạc mà hòa hợp sẽ làm lành lòng người. Súng đạn cũng bắn, nhưng không được cái này. Súng đạn cũng cần nhắm nhưng không bao giờ hàn gắn cái gì cả. Chỉ tăng thêm hận thù.

Nhắm cung và nhắm mắt.

– Trời đất, thưa thầy. Thầy giỡn sao chứ? Mở mắt, đèn sáng đây còn bắn không trúng, nói gì nhắm mắt! – Vô Kỵ kinh ngạc.

– Vô Kỵ con. Cái này mới là cái tuyệt vời của nghệ thuật này. Mục tiêu ở bên ngoài mà người đời thường nhắm thì con không cần học thầy, ai cũng dạy con được. Đó là nhắm vào sự được thua, thắng bại, là ở đời. Cái thầy dạy là nhắm vào bên trong. Mà khi cái nhắm này mà chân chánh rồi thì mục tiêu của con đã ở trên đầu mũi tên rồi, trước khi con giương cung.

Buông

– Thưa thầy, thầy chưa dạy giương cung – Vô Kỵ nhắc thầy nó.

– Cái này không cần dạy. Với sức lực dẻo dai mạnh mẽ của cánh tay mặt của con, con dư sức giương cung. Bây giờ con nhắm cung đã thuần thục, nhắm vào nội tâm; đứng đã điêu luyện, đứng trên tư thế của huynh đệ, từ bi, chỉ còn có cái cuối cùng là buông tên này.

– Thưa thầy, buông tên dễ ợt, kéo mới khó chứ – Vô Kỵ cãi lý với thầy nó.

– Vô Kỵ này. Cái này là khó nhất đấy con. Ai mà đứng đúng rồi, nhắm đúng rồi, mục tiêu đã ở rõ trong cách nhìn đúng, thì đã đến trình độ thực hành tác phong cuối cùng này: buông tên. Buông tên là buông xả. Mũi tên đã đến đích trước khi rời tay con. Nhắm mắt, mục tiêu di động mà con đã bắn trúng hồng tâm là vì vậy. Thân an tịnh, tâm từ bi, tự tại, nhắm mắt nhìn vào bên trong thì tên tự nó bay đến hồng tâm, con thì buông xả. Có đích, có tên mà không có xạ thủ là vậy.

Vô Kỵ hân hoan đảnh lễ thầy.

________________
Nguồn: Trang nhà Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1489 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyển họa thành phúc


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Cẩm nang phóng sinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.86.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (21 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...