Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nhân vật Phật giáo »» Sư đi tựa vầng trăng khuyết … »»

Nhân vật Phật giáo
»» Sư đi tựa vầng trăng khuyết …

Donate

(Lượt xem: 5.862)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Sư đi tựa vầng trăng khuyết …

Font chữ:


Diễn đọc: Tường Dinh

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Tưởng niệm Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm)

Khi Sư đến, tựa vầng trăng cứu độ
Ánh vân quang soi rạng cõi u minh.
Khi Sư đi, phiêu linh như cánh hạc
Giữa trời cao âm vọng cả tâm linh.
(Thơ: Tùy Anh)


Khi Sư Bà đến, 37 năm trước từ 1984 đến nay, tựa như vầng trăng tròn soi sáng ánh từ quang cho bầu trời Hamburg đang khát khao nguồn mạch từ bi của Phật; nơi hơn ngàn thuyền nhân Phật tử đang cần một vị Sư lãnh đạo tinh thần để làm chốn nương tựa trong buổi đầu bơ vơ trên xứ lạ quê người, để được xoa dịu những thương đau mất mát trong cuộc đổi đời từ năm 1975, được nghe những lời an ủi dịu dàng, độ lượng bao dung để quên đi kinh hoàng trong những chuyến vượt biển và để sớm tìm lại niềm tin yêu nhân ái nuôi dưỡng nguồn mạch sự sống mới.

Chúng tôi, Ban chấp hành Chi Hội Phật Tử địa phương, được thành lập cách đây 2 năm dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thích Như Điển (hồi đó còn là Đại Đức) cứ 2 tháng một lần từ Hannover lên Hamburg giảng pháp cho bà con Phật tử. Cố Chi Hội Trưởng Đạo hữu Thiện Quang Trần Văn Quý, huynh trưởng Nguyễn Ngọc Đường và tôi đã hân hoan đón Sư vào một buổi chiều mùa hạ nhuộm nắng hanh vàng. Sư đi cùng em trai là Nguyên Đạo Văn Công Tuấn đang là sinh viên Đại học ở Kiel. Cái cảm nhận đầu tiên của chúng tôi, dù Sư đang buổi đầu bở ngở, ngại ngùng, nhưng nụ cười của Sư thật từ hòa dễ mến.

Thật tình, hồi đó chúng tôi không rõ và cũng không rành về hàng giáo phẩm, chỉ đơn giản gọi là „Cô“ một cách thân kính. Và chính Sư cũng không bao giờ xưng là Sư Cô hay Ni Sư trong cách xưng hô với mọi người. Chữ „Cô“ vẫn là sợi dây tình cảm gắn bó giữa chúng tôi trong 5, 6 năm làm việc với Tịnh Thất và sau này là Chùa Bảo Quang Hamburg. Với tôi chữ „Cô“ vẫn là tiếng gọi thân thương từ đó cho đến bây giờ không bao giờ phai trong tâm khảm.

Căn nhà của Sư ở tầng trệt chỉ có 2 phòng, một phòng ngủ và một phòng khách đã được bà Ilse Rüzel- người Đức bảo trợ cho người Việt- thuê sẵn, thuộc một chung cư cao bốn tấng tại đường Kreuzburger vùng Jenfeld đông dân cư Việt Nam.

Người Việt hàng xóm của Sư ở tầng trên là Bà Nuôi, một tín hữu Thiên Chúa, nhưng là người thường đến thăm, giúp Sư trong tuần khi chúng tôi đang làm việc ở công sở. Một lần Bà Nuôi nấu bún bò Huế, sai con xuống mời Sư lên nhà cùng ăn. Sư cười vui vẻ cảm ơn và từ chối vì người tu theo đạo Phật là ăn chay, không ăn mặn… Hai vị trở nên thân thiết. Những năm sau, dù Tịnh Thất đã dời đi nơi khác, nhưng mỗi lần nghe Bác Nuôi bệnh Sư đều chịu khó trở lại thăm. Cuối cùng, Bác Nuôi được Chúa gọi về, Sư cũng đến chia buồn cùng tang quyến. Tình cảm của Sư dành cho mọi người là như vậy, không phân biệt tôn giáo. Mà ngay từ những ngày đầu, Sư cũng tìm đến từng nhà người Việt trong vùng để thăm viếng làm quen.

Sau khi ổn định chỗ ở, Sư lập thành Tịnh Thất Bảo Quang. Đây là cơ sở Phật giáo đầu tiên cho số Phật tử tín tâm thường xuyên đến lễ bái. Phòng khách của Sư trở thành chánh điện, tuy nhỏ nhưng nhờ sự sắp xếp khéo của huynh trưởng Nguyễn Ngọc Đường đã thiết trí một bàn thờ Phật trang nghiêm. Cố huynh trưởng Vân Hùng vẽ trên vách sau lưng bàn thờ Phật một tàng cây bồ đề thật sống động.

Từ đó lễ Phật định kỳ được Sư tổ chức hàng tháng và lễ sám hối vào 14 và 30 âm lịch. Ban đầu chỉ có một mình huynh trưởng Nguyễn Ngọc Đường phụ Sư gõ mõ, hoặc khi vắng anh thì Sư phải một mình chuông mõ. Do vậy, Sư mới mở ra khóa Chuông Mõ để „đào tạo“ cho các vị Duy na (thỉnh chuông) và Duyệt Chúng (gõ mõ) trong khi tụng kinh.

Sư giải thích rất rành mạch về Nghi thức Chuông Mõ. Tiếng chuông là hiệu lệnh của buổi lễ, giúp cho đạo tràng hòa hợp, thanh tịnh và nhất tâm hướng Phật. Tiếng mõ là duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn giúp cho người tụng niệm khỏi rối trí loạn tâm để chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh… Như vậy người Duy Na, Duyệt Chúng cần phải hiểu rõ ý nghĩa khi thỉnh mỗi tiếng chuông, hay gõ mỗi tiếng mõ.

Nghĩ rằng mình là người trong Ban Chấp hành Chi Hội, thường xuyên về chùa „công quả“, nên khóa đầu tiên tôi hăng hái ghi tên tham dự để „làm gương“; nhưng lại đỗ „thủ khoa“ và được Sư trao giải thưởng là cuốn Kinh Nhật Tụng, với lời khuyến tấn là phải cố gắng thuộc lòng kinh điển. Đây là món quà quí báu, vì kinh sách trong giai đoạn này rất hiếm. Sư Bà còn tặng cho tôi chiếc áo tràng- hồi đó cũng ít ai có. Chiếc áo này do Bác Quảng Hiền Đào Hữu Chí may. Lòng tôi cảm thấy ấm áp mỗi khi mặc, thấy được tấm lòng yêu mến của Sư đã dành cho tôi.

Học xong là phải thực hành ngay. Tôi và huynh trưởng Nguyễn Ngọc Đường từ đó phải đảm trách vai trò Duy Na, Duyệt Chúng. Thỉnh chuông gõ mõ đều chi. Nhưng với tôi, dấu ấn kỷ niệm khó quên, là lúc tôi „thủ vai Duy Na thỉnh chuông“. Lần đầu tôi hơi lúng túng, làm sao đếm được số lần khi niệm nhiều lần hồng danh một vị Phật, 30 lần Ai Di Đà Phật chẳng hạn, tôi phải đếm từng lóng tay để thỉnh một tiếng chuông cho đúng nhịp. Sư Bà nhìn thấy. Sau buổi lễ, Sư ân cần thân mật dạy rằng „…là người Duy Na khi thấy vị chủ lễ vái xuống thì anh thỉnh một tiếng chuông. Hay trong thời kinh khi vị chủ lễ ngưng để lấy hơi thì anh cũng thỉnh một tiếng chuông tiếp sức… đại khái như vậy anh cần chú ý dần dần sẽ quen“.

Sau này, Sư còn mở thêm mấy khóa chuông mõ nữa. Các cháu Diệu Hiền, Mỹ Liên được đào tạo đã thay thế chúng tôi giữ vai Duy Na, Duyệt Chúng rất tốt cho tất cả các buổi lễ Phật.

Ngoài niềm vui đến Tịnh Thất để thử hòa điệu sống với những bạn đạo, rèn luyện tín tâm, khuyến khích nhau tu học; chúng tôi còn phải quan tâm đến sự sống còn của ngôi Tịnh Thất. Số chi phí đời sống và chi phí sinh hoạt, chi phí hành chánh thường vượt quá khả năng của anh em trong Ban chấp hành; nên chúng tôi trình bày với Sư kế hoạch vận động bà con Phật tử đóng góp định kỳ. Ban đầu chương trình „khất thực“ này không được Sư hoan hỷ mấy vì Sư „sợ tai tiếng, sợ bà con Phật tử trong giai đoạn đầu cũng khó khăn“. Tôi hiểu tấm lòng từ ái vị tha của Sư luôn quan tâm đến đời sống của mọi người. Sư bảo rằng: „Đa số bà con theo chương trình nhân đạo đến Đức trước Sư chưa đầy 5 năm, họ chưa có công việc làm vững chắc, con cái còn nhỏ, đang theo học, các cơ sở buôn bán cũng chưa phát triển, mình đi quyên tiền e bà con sợ không dám đến chùa nữa!…“. Nhưng tôi và bác Thiện Quang cố gắng thuyết phục Sư và hứa giữ gìn thanh danh và uy tín cho Sư, cho Tịnh Thất và danh dự cho cả cộng đồng Phật giáo nơi đây. Cuối cùng Sư cũng ký tên đóng dấu vào Ủy Nhiệm Thư để chúng tôi kêu gọi bà con ủng hộ.

Từ đó bác Thiện Quang và tôi, hằng ngày sau giờ làm việc, chở nhau đi từng vùng, hẹn đến từng nhà, giới thiệu sinh hoạt của Tịnh Thất Bảo Quang và xin bà con ủng hộ định kỳ hoặc ủng hộ một lần. Công tác này tương đối cũng có kết quả giúp giải quyết khó khăn trong những năm đầu của Tịnh Thất Bảo Quang.

Trong thời gian đó chúng tôi tổ chức vài lần hành hương thập tự tại Pháp, Thụy Sĩ…, bà con tham dự rất đông. Vì thế trong những ngày lễ Phật, bà con đến chùa ngày càng đông, chánh điện không đủ chỗ cho bà con lễ bái phải tụ tập đông đảo ngoài sân. Điều này cũng làm phiền hàng xóm không ít. Tôi lại trình bày với Sư chương trình mua nhà để „cải gia vi tự“ theo kế hoạch mượn hội thiện và xin cúng dường để lập chùa theo kế hoạch của chùa Viên Giác thuở đó. Nhưng Sư sợ chuyện này sẽ gây trở ngại cho chương trình xây ngôi chùa Tổ Viên Giác, nên Sư đề nghị chúng tôi tìm kiếm thuê nhà mới. Ngẫm lại tôi thấy Sư có cái nhìn thâm tình, sâu sắc và chí lý hơn…

Khi dọn đến ngôi nhà mới rộng rải và khang trang hơn đường Rennbahnstrasse, Wandsbek, Tịnh Thất Bảo Quang được đổi tên lại là Chùa Bảo Quang Hamburg. Tôi và Bác Thiện Quang vẫn phải tiếp tục công tác „ăn xin“ vận động bà con phát tâm bồ-đề rộng rải hơn chút nữa để chúng tôi có đủ điều kiện trang trải tiền thuê nhà mới cao hơn và chi phí sinh hoạt cũng lớn hơn. Dù hầu hết bà con đều quen tên biết mặt anh em chúng tôi- những người quen bây giờ có „da mặt dày“ hơn hồi trước vì la lết những buổi chiều „đi ăn xin“ trong các vùng Hamburg. Nhưng việc „đi ăn xin“ lòng từ bi của bà con không phải lúc nào cũng thuận duyên, không phải lúc nào cũng được bà con vui vẻ „bố-thí“ cả. Chúng tôi cũng đã gặp phải một vài câu hỏi „gay gắt“, „hóc búa“ của một số bà con „… giúp chùa, còn chùa giúp lại những gì cho bà con đây?“. Nhờ học được từ Sư Bà chữ Nhẫn, về sự mềm mỏng, vui vẻ dịu dàng, hòa ái… nên chúng tôi giải thích về ý nghĩa về „khất thực“, về „bố-thí“ và lợi ích cho họ trong kiếp này hay kiếp khác; bởi vì „cho là sẽ nhận lại“… Chúng tôi cũng vui vẻ mời họ dành thì giờ đến chùa để biết „chùa đem lại cho họ những lợi ích gì“.

Nhân tiện, tôi xin trích dẫn bài viết mở đầu của Sư Bà đăng trong bản tin song ngữ Việt-Đức „Bản Tin BẢO-QUANG – Informationsblatt“ mùa Vu Lan năm 1986 do tôi chủ trương để trả lời cho số ít bà con chưa rõ ý nghĩa của việc đến chùa:

"… Người Việt Nam ta đến chùa trong mọi cơ hội: có thể là dịp Tết Nguyên Đán, lễ Vía Phật, Tiết Thanh Minh Tảo Mộ, hay những dịp lễ quan trọng khác. Ngày thường cũng có thể đến chùa hay đặc biệt là vào ngày rằm, mồng một để lễ Phật cầu nguyện. Cũng có thể đến chùa trong những trường hợp riêng của gia đình như tang chế, giỗ kỵ hay cả việc cưới hỏi… Nói chung đa số người Việt Nam ta „sống thường hay lui tới chùa để tìm những giây phút an ổn cho tâm hồn. Khi chết cũng xin thờ cúng tại chùa để vong hồn người chết cũng nghe câu kinh tiếng kệ hầu sớm tiêu diêu miền Cực Lạc“…[…]

Với hoàn cảnh hiện tại (1986) ở hải ngoại của chúng ta, với cuộc sống mới hoàn toàn xa lạ- xa lạ từ những sinh hoạt nhỏ nhặt vật chất đến cuộc sống tinh thần, xa lạ đến độ có những giờ phút chúng ta tự cảm thấy, hoặc có lúc sẽ cảm thấy mình không còn đủ sức để bơi lội hụp lặn giữa dòng đời hổn độn xô bồ này nếu không có một điểm tựa, một chiếc phao. Và lúc đó chỉ có hình ảnh "một ngôi chùa“ với bao tình cảm thiêng liêng, nơi có những người đồng hương, đồng cảnh ngộ, có những người "như mình“, "hiểu mình“ lại đến với chúng ta. Bởi vậy ngôi chùa trở thành một sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Và không chỉ có Phật tử mới đến chùa, mà cả những người tôn giáo khác cũng đến chùa nữa, bởi vì chùa ở hải ngoại là điểm hẹn của mọi người. mọi giới, mọi lứa tuổi.“ (1)

Bản Tin Bảo Quang chỉ ra được một số, nên Sư Bà không có cơ hội viết tiếp cho chúng ta học hỏi thêm.

Sau đó, chúng tôi đã trình bày cho Sư tường tận về kết quả vận động và đề nghị thêm một số công tác mới, sau khi đã tham khảo ý kiến với một số anh chị em Phật tử hữu tâm để thành lập: Ban Xã hội - Ban Giáo dục – Lớp Việt ngữ - Tủ sách - Văn nghệ - Thảo luận luân phiên tháng một lần nhằm trao đổi về Phật học… Chương trình này nếu được Sư duyệt thì chắc chắn sẽ cho bà con thấy niềm tin và sự hữu ích khi họ đến chùa hay gởi con cháu đến chùa sinh hoạt.

Từ đó khá đông các cháu thường đến viếng cảnh chùa vào những ngày cuối tuần. Đa số là con cháu của những gia đình Phật tử và bạn học của chúng lại là con em của những gia đình tín hữu Thiên Chúa. Thường các cháu khi đến chùa cứ hỏi thăm tôi, vì tôi thường xuyên ở đó. Có tôi, các cháu mới dám vào chùa, có lẽ các cháu sợ bị Sư rầy hay thấy Sư nghiêm trang quá chăng? Vì ngại điều này làm phiền lòng Sư, và tôi cũng sợ Sư hiểu lầm, nên tôi dặn dò các cháu. Sư là người xây dựng cảnh chùa này để cho mọi người đến đây lễ Phật. Vậy mỗi khi đến chùa, trước tiên các cháu phải tìm đến chào kính Sư và khi ra khỏi chùa các cháu cũng phải đến chào từ giã. Đó là kính lễ tựa như phép lịch sự mà bố mẹ đã dạy. Sư là người hiền lành dễ thương, các cháu phải làm quen với Sư, vì Sư rất thương người và thương các cháu nhỏ…

Các cháu làm theo lời tôi hướng dẫn, nên Sư rât vui. Thường Sư hay bảo các cháu lên chánh điện lễ Phật. Nhiều cháu ngẩn ngơ đứng nhìn vì các cháu là tín hữu; vài cháu lóng cóng lạy Phật, cuốc như cuốc đất, vì chưa rõ ý nghĩa lạy 3 lạy là lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng… Nhưng chính các cháu sau này lại tích cực tham gia trong Ban Văn nghệ hay Ban Vũ của Chi Hội Phật Tử. Ban Vũ đã từng trình diễn cho Hội Hồng Thập Tự. Ban Văn Nghệ hằng năm cũng đã „đem chuông đi đánh ở xứ… Hannover“ trước hàng ngàn khán giả trong những buổi lễ Phật Đản, Vu Lan của Chùa Viên Giác.

Sẫn đà tôi đề nghị với Sư tổ chức Văn nghệ Vu Lan cho cộng đồng Hamburg, Sư Bà giựt mình lo lắng bảo: „mình có tiền mô để chi phí cho buổi lễ?“. Tôi trình bày chi tiết và xin Sư „bật đèn xanh“ để triệu tập buổi họp phân công phân nhiệm anh em trong từng ban, tìm những mạnh thường quân yểm trợ... Và buổi Văn nghệ cúng dường Vu Lan lần đầu tiên được tổ chức tại Hội trường nhà thờ Tin Lành Wandsbek thành công mỹ mãn. Sư thật hoan hỷ khi báo chí địa phương đưa tin, hình ảnh và tán thán công đức của Sư là người khai sơn ngôi chùa Bảo Quang, người đầu tiên mang ánh sáng chân lý Phật giáo cho cộng đồng người Việt tại Hamburg. Những năm sau, Chi Hội Phật Tử tiếp tục tổ chức Văn nghệ cúng đường đại lễ Vu Lan tại hội trường Trường Gesamtsschule Steilshoop vì số khán giả ngày càng đông…

Cũng trong thời gian này, tôi đầu quân cho Báo Viên Giác, ở Hannover để sinh hoạt về văn học nghệ thuật hợp với sở thích của tôi hơn. Sau 5, 6 năm hộ đạo, chung sức với Sư Bà, với chùa Bảo Quang trong giai đoạn đầu khó khăn, tôi chỉ thực hiện được 2 trong 3 tâm nguyện của mình là (1)- quy tụ cho Sư Bà nhiều, thật nhiều Phật tử tín tâm đến với chùa. (2)- thuê được ngôi nhà lớn hơn làm ngôi chùa có chánh điện khá rộng lớn đủ chỗ cho bà con đến lễ Phật. (3)- tạo dựng một ngôi chùa dù là „cải gia vi tự“ để Sư an tâm khỏi lo vấn đề về tài chánh. Nhưng tâm nguyện này ngoài khả năng của tôi. Tôi thật buồn, xin sám hối. Nhưng vài năm sau, tôi rất mừng thấy cái tâm niệm thứ 3 của mình được những đạo hữu tín tâm thực hiện. Ngôi nhà 177 Schiffbekkerweg đã được „cải gia vi tự“ như ý nguyện của mình. Chỉ hơi buồn là tôi không được góp chút công sức nào cả. Nhưng cũng từ cái đà này, vài năm sau nhờ thuận duyên chùa bán cơ sở này để xây dựng ngôi chùa hùng vỹ tráng lệ như ngày nay ở Billbrook…

Hôm nay, viết ra những kỷ niệm vui buồn này cũng là dịp để tôi cũng sám hối. Sám hối vì trong thời gian sinh hoạt, có lúc tôi không thuận theo ý của Sư. Sư muốn chúng tôi dành hết tâm lực để chuyên tu. Tôi thưa với Sư „chúng con là người Phật tử, cũng là người Việt tỵ nạn nên không thể đứng ngoài sinh hoạt cộng đồng, không thể đóng khung trong bốn bức tường chùa được“.

Tôi nghĩ, Sư chắc cũng buồn tôi, nhưng tôi lầm; vì có lần Sư cũng tâm tình, Sư ước mong có một ngôi chùa bên dòng sông giống ở quê hương. Sư nguyện làm người lái đò đưa khách sang sông, mong sao khách sớm tìm được con đường giác ngộ. Rồi Sư lại đón khách trở về thênh thang đạt đạo. Khách mang Phật đạo vào đời gieo hạt bồ-đề, gieo mầm từ bi hỷ xả… Vâng, Sư và con đò đã sớm tối dãi nắng dầm mưa trên 30 năm để thực hành đại nguyện cứu khổ độ sanh. Sư bảo, đây chỉ là sự tiếp nối sứ mệnh hoằng pháp, là nhịp cầu hiện tại nối liền những công tác quá khứ của Sư, là vòng tay ôm ấp che chở cho những trẻ mồ côi không nơi nương tựa trong những Cô Nhi Viện, Ký Nhi Viện và Trường Mẫu Giáo tại Đà Nẵng, Hội An Quảng Nam trước năm 1975…

Khi ngôi chùa đã trụ vững, đã có đông Phật tử thuần thành, tôi xin phép Sư Bà cho tôi từ chức Chi Hội Trưởng. Tôi cũng đã xin tạm ngưng hoạt động trong Ban Chấp Hành Trung Tâm Văn Bút Châu Âu, đồng thời cũng từ nhiệm việc điều hành tờ báo VietHamb- tiền thân của tờ báo Dân Việt của Hội Người Việt TNCS Hamburg, để cộng tác với tờ báo Viên Giác như đã hứa với Thầy Thích Như Điển. Tôi biết điều này sẽ làm cho Sư Bà hụt hẫng, phiền trách tôi.

Có lần khi biết tôi vẫn còn tiếp tục cộng tác với tờ báo Viên Giác, Sư cười trách khéo tôi „với bất cứ hội đoàn nào anh cũng chỉ cộng tác năm, bảy năm mà thôi. Sao với Thầy Như Điển anh làm việc chung với Thầy lâu rứa?“. Tôi chỉ cười trừ và bạch với Sư rằng „đó là tại cái duyên văn chương gắn chặt với nhau!“. Sư cũng cười xòa. Tôi biết, Sư lúc nào cũng quý mến tôi, ngay cả những lúc trước đây tôi không làm đúng theo ý của Sư…

Bây giờ Sư Bà đã vĩnh viễn đi về cõi Phật.

Hôm 14.6.2021, chúng tôi xuống thiền đường chùa Bảo Quang, tiễn biệt Sư Bà mấy lạy, lòng thật ngậm ngùi. Sư đi rồi, đi thật nhẹ nhàng êm ái, giải thoát bệnh duyên sau khi thấy được những đệ tử đạo hạnh tròn đầy; ngôi chùa do Sư khai sơn xây dựng cũng uy nghiêm tráng lệ hơn bao giờ hết; hai bào đệ là Bác sĩ Thị Minh Văn Công Tâm và Kỹ sư Nguyên Đạo Văn Công Tuấn cũng đã thành nhân, thành công từ lâu như ước nguyện của Sư trước đây.

Lại nhớ trong ngày lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng chùa Bảo Quang 02.8.2014, tôi có viết một đoản văn „Ngôi chùa bên dòng sông – Con đò trong trí tưởng“ để tán thán công đức của Sư Bà và những đệ tử cùa Sư Bà. „…Đồng thời nhắc nhở cho Phật tử- dù kỳ cựu như anh em chúng tôi, cũng như anh chị em Phật tử mới làm quen với chùa sau này-, biết rằng chúng ta được thong dong an nhiên đến lễ bái nơi ngôi chùa trang nghiêm này, chúng ta đừng quên chắp tay kính cẩn cảm niệm công ơn của Sư Bà và của quý Sư Cô- đặc biệt với Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, đã quên thân nữ và ngay cả thân bệnh của mình tham gia trong nhiều công tác xây dựng. Đồng thời chúng ta cũng phải biết ơn những Phật tử và bạn hữu Thiên Chúa đã nhiệt tình ủng hộ tịnh tài hay đến làm công quả trong quá trình hình thành và xây dựng ngôi Phật đường này…“.

Sư Bà đã có đôi mắt thật tinh tường khi chọn vị đệ tử út là Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm làm trụ trì thay thế Sư Bà xây dựng được "một ngôi chùa bên dòng sông“ đúng như tâm nguyện ban đầu.

"… Sau buổi lễ tôi đứng trong sân chùa, trước chánh điện, nhìn những chiếc lá vàng êm đềm trôi theo dòng sông, và cảm nhiễm tuổi đời của mình cũng trôi nổi theo dòng đời, 30 năm từ ngày đảnh lễ một vị nữ tu đến lãnh đạo tinh thần Phật tử Hamburg. Tôi đã trôi lăn vào đời, vật lộn với sinh kế, chưa biết nhiều về cuộc sống ở chốn Thiền môn; rồi tôi lần theo bước chân của vị nữ tu để tìm vào cửa Phật. Cửa Phật luôn rộng mở như tâm lượng bao dung của Chư Tôn Đức, như lòng từ bao la của những bậc chân tu. Như con sông đào Bille chảy từ sông Elbe đến Bergedorf. Như ngôi chùa Bảo Quang rộng lớn được tiến hành xây dựng từ năm 2006 cho đến năm 2008 mới hoàn thành, đúng như tâm nguyện ban đầu của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm: một ngôi chùa bên cạnh dòng sông.

Buổi lễ chấm dứt từ lâu, nhưng lòng tôi vẫn còn sâu lắng. Tiếng hát "Chuyện một con đò“ của hai nữ Phật tử Thanh Trì (Na Uy) và của Thiên Hương (Hamburg) êm ấm kể lễ. Tiếng hát ngọt ngào gợi nhắc tôi một thời kỷ niệm buồn vui. Tôi chợt nhớ đến người lái đò đón đưa lữ khách sang sông tìm đến một tương lai rực rỡ phía trước. Bao nhiêu trẻ em côi cút trong chiến tranh đã sang sông và hẳn đã có một cuộc đời an lạc vững chắc. Hình ảnh người lái đò, hình ảnh của Sư Bà Bảo Quang đã hòa nhập trong ánh đạo từ bi. Hình ảnh con đò, hình ảnh của Cô nhi viện Diệu Định và Ký nhi viện Thanh Khê lại ẩn hiện trong tầm nhớ của tôi một thời gian khá dài khi tôi công tác ở Đà Nẵng. Cả hai bây giờ vẫn còn rạng rỡ trong tình thương yêu bảo bọc chất chứa tình người. Dòng sông trong tâm thức tôi vẫn còn trôi chảy, ngày nào trước đây khi Sư Bà Diệu Tâm đến Hamburg, ước mong dựng một ngôi chùa bên một dòng sông. Hồi đó tôi vẫn nghĩ rằng rất khó thực hiện. Thế mà,… bây giờ 30 năm sau- niềm hân hoan như một phép nhiệm mầu, Phật tử chúng tôi đã thấy: "Một ngôi chùa bên dòng sông“ và "Một con đò trong trí tưởng“ đã hiện hữu để đưa chính tôi nói riêng sang bến bờ giác ngộ.“…(2)

Sư Bà ơi,
Khi Sư đến, tựa như vầng trăng tròn
Khi Sư đi, tựa như vầng trăng khuyết.

Trăng tròn rồi trăng khuyết, nhưng trăng không bao giờ biến mất mà trăng xuất hiện mãi mãi theo chu kỳ của tạo hóa. Trăng khuyết rồi lại tròn.

Sư Bà đi, bây giờ đã an nhiên tự tại nơi cõi A Di Đà, nhưng anh linh của Sư Bà vẫn hiện hữu mãi mãi ở thế gian này, trên vùng trời Billbrook, nơi dòng sông Bille tịnh mặc âm thầm đưa chúng sanh về bến giác.

Mỗi lần ngắm trăng- trăng tròn hay trăng khuyết, chúng con cũng dành những phút giây tưởng nhớ đến Sư Bà để tâm niệm „sống giản dị khiêm tốn, tinh cần tu học, tịnh giới trang nghiêm“. Như vậy chắc chúng con sẽ đem lại cho Sư Bà nụ cười thanh thoát nơi cõi Phật.

Trong hương khói trang nghiêm thanh tịnh của Thiền đường chùa Bảo Quang- nơi đang tôn trí Linh cữu của Sư Bà, hương linh của những Phật tử đã có một thời gian dài, ngắn gần gũi với Sư Bà, với chùa Bảo Quang cũng phiêu hưởng về đây bái biệt: đó là hương linh của cựu huynh trưởng Vân Hùng, Bác Thiện Quang Trần Văn Quý, Bác Hai Quảng Hiền Đào Hữu Chí, Bác Ba Nhựt Đạo Lưu Minh Thành, Bác Tư Trần Ngọc Thạch, Bác Diệu Thiện Phạm Thị Đào,… Ôi:


Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ…? (3)

Thành kính đảnh lễ tưởng niệm công hạnh Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, vị khai sơn thành lập chùa Bảo Quang Hamburg, Đức Quốc.

Ngưỡng nguyện Giác Linh Sư Bà Cao đăng Phật Quốc, hồi nhập Ta bà để làm nơi quy hướng cho hàng Phật tử và những người hữu duyên.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Hamburg, 14.6.2021
Phù Vân
Cựu Chi Hội Trưởng Chi Hội Phật Tử Hamburg


______________

Ghi chú:
(1) TN Diệu Tâm – Mái chùa che chở hồn dân tộc (Die Pagode Regugium des Geistes des Volkes) – Bản Tin Bảo Quang – Informationsblatt

(2) Trích đoản văn: Ngôi chùa bên dòng sông – Con đò trong trí tưởng - Phù Vân, 02.8.2014.

(3) Ông đồ – Thơ Vũ Đình Liên




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1485 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.226.14 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (259 lượt xem) - Hoa Kỳ (36 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...