Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Luận bàn Phật pháp »» Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm... »»

Luận bàn Phật pháp
»» Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm...

(Lượt xem: 8.539)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm...

Font chữ:

Khi xưa, Lục Tổ Huệ Năng nhờ vào câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang mà bổng nhiên đại ngộ. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” nghĩa là đừng sanh vọng tâm mà trụ chấp vào bất cứ một nơi hay sự vật nào cả. Do vì Bồ tát an trụ tâm như vậy nên có thể tuy độ vô lượng chúng sanh mà vẫn không thấy có một chúng sanh để độ. Kinh gọi là hành Trung Đạo! Bồ tát do an trụ tâm trong Trung Đạo Thật Tướng, nên có thể bố thí Ba-la-mật, tức là cúng dường pháp cho hết thảy chúng sanh với tâm không: không thấy mình bố thí, không thấy người nhận bố thí và cũng không thấy vật bố thí. Do bố thí như vậy, nên Bố thí như vậy, nên Bố tát thành tựu vô lượng vô biên công đức trang nghiêm; vì thế kinh mới nói: “An trụ trong hết thảy pháp công đức.” Nói cho căn kẽ hơn, Bồ-tát do hành Trung Đạo nên có thể suốt ngày độ sanh mà suốt ngày cũng chẳng độ sanh, suốt ngày tiếp xúc với vạn duyên mà vẫn luôn nhất tâm không tịch, suốt ngày thực hành rốt ráo cả sáu độ Ba-la-mật “bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ” mà vẫn luôn an trụ trong các tam muội bất sanh bất diệt, chẳng đánh mất định ý. Bồ-tát nơi cõi Cực Lạc do thực hành Lục độ vạn hạnh với trí tuệ Bát nhã như vậy, nên thường được chư Phật đồng thanh khen ngợi là: “Dù họ dù thường luôn thực hành rốt ráo Lục độ Ba-la-mật, mà lại vẫn thường an trú nơi Tam-ma-địa, không sinh không diệt, đi khắp đạo tràng, xa cảnh Nhị thừa.”

Thập-trụ Tỳ Bà Sa Luận bảo: “Nếu đắm trong địa vị Thanh văn và địa vị Bích-chi Phật thì gọi là Bồ-tát chết, là mất hết thảy cái lợi. Dù đọa vào địa ngục cũng chẳng sợ hãi đến thế. Nếu sa vào địa vị Nhị thừa thì là điều sợ hãi lớn.” Đấy đã nêu rõ ý nghĩa vì sao Bồ-tát cõi Cực Lạc dù đi khắp đạo tràng, mà vẫn xa lìa cảnh Nhị thừa, chẳng bị nhiễm trước bởi các pháp của hàng Thanh văn và Bích-chi Phật. Nói cách khác, tuy Bồ-tát hành quyền phương tiện, dạo khắp mười phương, diễn nói các pháp khác nhau thích ứng với căn cơ của từng mỗi chúng sanh, nhưng đối với những Chánh Hạnh đạo tràng, các Ngài chỉ nương theo một pháp Nhất thừa để rốt ráo đạt tới bờ kia, không có chút khuyết thiếu, cũng không lầm lạc, rơi vào các pháp của hàng Nhị thừa. Vì vậy, chư cổ đức mới thường dạy chúng ta “Nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu” thì sẽ mau chóng đại ngộ, đắc quả Nhất thừa; đấy mới thật sự là “an trụ trong hết thảy pháp công đức.”

Bồ-tát cõi Cực Lạc chỉ chuyên tu pháp môn Niệm Phật Nhất thừa của A Di Đà Phật, nên thành tựu được công công đức chân thật, chẳng thể nào mà nói trọn hết cho nổi, nên được Thích Ca Mâu Ni Phật khen ngợi rằng: “Ta nay lược nói, cõi Cực Lạc kia, chỗ Bồ-tát sinh, chân thật công đức, thảy đều như thế. Nếu nói rộng ra, trăm ngàn vạn kiếp, cũng không cùng tận.” Còn những người tu xen tạp là do tâm còn nghi hoặc nơi giáo pháp mình đang tu, nên chẳng thể chân thật chuyên tu một môn niệm Phật Nhất thừa của A Di Đà Phật, tức là họ bị chìm đắm trong địa vị Thanh văn hay Bích-chi Phật, vẫn chưa thể rời xa cảnh Nhị thừa nên Thập-trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi họ là Bồ-tát chết! Bồ tát chết thì làm sao có thể thành tựu hết thảy pháp công đức chứ?




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1541 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.206 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...