Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Pháp Hội Thánh Chúng »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Pháp Hội Thánh Chúng

(Lượt xem: 5.588)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Pháp Hội Thánh Chúng

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vừa mở quyển “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh” ra, chúng ta liền thấy phẩm Pháp Hội Thánh Chúng. Phẩm này ghi: “Tôi nghe như vầy: Một thời Ðức Phật, tại thành Vương Xá, trong núi Linh Thứu, cùng mười hai ngàn vị Ðại Tỳ Kheo cùng nhau có mặt, tất cả đều là những bậc Ðại Thánh thần thông đã đạt. Tên các Ngài là Tôn Giả Kiều Trần Như, Tôn Giả Xá Lợi Phất, Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên, Tôn Giả Ca Diếp, Tôn Giả A Nan... đều là thượng thủ. Còn có các vị, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Văn Thù, Bồ-tát Di Lặc, tất cả Bồ-tát, trong Hiền Kiếp nầy, cùng tới tập hội.”

“Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” là một bộ Kinh dựa vào chân tướng của sự thật mà Phật nói ra. Ngài A Nan là người tự thân đã nghe đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nói, rồi Ngài thuật lại cho chúng ta nghe. Phật nói Kinh này tại thành Vương Xá, trong núi Linh Thú. Đây là một pháp hội lớn lao, vô cùng thù thắng nên có vô số chư Đại Tỳ Kheo, Bồ-tát v.v... như mây kéo tới dự hội. Tất cả các vị Đại Thánh này đều có năng lực, trí huệ vượt xa hơn người thường; đối với tất cả mọi người, mọi vật, mọi sự, mọi lý, họ đều thông đạt tường tận.

Khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, Ngài A Nan buồn rầu khóc lóc. Ngài A Nê Lâu Ðà thấy vậy, khuyên A Nan, đừng nên đau buồn, chẳng có ích gì đâu, nên đến thưa hỏi Phật làm thế nào để lưu truyền lời Kinh Phật dạy cho chúng sanh trong đời vị lai. A Nan vâng lời A Nê Lâu Đà đến tham vấn Phật; đức Phật dạy, nên bắt đầu Kinh bằng sáu điều chứng tín; đó là Tín, Văn, Thời, Chủ, Xứ. “Tôi nghe như vầy” là Tín. “Phật” là Chủ, “thuyết Kinh gì” là Văn, “vào lúc nào” là Thời, “tại chốn nào” là Xứ, “đại chúng dự hội có những ai” là Chúng. Phẩm Pháp Hội Thánh Chúng này trước hết trình bày sáu thứ thành tựu “Tín, Văn, Thời, Chủ, Xứ, Chúng” của một bộ Kinh là để chứng tín Kinh pháp này là do chính đức Phật thuyết giảng, chẳng phải là câu chuyện ngụ ngôn do người đời sáng tác. Sáu thành tựu này cũng chính là sáu nhân duyên để giáo pháp của Phật được hưng khởi, vì sao? Vì nếu Kinh Phật chẳng được chứng tín thì chẳng có ai tin tưởng, thì làm sao có thể hưng khởi. Câu “Tôi nghe như vầy: Một thời Ðức Phật, tại thành Vương Xá, trong núi Linh Thứu, cùng mười hai ngàn vị Ðại Tỳ Kheo v.v...” đã nêu rõ sáu điều chứng tín này.

Trong câu “Tôi nghe như vầy,” “Tôi” chỉ A Nan, là chứng nhân đã trực tiếp đối diện Phật mà nghe nhận Kinh giáo này, chẳng phải là nghe từ người khác thuật lại. Chữ “như” ở đây đại biểu cho chân tướng của sự thật, chẳng phải là điều dối bày.

“Một thời” là một khoảng thời gian lúc thầy, trò căn cơ tương ứng, nhân duyên hòa hợp, cùng nhau nói, nghe mà hoàn tất một bộ Kinh.

“Phật” ở đây chỉ cho đấng đại ân từ phụ, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, là người chủ giảng Kinh này. Chữ Phật là tiếng Phạn, nói cho đầy đủ là Phật Ðà, Hán dịch là Giác Giả. Giác Giả gồm ba thứ giác: Tự giác, giác tha và giác mãn. Giác mãn còn gọi là Nhất Thiết Chủng Trí. Khi ba giác cùng viên mãn thì gọi là Phật, là bậc tôn quý, cao tột nhất trong hàng Thánh chúng.

“Tại thành Vương Xá, trong núi Linh Thứu” là nơi cư ngụ của vua, vượt xa hết thảy các thành khác, nên Phật chọn nơi đây để nói một pháp tu thành Phật. Tên “thành Vương Xá” ngụ ý: Pháp môn này là tối thắng, vua trong các pháp. Lại nữa, Phật chọn ngọn núi Linh Thú để nói Kinh này để biểu thị pháp này siêu xuất thế gian, là pháp tu để thành Phật; bởi vì núi Linh Thú là nơi cư ngụ của các bậc tiên thánh. Do vậy, Phật thuyết Kinh này tại thành Vương Xá, trong núi Linh Thứu, là để chỉ rằng đây là Pháp Truyền Phật Tâm Ấn bậc nhất, chỉ một câu Phật hiệu mà có thể phơi bày trực tiếp Như Lai diện mục. Người lãnh hội được điều này thì giống như hổ mọc thêm sừng, chỉ cần hăm hở mà niệm Phật thì chính là vô thượng thâm diệu thiền. Chẳng câu nệ là định tâm hay tán tâm niệm Phật, quyết định chẳng phí uổng công lao.

Câu “cùng mười hai ngàn vị Ðại Tỳ Kheo cùng nhau có mặt” là nói về số lượng các vị Tỳ Kheo trong pháp hội. Các Kinh thường nêu “một ngàn hai trăm năm mươi (1250) vị Tỳ Kheo” có mặt để nghe pháp. Riêng mình Kinh này và Kinh pháp Hoa có đến mười hai ngàn (12000) vị Đại Tỳ Kheo dự hội. Ngoài mười hai ngàn vị Đại Tỳ Kheo này ra, còn có có năm trăm vị Tỳ Kheo Ni, bảy ngàn thiện nam, năm trăm thiện nữ, chư Thiên Dục giới và trời Sắc giới, các vị Phạm chúng, các chư Bồ-tát, các chúng Thanh văn và trời rồng tám bộ quỷ thần, tất cả đại chúng đều đến dự đại hội, hết thảy đều vô cùng hoan hỷ, tin nhận phụng hành. Đấy đã nói lên một pháp hội vô cùng thù thắng do bổn hoài xuất thế của Phật mà thập phương đại đức đều như mây nhóm họp đến.

“Đại Tỳ Kheo” là bậc Tỳ Kheo đức cao trọng vọng, từ Tiểu thừa hướng đến Ðại thừa, là bậc tôn túc trong các Tỳ Kheo. Chữ “Ðại” ở đây có ba nghĩa là: hiểu biết lớn lao, phá ác lớn và chứng đại quả. “Tỳ Kheo” là tiếng Phạn, danh từ này cũng có đến ba nghĩa, đó là: khất sĩ, phá ác và bố ma. Khất sĩ là người tu sĩ bỏ hết vạn duyên, một dạ thanh tu, đi khất thực để nuôi thân, khất pháp để dưỡng tâm, nằm sương dãi gió, tìm cầu Phật pháp mong thành Thánh quả. Phá ác là dùng chánh huệ, chánh tư duy để quán sát và phá sạch các phiền não và Kiến Tư hoặc, siêu xuất tam giới. Bố ma nghĩa là làm cho ma sợ hãi. Bởi vì tánh ma thường hay ganh tỵ, kỵ người hơn mình, thấy ai hơn mình thì trong lòng sanh kinh hãi. Ma sợ người ấy giáo hóa nhiều chúng sanh cùng thoát khỏi sanh tử, khiến cảnh giới ma trống rỗng, nên sanh lòng sợ hãi, đố kỵ với người đó. Tất cả các vị Tỳ Kheo có mặt trong pháp hội này tâm an trụ nơi không lý, có đại trí huệ thông rõ tánh, tướng của các pháp, khác với thường nhân. Các bậc Đại Thánh này đều đã đạt sáu thứ thần thông: túc mạng thông, thần túc thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông và lậu tận thông, nên việc làm của họ rất thần dị, ẩn hiện khó thể lường được, vượt trên khả năng của phàm phu. Lại nữa, những việc họ làm rất là tự tại, vô ngại, nhanh nhẹn thần tốc, không bị úng trệ, nên gọi là “thần thông đã đạt.”

Do chúng Thanh văn thường hay gần gũi Phật Thế Tôn, hình tướng giống với đức Phật, và được Phật đích thân giáo hóa, nên Kinh này trước hết kể tên Thanh văn, sau mới nêu danh hiệu Bồ-tát. Tôn Giả Kiều Trần Như, Tôn Giả Xá Lợi Phất, Tôn Giả Ðại Mục Kiền Liên, Tôn Giả Ca Diếp, Tôn Giả A Nan v.v.. đều là những bậc Thanh văn được nêu danh là thượng thủ cho bộ Kinh này. “Tôn Giả,” tiếng Phạn là A Lê Gia (Arya), dịch nghĩa là thánh giả, tôn kính. “Tôn Giả” là cách xưng hô với các bậc có trí huệ và đức hạnh đầy đủ đáng tôn trọng. “Tôn Giả” là tiếng thường được dùng để tôn xưng cho các vị A-la-hán.

Những bậc từ Sơ Quả Thanh văn (Tu-đà-hoàn) trở lên, hiểu đúng chánh đạo khế hợp lý Không, biết hồi Tiểu hướng Đại, hành Bồ-tát đạo, hướng thẳng đến Phật quả, mới được gọi là Thánh. Khi đã đạt đến chỗ cùng tột quả vị A-la-hán rồi thì được gọi là Ðại Thánh. Nói cách khác, các vị Đại Thánh này, bên ngoài thì hiện làm Thanh văn, nhưng bên trong ẩn giấu hạnh Bồ-tát, nên gọi là Ðại Thánh. Ðương thời, Ngài A Nan tuy chưa đắc lậu tận thông, nhưng do vì Ngài là đương cơ của Kinh này, nên cũng được kể tên trong hàng thượng thủ Thanh văn. Tuy A Nan còn ở địa vị hữu học, chưa đạt được quả vị vô học, nhưng do vì lợi căn tăng thượng và đã thành tựu được vô thượng công đức thắng diệu, hiểu biết trọn vẹn các thứ thần thông, nên cũng được nêu tên trong các vị “đại Thánh thần thông đã đạt.”

Tôn Giả Kiều Trần Như là đệ tử thứ nhất trong giáo pháp của Phật Thích Ca. Lúc đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần thứ nhất, độ năm Tỳ Kheo, thì Ngài Kiều Trần Như ngộ đạo đầu tiên. Ngài Kiều Trần Như là Tỳ Kheo bậc nhất trong hàng đệ tử Thanh văn của Phật và được Phật khen là: khoan dung, nhân từ, hiểu rộng, có khả năng khuyến hóa khéo léo, dạy dỗ Thánh chúng, chẳng mất oai nghi. Vì thế, Kinh trước hết nêu tôn danh của Ngài nhằm biểu thị: Người có thể nghe nhận Kinh pháp này đều là đệ tử bậc nhất của Phật, chẳng phải là Tiểu thừa, mặc dù họ hiện thân là phàm phu hay Tiểu Thừa.

Tôn giả Xá Lợi Phất là bậc trí huệ đệ nhất trong các Thanh văn đệ tử của Phật. Lúc còn trong thai, Ngài đã khiến cho mẹ nói năng hùng hồn hơn cả ông cậu Câu Hy La (ông này sau cũng chứng A-la-hán). Lúc tám tuổi, Tôn Giả đã lên tòa giảng pháp, mười sáu tuổi đi khắp các nước nghị luận Kinh pháp một cách vô song, trong vòng bảy ngày hiểu trọn Phật pháp. Ngài Xá Lợi Phất có trí huệ bậc nhất, nên được kể ở đầu Kinh ngay sau Ngài Kiều Trần Như, nhằm hiển thị: Kinh này nói đến pháp hết thảy thế gian khó tin được, chỉ có bậc đại trí mới có thể tin tưởng sâu xa chẳng sanh nghi ngờ. Tôn danh của Ngài Xá Lợi Phất cũng hiển thị Phật trí, Trí không nghĩ bàn, Trí không xưng lường, Trí rộng Đại thừa, vô đẳng vô luân, thù thắng tối thượng của Phật Di Ðà.

Tôn giả Mục Kiền Liên thường được gọi là Ma Ha Mục Kiền Liên. Ma Ha nghĩa là Đại; bởi vì dòng họ Mục Kiền Liên này có nhiều người xuất gia nên trước tên của Tôn Giả được thêm chữ Ðại, thành Ðại Mục Kiền Liên. Tên Ngài là Câu Luật Ðà. Cha tên là Tướng Quốc, cầu con từ thần cây Câu Luật Ðà mà sanh được Ngài nên đặt tên như thế. Trong các đệ tử Phật, vì Ngài là thần thông đệ nhất nên tên Ngài được nêu lên kế tiếp để hiển thị: Thệ nguyện du hý thần thông, đi khắp các cõi hóa độ chúng sanh.

Tôn giả Ca Diếp: Ca Diếp là họ. Ngài tên là Tất Ba La, tên của một loài cây do cha mẹ cầu đảo nơi thần cây ấy mà sanh ra Ngài, nên lấy tên cây đặt tên cho Ngài. Tôn Giả là con nhà trưởng giả đại phú, bỏ cả gia tài lớn lao, tu đại hạnh đầu đà. Người đời thường gọi Ngài là Ðại Ca Diếp để phân biệt với ba vị Ca Diếp khác đồng thời; đó là Thập Lực Ca Diếp, Ðồng Tử Ca Diếp và Ðồng Nữ Ca Diếp. Ca Diếp còn dịch là Quy vì khi Ngài học đạo, rùa thiêng đội bản đồ tiên ứng hiện, nên theo đức ấy mà tên của dòng họ được gọi là Quy. Ca Diếp còn dịch là Ẩm Quang vì thời Phật Tỳ Bà Thi, Ngài làm thợ luyện kim cùng một cô gái nghèo, dùng vàng ròng trang hoàng tượng Phật. Từ đấy trở đi, trong chín mươi mốt kiếp, thân Ngài như vàng ròng, quang sắc chói lòa che lấp các sắc khác nên gọi là Ẩm Quang. “Ẩm” nghĩa là nuốt mất, ý nói ánh sáng của Ngài nuốt mất các sắc khác. Tôn Giả Ca Diếp tu hạnh đầu đà bậc nhất. Ðầu đà là tiếng Phạn, Tàu dịch nghĩa là Ðào Thải, vì đầu đà là mười hai khổ hạnh dùng để đào thải trần lao phiền não, tẩy sạch thân tâm. Ngài Ca Diếp tuy tuổi già, nhưng chẳng bỏ hạnh đầu đà. Phật thương Ngài suy yếu khuyên Ngài nên ngừng tu khổ hạnh, nhưng Tôn Giả Ca Diếp vẫn khăn khăn giữ hạnh đầu đà như cũ, nên được đức Phật khen ngợi nồng nhiệt rằng: “Có hạnh đầu đà, pháp của ta trường tồn lâu dài.” Ðại Ca Diếp là sơ tổ của pháp Truyền Tâm Ấn Phật của Thiền tông. Quyển thứ ba Kinh Ðại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi chép: “Ðại Phạm Thiên Vương đến Linh sơn đem hoa kim sắc ưu bát la cúng Phật, trải thân làm tòa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp. Thế Tôn lên tòa, giơ cành hoa cho đại chúng xem. Trăm vạn trời người thảy đều ngơ ngẩn, chỉ có Kim Sắc đầu đà hé miệng mỉm cười, Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm, Thật tướng Vô tướng Vi diệu Pháp môn, phó chúc Ma Ha Ca Diếp.” Thế Tôn truyền tâm ấn cho Tôn Giả Đại Ca Diếp làm sơ tổ Thiền tông; sau đó, Ngài Ca Diếp lại truyền cho A Nan làm nhị tổ. Kinh nêu tên Ngài Ðại Ca Diếp ở đầu Kinh để biểu thị: Thiền, Tịnh bất nhị và quang minh thù thắng của Phật Di Ðà không gì chẳng chiếu tỏ, là tôn quý nhất trong các quang minh, là vua của các đức Phật.

Tôn giả A Nan: A Nan gọi tắc của A Nan Ðà, Hán dịch là Khánh Hỷ, Hoan Hỷ hay Vô Nhiễm. Ngài là con của Bạch Phạn Vương, em trai của vua Tịnh Phạn. A Nan sanh trong ngày Phật thành đạo. Vua Tịnh Phạn nghe tin thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, lại nghe trong cung sanh con trai, càng thêm hoan hỷ lớn, bèn bảo với sứ giả đặt tên đứa trẻ ấy là A Nan. Hơn nữa, Tôn Giả A Nan đoan chánh thanh tịnh như tấm gương trong vắt. Không ai mà chẳng sanh lòng hoan hỷ khi trông thấy hình dáng uy nghi, xinh đẹp và nghe tiếng nói êm dịu của Ngài. Ngoài ra, Tôn Giả đã từng theo Phật vào long cung, thiên cung, nhưng tâm không hề tham đắm những quang cảnh sắc trần, nên Ngài mới có cái tên đặt như vậy. Lúc Phật năm mươi lăm tuổi thì A Nan mới xuất gia. Ngài theo hầu Phật suốt hai mươi lăm năm, nên hết thảy pháp mà Phật tuyên thuyết Ngài đều nhớ giữ, chẳng quên một chữ. Kinh Niết Bàn gọi Ngài A Nan là bậc đa văn bậc nhất. Ca Diếp cũng khen rằng: “Nước biển cả Phật pháp đều chảy vào tâm A Nan.” A Nan nghĩa là Khánh Hỷ, Hoan Hỷ, Vô Nhiễm biểu thị: Ai nghe danh hiệu Phật A Di Đà mà sanh tâm hoan hỷ, vô nhiễm đều được độ thoát. Bản Ngụy dịch kể tên ba mươi mốt vị đại Tỳ Kheo, còn hội bản của lão cư sĩ Hạ Liên Cư chỉ nêu lên năm vị thượng thủ làm đại điểu, nên viết là “vân vân ....” Ðịa vị của hết thảy các vị Đại Thánh kể trên đều là cao tột hơn hết, là thủ tịch trong hàng chúng Thanh văn dự thính trong hội, nên gọi “thượng thủ.”

Kế tiếp Kinh ghi: “Còn có các vị Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Văn Thù, Bồ-tát Di Lặc, tất cả Bồ-tát trong Hiền Kiếp nầy, cùng tới tập hội.” “Bồ-tát” là chữ Phạn nói tắt, nói cho đầy đủ là “Ma-ha Bồ-Ðề Chất-đế Tát-đỏa” (Mahayana Bodhisattva), nói gọn là Bồ-đề Tát-đỏa hay Bồ-tát. Ma-ha nghĩa là Đại, Bồ-đề nghĩa là Ðạo, Chất-đế nghĩa là Tâm, “Tát-đỏa” nghĩa là Chúng Sanh hoặc Hữu Tình. Gộp lại là “Đại Đạo Tâm Chúng Sanh” hay “Giác Hữu Tình.”

Thế nào là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh? Do vì Bồ-tát có đầy đủ bốn thứ Đại, nên được gọi là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh. Bốn thứ Đại đó là Đại nguyện, Đại hạnh, Đại thời và Đại đúc. Đại nguyện là trên cầu Phật đạo, dưới cứu khổ chúng sanh. Đại hạnh là hạnh lợi mình, lợi người, Đại Thời là dù trải qua ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, hằng sa vô số kiếp, đều thực hành đại nguyện và đại hạnh chẳng nhàm mõi. Đại đức là có đầy đủ các công đức Nhất thừa. Kinh pháp Hoa nói, Bồ-tát có sáu thứ Đại nên được gọi là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh; đó là: “tín đại pháp, giải đại nghĩa, phát đại tâm, hướng đến đại quả, tu đại hạnh, chứng đại đạo.”

Thế nào là Giác Hữu Tình? Giác Hữu Tình có nghĩa là rộng độ chúng sanh cùng Giác ngộ.

Kinh này tương đồng với Kinh Hoa Nghiêm: Trong hội Hoa Nghiêm hai vị Bồ-tát Phổ Hiền và Văn Thù đều là thượng thủ ở hai bên trái phải của Phật Thích Ca, được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Nay nơi pháp hội Vô Lượng Thọ, hai vị cũng cùng làm thượng thủ. Phổ Hiền Bồ-tát là vị thượng thủ đầu tiên, kế tiếp là Văn Thù Sư Lợi và Di Lặc Bồ-tát cùng làm thượng thủ của chúng Bồ-tát. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Phổ Hiền Bồ-tát ở trong rừng Thệ Ða phát Mười Đại Nguyện Vương, rồi nói: “Kẻ ấy lúc mạng chung, trong sát na cuối cùng, hết thảy các căn đều tán hoại, hết thảy thân thuộc đều xa lìa, hết thảy oai thế đều thối thất. Phụ tướng, đại thần, cung điện, trong, ngoài, voi, ngựa, xe cộ, kho tàng quý báu, hết thảy các thứ như vậy đều chẳng theo mình nữa, chỉ có nguyện vương này chẳng rời bỏ, trong hết thảy thời nó dẫn đường trước mặt, trong một sát na liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới. Ðến nơi rồi, liền thấy A Di Ðà Phật.” Ngài lại nói kệ rằng: “Nguyện tôi vào lúc mạng sắp dứt, trừ sạch hết thảy các chướng ngại. Tận mặt thấy Phật A Di Ðà, liền được vãng sanh cõi An Lạc. Tôi đã vãng sanh cõi ấy rồi, hiện tiền thành tựu đại nguyện này, viên mãn hết thảy chẳng còn sót, lợi lạc hết thảy chúng sanh giới.” Lại nữa, trong Kinh Văn Thù Phát Nguyện cũng có câu: “Nguyện tôi lúc mạng chung, diệt trừ các chướng ngại, gặp mặt A Di Ðà, vãng sanh cõi An Lạc. Sanh cõi Phật ấy rồi, thành mãn các đại nguyện, A Di Ðà Như Lai hiện tiền thọ ký cho.” Vì vậy, người tu theo Kinh Vô Lượng Thọ, phát nguyện cầu sanh Cực Lạc, là người đã thể hội được hai thứ công đức: Một là tin kính đại trí của Văn Thù Sư Lợi, Hai là hòa nhập đại hạnh của Phổ Hiền, dẫn dắt khắp các chúng sanh cùng quy Cực Lạc.

Phổ Hiền, Tàu dịch là Biến Cát. “Phổ” có nghĩa là đức bao trùm khắp pháp giới. “Hiền” có nghĩa là thánh thiện, nhu hòa đến cùng cực. Vậy, Phổ Hiền có nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ-đề phát khởi và thân, miệng, ý thảy đều bình đẳng, trọn khắp hết thảy các chỗ đều thuần nhất diệu thiện, đầy đủ các đức hạnh thanh tịnh. Phổ Hiền có ba loại: vị Tiền Phổ Hiền, vị Trung Phổ Hiền và vị Hậu Phổ Hiền. Vị Tiền Phổ Hiền chỉ cho việc phát tâm Phổ Hiền (tức phát Bồ-đề tâm), có thể dẫn dắt và có năng lực khiến hết thảy chúng sanh phát Mười Đại Nguyện Vương, nguyện vãng sanh Tây Phương. Vị Trung Phổ Hiền chỉ cho quả vị Ðẳng giác Bồ-tát; địa vị gần với Phật. Vị Hậu Phổ Hiền chỉ cho việc đắc quả vị Phật, nhưng chẳng xả nhân hạnh, thường luôn thị hiện thân Bồ-tát để hóa độ chúng sanh. Đấy chính là những vị Hậu Phổ Hiền do các đức Như Lai hóa hiện được nói trong phẩm Đức Tuân Phổ Hiền của Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Vị Phổ Hiền trong Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ đây chính là từ Pháp thân của đức Như Lai xuất hiện, hóa thành vị Ðẳng giác Đại sĩ, mệnh danh là trưởng tử của hết thảy chư Phật để khen ngợi Thích Tôn, diễn xướng Thánh giáo. Trong Kim Cang thừa, tên Phổ Hiền được sử dụng để chỉ Bản Sơ Phật, là hiện thân của Pháp thân. Phổ Hiền tượng trưng cho tính Không và cho sự nhất thể. Ngài đã thành Phật từ nhiều kiếp lâu xa. Trong Mật giáo, Phổ Hiền chính là Kim Cang Tát-đỏa, sơ tổ của Mật giáo. Kim Cang Tát-đỏa cũng chính là Kim Cang Thủ Bồ-tát Ma-ha-tát, hay còn gọi là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức; danh hiệu này có ý nghĩa là khi Ngài hành đạo Bồ-tát, dùng trí Kim Cang phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh.

Cổ đức thường nói, Kinh là do Phật nói, lý giải là do Bồ-tát làm. Phật nói một chữ, một câu, người đời nghe xong rồi chẳng hiểu gì hết, nên Bồ-tát thường thị hiện ở thế gian để giải thích những lời Phật dạy, cho nên Kinh chú mới trở thành dài ra như vậy. Chúng ta thấy vì căn tánh, sở thích và lý giải của con người có vô lượng sai biệt; cho nên một chữ, một câu mà Phật nói ra đều được hiểu khác nhau theo tâm ý thức riêng của mỗi người, vì thế mới nói Kinh Phật nói có vô lượng nghĩa. Vô lượng nghĩa không phải là do từ Phật biến hiện ra, mà nó chính là do tâm ý thức riêng của mỗi chúng sanh sanh ra. Như Kinh Kim Cang nói: “Đức Như Lai chưa hề nói một lời.” Quả thật, Như Lai chân thật nghĩa chỉ là một cái tâm rỗng lặng, thanh tịnh, bình đẳng mà thôi. Do vậy, muốn giải Như Lai chân thật nghĩa thì phải buông xả hết thảy những suy nghĩ, kiến chấp, pháp chấp, tướng chấp, chỉ cần giữ gìn sao cho tâm mình rỗng lặng, thanh tịnh và bình đẳng thì tự nhiên sẽ rõ biết chân thật nghĩa của Như Lai. Trong Kim Cang thừa, Phổ Hiền Đại sĩ đại diện cho Bản Sơ Phật, là hiện thân của Phật Pháp thân. Nói cách khác, Phổ Hiền tượng trưng cho tính Không và cho sự “nhất thể.” Phổ Hiền Bồ-tát còn được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp của Như Lai và đại diện cho Bình Đẳng Tánh trí, tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất (Căn Bản trí) và khác biệt (Sai Biệt trí). Bồ-tát cưỡi voi trắng sáu ngà tượng trưng cho trí huệ dũng mãnh, chiến thắng sáu giác quan, vượt qua hết thảy chướng ngại. Con người chúng ta thường dùng sáu giác quan để phân biệt các pháp, nên chẳng thể hiểu ý của Như Lai. Để thuận theo tâm ý thức của con người, Bồ-tát Phổ Hiền từ trong Bình Đẳng Tánh trí mà quán sát tâm ý sai biệt của chúng sanh, rồi từ trí ấy mà lập ra các phương tiện pháp làm cho chúng sanh thấu rõ sự đồng nhất và sai biệt của các pháp vốn chỉ là từ vọng tâm của mỗi chúng sanh sanh ra. Nhưng thật ra, tất cả các pháp bao gồm Phật pháp và phi Phật pháp vốn chỉ là nhất thể. Để hiểu rõ ý này, Phật dạy chúng ta phải thực tập pháp tu ngưng bặt hết thảy các suy nghĩ, giữ cho tâm trong trạng thái rỗng lặng, thanh tịnh và bình đẳng đối với hết thảy mọi người, mọi vật, mọi sự và mọi hiện tượng thì tự nhiên sẽ thấu rõ chân thật tướng của vũ trũ nhân sanh. Chân thật tướng của vũ trũ nhân sanh chính là: Tất cả các pháp tuy có vô lượng sai biệt, nhưng hết thảy vốn chỉ có cùng chung một thể. Toàn thể Kinh Vô Lượng Thọ đều là từ Như Lai Bình Đẳng Tánh trí của Phật mà biến hiện ra các thứ sai biệt (Sai Biệt trí) để cho chúng sanh còn vô minh nhận biết phương tiện pháp. Sau khi nhận biết rồi, tức hết nghi rồi, thì lại từ Sai Biệt trí mà quay trở về cái nhất thể của Tự tánh (tức Căn Bản trí) để triệt khai triệt ngộ nguồn tâm của mình. Nguồn tâm của mình là gì? Nguốn tâm ấy chỉ đơn thuần là một cái tâm “Thanh tịnh Bình đẳng Giác” mà thôi! Do đó, nếu chúng ta còn tâm phân biệt, chấp trước đối với các pháp thì chưa thể biết rõ Như Lai chân thật nghĩa.

Người có lòng tin sâu xa nơi Kinh điển này và tuân tu theo hạnh đức Phổ Hiền thì sẽ được Ngài thường đến chăm sóc, nhắc nhở, bảo vệ khiến cho thân tâm luôn yên ổn. Phổ Hiền Đại sĩ sẽ thường tuyên giảng pháp yếu cho người ấy nghe, biết bệnh cho đúng thuốc giúp người ấy phá thành phiền não, lấp hố dục vọng nơi ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), tẩy sạch cấu ô nơi ba độc (tham, sân, si), mau chóng thành tựu đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên vãng sanh Cực Lạc. Vì thế chúng ta thường thấy trên tay của Ngài Phổ Hiền Bồ-tát cầm Kim Cang Xử, tượng trưng cho ngũ trí của Phật, dùng để phá nát núi phiền não của mọi loài chúng sanh.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Hiền Bồ-tát Khuyến Pháp, Bồ-tát Phổ Hiền bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Năm trăm năm sau trong đời ác trược, nếu có người thọ trì Kinh điển này, con sẽ giữ gìn trừ các khổ hoạn làm cho đặng an ổn, khiến không ai đặng tiện lợi rình tìm làm hại; hoặc ma, hoặc con trai của ma, hoặc con gái của ma, hoặc dân ma, hoặc người bị ma dựa, hoặc dạ-xoa v.v... những kẻ hại người đều chẳng đặng tiện lợi. Người đó hoặc đi, hoặc đứng, đọc tụng Kinh này, bấy giờ con cỡi voi trắng sáu ngà cùng chúng đại Bồ-tát, đều đến chỗ người đó mà tự hiện thân ra, để cúng dường thủ hộ an ủi tâm người đó, cũng để cúng dường Kinh pháp Hoa. Người đó nếu ngồi suy nghĩ Kinh này, bấy giờ con lại cỡi tượng vương trắng hiện ra trước người đó, người đó nếu ở trong Kinh pháp Hoa có quên mất một câu, một bài kệ, con sẽ dạy đồ chúng cùng đọc tụng làm cho thông thuộc. Bấy giờ, người thọ trì đọc tụng Kinh pháp Hoa đặng thấy con, lòng rất vui mừng lại càng tinh tấn, do thấy con nên đặng tam muội đà ra ni.” Chúng ta thấy đó, người thọ trì Kinh pháp Hoa mà còn được Ngài Phổ Hiền Bồ-tát chăm sóc bảo vệ kỷ lưỡng đến mức như thế, huống gì là thọ trì Kinh Vô Lượng Thọ, một bộ Kinh được coi là tâm tủy của Pháp Hoa, là áo tạng của Hoa Nghiêm, mà cũng là một Đại Kinh được chính Ngài Phổ Hiền làm đại thượng thủ. Trong pháp hội Đại Thừa Vô Lượng Thọ, Phổ Hiền Đại sĩ dự hội làm bậc thượng thủ cao nhất để hiển thị: Mật, Tịnh bất nhị.

Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, nói cho đủ là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát Ma-ha-tát. Đại Trí là trí tuệ thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô trở thành “Thanh tịnh Bình đẳng Giác,” đưa sự nhận thức vượt lên mọi ý tưởng đối đãi, đạt đến sự giải thoát toàn diện. Văn Thù Sư Lợi còn gọi là Mạn Thù Thất Lợi, Tàu dịch là Diệu Thủ, Diệu Cát Tường hay Diệu Ðức, là thầy của chư Phật. Bồ-tát Văn Thù là tiêu biểu cho Căn Bản trí, Ngài biểu thị cho trí tuệ, tâm chứng. Căn Bản trí là trí tuệ nhận thức các pháp, thấy được tính bình đẳng không hai, chứng đắc Thật tướng. Theo đó, hình ảnh Bồ-tát ngồi trên con sư tử xanh, tay cầm thanh bảo vương kiếm biểu thị cho uy lực của trí tuệ sắc bén. Bồ-tát Văn Thù nhờ trí này nên có thể chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, chấp pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tánh; cho nên, trong phẩm Phước Huệ Được Nghe của Kinh này, đức Thế Tôn đã quy kết yếu chỉ tối hậu của Tịnh tông là “Nếu các hữu tình sẽ làm Phật, vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ giác.” Điều này được chứng minh qua Kinh Thủ Lăng Nghiêm, như khi Ngài A Nan bị nạn Ma Đăng Già, đức Phật bảo Bồ-tát Văn Thù đem thần chú đến để cứu giải. Ở đây chúng ta thấy tại sao đức Phật không sai các vị Bồ-tát khác mà lại chỉ đề cử Bồ-tát Văn Thù. Đấy là do vì đức Phật muốn chỉ rõ ý nghĩa đơn giản là: Chỉ có trí tuệ siêu việt của Bồ-tát Văn Thù mới có khả năng chuyển hóa được tất cả những tâm lý mê lầm của chúng sanh.

Trên tinh thần giáo dục và chuyển hóa tư tưởng, chân dung và phẩm tính của Bồ-tát Văn Thù là bài học ứng dụng nhằm khai thị và thức tỉnh cho tất cả chúng sanh trở về với giác tánh của chính mình; đó chính là chỗ trọng yếu của Kinh này: “Nếu các hữu tình sẽ làm Phật, vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ giác.” Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề khai thị về Bổn Giác Lý Tánh của Bồ-tát Văn Thù thì lẽ đương nhiên phải khẳng định rằng: Tất cả chúng ta đều có đầy đủ Căn Bản trí, nhưng chúng ta không thể phát huy nổi hết công dụng của trí tuệ này. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta không chịu tỉnh thức, không chịu quay trở về để nhận biết kho tàng trí tuệ của chính mình. Khi chúng ta nhận ra kho tàng trí tuệ, tức là nhận ra bổn tánh Văn Thù luôn sẵn có ở chính tự tâm mình, cũng tức là nhận ra được niệm tỉnh sáng của bản giác tự tại vô ngại của mình. Vì vậy, đồng là Căn Bản trí, đồng là trí tuệ, nhưng Bồ-tát Văn Thù thì đã thắp sáng và thể hiện đến tận cùng năng lực của nó, còn ngược lại chúng ta thì vẫn cứ ù lì trong vô minh, phiền não, khổ đau, chẳng có ý muốn thoát ra.

Khoa học hiện nay sát định rằng, con người chúng ta chỉ có khả năng sử dụng mười phần trăm (10%) trí năng trong não bộ; vậy, chín mươi phần trăm (90%) năng lực của trí tuệ ấy bị ẩn dấu nơi đâu? Phẩm Thọ Lạc Vô Cực của Kinh này chỉ cho chúng ta một pháp Nhất Hạnh Niệm Phật tam muội của Ngài Văn Thù, tức là buộc tâm vào một câu danh hiệu Phật để quay trở về Phật tánh, tức là để khôi phục lại chín mươi phần trăm (90%) trí năng mà mình chưa thể khởi tác dụng. Vô lượng chư Phật trong hết thảy các thời quá khứ, hiện tại, vị lai thành tựu Phật trí viên mãn đều là nhờ vào ân đức giáo hóa của Ngài Văn Thù, nên Kinh Phóng Bát nói: “Nay tôi được thành Phật đều do ơn của Văn Thù Sư Lợi. Quá khứ vô lượng số chư Phật đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi. Các vị tương lai cũng cậy sức oai thần của Ngài. Ví như trẻ nít trong đời có cha mẹ, Văn Thù là cha mẹ trong Phật đạo vậy.”

Kinh Tâm Ðịa Quán cũng nói: “Mẹ giác ngộ của ba đời là Diệu Cát Tường” (Diệu Cát Tường là cái tên khác của Văn Thù Sư Lợi). Sách Pháp Hoa Sớ của Ngài Gia Tường giảng chữ Diệu Ðức như sau: “Do thấy rõ ràng Phật tánh, đức không gì chẳng viên mãn, quả không gì chẳng cùng tột, nên xưng là Diệu Ðức.” Người chứng ba đức vi diệu trọn vẹn như Phật cũng được gọi là Diệu Cát Tường. Nếu còn sót lại chút phần của ba thứ: Hoặc, Nghiệp, Khổ thì chẳng thể gọi là Cát Tường. Trong chúng Bồ-tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát là bậc trí huệ bậc nhất. Ngài vốn đã là Long Chủng Tôn Vương Như Lai, hiện tại ở cõi Thường Hỷ ở phương Bắc thành Phật hiệu là Bảo Tích Như Lai. Trong đời vị lai, Ngài lại thị hiện thành Phật, hiệu là Phổ Kiến Như Lai. Như vậy, trong hết thảy ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai, Đại sĩ Văn Thù đều thị hiện thành Phật để giáo hóa chúng sanh. Trong pháp hội Đại Thừa Vô Lượng Thọ, Ngài thị hiện làm bậc đại trí độc tôn, biểu thị pháp môn này chỉ có người đại trí mới tín nhập nổi. Người tuân tu theo Kinh này, sẽ được Văn Thù Bồ-tát thường xuyên đến giáo hóa, do cậy vào trí huệ và sức oai thần gia bị của Ngài mà mau chóng đắc Nhất Thiết Chủng Trí, thành tựu Diệu Đức, không còn sót lại ba thứ Hoặc, Nghiệp và Khổ nữa. Hơn nữa, Diệu Ðức là thấy rành rẽ Phật tánh nên Kinh Vô Lượng Thọ đặt Ngài làm thượng thủ tiếp ngay theo Bồ-tát Phổ Hiền nhằm để biểu thị ý chỉ Thiền, Tịnh bất nhị.

Vị thượng thủ kế tiếp là Bồ-tát Di Lặc. Phẩm Thọ Lạc Vô Cực của Kinh này nói, Ngài Di Lặc là đương cơ. Trong phẩm Cần Tu Kiên Trì, Phật phó chúc Đại sĩ Di Lặc rằng: “Ta nay như lý mà tuyên nói pháp môn rộng lớn, chỗ khen ngợi của tất cả chư Phật, phú chúc ông làm đại thủ hộ .... khiến pháp môn này trụ lâu chẳng diệt.” Như vậy, Di Lặc Bồ-tát chính là vị phụ trợ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tuân lãnh lời Phật phó chúc, hoằng trì Đại Kinh này. Vì vậy Đại sĩ chẳng chỉ trong hội Long Hoa trong đời tương lai quyết nói Kinh này mà còn suốt tột cùng đời vị lai cũng sẽ thường nói Kinh này chẳng dứt. Vì sao? Vì Kinh Vô Lượng Thọ nói, ngoài ba vị Bồ-tát thượng thủ này ra, còn có “tất cả Bồ-tát, trong Hiền Kiếp nầy, cùng tới tập hội.” Kinh Bi Hoa cũng ghi: “Thế giới Phật này sẽ có tên là Sa bà… Khi ấy có đại kiếp tên là Hiền Thiện, trong đại kiếp ấy, có một ngàn vị Thế Tôn thành tựu đại bi, xuất hiện trong đời.” Theo Phật Tổ Thống Ký, trong Hiền Kiếp này, đã có bốn vị Phật lần lược xuất thế; đó là: Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật. Sau đấy sẽ là Di Lặc Phật và chín trăm chín mươi lăm (995) vị Phật tương lai sẽ nối tiếp nhau xuất thế. Tất cả những vị Phật tương lai này đều có mặt trong pháp hội Đại Thừa Vô Lượng Thọ để tiếp nhận sự giáo phó của đức Phật, nên Kinh nói “tất cả Bồ-tát trong Hiền Kiếp nầy cùng tới tập hội.” Trong pháp hội Đại Thừa Vô Lượng Thọ mà Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết tại Núi Linh Thú trong thành Vương Xá, có Di Lặc Bồ-tát và chín trăm chín mươi lăm (995) vị Đại sĩ khác sẽ thành Phật trong Hiền Kiếp đều đến nhóm hội, nghe Phật thuyết pháp và đều được Phật giáo phó làm đại thủ hộ truyền trì Kinh này lâu dài chẳng bị diệt. Vì vậy, chúng ta phải biết rằng hết thảy các đức Phật vị lai trong Hiền Kiếp đều sẽ tiếp tục tuyên thuyết Kinh Vô Lượng Thọ cho đến muôn đời vị lai không cùng tận. Nay, nếu ai ở nơi Kinh điển này, thọ trì, đọc tụng, biên chép, cúng dường, lại còn vì người diễn nói, hoặc giới thiệu, ấn tống, lưu thông Kinh điển này rộng rãi đến khắp hữu tình, thì sẽ được Ngài Di Lặc Bồ-tát hết lòng ủng hộ, giúp đỡ cho người ấy hoàn thành công đức bố thí pháp tùy theo ý nguyện của họ, vì sao Bởi đó cũng là trọng trách mà đức Thế Tôn giao phó cho Ngài Di Lặc làm đại thủ hộ, truyền trì Kinh giáo này.

Di Lặc, Tàu dịch là Từ Thị, nghĩa là Đại Từ, là họ của Bồ-tát. Tên Ngài là A Dật Ða, Tàu dịch Vô Năng Thắng. Nói cho đầy đủ, tên Ngài là Di Lặc A Dật Đa hay Từ Vô Năng Thắng. Do lúc còn trong thai, mẹ của Ngài liền có tâm từ, nên lấy chữ “Di Lặc” làm họ cho Ngài. Lại do vì trong đời quá khứ, Ngài gặp đức Di Lặc Như Lai mà phát nguyện cùng mang hiệu này, liền đắc “Từ Tâm tam muội.” Lại nữa, xưa kia lúc Ngài làm Bà-la-môn, hiệu là Nhất Thiết Trí, trong tám mươi năm tu tập hạnh từ. Trong thời đức Phật Phất Sa, Ngài lại cùng với Thích Ca Như Lai phát tâm Bồ-đề thường tu tập Từ định. Do những nhân duyên ấy nên Ngài có cái tên là Di Lặc, nghĩa là Đại Từ. Kinh Tư Ích chép: “Chúng sanh trông thấy Ngài liền đắc Từ Tâm tam muội.” Kinh Bi Hoa lại chép: “[Di Lặc Bồ-tát] Phát nguyện trong kiếp đao binh, ủng hộ chúng sanh, nên Ngài từ bi giáng sanh trong đời, thương xót [chúng sanh] đến muôn kiếp sau, lòng từ [của Ngài] đến cùng tột, vượt xa phàm tiểu, nên không ai hơn được Ngài.” Vì thế, Ngài có cái tên là Từ Vô Năng Thắng. Đại sĩ ở địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ, hiện đang ở Ðâu Suất nội viện. Sau bốn trăm ngàn năm của trời Ðâu Suất (tương đương với năm trăm sáu mươi bảy triệu năm ở địa cầu), Ngài sẽ hạ sanh trong cõi này thành Phật, phước đức thù thắng, thành lập ba hội Long Hoa cứu độ vô lượng chúng sanh.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.229.122.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...