Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tâm thiền trong tỉnh thức »» Tâm thiền trong tỉnh thức »»

Tâm thiền trong tỉnh thức
»» Tâm thiền trong tỉnh thức

(Lượt xem: 6.509)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tâm thiền trong tỉnh thức

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tâm là một danh từ ai cũng có thể nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết rõ ràng. Cái gốc của Phật pháp chinh là tâm. Người học Phật pháp phải biết rõ nguồn gốc đó chính là tâm của mình chứ chẳng phải tìm cầu nơi khác mà được. Trong thực tế cuộc sống, Phật giáo là nền giáo dục nhân bản, giúp cho con người nhận ra tâm pháp để giác ngộ, giải thoát và thành Phật ngay nơi thân này.

Nhưng tâm chia ra làm hai phần: Tâm chơn còn gọi là tâm thường biết rõ ràng, tâm vọng còn gọi là tâm phân biệt hư dối. Tâm chơn thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay ý thức suy nghĩ mà được, chỉ thấy nghe hay biết mà không vọng động, hình ảnh sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó. Tâm vọng hư dối là hay suy nghĩ phân biệt tốt xấu, đúng sai, ta người…..

Tâm vọng hư dối là "cái hiểu biết phân biệt tốt xấu, đúng sai", hay còn gọi là phần tinh thần. Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, nâu. Chúng ta không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn sờ mó rờ đụng được tâm; chỉ thấy cái tác dụng của nó qua mắt tai mũi lưỡi thân ý, nên biết có tâm.

Tâm chân thật được hiển lộ qua sự thấy và nghe, khi thấy chỉ là thấy mà vẫn thường biết rõ ràng mọi hình ảnh sự vật, màu sắc xanh, trắng, đỏ, vàng. Khi nghe chỉ là nghe mà không dính mắc vào âm thanh lớn nhỏ, dễ chịu hay không dễ chịu, nhờ vậy ta luôn sống với tính nghe thường hằng.

Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào bóng đèn thì thấy đèn sáng, cho điện vào quạt thì thấy quạt xoay, cho điện vào bàn ủi thì thấy nóng, cho điện vào tủ lạnh thì thể lỏng đông đặc lại v.v…. Chính vì vậy mà người ta biết là có điện. Tâm Phật chúng ta cũng lại như thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe hay biết nương nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà không dấy niệm phân biệt tốt xấu, đúng sai v.v… nên chúng ta biết là có tâm Phật sáng suốt ngay nơi thân này.

Cuộc sống của chúng ta hằng ngày phải ăn cơm, uống nước, đi tiểu, đi đại, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc, đều phải có tâm hiển bày nên đã thường biết rõ ràng trong thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm.

Thiền là chân lý sống nên không thể dùng ngôn ngữ hay định nghĩa để diển tả Thiền, đến chỗ đó thì mỗi hành giả nóng lạnh tự biết; nhưng Thiền không thể tách rời cuộc sống, không thể tìm thấy ở một nơi xa xôi nào mà ngay nơi cuộc đời chúng ta. Thiền trong cuộc sống là sự biết cách hoà hợp nhịp nhàng giữa một khối óc sáng suốt và một trái tim hiểu biết, nhân hậu để phát sinh trí tuệ và từ bi. Con đường Thiền tập là tỉnh giác trong mọi lúc, mọi nơi để mỗi hành giả thể nhập chứng ngộ Phật tính sáng suốt ngay nơi thân này. Nói đến Thiền là nói đến sự gắn liền với đời sống con người, không phải như nhiều người thường lầm tưởng là Thiền chỉ dành cho bậc thượng căn, Thiền chỉ áp dụng trong các Thiền viện hoặc phải vào thâm sơn cùng cốc mới có thể tu Thiền, hiểu như vậy vô tình đánh mất giá trị thiết thực của nó. Thiền là con đường ngắn nhất cho nhân loại ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, tuỳ theo hoàn cảnh cuộc sống mỗi người mà ta khéo sắp xếp để Thiền trong đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc.

Sở dĩ xưa nay chúng ta thấy nó xa lạ bởi có quá nhiều tạp chất lẫn lộn trong nhà Thiền nên làm mọi người cảm thấy mông lung, huyền bí, xa vời, khó nắm bắt; cũng vì có nhiều người tu theo Thiền ngoại đạo nên bị tẩu quả nhập ma hay bị điên khùng, từ đó người ta quy kết Thiền và cảm thấy sợ sệt khi nói đến Thiền. Con người hay xa rời thực tế để tìm hiểu những điều cao siêu, huyền bí, trong khi cuộc sống đang dàn trải trước mắt chúng ta tất cả đều là Thiền. Thấy sắc là Thiền, nghe tiếng là Thiền. Mắt thấy, tai nghe là hai căn chúng ta tiếp xúc hằng ngày, ta chỉ Thiền ngay nơi thấy-nghe chớ không phải tìm cầu đâu xa. Con người thường hay nhớ nghĩ về quá khứ, luyến tiếc thời vàng son và mơ mộng viễn vông về tương lai xa tít. Người lớn tuổi hay nhớ về kỷ niệm quá khứ vui buồn, người trẻ thường mong muốn đến tương lai, do đó đánh mất mình trong hiện tại. Người tu Thiền sống ngay tại đây và bây giờ để nhìn thấy rõ những tâm niệm tốt xấu, đúng sai, phải quấy, hơn thua đang phát khởi trong tâm nhằm chuyển hoá chúng trở về với cái gốc ban đầu. Thiền là chất liệu sống giúp con người thông suốt mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này và sống bình yên, hạnh phúc nhờ thấy biết đúng như thật. Nhờ có Thiền chúng ta hiểu rõ bản chất thực hư của thân tâm mình và hoàn cảnh, nên con người sống thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết với tấm lòng vô ngã, vị tha.

Trong đạo Phật có nhiều phương pháp Thiền để giúp cho nhân loại thể nghiệm sâu sắc vào đời sống gia đình và xã hội. Chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại Ấn Độ trên 2600 năm cũng do tu Thiền mà thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát. Bên cạnh đó, Ngài thành Phật nhờ hành Bồ tát đạo vô số kiếp về trước và cũng do tu Thiền mà thành tựu trong kiếp hiện tại. Nếu chúng ta giác ngộ, giải thoát cho mình mà không giúp đỡ người khác cùng giác ngộ theo là hạnh của hàng Thanh Văn, Duyên Giác thủ chứng quả vị A La Hán nên không thể thành Phật. “Phật” là danh từ chung nói cho đủ là “Phật đà”, là người giác ngộ, là người tỉnh thức, nghĩa là tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Phật là con người bằng xương bằng thịt như tất cả mọi người, cũng được sinh ra từ bụng mẹ, không phải biến hoá từ nơi khác đến. Chúng ta cũng là người giống như Phật, Phật tu hành thành Phật, ta cũng có thể tu hành thành Phật và ai muốn thành Phật thì phải biết tu Thiền.

Trở về quá khứ khi Bồ tát Sĩ Đạt Ta bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để ra đi tìm cầu chân lý. Trước nhất Ngài tu Thiền 5 năm đầu với hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất thời bấy giờ, nhưng chỗ đến chưa đạt được mục đích giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Ngài từ giã ra đi và tự tu Thiền khổ hạnh ép xác đến 6 năm trời, có khi chỉ ăn mỗi ngày một hạt mè, hạt bắp mà cũng không tìm ra chân lý tối cao. Ngài tu Thiền với hai vị đạo sư nổi tiếng cũng chưa đạt kết quả viên mãn, rồi tự mình Thiền theo cách khổ hạnh ép xác đến tột cùng, dẫn đến ngất xỉu, nhờ cô thôn nữ chăn bò cúng dường bát sữa giúp Ngài dần hồi tỉnh lại. Từ đó, Ngài quán sát trở lại và thấy rõ Thiền nếu ép xác khổ hạnh quá mức sẽ dẫn đến thân thể suy yếu, tinh thần bạc nhược nên không đủ sức thể nhập chân lý. Thiền mà lợi dưỡng đầy đủ cũng không thực chứng bản tâm, do đó Ngài quay về Trung đạo, ăn vừa đủ để nuôi sống thân này, nhờ vậy Ngài dễ dàng vào Thiền nên tâm an định và trí tuệ phát sinh mà thành tựu Phật đạo.

Những lời dạy vàng ngọc của đức Phật do tu Thiền mà thành tựu đã trải qua hơn 26 thế kỷ vẫn còn là ngọn đuốc sáng soi đường cho con người xây dựng nếp sống bình yên, an vui và hạnh phúc trọn vẹn. Đạo Phật đã hiện hữu sáng ngời theo dòng thời gian và tồn tại cho đến ngày hôm nay chính yếu vào việc thăng hoa tuệ giác tâm linh và đạo đức con người. Từ đó, đức Phật hiện thân người, biết rõ thực tại khổ đau của con người và tìm được lối thoát cho con người. Ngài từ bỏ con đường tư duy và cuộc sống bế tắc của các lối Thiền ngoại đạo, đến cội bồ đề tham Thiền nhập định. Trong suốt 49 ngày đêm, Ngài đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn, thấy rõ con người từ đâu đến, sau khi chết đi về đâu và biết rõ phương cách thoát khỏi sinh-già-bệnh-chết của kiếp người. Trạng thái giác ngộ ấy trải qua ba giai đoạn: đầu đêm Ngài chứng tuệ giác Túc Mạng Minh, giữa đêm chứng tuệ giác Thiên Nhãn Minh và cuối đêm chứng tuệ giác Lậu Tận Minh. Ngài ngồi dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm Thiền định nhằm phát minh chân lý cuộc đời. Khi định đã sâu, tâm an nhiên, lặng lẽ nên trí tuệ sáng suốt, do đó chứng Tam minh và thành Phật.

Khi tâm an định, trong sáng, Ngài liền nhớ lại vô số kiếp về trước đã từng ở đâu, làm gì, giàu nghèo hay sang hèn… Đây gọi là chứng được Túc Mạng Minh, khi ấy tâm hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng, lặng lẽ mà hằng chiếu soi. Túc Mạng Minh đức Phật chứng đắc không phải một thứ thần thông huyền bí nào đó mà do tâm Ngài yên lắng nên nhớ lại vô số kiếp về trước như nhớ chuyện ngày hôm qua. Tất cả suy tư ấy đã nung nấu, thúc đẩy Ngài dấn thân tìm phương cách đưa người thoát khỏi khổ đau, trầm luân và an hưởng hạnh phúc chân thật, vĩnh hằng. Ngài nhớ lại vô số kiếp về trước một cách rõ ràng, tường tận, không thiếu xót một chi tiết nào; từ đó Ngài biết được con người từ đâu đến. Chúng ta không phải ngẫu nhiên có mặt một lần trong cuộc đời mà đã sống chết luân hồi từ vô số kiếp đến nay. Khi chứng được đạo quả sẽ thấy được lẽ thật, ai nói đúng sai về chân lý cuộc đời chúng ta đều biết rõ. Thế nên, trong kinh A-hàm Phật nói “nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển cả”. Chúng ta phải hiểu xa hơn vì Phật nói nước mắt chúng sinh đâu chỉ một kiếp này mà vô số kiếp sống chết luân hồi, nên nước mắt ấy nhiều hơn nước biển cả.

Trạng thái chứng thứ hai là Thiên Nhãn Minh. Túc Mạng Minh là cái thấy biết về thời gian quá khứ-hiện tại-vị lai trong vô số kiếp. Thiên Nhãn Minh là cái thấy biết về không gian, thấy được sự vật hết sức nhỏ nhiệm và xa vô cùng; thấy tường tận, rõ ràng nhân quả nghiệp báo của tất cả chúng sinh. Chúng sinh có mặt trên thế gian này là do nghiệp quá khứ tạo nên tốt hay xấu mà dẫn tới thọ sanh trong hiện tại, tuy là con người nhưng không ai giống ai vì nghiệp báo bất đồng. Trong Kinh đã nói khi chứng được Thiên Nhãn Minh Ngài thấy trong bát nước có vô số vi trùng, 26 thế kỷ trước khoa học chưa tiến bộ nên không có kính hiển vi nhưng đức Phật đã thấy được vô số vi trùng trong bát nước. Hồi xưa ít ai tin lời Phật vì đâu có gì chứng minh. Có một lần, vị Tỳ-kheo chứng A-la-hán đi đường xa, khi qua sa mạc ngài khát nước quá lại gặp cái ao hơi cạn nên định lấy nước uống. Khi dùng Thiên Nhãn Minh ngài thấy vô số vi trùng trong nước nên không dám uống, đành chịu khát mà về đến Tịnh xá. Về đến nơi Ngài trình cho Phật biết, Phật nói “tại sao ông không dùng con mắt thường của mình để nhìn”. Như vậy, rõ ràng cách nay hơn 2600 năm Phật đã thấy được vi trùng, các vị A-la-hán cũng thấy được vi trùng, nên trong Luật dạy quý Tăng ni đi đâu phải mang theo đãy lọc nước vì sợ uống nước sẽ giết hại vi trùng. Ngày nay chúng ta không mang đồ lọc nước theo vì nước đã được lọc sẵn. Đó là nói về vật rất nhỏ; còn vật xa, Phật nhìn trong bầu vũ trụ thấy có hằng hà sa số thế giới, tức là thế giới nhiều như cát sông Hằng Ấn Độ.

Ngày xưa, một số người cho rằng trời tròn đất vuông có giới hạn, nhưng Phật nhìn thấy ngoài hành tinh của chúng ta còn có vô số hành tinh khác. Hồi xưa đâu có kính viễn vọng, Phật dùng Thiên nhãn thấy được vật ở rất xa, rất nhỏ; do đó Ngài thấy được tường tận nghiệp quả của tất cả chúng sinh thăng lên lộn xuống luân hồi tái sinh, hưởng phước an vui hạnh phúc hay bị sa đoạ khổ đau là do mình tạo lấy. Trong một bài Kinh Phật nói, “Ta nhìn thấy chúng sinh theo nghiệp tái sinh luân hồi trong ba cõi sáu đường giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy kẻ đi qua người đi lại rõ ràng”. Chính vì vậy, Phật khuyên chúng ta không làm các việc xấu ác mà hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp để hưởng phước báo trong cõi lành; còn tạo nghiệp dữ thì bị đoạ vào chỗ xấu ác, khổ đau. Những gì Phật thấy và nói lại trong Kinh điển là do Ngài tu chứng và thấy biết đúng như thật chớ không phải do ý thức suy luận viễn vông. Những bài Kinh Bổn Sanh hay Bổn Sự chúng ta đọc được trong tạng chữ Pali hoặc chữ Hán là những bài Kinh nói vô số kiếp về trước của đức Phật và các vị Thánh đệ tử. Kinh Bổn Sanh nói về tiền kiếp nhiều đời của đức Phật. Kinh Bổn Sự nói về quá khứ của các vị Bà-la-môn hay các vị Tỳ-kheo đời trước đã từng làm gì, ở đâu và bây giờ thọ quả báo thế nào. Như vậy, những sự việc của chư Tăng xảy ra trong thời đức Phật Ngài đều thấy rõ từ những kiếp trước, Ngài nói và người sau ghi chép lại gọi là Kinh Bổn Sự. Những sự việc của Ngài về vô số kiếp trước gọi là Kinh Bổn Sanh. Do nghiệp đã tạo mà sinh ra chỗ tốt hay chỗ xấu chớ không phải ngẫu nhiên, cũng không phải do đấng thần linh, thượng đế nào có quyền sắp đặt, định đoạt số phận của muôn loài chúng sinh.

Trạng thái chứng thứ ba là Lậu Tận Minh. “Lậu” là lọt, là rớt, không còn rớt trong ba cõi sáu đường tức là chứng được Lậu Tận Minh. Đây là vấn đề then chốt và chủ yếu mà Ngài muốn tìm để giúp thân phận con người thoát khỏi sinh-già-bệnh-chết. Do chứng được Lậu Tận Minh nên Ngài biết rõ nguyên nhân đi trong sanh tử luân hồi và cách dứt khỏi luân hồi sống-chết. Chính bản thân Ngài đã thoát ra được và đi giáo hoá suốt 49 năm; bị người vu oan giá hoạ, bị người chửi mắng, hãm hại đủ mọi cách nhưng Phật vẫn bình thản, an nhiên, tự tại chứng minh cho đời sự trong sạch của mình, đã hoàn toàn giác ngộ, giải thoát và thành Phật. Trước khi nhập diệt, Ngài báo cho tứ chúng đồng tu biết được ngày giờ ra đi trước ba tháng. Cho nên, Thiền định là con đường thể nghiệm sâu sắc về chính mình, giúp mọi người vượt qua cạm bẫy cuộc đời để sống bình yên, hạnh phúc và tự tại, giải thoát.

Tam Minh là quá trình Thiền của đức Phật trong đêm Thành đạo dưới cội Bồ đề, đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng từ sa môn Cù Đàm dấn thân tìm chân lý trở thành bậc giác ngộ Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn.

Phật là một con người, giống như tất cả mọi người, ngài là một hoàng thái tử dám từ bỏ quyền uy thế lực, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, dám từ bỏ tất cả những gì mà chúng ta hằng mong muốn để đi tìm chân lý sống cho con người.

Như lai là người giác ngộ hoàn toàn, không còn bị ràng buộc và dính mắc các pháp thế gian như tham lam, sân giận, si mê, mạn nghi và ác kiến, ngài là bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Như lai là một trong mười danh hiệu của Phật, mà ngài thường dùng trong các bản kinh, chúng tôi tạm gọi là không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Vì nó là một thực tại nhiệm mầu không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, Như lai là bậc giác ngộ, bậc tỉnh thức và thấy biết đúng như thật.

Như lai là bậc Ứng cúng xứng đáng được trời người tôn trọng và cung kính cúng dường, là bậc đã phá trừ các phiền não khổ đau.

Như lai là bậc Chánh biến tri là người đã giác ngộ rộng lớn, thấy biết chân chính và không còn dính mắc các pháp trần tục ở đời như si mê, tham ái, giận dữ, ghen ghét, hận thù, cống cao ngã mạn và các sự trói buộc khác. Ngài tự do an lạc thảnh thơi và sống có hiểu biết thương yêu chân thành, mà không phân biệt người thân hay thù.

Như lai là bậc Minh hạnh túc có nghĩa là cái thấy đầy đủ về nhận thức hành động đạt đến mức sáng suốt tột cùng. Cái thấy về vô số kiếp về trước làm gì ở đâu, cái thấy tất cả chúng sinh luân hồi sinh tử tái sinh trong ba cõi sáu đường đều do mình tạo ra. Và cái thấy biết cách làm cho con người không còn bị sinh, già, bệnh, chết chi phối.

Như lai là bậc Thiện thệ là người đã khéo vượt qua sự sống chết, đã hoàn toàn được giải thoát một cách viên mãn.

Như lai là bậc Thế gian giải là người đã thấu hiểu được tâm tư tình cảm bản chất của mọi chúng sinh, cũng như tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này.

Như lai là bậc Vô thượng sĩ là người đạt tới nhân cách phẩm chất cao thượng nhất.

Như lai là bậc Điều ngự trượng phu là người có khả năng chinh phục, chế ngự, điều động, rèn luyện giúp cho con người vượt qua cạm bẫy cuộc đời, kể cả những người khó điều phục.

Như lai là bậc Thiên nhân sư là thầy của trời người, loài trời ở đây chúng ta thường gọi là chư thiên, là loài có phước báu hơn con người.

Như lai là Phật, nói cho đủ là Phật đà là người giác ngộ, là người tỉnh thức, là người thấy biết đúng như thật.

Như lai là bậc Thế tôn, là người tôn quý trong thế gian, sở dĩ được tôn quý vì nhân cách phẩm chất sống của người luôn từ bi và trí tuệ, hiểu biết và yêu thương, dấn thân và phục vụ, bao dung và tha thứ, sẻ chia và thông cảm, vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Người cư sĩ tại gia thường xuyên quán niệm như thế về Phật, thì tâm tư của chúng ta càng ngày càng có sức định tĩnh lắng trong, nhờ vậy chúng ta luôn sáng suốt khi học và làm việc, và chúng ta có được niềm vui sống trong tỉnh giác.

Riêng tại Việt Nam, ánh sáng tuệ giác Tam Minh của đức Từ Tôn đã được các Thiền sư, cư sĩ Phật tử tiếp tục thắp sáng, tạo thành những trang sử vàng son cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Tiêu biểu như ở thời Lý, Trần, vua quan và Thiền sư đã khéo vận dụng tuệ giác và sống đúng như thật qua những đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn đất nước độc lập, xây dựng, phát triển quốc gia. Nhất là đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông do tu Thiền mà giác ngộ, giải thoát, mở ra dòng Thiền hiện đại Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam hướng dẫn tất cả mọi người cùng tu. Ở Ấn Độ có Thái tử đi tu và thành Phật. Ở Việt Nam ta có vị vua từ bỏ ngai vàng, xuất gia và ngộ đạo. Đó là điểm sáng chiếu soi cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Phật do tu Thiền mà giác ngộ, các vị Tổ cũng do tu Thiền mà giác ngộ, và đặc biệt cư sĩ tại gia Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng do tu Thiền mà tự tại. Trước lúc sắp ra đi, thê thiếp, con cháu trong nhà khóc lóc um sùm, ngài mở mắt ra nói “các ngươi làm mờ chân tánh ta”, nói xong ngài an nhiên, tự tại ra đi.




    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.230.66.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...