Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 58 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 58

(Lượt xem: 1.501)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 58

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 22 tháng 7 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 59, số hồ sơ: 19-012-0059)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Tôi giới thiệu với mọi người bài văn Cảm ứng thiên. Trọn bài không dài lắm, chỉ hơn ngàn chữ. Khi giới thiệu, tôi phân đoạn dựa theo sách Vị biên. Trong sách này, hầu như mỗi câu đều có chú giải chi tiết, tường tận, có dẫn chứng. Thật là một bộ sách hay không dễ có được. Mỗi lần giảng tôi đều nêu rõ số thứ tự của các đoạn văn, đó cũng là dựa theo sự sắp xếp phân chia trong Vị biên.

Đoạn thứ 22 là: “Căng cô tuất quả, kính lão hoài ấu.” (Xót thương giúp đỡ người cô độc góa bụa, kính trọng người già lo cho trẻ thơ.) Tám chữ này trước đây khi giới thiệu tôi có đưa ra một sự phân chia. Trước đó nói “chính kỷ hóa nhân” (sửa mình chân chánh, cảm hóa người khác) là nói việc dạy người. Trong phần dạy người thì câu đầu tiên là nói tổng quát, câu “chính kỷ hóa nhân” là nói tổng quát, tiếp đó mới kể ra tường tận, chi tiết từng phần.

Đoạn thứ 22 này là thực hành đức nhân, cũng là nói cách làm thế nào để vận dụng lòng nhân từ, nhân ái vào trong thực tế đời sống. Trong phần này dẫn việc thi hành chính trị của người xưa: “Văn vương chi chánh, bất quá viết, ai thử quỳnh độc.” (Nền chính trị của Văn vương, xét cho cùng không ngoài việc thương xót những người già nua cô độc.) Ngôn ngữ hết sức đơn giản, thực sự phù hợp với yêu cầu của người Trung quốc thời xưa: đơn giản, thiết yếu, tường tận, rõ ràng.

Bốn chữ [“ai thử quỳnh độc”] này đã nói lên được mục đích, nguyên lý trị nước của Chu Văn vương, [đó là] thương xót quan tâm đến trẻ con và những người già sống cô độc, giúp họ có thể tránh được sự buồn lo khổ sở trong cuộc sống, nuôi dưỡng chăm sóc cho họ hưởng trọn tuổi trời. Đó là nền chính trị nhân từ. Làm người lãnh đạo đất nước mà có thể thi hành nền chính trị nhân từ, đó là bậc thánh vương. Từ đó suy ra, các quan chức địa phương cũng phải hiểu rõ ý nghĩa này để thúc đẩy thi hành chính trị nhân từ.

Trong Phật pháp, đức Thế Tôn cũng dạy bảo những người làm chính trị, đó là trong kinh Nhân vương hộ quốc. Kinh này nằm trong bộ Bát-nhã, [tên đầy đủ là] kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát-nhã ba-la-mật-đa. Trước đây tôi cũng từng giảng giải, giới thiệu qua. Đó là những nguyên lý cai trị đất nước, người lãnh đạo quần chúng nên thực hiện những điều này.

Đức Phật cũng dạy phải đem lòng thương xót, cứu giúp những người góa bụa, già nua cô độc, tuổi già sức yếu, bệnh hoạn tàn tật không người chăm sóc. Phải đặc biệt thương yêu lo lắng nhiều hơn, đặc biệt quan tâm chăm sóc nhiều hơn đối với những người như vậy. Hiện tại chúng ta gọi đây là chính sách an sinh phúc lợi xã hội, là chính sách phúc lợi cho người già. Mỗi một đất nước, mỗi một địa phương hiện nay đều hết sức nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện những chính sách này. Đây chính là những ý nghĩa đoạn văn này muốn nói.

Tiếp theo, trong sách nói: “Phu tử chi chí, diệc bất quá viết, lão an thiếu hoài.” (Chí hướng của đức Khổng tử xét cho cùng cũng là [muốn sao cho] người già được sống yên ổn, trẻ con được chăm sóc.) Khổng tử là nhà giáo dục lớn của phương Đông, ngài dạy những gì? Cũng là dạy những việc như vậy không khác. Do đây có thể biết rằng, các bậc đại thánh đại hiền ở thế gian cũng như xuất thế gian đều dạy chúng ta những việc này.

Đặc biệt trong Phật pháp nói thuyết nhân quả. Chúng ta không tôn kính người già, không thương yêu bảo vệ người già, không quan tâm chăm sóc người già, thử hỏi chúng ta rồi đây có già như họ không? Khi bản thân ta già yếu rồi, rất hy vọng sẽ có những người trẻ quan tâm chăm sóc ta, rất hy vọng sẽ có ai đó tôn trọng ta.

Đức Phật trong kinh luận thường dạy chúng ta phải “thâm tín nhân quả” (tin sâu nhân quả). Lời dạy này ý nghĩa rất sâu rộng, chúng ta phải nhận hiểu, thể hội thật sâu sắc. Cho nên, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, thương yêu bảo vệ người khác là thương yêu bảo vệ chính mình, quan tâm chăm sóc người khác là quan tâm chăm sóc chính mình. Trong việc này thì quan trọng thiết yếu nhất là tâm chân thành. Đó chính là đạo Bồ Tát.

Trong kinh luận, đức Phật dạy Bồ Tát tu học sáu cương lĩnh, sáu nguyên tắc, trong kinh điển gọi là sáu ba-la-mật. Một số người khi giảng kinh chỉ đem tên gọi sáu pháp ba-la-mật này nói lướt qua, mô tả rất sơ sài, khiến người nghe hiểu sai vấn đề, tưởng chừng như đã hiểu rõ mà thật ra chẳng hiểu chút nào.

Sáu cương lĩnh này không thể giảng nói hết được. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni trong 49 năm thuyết pháp mỗi ngày đều giảng. Do đó có thể biết rằng, ý nghĩa của các pháp này vô cùng sâu rộng, đặc biệt quan trọng thiết yếu là phải vận dụng vào thực tế.

Thứ nhất là Bố thí [ba-la-mật]. Đối với những người già không ai quan tâm chăm sóc, chúng ta phải đặc biệt quan tâm lo lắng cho họ. Quan tâm đến họ là bố thí, bố thí lòng thương yêu, bố thí tâm từ bi. Rất ít người nói đến việc bố thí tình thương, bố thí tâm từ bi, bố thí tâm chân thành, bố thí tâm thanh tịnh. Người ta chỉ biết thấy người khác không có quần áo mặc thì mang cho mấy thùng quần áo, không có gì ăn thì mang cho một ít thức ăn. Họ không phát khởi tâm thương yêu chân thành. Công đức như vậy tuy có làm được nhưng không trọn đủ. Không chỉ là công đức không trọn đủ, mà nói thật ra là không có công đức. Những việc bố thí như vậy là thuộc về phước đức, cũng không phải loại phước đức trọn đủ, vì trong phước đức trọn đủ phải có tâm thương yêu chân thành. Chân chánh bố thí là phải có sự quan tâm chăm sóc, đem lòng từ bi cứu giúp.

Người khác vì sao phải chịu những khổ nạn này? Chúng ta là người học Phật phải hiểu thật rõ ràng, sáng tỏ. Con người sinh ra ở thế gian có hai loại nghiệp lực. Một là dẫn nghiệp, là nghiệp dẫn dắt chúng ta sinh vào cõi người. Đó là năm giới, trong quá khứ từng giữ theo năm giới không phạm vào, nên ngày nay nhờ đó mà được thân người. Tuy được thân người, nhưng mỗi người trong đời nhận chịu quả báo không giống nhau. Quả báo này thuộc về mãn nghiệp, mãn là viên mãn.

Mãn nghiệp là những nghiệp thiện ác đã làm trong quá khứ. Chúng ta sinh ra, từ dung mạo cho đến tình trạng sức khỏe, điều kiện vật chất, tinh thần, đủ các điều kiện khác nhau đều thuộc về mãn nghiệp. Những người cô độc góa bụa kia có dẫn nghiệp tương đồng với chúng ta, đều được thân người, nhưng mãn nghiệp không giống nhau.

Điều này trong kinh Phật nói đến rất nhiều. Kẻ nghèo khó không tiền bạc của cải là do nguyên nhân gì? Do [ngày trước] không tu tập bố thí tài vật. Do tham lam, keo lận nên ngày nay phải chịu quả báo nghèo khó. Người không có trí tuệ, không có khả năng tự mình kiếm sống, đó là đời trước không tu pháp bố thí. Thân thể không được tốt đẹp, không được khỏe mạnh, nhiều bệnh tật, [đó là đời trước] không tu tập bố thí sự không sợ hãi cho người khác.

Chúng ta từ nơi quả [hiện nay] phải thấy được nhân [đã tạo trong quá khứ]. Từ nơi những gì người khác đang làm, đang suy nghĩ, nói năng, tạo tác, đang tạo nhân trong hiện tại, ta có thể thấy được quả báo tương lai của họ. Ý nghĩa này, nói sâu thì rất sâu, nói cạn cũng rất cạn. Ý nghĩa cạn và sự thật của nó thì chúng ta có đủ khả năng quan sát nhận hiểu. Nhưng ở tầng bậc sâu xa hơn, ý nghĩa và sự thật sâu xa hơn, những người sơ học chúng ta không nhận hiểu, không thể hội được.

Nói chung trong sáu đường luân hồi, mười pháp giới, cho đến pháp giới nhất chân được nói đến trong Phật pháp, hết thảy đều không ra ngoài nhân quả. Cho nên, nhà Phật thường nói: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không.” (Muôn pháp đều không, nhưng nhân quả thật có.) [Đó là vì muôn pháp đều] không ra ngoài định luật nhân quả. Chúng ta nếu muốn sống thật khỏe mạnh, thật tốt đẹp đầy đủ thì phải tu nhân lành.

Giúp đỡ hỗ trợ người khác nên lấy điều gì làm chính? Nên giúp họ khai mở trí tuệ, nên lấy điều này làm chính yếu. Đó mới là từ bi cứu giúp một cách chân chánh, thực sự giúp người khác lìa khổ được vui, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, không còn tạo ra những phiền phức trong chốn sinh tử. Đó là quý vị thực sự cứu giúp được người khác. Không phải chỉ thấy họ thiếu quần áo thì cho quần áo, thiếu ăn thì cho thức ăn [là đủ]. Như vậy, quý vị chỉ cứu giúp được họ trong nhất thời, không cứu giúp được họ lâu dài. Quý vị giúp đỡ họ trong đời này, sang đời khác thì biết làm sao?

Chư Phật, Bồ Tát cứu giúp hết thảy chúng sinh khổ nạn hoàn toàn không giống như sự nghĩ tưởng của chúng ta. Cho nên, giáo dục trong nhà Phật chính là dạy người sáng tỏ về nhân duyên quả báo, biết được rằng hiện trạng của chúng ta hôm nay do nhân duyên gì tạo thành, phải dùng phương pháp nào để thay đổi, cải thiện. Đó mới là cứu giúp một cách chân chánh.

Không hiểu rõ về lý luận cũng như sự thật nhân duyên quả báo thì việc dứt ác tu thiện hết sức khó làm. Không cần nói đến việc khi ta khuyên bảo người khác, họ không dễ dàng làm được, ngay như chính bản thân chúng ta đều là những người đã phát tâm xuất gia, mang hình tướng của người xuất gia, nhưng mỗi ngày ta có thực sự thực hành việc dứt ác tu thiện hay không? Hoàn toàn không. Bao nhiêu tập khí xấu ác vẫn cứ tăng trưởng mỗi ngày, không hề giảm nhẹ. Do nguyên nhân gì? Do không thấu triệt đạo lý nhân quả. Cho nên, học Phật không phải chuyện dễ dàng.

Bản thân tôi học Phật so với người khác là hết sức may mắn, từng gặp được nhiều duyên thù thắng, duyên tốt đẹp. Hồi còn trẻ, khoảng 26 tuổi, tôi gặp lão cư sĩ Chu Kính Trụ, lúc ấy thầy khoảng 70 hoặc 71 tuổi, so ra cùng tuổi với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Thầy trao cho tôi một quyển Liễu Phàm tứ huấn. Trong quá trình học Phật của tôi, đây là quyển sách đầu tiên, tôi từ nội dung sách này mà khởi tu. Như vậy cũng có nghĩa là từ lẽ nhân quả mà khởi tu. Tôi đọc sách này đến mấy mươi lần, tin sâu không nghi ngại. Từ chỗ tin sâu nhân quả mà bén rễ [vào Phật pháp], sau đó mới biết được những khuyết điểm, tật xấu [của chính mình] cần phải tu sửa, cần phải dứt trừ.

Nếu tùy thuận tập khí phiền não của bản thân thì hậu quả thật [khủng khiếp] không dám nghĩ đến. Nếu có thể triệt để tu sửa những khuyết điểm, tật xấu, tập khí xấu ác của bản thân thì tương lai xán lạn rực rỡ. Liễu Phàm tứ huấn vận dụng vào thực tế chính là Cảm ứng thiên. Thiền sư Vân Cốc trao cho tiên sinh Liễu Phàm bản Công quá cách. Công quá cách [là pháp tu tự phân biệt công đức hay lỗi lầm trong mọi việc làm hằng ngày của mình, nhưng] dựa vào đâu để xác định? Chính là dựa vào Cảm ứng thiên mà xác định. Cho nên, Cảm ứng thiên chính là những lẽ nhân duyên quả báo trong Liễu Phàm tứ huấn được vận dụng vào thực tế.

Chúng ta xem trong Liễu Phàm tứ huấn thấy khi tiên sinh Liễu Phàm làm Tri huyện Bảo Để, ông thi hành chính sách trị dân nhân từ, chính là ý nghĩa chỗ này chúng ta đang giảng giải. Cuộc sống của bản thân tiên sinh đặc biệt tiết kiệm, đem bổng lộc [nhận được của triều đình còn thừa] giúp đỡ cho những người cô độc, góa bụa, nghèo khó. Tiên sinh thu nhận và nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Những trẻ thông minh sáng ý thì mời thầy đến dạy cho học, những trẻ không được sáng dạ thì giúp đỡ cho học nghề, để khi trưởng thành có nghề nghiệp tự mưu sinh, có thể tự lập thân. Đó mới đích thực là cứu giúp.

Cho nên, các bậc thánh nhân ở thế gian cũng như xuất thế gian, khi thực hành bố thí đều chỉ toàn là bố thí pháp. Quý vị đều đã tụng đọc qua phẩm kinh Phổ Hiền hạnh nguyện, hoặc như kinh Kim Cang mọi người đều tụng đến thuộc lòng, trong đó đức Phật dạy rằng, việc bố thí có suy lường, hoặc bố thí tài vật, hoặc bố thí bảy báu trong đại thiên thế giới, công đức đều không lớn lao bằng mang bốn câu kệ trong kinh ra bố thí, tức là bố thí pháp.

Điều đó có ý nghĩa gì? Cúng dường hay bố thí bảy báu trong cả đại thiên thế giới, bất quá cũng chỉ nuôi dưỡng được thân mạng mà thôi, không liên can gì đến tuệ mạng. Nuôi dưỡng thân mạng, trong suốt một đời quý vị được ăn no mặc ấm, đó là hưởng thụ vật chất. Quý vị cũng chỉ đạt đến mức đó thôi, không thể thấu triệt sinh tử, không thể vượt thoát ngoài ba cõi. [Còn như đối với] bốn câu kệ trong kinh Phật, nếu quý vị thực sự thấu hiểu, thực sự thông đạt thì quả thật có thể chuyển đổi cảnh giới, đích thực có thể giúp quý vị vượt phàm lên thánh, vĩnh viễn thoát ly sinh tử luân hồi. Sự bố thí pháp lớn lao như thế [thì bố thí tài vật] làm sao có thể sánh nổi?

Chúng ta ngày nay học Phật, quý vị đồng tu đều biết, thế gian này sắp có kiếp nạn. Mới hôm qua còn có người hỏi tôi, kiếp nạn ấy có thật hay không? Có phương pháp nào để tránh được hay không? Phương pháp thì có rất nhiều, có thể giúp ta hoàn toàn không phải nhận lãnh tai nạn. Đó là phương pháp gì? Là nâng cao cảnh giới của tự thân mình, như vậy thì quý vị không phải nhận lãnh tai nạn. Hiện tại quý vị ở cõi người, phải chịu tai nạn. Nếu như cảnh giới được nâng cao, lên đến cõi trời thì tai nạn này không còn liên can đến quý vị nữa. Lại nâng cao lên đến cảnh giới của bậc A-la-hán, Phật Bích-chi, hoặc cảnh giới Bồ Tát thì quý vị có năng lực cứu khổ cứu nạn [cho chúng sinh], làm sao còn phải nhận chịu tai nạn?

Cho nên tôi nói rằng, chúng ta sinh ra trong thế gian này, đối với người tu hành mà nói, chưa hẳn đã là chuyện không tốt. Nếu không gặp lúc có tai kiếp, chúng ta hẳn còn lần lữa buông xuôi, cứ nghĩ rằng qua hết hôm nay còn có ngày mai, qua hết năm nay vẫn còn năm tới, cứ từ từ thong thả. Hiện nay gặp phải tình trạng này, chúng ta biết rằng không thực sự tích cực nỗ lực là không được. Điều này thuộc về nghịch tăng thượng duyên (duyên trái ngược giúp tăng trưởng), có thể giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao cảnh giới của mình trong thời gian ngắn. Đó là việc tốt.

Chúng ta muốn nâng cao cảnh giới của mình nhưng không nâng cao được, nguyên nhân nằm ở đâu? Vì không buông bỏ được sự bám chấp, [những tâm niệm] thị phi, nhân ngã, tham sân si mạn, đủ mọi thứ như vậy đều là gánh nặng trì níu. Nếu có thể buông xả hết những thứ này thì việc nâng cao cảnh giới không còn khó khăn. Khó khăn là vì quý vị không chịu buông xả ý niệm riêng tư, tự lợi, không chịu buông xả chấp ngã kiên cố.

Sự bám chấp kiên cố như vậy cũng giống như tảng băng, như nước đông lại thành băng. Người Trung quốc thường nói: “Băng dày ba thước chẳng phải do lạnh trong một ngày.” Sự chấp trước kiên cố của chúng ta trong hiện tại chính là tảng băng đã đông cứng từ vô lượng kiếp đến nay. Chúng ta đều biết, tảng băng đông cứng đó chẳng phải thật cứng, chỉ cần gặp khí nóng liền lập tức tan rã. Khí nóng đó là gì? Chính là trí tuệ. Trí tuệ một khi khai mở liền làm tan rã [tảng băng chấp ngã].

Ngày nay, sự bám chấp kiên cố làm cho trí tuệ của quý vị không khai mở. Đại sư Chương Gia dạy tôi rằng: “Khán phá thị trí tuệ, phóng hạ thị công phu.” (Nhìn thấu là trí tuệ, buông xả là công phu.) Không có trí tuệ, quý vị nhất định không buông xả được. Nhưng buông xả lại hỗ trợ cho quý vị khai mở trí tuệ, trí tuệ hỗ trợ quý vị buông xả. [Đó là một quy trình hỗ tương qua lại,] nhìn thấu để buông xả, buông xả để nhìn thấu.

Con đường tu tập của Bồ Tát từ lúc phát tâm cho đến lúc thành tựu quả vị Như Lai, các ngài sử dụng phương pháp gì? Cũng là phương pháp [nhìn thấu, buông xả] này. Do đó có thể biết rằng, chúng ta học Phật thì điều quan trọng thiết yếu nhất là thực hành. Học hiểu được bao nhiêu phải đem ra thực hành bấy nhiêu. Ngay trong lúc thực hành đó thì trí tuệ của quý vị được khai mở, trí tuệ khai mở rồi thì lại thực hành được thêm một phần nữa. Hai phương pháp [nhìn thấu, buông xả] này vĩnh viễn luân chuyển, hỗ trợ và thành tựu cho nhau, đưa cảnh giới của chúng ta lên ngày càng cao hơn.

Không chịu buông xả là điều tệ hại nhất. Ví như có trí tuệ, trí tuệ của quý vị cũng bị dừng tại chỗ này, không thể tiếp tục hướng thượng nâng cao. Do vậy, nếu quý vị không ngừng buông xả thì trí tuệ của quý vị cũng sẽ không ngừng tăng trưởng. Ý nghĩa này nhất định phải hiểu rõ, nhất định phải thực sự nỗ lực thực hành.

Chúng ta ngày nay sống trong xã hội, thế gian có nhiều người đau khổ. Người xưa có câu: “Tuế thời xuân nhật thiểu.” (Mỗi năm chẳng mấy ngày xuân.) Suốt trong một năm, những ngày thời tiết sáng tỏ tốt tươi không nhiều. Thế gian quá nhiều người đau khổ, chúng ta phải luôn suy nghĩ, người khác chịu khổ không khác gì bản thân mình chịu khổ. Chúng ta thấy người khác chịu khổ, liền nghĩ mình cũng có những lúc chịu khổ như vậy, quá khứ đã từng có, tương lai rồi cũng sẽ có. Khi ta ở vào cảnh khổ như vậy, mong cầu người khác giúp đỡ cứu vớt, mong cầu người khác thương xót đến mình. Ngày nay ta nhìn thấy [người khác khổ đau], nếu không khởi tâm thương xót, không khởi ý niệm giúp đỡ cứu vớt, thì khi chúng ta chịu khổ chịu nạn cũng sẽ không ai quan tâm đến. Đó là lẽ đương nhiên.

Cho nên, gặp người khổ nạn trong thế gian, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, cũng chẳng kể là kẻ oán người ơn, thảy đều bình đẳng hết lòng hết sức ra tay giúp đỡ, hỗ trợ. Đó là quý vị thực sự giác ngộ, thực sự thấu hiểu sáng tỏ, biết được mình nên tu tập như thế nào.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.42.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...