Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 39 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 39

(Lượt xem: 1.583)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 39

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 27 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 40, số hồ sơ: 19-012-0040)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Câu thứ 19 trong Cảm ứng thiên gồm hai chữ: “Trung hiếu.” Hai chữ này trong thực tế là căn bản của sự cảm ứng đức hạnh. Cho nên, chú giải của phần này là đoạn phong phú nhất trong toàn bản văn. Bản sách tôi đang dùng có khác biệt với bản mà quý vị đang có. Bản của tôi [riêng phần chú giải này] có tổng cộng 17 tờ, mỗi tờ 2 trang [là 34 trang], qua đó có thể thấy các bậc cổ đức đối với hai chữ “trung hiếu” cực kỳ xem trọng.

Nói về “trung hiếu”, hiếu là căn bản của sự thành kính. Phật pháp được xây dựng trên nền tảng đạo hiếu. Ở Trung quốc từ xưa đến nay, nền giáo dục của Nho gia cũng lấy trung hiếu làm tâm điểm. Cho nên, trong việc học tập thì thế nào gọi là giáo dục? Chỉ hai chữ trung hiếu là đủ rồi. Đó là những phẩm tính không thể không biết đến, cho nên phải học chữ trung, phải tận chữ hiếu. Người xưa dạy rằng: “Làm bầy tôi phải tận trung, làm con phải tận hiếu, đó là lẽ thường của trời, là căn bản giềng mối của người.” Phần mở đầu của chú giải là những câu này.

“Làm bầy tôi phải tận trung.” Câu này phải dùng ngôn ngữ hiện đại để giải thích. Đức Phật dạy chúng ta “y nghĩa bất y ngữ” (nương theo ý nghĩa, không nương theo câu chữ.) Câu này nói lên ý nghĩa rất hay, quý vị cần hiểu rõ được ý nghĩa trong đó. Vì lời nói, câu chữ tùy theo thời đại mà biến đổi, nhưng ý tứ trong đó là nguyên tắc, là cương lĩnh, nên vĩnh viễn không thay đổi.

Trong quá khứ, vào thời đại phong kiến, “bầy tôi phải tận trung” là nói những kẻ phò vua phải tận trung với vua. Theo ngôn ngữ hiện đại mà nói thì thuộc cấp phải tận trung với người lãnh đạo. Ý nghĩa này suy rộng ra là những ai vì nhân dân phục vụ đều phải tận trung. Ý nghĩa này thì quý vị càng hiểu rõ hơn. Chúng ta phục vụ là có đối tượng để phục vụ. Đối tượng đó là ai? Đối tượng đó là nhân dân. Chúng ta vì nhân dân phục vụ, vì hết thảy chúng sinh phục vụ, phải biết tận trung.

“Làm con phải tận hiếu.” Câu này rất dễ hiểu. Muốn tận trung phải dựa vào tận hiếu làm căn bản. Nếu có người không thấu hiểu được đạo hiếu thì người ấy làm sao có thể tận trung? Cho nên, hiếu là “lẽ thường của trời, là căn bản giềng mối của người”.

Lòng trung là ý nghĩa lớn trong đạo làm người. Quý vị xem chữ viết của Trung quốc, chữ trung (忠) là [gồm hai chữ] trung (中) và tâm (心), nên tâm của quý vị phải chân chánh ngay thẳng, phải ở giữa, không được thiên lệch [sang hai bên], không được tà vạy [cong quẹo].

Người xưa vì chúng ta giải thích đó là “thành kính”, thành kính là tướng mạo bên ngoài. Cũng nói: “Không khởi sinh ý niệm nào, đó gọi là thành.” Do đó ta có thể hiểu được, “trung tâm” (tâm chân chánh ngay thẳng) cũng là “nhất tâm”. [Phân tán thành] hai tâm là không còn chân chánh ngay thẳng, tâm phân tán là đã có thiên lệch.

Tâm chân chánh thì không khởi sinh bất kỳ ý niệm nào. Khởi sinh bất kỳ ý niệm nào thì tâm không còn chân chánh ngay thẳng. Do đó có thể biết rằng, chữ trung này là sự thành kính hết mức. Chân thành cung kính đến mức cùng cực, đó gọi là trung. Nền giáo dục của Nho giáo, của Phật giáo đều dạy như vậy. Đó là lẽ thường của trời. Thường ở đây là đạo thường, thường còn không biến đổi. Trong Phật pháp thì đó là sự thường tồn của tánh pháp, pháp vốn luôn như vậy. Người có thể giữ theo đạo thường, đó gọi là Phật, đó gọi là Bồ Tát. Đánh mất đạo thường, trái ngược với đạo thường, đó gọi là chúng sinh, gọi là phàm phu. Có thể thấy rằng, thánh hay phàm đều từ một chỗ này mà khởi lên ý niệm sai biệt.

“Căn bản giềng mối của người”, đó là căn bản làm người. Nói cách khác, hai chữ trung hiếu này nếu chưa làm được thì giềng mối căn bản của người đã mất, cho dù vẫn mang hình trạng như người, vẫn có hình dáng con người, nhưng trong thực tế kẻ ấy có phải là người hay chăng? Thật không phải người, chỉ đội lốt người mà thôi.

Đại sư Thiên Thai giảng kinh Pháp Hoa, đem mười pháp giới giảng rộng thành “bách giới, thiên như” (một trăm cảnh giới, một ngàn như thị). Một trăm cảnh giới đó từ đâu mà có? Trong mỗi một pháp giới đều có đủ mười pháp giới. Ví dụ như ta đang sống trong pháp giới người, trong pháp giới người này lại có Phật trong cõi người. Thế nào là Phật trong cõi người? Đối với hai chữ “trung hiếu” đều làm được trọn vẹn, đầy đủ, không mảy may khiếm khuyết, đó là Phật trong cõi người. Bồ Tát trong cõi người thì đối với hai chữ “trung hiếu” chỉ làm được năm phần trở lên, chưa được trọn vẹn. Đó là Bồ Tát trong cõi người, là Duyên giác, Thanh văn trong cõi người.

Hai chữ “trung hiếu” này, mười phần thực hiện được một, hai phần, đó gọi là người trong cõi người, mới đáng xem là người. Có thể làm được bốn, năm phần thì đó là chư thiên trong cõi người. Nếu như không làm được, hoặc làm trái ngược, thì đó là súc sinh, là ngạ quỷ trong cõi người. Hoàn toàn trái ngược với trung hiếu, hết sức ngỗ nghịch [với cha mẹ], đánh mất đạo hiếu, đó là địa ngục trong cõi người.

[Trong mười pháp giới,] mỗi một pháp giới đều có đủ mười pháp giới, cho nên cả thảy là một trăm pháp giới. Mỗi một pháp giới này lại đều có đủ mười như thị, cho nên gọi là “bách giới, thiên như” (một trăm cảnh giới, một ngàn như thị).

“Bách giới thiên như” nói lên một nguyên tắc, một chân tướng sự thật. Ví như mở rộng lần nữa, trong một trăm pháp giới, mỗi pháp giới đều có mười pháp giới, vậy là có đến ngàn pháp giới. Cho nên, [cứ tiếp tục mở rộng như vậy thì] số pháp giới là vô lượng vô biên.

Pháp giới từ đâu mà có? Từ trong vọng tưởng, phân biệt, bám chấp của chúng ta mà biến hiện khởi sinh, vô lượng vô biên pháp giới, biến ảo khôn cùng. Nhưng trong sự biến ảo đó có một nguyên tắc bất biến. Nguyên tắc đó chính là trung hiếu. Cho nên, trong Cảm ứng thiên, phần chú giải hai chữ “trung hiếu” chiếm số trang rất lớn. Đó là sự từ bi, thương yêu bảo hộ của chư vị đại đức thuở xưa, chỉ sợ chúng ta đối với hai chữ “trung hiếu” này nhận thức không được rõ ràng.

Học vấn thế gian hay xuất thế gian, có thể thành tựu hay không, điểm mấu chốt đều nằm ở hai chữ này. Tu hành có thể chứng quả hay không, điểm mấu chốt cũng ở hai chữ này. Quý vị nói xem, thật trọng yếu biết bao!

Phần chú giải bên dưới có mấy câu, chúng ta hãy đọc qua, ý tứ sâu rộng vô cùng: “Ví như làm bề tôi bất trung thì vua mong đợi gì ở bề tôi? Làm con bất hiếu thì cha [mẹ] mong đợi gì ở con? Súc sinh cầm thú còn không như vậy, sao có thể gọi là người?”

Mấy câu này, người thời nay nghe qua ắt sẽ lắc đầu, nghe qua không chịu được. Người thời nay không cho những điều đó là đúng, cho là đã lạc hậu rồi, rằng đó là văn hóa cũ, cần phải đào thải. Chính những kẻ mang quan niệm [xem thường trung hiếu] như vậy, có hành vi như vậy, nên mới chiêu cảm tai nạn lớn lao đến với thế gian này. Người hiểu rõ được về trung hiếu, hiểu rõ được ý nghĩa này, hiểu rõ được chân tướng sự thật, chẳng những không dám làm điều sai trái xằng bậy, cho đến một ý niệm suy tưởng tà vạy cũng không chấp nhận, có chỗ nào để tạo thành nghiệp? Huống chi lại tạo tội nghiệp cực trọng [là bất hiếu bất trung]?

Ý nghĩa này quý vị đồng học phải suy đi ngẫm lại nhiều lần, quan sát nhiều lần, lưu tâm nhận hiểu kỹ, sau đó mới biết được những lời răn dạy của thánh nhân là hết sức chân chánh, hết sức tốt đẹp. Chúng ta tuyệt đối không được mê mờ theo thế tục. Mê theo thế tục sẽ chiêu cảm quả báo khổ não không cùng tận.

Quý vị đã biết, có rất nhiều lời tiên tri cổ xưa cũng như hiện nay, trong nước cũng như ngoài nước, đều tập trung nói về thời đại này, đều nói rằng thế gian này sẽ có tai kiếp. Chúng ta là người học Phật, không tin vào những lời tiên tri. Người học Phật chỉ tin vào nhân quả. Nhân như thế, quả như thế, thọ báo như thế. Đức Phật không nói lời tiên tri, ngài nói về nhân quả. Người làm thiện nhất định được quả thiện, người làm ác nhất định phải chịu quả báo ác. Nhân quả báo ứng không mảy may sai lệch.

Trung hiếu là hiền thiện, là căn bản quan trọng của hiền thiện. Những chữ này không thể không giảng nhiều, vì cần phải nhận hiểu thật rõ ràng. Hai chữ trung hiếu, trong nguyên tắc chế tác chữ viết của Trung quốc thì đều thuộc loại hội ý, theo đó chữ viết là một ký hiệu để nhận biết, biểu trưng ý nghĩa. Quý vị nhìn thấy ký hiệu ấy thì hiểu được ý nghĩa hàm chứa trong đó.

Cho nên, chữ trung (忠) gồm hai chữ trung (中), tâm (心), [là đặt tâm ở giữa,] không thiên lệch nghiêng ngả, [hàm ý] dạy chúng ta biết phải dụng tâm như thế nào. Ở giữa là chân tâm, thiên lệch là vọng tâm, chữ này [hàm nghĩa] dạy chúng ta phải dùng chân tâm. Chư Phật, Bồ Tát dùng chân tâm. Các vị thanh văn, duyên giác dùng tâm tương tự như chân tâm, chưa đạt đến mức thuần chân. Phàm phu trong sáu đường đều dùng vọng tâm, không chân thật. Cho nên, ý nghĩa này hết sức sâu xa.

Chữ hiếu [hàm nghĩa] dạy chúng ta thể hội chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật có hình dạng thế nào? Chúng ta xem hình dạng chữ hiếu (孝), phần trên là chữ lão (老), phần dưới là chữ tử (子), ý nghĩa hàm chứa trong đó nói với chúng ta rất rõ ràng. Thế hệ trước và thế hệ sau hợp nhất một thể, đó là hiếu. Thế hệ trước với thế hệ sau chia rẽ, đó là bất hiếu. Từ ý nghĩa này suy rộng ra, thế hệ trước vẫn còn thế hệ trước nữa, đi sâu vào quá khứ không có khởi đầu. Thế hệ sau vẫn còn thế hệ sau nữa, tương lai không cùng tận. Không có khởi đầu, không có kết thúc, đó là một thể.

Đó là hiện tượng gì? Chẳng phải là trong kinh điển đức Phật đã dạy chúng ta về tự tánh, pháp thân đó sao? Trong kinh điển Đại thừa thường nói: “Thập phương tam thế Phật, cộng đồng nhất pháp thân.” (Ba đời mười phương Phật, đều cùng một pháp thân.) Đây là chú giải hay nhất cho chữ này. Chữ hiếu có ý nghĩa gì? Đó là “Ba đời mười phương Phật, đều cùng một pháp thân.” Cho nên tôi thường nói: “Hết thảy chúng sinh trong pháp giới cùng khắp hư không đều là chính bản thân mình.” Đó là chữ hiếu.

Một ký hiệu [như chữ hiếu (孝)] nói rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Thấu hiểu, sáng tỏ được chân tướng ấy là quý vị nhận thức được hiếu đạo.

Hai chữ [trung hiếu] cùng hợp lại là Phật pháp viên mãn, trọn vẹn đầy đủ. Hết thảy kinh điển đức Phật Thích-ca thuyết giảng trong 49 năm nói lên điều gì? Chỉ hai chữ trung hiếu này thôi. Không chỉ là hết thảy các pháp đức Thế Tôn thuyết giảng đều không xa lìa hai chữ này, cho đến Pháp tạng vô tận mà chư Phật ba đời mười phương thuyết giảng, cũng chỉ là hai chữ này thôi. Hai chữ này làm sao nói hết được? [Ví như] chư Phật Như Lai cùng lúc thuyết giảng, cùng nhau thuyết giảng, thuyết giảng trong vô lượng kiếp, vẫn không nói hết được hai chữ này.

Chúng ta đối với phần ý nghĩa cạn cợt thô thiển của hai chữ này còn không hiểu nổi, nên chẳng lạ gì công phu tu học không hiệu quả, học kinh nghe pháp không thể khai ngộ.

Học kinh nghe pháp không thể khai ngộ, đó là đối với hai chữ này không nhận thức được. Tu hành, niệm Phật, công phu không hiệu quả, đó là đối với ý nghĩa của hai chữ này không làm được một mảy may nào. Cho nên, nhận thức được hai chữ này, quý vị sẽ khai ngộ. Thực hành được ý nghĩa hai chữ này, quý vị có thể tu hành chứng quả. Vì thế, đối với hai chữ này chúng ta cũng phải dành nhiều thời gian hơn để giảng giải, giới thiệu với quý vị đồng tu. Trong thực tế, những gì tôi hiểu được cũng không nhiều, tôi chỉ thể hội mấy phần, cũng chỉ làm được đến một, hai phần mà thôi.

Phần chú giải nói tiếp: “Con người dù đáng sinh về cõi tiên, cũng phải trải qua rất nhiều năm. Chỉ riêng với người chí trung chí hiếu thì hôm nay qua đời, ngày mai đã sinh về cõi trời. Người ta biết rằng trung hiếu là tiết hạnh quan trọng của kẻ bầy tôi, con cái, nhưng đâu biết rằng đó còn là gốc của sự siêu độ.”

Câu này rất hay, rất đúng, không sai. Đó là nói việc gì? Nói về sự tu hành. Cảm ứng thiên là bản văn của Đạo giáo. Mục tiêu sự tu hành của Đạo giáo là sinh về cõi trời, được lên sống cùng các bậc thần tiên, cũng rất khó đạt được. Sinh về cõi trời không phải chuyện đơn giản. Trong Phật pháp dạy rằng [muốn sinh về] các cõi trời Dục giới thì phải tu mười nghiệp lành, bốn tâm vô lượng. [Muốn sinh về] các cõi trời thuộc Sắc giới còn phải tu tứ thiền, bát định. Nhưng người đời nếu có thể tận trung tận hiếu, không cần phải tu hành, sau khi chết tự nhiên được sinh về cõi trời. Lời này là đúng thật. Người chí trung chí hiếu, sinh về cõi trời cũng có phẩm vị cao.

Nói cách khác, nếu là người bất trung bất hiếu, dù có tu mười nghiệp lành, bốn tâm vô lượng, cũng không thể sinh về cõi trời. Cùng một ý nghĩa như vậy, người bất trung bất hiếu, dù niệm Phật cũng không thể vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Quý vị ở Niệm Phật Đường thành tâm thành ý niệm Phật, mỗi ngày niệm đến mười vạn câu Phật hiệu, [nếu bất trung bất hiếu] như vậy vẫn không thể vãng sinh.

Cho nên, hai chữ trung hiếu không chỉ là căn bản làm người, mà cũng là căn bản cực kỳ quan trọng của việc tu hành, nhất định không thể sơ sót bỏ qua. Đối với hai chữ trung hiếu này, chúng ta cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu thảo luận.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Vào thiền


Học Phật Đúng Pháp


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.221.43.208 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...