Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 27 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 27

Donate

(Lượt xem: 1.700)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 27

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 15 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 28, số hồ sơ: 19-012-0028)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua đã giảng đến căn bản của sự tu hành, làm thế nào để đạt được tâm thành kính, đối với các việc đúng sai, tà chánh, thiện ác phải phân biệt hết sức rõ ràng, sáng tỏ. Việc này từ xưa nay vốn không dễ dàng.

Nền giáo dục thời xưa rất tốt, tuy trường học chưa được phổ cập rộng rãi như bây giờ, nhưng cha mẹ đều quan tâm lo việc dạy dỗ con cái, tinh thần trách nhiệm so với thời nay rất khác biệt. Người xưa ai ai cũng hết sức xem trọng giáo dục, phong khí xã hội còn thuần hậu, khái niệm luân lý đạo đức còn tồn tại phổ biến. Những lời dạy của các bậc thánh hiền Trung quốc thời xưa, nay vẫn có thể đọc thấy trong sách Ngũ chủng di quy. Hiện nay có biếu tặng quý vị sách Lễ ký tinh hoa lục, trong đó cũng có thể đọc thấy.

Nhưng từ thời Dân quốc đến nay, quan niệm giáo dục thời xưa bị phủ định, quan niệm [giáo dục theo] Tây phương được tiếp nhận phổ biến. Người Tây phương theo chủ nghĩa vị lợi, đối với đạo đức luân lý [của Trung quốc thời cổ đại] họ không nhận hiểu được rõ ràng. Trung quốc chịu ảnh hưởng của việc này rất lớn. Từ đó, thế hệ tuổi trẻ [ngày nay] ngay từ thuở nhỏ đã không được ai dạy dỗ, không có ai giảng giải, xã hội cũng không chú trọng, cũng không đề xướng.

Trong lòng chất chứa phiền não tập khí từ vô số kiếp đến nay, bên ngoài thì năm dục lạc trong sáu trần cảnh dẫn dụ mê hoặc, sao có thể không động tâm? Sao có thể không khởi niệm [chạy theo]? Trong hoàn cảnh như thế mà thực sự không động tâm, thực sự không khởi niệm thì đó không phải phàm phu, nhất định là chư Phật, Bồ Tát thị hiện. Nếu thật là phàm phu thì không có khả năng như thế!

Trước thực trạng [thay đổi] như thế, chỉ có một số rất ít các vị tiên sinh cao niên từng đọc sách xưa mới thỉnh thoảng còn trao đổi, bàn luận, hoặc trong nhà chùa thì các vị hòa thượng khi giảng kinh thuyết pháp cũng thỉnh thoảng đề cập đến [nền giáo dục xưa], còn từ nay về sau nữa thật rất khó nói.

Từ hiện tượng đó, chúng ta thực sự nhận hiểu được vì sao Giáo pháp của đức Thế Tôn có ba giai đoạn [chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp]. Ba giai đoạn ấy thảy đều khác biệt, mỗi lúc một đi xuống, nguyên nhân thì nhìn chung ta đã thấy rõ. [Thời mạt pháp,] pháp lành không còn ai giảng dạy, dẫn dắt.

Thực tế không phải là không có người dạy, mà là không có người chịu nghe chịu học, không có người chịu tiếp nhận. Cho nên chư Phật, Bồ Tát giúp đỡ chúng sinh tất yếu phải dùng đến một phương thức khác. Phương thức khác đó tất nhiên là trí tuệ cao minh ở mức cùng cực, nhưng khó thực hiện mà hiệu quả cũng không lớn, chính là hai pháp lợi hành nhiếp và đồng sự nhiếp trong Tứ nhiếp pháp, quả thật là chư Phật, Bồ Tát hết sức từ bi.

Sự nghiệp chúng ta thực hiện ngày nay chính là kế thừa ý niệm này, kế thừa mối đạo này, quên mình vì người khác. Theo quan niệm của người thế gian mà nói thì tự thân mình phải có sự hy sinh lớn lao, xa lìa danh lợi, xa lìa năm dục sáu trần. Vì sao? Vì muốn mang lại hạnh phúc cho hết thảy chúng sinh. Cho nên, mấy năm qua tôi giảng kinh thuyết pháp ở các nơi, nêu đề mục chung thường chọn lấy hai câu của quý thầy cô giáo ở trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm.” (Học để làm thầy người khác, hành động để nêu gương cho đời.) Hai câu này quả đúng là tâm Bồ Tát, hạnh nguyện Bồ Tát. Làm thầy là chuẩn mực, nêu gương là khuôn mẫu cho người đời noi theo.

Chúng ta khởi tâm động niệm, nói năng tạo tác, đã có thể nêu gương sáng cho người đời hay chưa? Muốn vì người khác nêu gương sáng thì tự mình nhất định phải tuân theo luân lý, đạo đức, vâng theo những lời răn dạy của bậc thánh hiền. Cho nên, kinh điển phải đọc thật kỹ, lý lẽ phải suy ngẫm sâu xa, sau đó mới đem những lời dạy bảo của thánh hiền áp dụng vào thực tế.

Người đời có thể sống dư dả sung túc, có thể hưởng thụ những điều mà họ cho là lạc thú. Những lạc thú như vậy mang lại hậu quả gì, họ có nghĩ đến hay không? Họ không hề nghĩ đến, nhưng chúng ta hãy nghĩ đến. Nếu sự hưởng thụ như thế không thể giúp vượt thoát ra khỏi sáu đường luân hồi, quý vị nên biết rõ là sự hưởng thụ ấy chỉ là tạm thời ngắn ngủi mà thôi. Trong kinh Phật có nêu ví dụ so sánh sự hưởng thụ đó như “liếm mật ngọt trên lưỡi dao sắc”, thật không đáng [ham thích].

Vì thế, chư Bồ Tát khi vì chúng sinh thị hiện đều thị hiện với hình thức khổ hạnh, thật rất có ý nghĩa. Xin nói để quý vị biết, mục đích thị hiện khổ hạnh là vì chúng sinh trong thời kỳ mạt pháp. Đức Phật trong thời kỳ Chánh pháp trụ thế vẫn nêu lên tấm gương sáng cho chúng sinh thời kỳ mạt pháp noi theo. Điều đó nói cho ta biết rằng, chỉ thông qua đời sống [khổ hạnh] như thế, cách thức hành trì như thế, chúng ta mới giữ trọn được đức hạnh của bản thân. Lòng tham muốn không thể buông thả. Người xưa dạy rằng, tình dục khởi sinh từ chỗ hết sức vi tế, khi vừa mới sinh thì dễ khống chế. Các bậc tổ sư, đại đức của Tịnh độ tông dạy ta rằng, một câu niệm “A-di-đà Phật” có thể trừ được cái ý niệm [tình dục] vi tế đó.

Cần phải biết rõ sự lợi hại, được mất. Điều này trong kinh điển thường nói. Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay lưu chuyển trong sinh tử luân hồi, không biết ngày nào thoát ra, khổ sở không nói hết. Nay trong đời này gặp được Phật pháp, lại gặp được pháp môn Tịnh độ thù thắng trong Phật pháp. Điều này cũng có nghĩa là ngay trong đời này ta đang có cơ hội vượt thoát sáu cõi luân hồi, có cơ hội thoát ly mười pháp giới. Một cơ hội như thế thật không dễ gặp được. Nay gặp được rồi, liệu ta có thể thoát ly [luân hồi] hay chăng? Điểm then chốt quyết định nằm ngay trong khoảng thời gian của một ý niệm. Mỗi một niệm đó cần phải duy trì, gìn giữ, [sao cho] niệm niệm đều là giác ngộ. Vì sao bảo quý vị niệm Phật? Vì niệm Phật chính là duy trì, gìn giữ cho niệm niệm đều là giác ngộ.

Người niệm Phật rất nhiều, người đạt được thành tựu cuối cùng rất ít. Vì sao đa số người niệm Phật không được thành tựu? Vì họ không biết được điều lợi hại. Đối với sự lợi hại, được mất không thấu hiểu rõ ràng, cho nên ý niệm của họ luôn bị trói buộc bởi năm dục, sáu trần, không thể hoàn toàn buông xả. Như vậy là đã bỏ luống qua cơ hội của đời này, thật hết sức đáng tiếc.

Vì sao mỗi ngày đều phải đọc kinh, mỗi ngày đều phải giảng kinh? Trong thực tế, ý nghĩa này rất đơn giản. Chính là vì sợ chúng ta quên mất, sợ chúng ta nhất thời xao lãng mà tu tập sai lệch, cho nên mỗi ngày đều phải giảng giải.

Lớp học của chúng ta tuy không nhiều người, nhưng chúng ta kế thừa sứ mạng của chư Phật, Bồ Tát đem những ý nghĩa này, những sự thật này giới thiệu với hết thảy đại chúng. Chúng ta nếu muốn giúp đỡ người khác thì trước hết phải tự mình nhận hiểu rõ ràng, sáng tỏ, tự mình thấu triệt rồi mới có khả năng giúp đỡ người khác. Được như vậy thì công đức vô lượng. Nếu chúng ta tự mình không nhận hiểu rõ ràng, sáng tỏ, tự mình không thấu triệt, vậy thì làm sao có thể giúp đỡ người khác?

Có khi mỗi ngày đều giảng giải, mỗi ngày đều nghiên cứu thảo luận, mà vẫn không kiềm chế được phiền não của bản thân, mới biết là tập khí phiền não của chúng ta sâu nặng biết chừng nào. Những lúc như vậy ta phải làm sao? Lại phải tiếp tục nỗ lực, kiên trì mạnh mẽ không thối chí. Các bạn đồng học trong lớp chúng ta có được duyên lành thù thắng hơn rất nhiều so với những người học Phật nói chung. Chúng ta mỗi ngày đều thực sự hết sức nỗ lực tu tập.

Trong phương thức, nghệ thuật diễn giảng mà tôi đã truyền thụ, tôi muốn lưu ý quý vị rằng đức hạnh so ra còn quan trọng hơn. Trước đây, trong sách Nội điển tu học yếu lĩnh tôi đã có nói qua vấn đề này, rằng [trong sự diễn giảng thành công thì] đức hạnh quyết định đến chín phần mười, trong khi cách thức diễn giảng chỉ quyết định nhiều nhất không quá một phần mười. Về phương pháp, kỹ thuật thì người khác có thể giúp được, nhưng việc tu dưỡng đức hạnh phải dựa vào chính bản thân mình, vì người khác không thể giúp ta được.

Việc tu dưỡng đức hạnh, trong kinh luận nói đến rất nhiều. Quý vị hiện đang đọc kinh Vô Lượng Thọ, trong kinh này từ đầu đến cuối mỗi phẩm đều có nói đến vấn đề này, nhưng giảng giải nhiều nhất và cụ thể nhất là từ phẩm thứ 32 đến phẩm thứ 37. Những giáo huấn loại này trong Phật pháp gọi là pháp thực hành.

Phật pháp phân ra bốn nhóm Giáo pháp quan trọng là: giáo (dạy bảo), lý (lý lẽ, lập luận), hành (tu tập, thực hành) và quả (tu chứng, kết quả). Pháp thực hành thì nhất định phải áp dụng trong thực tế. Phương pháp tu hành mà không áp dụng vào thực tế thì chỉ là rỗng không vô ích. Không thực hành thì nhất định không được lợi ích. Chỉ sau khi thực hành rồi, quý vị mới đạt được những lợi ích chân chánh trong Phật pháp. Đó là tu chứng, là kết quả. Vì thế, tuy phân ra bốn nhóm giáo, lý, hành, quả, nhưng thực tế chỉ là một thôi. Tuy một mà bốn, tuy bốn mà một.

Trong Cảm ứng thiên, câu tiếp theo sau dạy chúng ta: “Tích đức lũy công” (chứa góp công đức). Trong phần phụ chú, câu thứ nhất giải thích về ý nghĩa của công và đức. Giữ lòng lành là đức, vận dụng [lòng tốt đó] vào thực tế gọi là công. Cho nên, đức không chứa nhiều thì không sâu dày, công không góp lại thì không lớn rộng. Chúng ta xem như chư Phật, Bồ Tát từ vô lượng kiếp đến nay, trải qua đời đời kiếp kiếp, những gì các ngài đã làm đều được bao quát trong bốn chữ này. Vì ai mà góp công? Vì ai mà chứa đức? Vì hết thảy chúng sinh, không vì riêng bản thân mình. Đó mới thực sự là công lớn, đức lớn.

Chúng ta cần phải học làm theo chư Phật, Bồ Tát. Tại sao các ngài làm mọi việc đều vì hết thảy chúng sinh? Vì các ngài hiểu rõ được sự thật rằng hết thảy chúng sinh trong pháp giới cùng khắp hư không cũng chính là tự thân mình, cho nên các ngài mới làm như thế. Chúng ta không hiểu rõ sự thật ấy nên trong lòng mới đầy vọng tưởng, phân biệt, bám chấp, chỉ quan tâm đến riêng bản thân mình, không quan tâm mọi người khác, luôn cho rằng bản thân mình với người khác là hai thực thể khác nhau, tách biệt nhau; chỉ biết mưu lợi cho bản thân mình, không biết làm lợi ích cho người khác, không hiểu được rằng lợi ích cho người khác là chân chánh lợi ích cho bản thân mình. Mưu lợi tự thân trong thực tế là làm hại chính mình, trong khi làm lợi ích người khác là thực sự lợi ích cho mình. Cái hại của việc mưu lợi tự thân là sáu đường luân hồi, là [đọa vào] ba đường ác.

Nội dung sách Vị biên hết sức phong phú, có chú giải, dẫn chứng. Sách đã trải qua rất nhiều thời đại, không ngừng được bổ sung, ngày nay chúng ta có bản in này là tương đối hoàn thiện, nên đọc nhiều lần, suy ngẫm nhiều, thực sự nỗ lực học tập. Học theo chư Phật, Bồ Tát chính là bắt đầu từ chỗ này. Tâm thức chúng ta với chư Phật, Bồ Tát có giống nhau chăng? Hành vi của chúng ta có giống với chư Phật, Bồ Tát hay chăng? Phải thường suy ngẫm, khởi tâm động niệm liền lập tức nhận biết rõ, đối với ý niệm [vừa khởi lên] như thế này chư Phật, Bồ Tát có hoan hỷ tán thành hay không? Lời nói này có nên nói ra hay không? Sự việc này có nên làm hay không? Đó là tiêu chuẩn để cân nhắc. Tiêu chuẩn trong Vị biên là tiêu chuẩn thấp nhất, việc học Phật cũng từ đó mà bắt đầu. Tổ Ấn Quang suốt một đời đề cao [sách này], ý nghĩa là ở chỗ đó.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Đừng bận tâm chuyện vặt


Các tông phái đạo Phật


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.131.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước ... ...

Việt Nam (310 lượt xem) - Hoa Kỳ (40 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...