Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 44 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 44

Donate

(Lượt xem: 1.549)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 44

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 2 tháng 7 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 45, số hồ sơ: 19-012-0045)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Trong phần trước, tôi đã đem tánh thể của chữ hiếu giới thiệu qua với mọi người. Tánh thể của hiếu chính là tự tánh của một niệm tròn đầy viên mãn. Hình tướng biểu hiện của hiếu là các bậc đại thánh đại hiền ở thế gian cũng như xuất thế gian. Phạm vi của một chữ hiếu này là pháp giới trong hư không, hết thảy đều bao hàm trong đó.

Về sự thực hành chữ hiếu, đạo Nho gọi là “chỉ ư chí thiện” (dừng ở chỗ hết mức hiền thiện). Trong Phật pháp thì hiếu là công hạnh của chư Phật, Bồ Tát. Về việc vận dụng chữ hiếu trong cuộc sống hằng ngày như thế nào, học tập theo chữ hiếu như thế nào, hôm qua cũng đã nêu ra [với quý vị] một cương lĩnh khái quát.

Đức Phật dạy chúng ta phải từ nơi thực tế hiếu dưỡng cha mẹ, tôn kính bậc sư trưởng thì mới biết được về sự hiếu dưỡng.

Trong việc hiếu dưỡng đời sống thể chất của cha mẹ, phải biết chú tâm chăm sóc cả những điều nhỏ nhặt. Khi cha mẹ tuổi già sức yếu, phải biết quan tâm chăm sóc giống như đối với đứa trẻ thơ vừa sinh ra, nghĩa là phải hết sức cẩn thận, hết sức chú tâm, từ việc ăn uống cho đến đi đứng nằm ngồi đều phải lưu tâm chú ý.

Trong sách Lễ ký, chúng ta đọc thấy rất nhiều chỉ dẫn về việc phụng dưỡng người già, nhất là về phương diện món ăn thức uống, nhất định phải chọn lựa theo đúng với nhu cầu, đặc điểm sinh lý riêng của cha mẹ. Điều này [người làm con] nhất định phải hiểu rõ. Tình trạng sức khỏe và thể trạng của mỗi người đều khác nhau, nên việc phụng dưỡng nhất thiết không thể hoàn toàn giống nhau. Chỉ có điều là vẫn có một nguyên tắc chung, cần phải [chọn những thức ăn] dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ.

Ngày nay so với trước đây đã tiến bộ rất nhiều, phương thức kiểm tra sức khỏe rất thuận tiện. Sau khi kiểm tra có thể biết được những dưỡng chất nào đang bị thiếu, tùy theo đó có thể cung ứng bổ sung, điều chỉnh chế độ ăn uống của cha mẹ cho thích hợp. Đó là phụng dưỡng đời sống thể chất của cha mẹ.

[Sau đây nói về] việc phụng dưỡng đời sống tinh thần, tâm linh của cha mẹ. Các bậc cha mẹ đối với con cháu, đối với bạn bè thân thích đều luôn thương yêu bảo bọc, luôn quan tâm lo lắng, hết thảy đều hy vọng con cháu hay bạn bè thân thích đều được mọi điều tốt đẹp, cuộc sống tốt đẹp, thành tựu sự nghiệp vượt trội hơn người.

Người ta khi càng lớn tuổi thì càng phát triển tâm từ bi, vì tự biết mình ngày tháng còn lại trên cõi đời không nhiều lắm. Chuyện của bản thân trải qua một đời, nay đều đã thành quá khứ, cho nên họ chỉ còn kỳ vọng thực tiễn nơi con cháu trẻ tuổi. Tâm địa ấy hết sức chân thành, từ bi. Tôi thường nói: “Lão bà tâm thiết.” Lão bà ở đây chỉ các cụ bà, tâm của các cụ chân chánh hiền lành tốt đẹp, ví như trong quá khứ từng làm điều sai trái thì đến lúc già cũng đã biết sám hối, đã biết quay đầu hướng thiện.

Người còn trẻ tuổi thì khó khăn lắm, nhưng đến tuổi già rất dễ quay đầu hướng thiện. Tôi đã gặp không ít người tuổi già nghe pháp rồi tu hành thành tựu. Họ tiếp xúc với Phật pháp trong thời gian không được lâu dài, thời gian niệm Phật cũng rất ngắn, nhưng lại được vãng sinh với điềm lành hiếm có. Ý nghĩa này chúng ta cần hiểu biết rõ ràng. Từ xưa đến nay, chúng ta thấy những người từ 60 tuổi trở lên tu hành thành tựu rất nhiều.

Người chân chánh tu hành thành tựu, đó là đại hiếu. Chúng ta phải thấu rõ được ý nghĩa này. Việc giúp đỡ, hỗ trợ những người tu hành không phải lúc nào cũng giống nhau. Vì thế, phải thấu hiểu được trong lòng cha mẹ, thấu hiểu được những niềm hy vọng của cha mẹ, không phụ lòng cha mẹ, không phụ lòng các bậc thầy dạy.

Sự kỳ vọng của các bậc thầy đối với học trò so với sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái quả thật không khác nhau. Cho nên, theo lễ nghĩa xưa kia của Trung quốc thì lòng biết ơn của học trò đối với thầy dạy so với lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ không hề khác biệt, chỉ khác nhau ở điểm là trong lễ tang cha mẹ thì con cái phải mặc đồ tang, còn đối với lễ tang của thầy thì không. Ngoài điểm này ra thì không tìm thấy sự khác biệt nào nữa.

Người ta nếu trọn đời có thể sống trong thế giới biết ơn thì đó là điều thực sự có giá trị, thực sự có ý nghĩa. Phải thấu hiểu rõ ràng, sáng tỏ ý nghĩa này. Trong giai đoạn tuổi trẻ còn đang học tập ở trường, cha mẹ, thầy cô đều hy vọng chúng ta biểu hiện những thành tích thật tốt. Chúng ta học tập không tốt để cha mẹ phải lo lắng, đó là bất hiếu. Đạo đức hạnh kiểm của ta không tốt, cha mẹ cũng lo lắng. Người con hiếu thì mỗi giây phút đều cố gắng giữ cho cha mẹ được vui lòng, được thanh thản, hay nói cách khác là dù làm việc gì cũng hướng đến sao cho cha mẹ được vui thích.

Bạn đồng học không sống chung hòa thuận với nhau, đó là bất hiếu. Không vâng theo lời dạy bảo của thầy cô, đó là bất hiếu. Chúng ta liệu có làm được như vậy hay chăng? Thời niên thiếu của ta đã trôi qua, thử nhìn lại xem có mấy người làm được? Quý vị không làm được cũng không đáng trách. Vì sao vậy? Vì pháp Phật giảng giải luôn hợp tình, hợp lý, hợp chánh pháp. Khi quý vị còn nhỏ tuổi, không có người chỉ dạy thì quý vị làm sao biết được? Không người chỉ dạy mà quý vị có thể biết được thì đó là Phật, Bồ Tát tái sinh, chẳng phải người phàm, nên mới không cần ai chỉ dạy.

Sau khi quý vị trưởng thành, đã lập gia đình thì gia đình phải hòa thuận. Nếu gia đình bất hòa sẽ khiến cha mẹ lo buồn. Anh em, chị em dâu rể bất hòa thì việc gì cũng khiến cho cha mẹ lo âu. Cha mẹ đối với con cháu mà ôm lòng lo lắng suốt đời thì khi lâm chung cũng canh cánh trong lòng, nào ai hiểu được điều đó? Chỉ khi tự thân quý vị đến lúc tuổi già thì mới có thể cảm nhận được điều đó.

Con người sống giữa thế gian, khi bước vào xã hội nhất định phát sinh đủ thứ việc, cần phải có một nghề nghiệp chính đáng, một công việc chính đáng, vì xã hội, vì hết thảy chúng sinh mà phục vụ. Quý vị [hiện nay] đối với công việc, đối với nghề nghiệp của mình có tận tâm tận lực mà làm hay chăng? Nếu không tận tâm tận lực mà làm thì đó là bất hiếu, là có lỗi với cha mẹ, có lỗi với thầy cô. Do đó có thể biết rằng, hạnh hiếu đầy khắp trong vũ trụ, biến hiện khắp pháp giới trong hư không.

Không chỉ tâm hiếu là tròn đầy viên mãn, mà hạnh hiếu cũng là tròn đầy viên mãn. Chúng ta đọc trong kinh Phật, thấy rằng chư Phật, Bồ Tát đối với hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều có sự cảm ứng giao hòa trong đạo thể. Chúng ta lại đọc qua về Bồ Tát Quán Thế Âm, thấy có câu “thiên xứ kỳ cầu thiên xứ ứng” (ngàn nơi khẩn cầu, ngàn nơi ứng hiện), đó là gì? Chính là thực hành đạo hiếu, là tận hiếu mà thôi. Chúng ta học Phật, nếu đối với những ý nghĩa cơ bản này mà không hiểu rõ được thì xem như chỉ đọc suông vô ích.

Làm người học Phật, không có gì khác hơn là học đạo hiếu từ lời Phật dạy, học theo sự tận hiếu mà thôi. Chư Phật, Bồ Tát thị hiện cũng không ngoài việc này. Người thấu hiểu được đạo hiếu, thực hành được đến mức cùng cực của hạnh hiếu, mỗi niệm đều rộng độ chúng sinh, mỗi một việc làm đều nêu cao gương tốt cho người thế gian. Cho nên, chúng ta đối với chư Phật, Bồ Tát, các bậc tổ sư qua nhiều đời, cần phải lưu tâm chú ý, thể hội được hành trạng oai nghi của các ngài khi thị hiện trong cuộc đời, hướng theo các ngài mà học tập.

Trước khi Hàn quán trưởng vãng sinh, trong hơn hai giờ cuối cùng tôi đã cùng bà trò chuyện, [bà bày tỏ] hy vọng rằng người xuất gia đều có thể làm gương tốt cho người xuất gia, người tại gia cũng đều có thể làm gương tốt cho người tại gia, đạo tràng tu tập đều có thể nêu gương tốt cho tất cả các đạo tràng khác. Như vậy là tận hiếu, là thực hành đạo hiếu, là tâm Phật, là hạnh Bồ Tát.

Chúng ta phải cầu tìm những con người nào? Chính là những người con hiếu. Người Trung quốc thời xưa thường nói: “Tìm tôi trung nơi nhà con hiếu.” Quý vị cần biết, hai chữ “tôi trung” [ngày nay] phải hiểu theo ý nghĩa nào? Chính là chỉ các nhân viên làm việc [tận tụy]. Phần trước đã giảng qua về chữ trung, đó là đem chữ hiếu vận dụng vào cuộc sống, vận dụng vào thực tế ứng xử, giao tiếp với mọi người. Người có thể thực hành theo trung đạo, theo lẽ trung dung thì rất đáng tin cậy trong công việc. Họ có thể hết lòng hết sức, không có tâm thiên lệch, riêng tư, luôn khách quan vô tư vì công việc chung. Đó gọi là trung.

Cho nên, hai chữ trung hiếu mà làm được là Phật đạo đã trọn vẹn đầy đủ. Người làm được như vậy chính là Bồ Tát, là Phật. Vì thế, phàm phu thành Phật chỉ trong khoảng thời gian của một ý niệm. Một niệm chuyển hóa liền thành Phật, Bồ Tát, hết thảy thân tâm, thế giới đều buông xả hết.

Buông xả những gì? Đó là buông xả [những tâm niệm] tham, sân, si; buông xả [những ý niệm] thị phi, nhân ngã; buông xả mọi điều khen chê vinh nhục; buông xả trần duyên níu kéo; buông xả tâm ganh ghét tật đố; buông xả [sự phân biệt] ta và người khác.

Tôi thường bảo quý vị, hãy buông xả sự ham thích ưa muốn, những điều quý vị ham muốn, những dục vọng của quý vị, buông xả tham lam ái luyến, buông xả sự hung ác ngang ngược, buông xả mọi điều ân oán, hết thảy đều buông xả, đem tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm đại từ bi mà vì Phật pháp, vì xã hội, vì tất cả chúng sinh phục vụ. Sự chuyển biến được như vậy là đã vượt phàm lên thánh.

Bất kể thân phận hiện nay của quý vị thế nào, bất kể quý vị làm nghề nghiệp gì, quý vị đều ở trong công việc, trên cương vị của mình, bất kể thân phận nào cũng đều vì chúng sinh phục vụ, vì xã hội phục vụ.

Dù nghề nghiệp, công việc nào cũng đều là vì xã hội, vì chúng sinh phục vụ. Người xuất gia cũng là một công việc, cũng phụ trách, gánh vác một phần trách nhiệm trong xã hội. Trách nhiệm ấy phải được nhận thức thật rõ ràng, đó là giáo dục xã hội, giáo dục một xã hội đa nguyên văn hóa. Cho nên chúng ta phải nhận biết, phải khẳng định rằng đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một bậc thầy dẫn dắt trong giáo dục đa nguyên văn hóa, đoàn kết các chủng tộc, dung hợp các nền văn hóa khác biệt, các tôn giáo khác nhau.

Tối hôm qua chúng ta đã viếng thăm và tìm hiểu về đạo Baha’i [ở cuộc triển lãm các tôn giáo]. Lý tưởng của tôn giáo này chính là theo đuổi sự đoàn kết các tôn giáo, chỉ có điều là về mặt lý luận cũng như thực hành, giáo dục, đạo Phật đều thiết thực và vượt trội hơn so với họ.

Trước đây tiên sinh Phương Đông Mỹ từng nói, trong kinh Hoa Nghiêm có đủ triết lý chân thật, cứu cánh, viên mãn. Những nền triết học trong thế gian cũng như xuất thế gian mà trong suốt một đời ông đã đọc qua, đã nghiên cứu qua, đều không sánh được với triết học trong kinh Hoa Nghiêm vì có lý luận trọn vẹn viên mãn, phương pháp đầy đủ rõ ràng, sau đó còn có phần diễn đạt minh họa. Đồng tử Thiện Tài 53 phen tham học [các bậc thiện tri thức] chính là sự diễn đạt minh họa [triết lý Hoa Nghiêm], giúp chúng ta có thể nhìn thấy, có thể học tập theo.

Cho nên, Phương tiên sinh thường nói rằng kinh Hoa Nghiêm là hệ thống triết học khái luận hay nhất ở thế gian. Những năm cuối đời, có thể nói là tiên sinh chỉ hoàn toàn học tập kinh Hoa Nghiêm. Tại trường học ông cũng khai mở triết học Hoa Nghiêm, giới thiệu kinh Hoa Nghiêm.

Chúng ta hiện nay thân làm người xuất gia, là đệ tử của Phật, nếu như những ý nghĩa này đều không hiểu rõ, lời Phật dạy đều không ghi nhớ, không thể hết sức nỗ lực làm theo, thì đó chính là đại bất hiếu. Kẻ bất trung bất hiếu thì còn thành tựu được gì chứ? Tôi nói những lời này quý vị hãy nhớ kỹ, tuy có phần khó nghe, cũng không e dè khách khí. Người bất trung bất hiếu thì ngày sau phải đi vào ba đường ác, không thể có phần trong ba đường lành. Quý vị cho rằng chỉ niệm mấy câu Phật hiệu là có thể được vãng sinh, dễ dàng đến như vậy sao? Người niệm Phật phải tận trung, tận hiếu mới nhất định được vãng sinh, như vậy mới được chư Phật hộ niệm, các vị trời rồng theo ủng hộ.

Hy vọng chúng ta có thể cùng nhau gắng sức, thực sự nỗ lực tu học. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 44.222.131.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước ... ...

Việt Nam (310 lượt xem) - Hoa Kỳ (40 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...