Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 79 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 79

(Lượt xem: 1.475)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 79

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 15 tháng 8 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 80, số hồ sơ: 19-012-0080)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua chúng ta đã giảng đến đoạn: “Thi ân bất cầu báo, dữ nhân bất truy hối.” (Làm ơn không cầu báo đáp, cho người rồi không hối tiếc.)

Hai chữ “thi ân” (làm ơn) cần phải chú ý. Việc bố thí ân đức, làm việc thiện cho người khác, trong khi giảng kinh tôi vẫn thường nói đến. Nói chung [khi thực hiện] phải luôn giữ tâm thuần thiện, ý niệm thuần thiện, lúc nào cũng nghĩ đến vì người khác, đó là bố thí ân đức. Nhưng bố thí ân đức là người khác nghĩ như vậy, người khác nói như vậy, còn nếu tự thân chúng ta mà khởi lên tâm niệm [mình đang] bố thí ân đức thì đó là sai lầm. Sai lầm ở đâu? Ở chỗ ta đã bám chấp vào hình tướng. Bám chấp hình tướng là [việc bố thí đó] không trọn vẹn đầy đủ, bám chấp hình tướng là gieo nhân lành [để thọ báo] trong sáu đường luân hồi, so với tánh đức không tương ưng.

Ý nghĩa này hết sức sâu rộng, người học Phật không thể không rõ biết. Quý vị không rõ biết thì không thể đạt được tâm thanh tịnh. Quý vị phải biết rằng, tâm thanh tịnh thì mới là chân thiện, mới là đại thiện.

Hôm qua tôi đến tham dự Đại hội của Hồi giáo biểu dương các bà mẹ vĩ đại. Tôi không biết là ở đó lại quy tụ nhiều quan chức lớn. Có ba vị bộ trưởng của Singapore và tổng thống tiền nhiệm đến tham gia, ứng cử viên tổng thống nhiệm kỳ sắp tới là tiên sinh Nathan cũng tham gia, còn có các vị đại sứ thuộc Đại sứ quán của nhiều nước. Chúng tôi ở trong phòng khách quý cùng nhau trò chuyện. Mọi người gặp tôi đều rất vui vẻ. Họ nói thoạt nhìn thấy tôi có vẻ như còn rất trẻ tuổi, nên hỏi tôi bao nhiêu tuổi. [Khi biết tuổi thật của tôi,] họ hỏi tôi làm cách nào để giữ gìn được trẻ khỏe như thế. Tôi bảo họ: “Thanh tâm quả dục.” (Giữ tâm thanh tịnh, ít ham muốn.)

Giữ tâm thanh tịnh, ít ham muốn, đó không phải là không làm gì, mà chuyện gì cũng làm cả, làm rất nhiệt tình, làm rất cần mẫn, nỗ lực. Làm theo cách như thế nào? Làm mà không bám chấp vào hình tướng, đem hết tâm ý mà làm. [Nhưng nếu] làm được việc gì rồi thì giữ mãi trong lòng không quên là không được.

Tôi giảng với họ về giữ tâm thanh tịnh, ít ham muốn, giảng về buông xả mọi phân biệt bám chấp. Họ nghe qua đều hiểu được, nhưng thật khó, không dễ dàng làm được. Nói thật ra thì có gì là khó? Khó là vì không thực sự hiểu rõ được chân tướng vũ trụ nhân sinh. Khó là ở chỗ đó. Cho nên, khi đức Phật còn tại thế, mỗi ngày đều vì chúng ta khai thị trong suốt 49 năm, không gì khác hơn là giảng rõ ý nghĩa sự thật này. Sự thật [về thực tướng] đã hiểu rõ được thì không có gì là khó.

Sự thật đó là gì? Là người đạt được và pháp đạt được đều không thể [nắm bắt]. Nhà Phật thường nói: “Vạn pháp giai không” (Hết thảy các pháp [bản thể] đều là không), quý vị còn khởi sinh vọng tưởng hay sao?

Tiên sinh Viên Liễu Phàm [là người] đã hiểu rõ, nhưng chỗ hiểu của ông cũng chưa phải là ý nghĩa cực kỳ sâu xa này. Chỗ ông ấy hiểu được bất quá chỉ là ý nghĩa nhân quả báo ứng, đó là sự việc trong phạm vi hình tướng, rằng “hạt cơm miếng nước [ta có được] đều do nhân đời trước”. Trong một đời này của quý vị, được công danh phú quý, giàu hay nghèo, sống thọ hay chết yểu, hết thảy đều do sự tu tập, gieo nhân trong quá khứ, nên đời này chiêu cảm quả báo, mảy may không sai lệch.

Những sự tướng [nhân quả] như vậy chỉ là cái chân tướng ở mức độ rất cạn cợt, dễ thấy. Viên Liễu Phàm hiểu rõ được chân tướng này. Sau khi hiểu rõ thì ông đạt được sự an ổn không dao động. Thế nhưng vọng tưởng, phân biệt bám chấp vẫn chưa trừ dứt được, chỉ giảm nhẹ đi. So với người thường thì đã giảm nhẹ đi rất nhiều rồi. Tiên sinh cùng thiền sư Vân Cốc ngồi trong thiền đường đến ba ngày ba đêm không khởi sinh vọng tưởng. Nguyên nhân vì sao? Vì đã hiểu rõ “hạt cơm miếng nước đều do nhân đời trước” nên buông xả hết.

Nhưng đó vẫn chưa phải là sự thật chân tướng [rốt ráo]. Người hiểu rõ được sự thật chân tướng [rốt ráo] thì tâm mới thực sự được thanh tịnh. Quý vị xem, tiên sinh Liễu Phàm từ sau khi gặp được thiền sư Vân Cốc, được ngài khai thị, chỉ bày, liền phát tâm học hành cầu được công danh, thay đổi vận mạng của chính mình. Đó là tấm gương tốt trong thế gian, tấm gương tốt cho chúng sinh trong sáu đường luân hồi, nhưng chưa phải người học Phật.

Tuy chưa phải người học Phật, nhưng đã có nền tảng rất tốt cho việc học Phật. Việc học Phật phải được phát triển từ nền tảng đó, đây là điều không thể phủ nhận. Phật pháp là pháp lành lớn lao xuất thế. Pháp lành lớn lao nhất định phải được xây dựng trên nền tảng các pháp lành nhỏ. Ý nghĩa này hiện nay rất ít người hiểu được. Vào thời xưa thì có nhiều người hiểu được, nhưng chưa chắc đã làm được. Vì sao không làm được? Điều này có hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là hiểu biết không thấu đáo, không triệt để. Nguyên nhân thứ hai là không buông xả tập khí phiền não, không chống lại được sự dụ hoặc của danh tiếng, lợi dưỡng. Nguyên nhân là ở chỗ đó.

Chúng ta hiểu rõ được rồi thì phải biết cách làm như thế nào. Phải y theo lời răn dạy của Phật, [như vậy] nhất định không sai lầm. Dùng thiện tâm, thiện hạnh mà giúp đỡ, hỗ trợ người khác. Người khác lừa gạt mình, vẫn cứ dùng thiện tâm, thiện hạnh đối đãi với họ. Nhất định không thể vì bị người khác lừa gạt rồi tránh xa họ, không quan tâm đến họ. Nếu như vậy là chúng ta vẫn còn khởi tâm động niệm, vẫn còn rơi vào chỗ phân biệt bám chấp hình tướng.

Người khác đối đãi với ta bằng thành ý hay lừa gạt ta, không thể không rõ biết. Không biết là hồ đồ, ngu muội. Mọi việc đều phải rõ biết, không một chút mơ hồ lẫn lộn, nhưng vẫn luôn đem tâm chân thành đối đãi với người, đó là Phật, Bồ Tát, là thực hành Bồ Tát hạnh, là thực sự làm ơn cho người. Làm ơn nhưng tự bản thân mình không có ý nghĩ mình đang làm ơn, như vậy làm sao có việc mong cầu báo đáp? Giúp đỡ người khác, thành tựu cho người khác, bố thí cúng dường người khác, nhất định không có ý niệm hối tiếc về sau.

Hôm qua tôi có nói rồi, nếu có ý niệm mong cầu báo đáp thì đó là tâm tham chưa dứt trừ, việc bố thí không được đầy đủ trọn vẹn. Nói về pháp bố thí ba-la-mật, quý vị tuy có bố thí nhưng không có ba-la-mật. Quý vị biếu tặng cho người rồi sau đó lại hối tiếc, đó là tâm keo kiệt vẫn còn, lòng bủn xỉn tiếc của chưa mất. Đó là một trong ba độc, phiền não tham lam không thể dứt trừ. Đức Phật dạy pháp bố thí để giúp chúng ta nhổ trừ tâm tham lam, keo kiệt. Nếu quý vị quả thật có lòng mong cầu báo đáp, [cho đi rồi lại] có tâm hối tiếc về sau, đó là phiền não tham lam keo kiệt không thể nhổ trừ, tuy có bố thí nhưng không thể gọi là bố thí ba-la-mật.

Bồ Tát tu hành bố thí ba-la-mật. Phàm phu chúng ta tu bố thí nhưng không đạt đến ba-la-mật. Thế nhưng, không tu tập bố thí ba-la-mật thì chúng ta nhất định không thể vượt thoát sáu đường luân hồi, nhất định không thể dứt trừ phiền não, không thể khai mở trí tuệ. Trí tuệ vốn là sẵn có, hết thảy chúng sinh trong tự tánh xưa nay đều sẵn đủ, nhưng trí tuệ ấy vì sao không khai mở? Chính là vì bị phiền não che lấp, cho nên trí tuệ không thể biểu lộ hiện tiền. Đức Phật dạy chúng ta phải trừ dứt hết phiền não thì trí tuệ liền hiển hiện.

Phiền não nghiêm trọng nhất chính là tham lam keo kiệt. Hai câu “Thi ân bất cầu báo, dữ nhân bất truy hối” (Làm ơn không cầu báo đáp, cho người rồi không hối tiếc) là dạy chúng ta phải hết sức cần mẫn, hết sức nỗ lực học làm theo. Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay tập khí phiền não hết sức nặng nề, những ý niệm mong cầu báo đáp hay [cho đi rồi] hối tiếc vẫn thường hiện hữu.

Quý vị cũng từng nghe tôi kể qua chuyện cư sĩ Giản Phong Văn ở Đài Bắc. Ông hiến cho tôi một giảng đường ở Hàng Châu Nam Lộ. Về sau ông hết sức thẳng thắn kể với tôi rằng, sau khi hiến rồi ông hối tiếc đến một năm rưỡi, nửa đêm thường giật mình tỉnh giấc, suy nghĩ vì sao số tiền lớn đến thế lại đem cho mất hết đi. Sau một năm rưỡi, mỗi ngày đều nghe giảng kinh, ông mới dần dần hiểu ra, sau đó mới không còn hối tiếc. Thật không dễ dàng chút nào.

Cho nên hiện tượng [cho rồi hối tiếc] đó là bình thường. Quý vị nếu như không có việc ấy, đó là căn lành, phúc đức của quý vị [hết sức sâu dày], người bình thường không thể sánh được. Chịu bố thí đã là việc không dễ dàng. Bố thí rồi mong cầu báo đáp, rồi hối tiếc, đều là những việc hết sức bình thường. Thế nhưng chúng ta phải hiểu rằng, nếu vẫn còn những ý niệm như vậy thì phiền não không trừ được hết, trí tuệ không thể hiện tiền. Phải thường suy ngẫm đến sự thật này.

Tham lam, sân hận, si mê, thị phi, nhân ngã, hết thảy đều buông xả được thì tâm của quý vị mới được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh khởi sinh trí tuệ. Khi đó quý vị mới hiểu được, tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn khởi sinh phiền não, không khởi sinh trí tuệ. Chúng ta nếu muốn khai mở trí tuệ, [làm theo] hai câu này [trong Cảm ứng thiên] là rất tốt, phải thường làm ơn cho người, dùng trí tuệ giúp đỡ hỗ trợ người khác, đem sức lực giúp đỡ người khác, đem tiền tài giúp đỡ người khác, hết thảy đều phải buông xả.

Quý vị phải hiểu được rằng, tiền tài càng buông xả càng được nhiều hơn. Không phải buông xả đi là không có nữa, mà càng buông xả càng được nhiều hơn. Buông xả là nhân, được nhiều hơn đó là quả. Tu nhân có lẽ nào lại không được quả? Nhưng có điều không được có ý niệm mong cầu quả báo. Vì sao vậy? Khởi niệm mong cầu quả báo, đó là tâm tham. Quả báo hiện tiền là chân lý, nhân quả nhất định tương ưng nhau.

Sau đó quý vị sẽ hiểu được rằng, đem sức lực của mình ra bố thí, thân thể càng được khỏe mạnh hơn. Đem trí tuệ của mình ra bố thí, quý vị càng có thêm nhiều ý niệm tốt đẹp, tư tưởng tốt đẹp, chủ ý tốt đẹp. Giúp đỡ người khác giải trừ nguy nan, quý vị tu nhân như vậy sẽ tăng trưởng trí tuệ.

Trí tuệ của đức Phật vì sao rộng lớn đến như thế? Đức Phật mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp, bố thí [cho chúng sinh] những chủ ý tốt đẹp, dạy người phá trừ si mê, mở ra giác ngộ. Cho nên trí tuệ mới rộng lớn đến như thế. Chúng ta tự thân mình có được chút gì tốt đẹp thì hết sức tham tiếc, keo lận, chỉ sợ người khác học được. Như vậy có lý nào lại được trí tuệ? Cho nên có rất nhiều người mang đến tặng cho tôi tác phẩm của các vị pháp sư. Quý vị có biết trước hết tôi nhìn gì không? Là nhìn vào trang bản quyền phía sau sách. Trên trang ấy nếu thấy ghi “Giữ bản quyền, cấm in lại” thì quyển sách đó tôi gấp lại không xem. Vì sao vậy? Tâm lượng [người viết sách] quá nhỏ hẹp, họ làm gì có thể viết ra được điều gì tốt đẹp? Chỉ mất thời gian của tôi thôi. Tâm lượng quá nhỏ hẹp thì không có trí tuệ. Tự mình có được chút gì tốt đẹp thì ôm giữ khư khư quyền lợi của riêng mình. Quyền tài sản trí tuệ gì chứ, họ làm gì có trí tuệ? Người thực sự có trí tuệ thì muôn duyên buông xả, bản quyền cũng buông xả, không cần đến. Người như vậy mới có trí tuệ. Đó là nguyên tắc đọc sách của tôi. Như vậy mới không lãng phí thời gian.

Cho nên phải học theo chư Phật, Bồ Tát, nhiệt tình giúp đỡ người khác, phải thực sự làm mà không mong cầu quả báo, làm rồi không hối tiếc. Nhất định phải thâm nhập Kinh tạng, lý lẽ, sự tướng đều phải thấu triệt. Nhất định phải vận dụng thực tiễn vào đời sống, thực sự nỗ lực thực hiện.

Trong phần chú giải [của đoạn này] có mấy câu rất hay. Chỗ này trích dẫn trong kinh nói, người đem tài vật giúp đỡ người khác, trong lòng không thấy có ta là người bố thí. Đem cái ta quên bỏ đi. Bên ngoài cũng không nắm níu, bám chấp có người nhận sự bố thí. Khoảng giữa cũng quên đi không còn có vật bố thí. Đó gọi là “tam luân thể không” (người thí, vật thí và người nhận thí bản thể đều là không).

Chư Phật, Bồ Tát giúp đỡ hỗ trợ người khác đều là như vậy. Dùng tài vật bố thí, dúng Chánh pháp bố thí, dùng sự an ổn không lo sợ bố thí, tâm địa [các ngài] vĩnh viễn thanh tịnh bình đẳng, bố thí ít cũng được phước báo lớn lao. Trong phần ví dụ nói, bố thí một đấu gạo được vô lượng vô biên phước báo. Đó là sự thật, hoàn toàn không giả dối. Vì sao vậy? Vì tương xứng với tự tánh. Người bố thí ấy được vô lượng vô biên phước báo, đó là tánh đức của họ khai mở hiển lộ. Ý nghĩa là như vậy. Bỏ một xu tiền bố thí có thể tiêu trừ được tai nạn trong ngàn kiếp. Lời này cũng là chân thật, không giả dối.

Chúng ta ngày nay tu phúc, đạt được quả báo hết sức nhỏ nhoi, cũng không cách gì tiêu trừ tai nạn. Nguyên nhân tại đâu? Vì tâm không thanh tịnh. Bố thí cũng rất nhiều, nhưng so với tánh đức vẫn không thay đổi, còn cách xa một bậc. Cho nên vẫn như cũ, phải ở trong sáu đường luân hồi sống đời khổ sở. Cũng vì chúng ta vẫn còn ý niệm mong cầu báo đáp. Ý niệm mong cầu quả báo còn tồn tại, cho nên tu tập cách gì rồi so với chư Phật, Bồ Tát cũng vẫn sai lệch rất lớn.

Đặc biệt là ý niệm [cho rồi] hối tiếc. Đây là điểm then chốt rất lớn. Nếu như làm việc xấu ác rồi sau hối tiếc thì rất tốt. Ý niệm xấu ác như thế dần dần không còn nữa. Nhưng nếu làm việc tốt, việc thiện rồi lại hối tiếc, cội gốc của ý niệm hiền thiện tốt đẹp đó liền bị dứt mất, về sau không còn tu thiện nữa.

Người đời hiện nay tu thiện, có phải dùng chân tâm tu thiện hay không? Nhất định về sau có quả báo, họ thấy như vậy là đúng, nhưng giống như đánh bạc, họ đặt tiền xuống cũng có lúc thấy sai. Đó không phải dùng tâm thanh tịnh.

Không dùng tâm thiện chân chính, không một điều gì không vì tự tư tự lợi, những gì có lợi ích cho bản thân mình thì mới thường làm. Chư Phật, Bồ Tát làm việc thiện, bên trong nhất định không có lợi ích riêng. Cho nên tâm các ngài thanh tịnh, các ngài khởi sinh trí tuệ, các ngài có đại phúc đức, vô lượng vô biên phúc đức. Chúng ta ngày nay không chỉ tự mình phải hiểu rõ ý nghĩa đó, hiểu rõ sự thật chân tướng đó, giảng giải cho người khác nghe, mà còn phải thực sự tự mình làm tốt để nêu gương cho người khác noi theo.

Giảng giải cho người khác nghe, làm tốt cho người khác noi theo, mục đích là gì? Tuyệt đối không có mục đích của riêng mình, chỉ mong cho người khác được tốt, mong cho xã hội được tốt, mong cho mọi người đều sống chung hòa thuận vui vẻ. Tự bản thân mình vẫn luôn không nhiễm bụi trần, vẫn luôn thanh tịnh vô vi. Đó mới là đệ tử Phật, đó mới là người chân chính học Phật.

Nếu như giúp đỡ người khác rồi sau hối tiếc, ngược lại chẳng bằng là không giúp đỡ. Vì sao vậy? Sợ rằng căn lành của bản thân do đó mà dứt mất.

Trong phần tiểu chú [của đoạn này] có thí dụ, cũng có thuyết pháp, thuyết giảng rất hay. Đoạn thứ hai nói: “Bố thí có ba loại. Pháp thí, tài thí và tâm thí.” Điều này so với sự giảng giải thông thường của chúng ta có một điểm sai biệt. Bình thường chúng ta nói có tài thí, pháp thí và vô úy thí. Cách giải thích này thường gặp nhất.

Ở đây nói “tâm thí”, vậy tâm là gì? Đó là chân tâm. Chân tâm bố thí như thế nào? Đó là dạy cho người khác cũng hiểu được họ có chân tâm, chân tâm của họ cũng có thể nhờ vào sự giáo hóa, giảng giải của quý vị mà có sự khởi phát, chân tâm của họ được hiển lộ. Đó là tâm thí. Đó là việc khó nhất, nhưng công đức thật [lớn lao] không có giới hạn, không cùng tận. Điều này chỉ có chư Phật Như Lai, các bậc Pháp thân Đại sĩ mới làm được.

Nhưng trong phần chú giải ở đây giảng giải [tâm thí] theo nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp là gì? Là tự mình không đủ sức bố thí, chỉ cần có tâm bố thí, như tục ngữ nói “tâm nguyện có thừa nhưng sức không đủ”, không phải không có tâm, vẫn thường giữ được tâm [mong muốn bố thí]. Đó là ý nghĩa hẹp của tâm thí. Thường thường có tâm bố thí, có nguyện vọng giúp đỡ người khác, chỉ có điều tự mình không đủ sức. Tâm [mong muốn bố thí] đó vĩnh viễn không bỏ mất, điều đó tốt. Tâm [thí] đó là nghĩa hẹp, chúng ta có thể khởi sự từ đây. Nhưng trong hoàn cảnh sinh hoạt thường ngày thì chúng ta chỉ cần hết sức làm tốt công việc, bổn phận của mình, đó là tâm thí.

Chúng ta là người xuất gia. Người xuất gia làm những việc gì? Công việc bổn phận của người xuất gia là gì? Đó là “vì người khác diễn nói”.

“Diễn” là biểu diễn, đời sống của người xuất gia là biểu diễn [cho người khác nhìn vào]. “Học để làm thầy, hành để làm khuôn mẫu.” Làm thầy là tự mình nêu lên mẫu mực. Khuôn mẫu là chuẩn mực cho người khác noi theo. Đời sống của người xuất gia chúng ta là khuôn mẫu cho hết thảy chúng sinh [nhìn vào] noi theo. Chúng ta mặc y phục là vì hết thảy mọi người mà làm khuôn mẫu cho việc mặc y phục, nên phải sạch sẽ, phải chỉnh tề. Y phục có rách cũng không sao, rách thì có thể vá lại, nhưng nhất định phải sạch sẽ, nhất định phải nghiêm chỉnh, ngay ngắn. Người xuất gia ăn cơm là nêu khuôn mẫu cho việc ăn cơm. Ăn cơm phải có quy củ, phải có cách thức, phải suy ngẫm xem chúng ta ăn theo cách thức như thế nào để có thể làm khuôn mẫu cho người khác noi theo. Đó là Phật pháp. Phật pháp là giáo dục trong đời sống, mỗi mỗi sự việc đều phải làm khuôn mẫu tốt đẹp cho chúng sinh noi theo. Chúng ta có làm được như vậy hay không?

“Nói” là vì chúng sinh mà giảng giải, nói rõ. Người khác nhìn thấy khuôn mẫu của chúng ta [nêu lên], sẽ hướng về ta mà thưa hỏi, ta phải vì họ mà giải thích, vì họ mà nói rõ.

Chúng sinh nhìn thấy [khuôn mẫu] rồi, họ tin nhận, đó là tín; nghe [chúng ta giải thích] rồi, họ nhận hiểu, đó là giải. Khi họ có tín, có giải rồi, họ cũng sẽ bắt chước làm theo, họ cũng sẽ học tập. Phật pháp không phải chỉ nói mà không làm. Phật pháp là nói với làm tương ưng, phù hợp nhau, sự hiểu biết và thực hành đều xem trọng như nhau.

Trong Kinh điển Đại thừa, sự hành trì được xếp trước, sự nhận hiểu được đặt sau. Trong Tịnh độ tông cũng vậy, Bồ Tát Quán Thế Âm được xếp ở trước, Bồ Tát Đại Thế Chí được đặt phía sau. Bồ Tát Quán Thế Âm là tiêu biểu cho sự hành trì, Bồ Tát Đại Thế Chí là tiêu biểu cho sự nhận hiểu. Trong kinh Hoa Nghiêm thì Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho hành trì, đặt ở vị trước trước tiên. Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho sự nhận hiểu, được xếp ở vị trí thứ hai.

Nhận hiểu và hành trì vốn chỉ là một, không phải hai. Đặc biệt nhấn mạnh thực hành [là hàm ý] nói được phải làm được, có như vậy chúng ta mới thực sự đạt được lợi ích. Chỗ lợi ích thực sự đó là tràn đầy niềm vui, tràn đầy pháp hỷ. Niềm vui đó không phải do [trần cảnh] bên ngoài kích thích tạo thành.

Hiện tại người đời thụ hưởng những niềm vui gì? Đó là thụ hưởng niềm vui được kích thích từ năm món dục trong sáu trần cảnh. Đó là loại niềm vui từ bên ngoài đến, cũng giống như những cảm giác khoái lạc khi uống thuốc kích thích, chích morphine, không phải niềm vui chân thật. Phật pháp dạy rằng niềm vui [chân thật] phải từ trong tâm [khởi sinh], cũng giống như suối từ trong nguồn tuôn trào ra bên ngoài. Đó là niềm vui chân thật, đó gọi là tràn đầy pháp hỷ.

Chúng ta không đạt được, vì sao không đạt được? Vì không làm được. Đem những lời răn dạy của đức Phật vận dụng được vào đời sống thường ngày, [nhờ đó] trong đời sống khởi sinh được niềm vui. Đó là niềm vui chân thật. Niềm vui đó không phải từ bên ngoài đến. Hơn nữa, xin nói cùng quý vị, niềm vui chân thật này là sự hàm dưỡng thù thắng nhất trong đời người.

Người đời cũng có người hiểu được, đó gọi là “gặp lúc vui tinh thần sảng khoái”, tinh thần [phấn chấn] ngay. Cho nên, chư Phật, Bồ Tát chẳng bao giờ mệt chán, không mỏi mệt, không phiền nhọc. Đó là ý nghĩa gì? Vì luôn có niềm vui tràn đầy, luôn có pháp hỷ.

Chúng ta làm việc vì sao thường mỏi mệt, buồn chán, phiền nhọc? Vì không có niềm vui. Chúng ta tu học Phật pháp mà không có được pháp hỷ thì làm sao có khả năng tiến bộ? Sau khi quý vị đạt được pháp hỷ rồi thì mới thực sự có được bước tiến dài, không còn thối chuyển. Không đạt được pháp hỷ thì rất dễ dàng thối chuyển.

Pháp hỷ nhất định phải từ chỗ xem trọng cả nhận hiểu và hành trì thì mới có thể đạt được, thiên lệch về một bên thì không thể đạt được. Có nhận hiểu mà không hành trì cũng không thể được, có hành trì mà không nhận hiểu cũng không thể được. Đó là chỗ mà Đại sư Thanh Lương trong chú giải kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Hữu giải vô hành, tăng trưởng tà kiến; hữu hành vô giải, tăng trưởng vô minh.” (Nhận hiểu mà không hành trì, tà kiến thêm lớn; hành trì mà không nhận hiểu, vô minh thêm dày.) Cả hai trường hợp trên đều không đạt được pháp hỷ. Pháp hỷ nhất định phải [khởi sinh từ] nhận hiểu và hành trì tương ưng, phù hợp nhau.

Trong Thiền tông dạy là định và tuệ phải đồng thời tu học, trong chỗ tu học đó quý vị mới đạt được pháp hỷ. Nếu định và tuệ không quân bình nhau thì không thể đạt được pháp hỷ. Nhất định phải quân bình nhau thì từ trong đó mới khởi sinh pháp hỷ.

Hai câu này [trong Cảm ứng thiên: “Thi ân bất cầu báo, dữ nhân bất truy hối” (Làm ơn không cầu báo đáp, cho người rồi không hối tiếc) là nói về sự hành trì. Hy vọng chúng ta phải lưu ý, phải thực sự thể hội, phải suy ngẫm, nỗ lực thực hành, nhất định phải vận dụng vào thực tế đời sống.

Chúng ta ngày nay làm ơn với người khác, biếu tặng người khác, nhất định phải lấy Phật pháp là chính, không phải tài vật là chính. Từ nay về sau, quý vị có nhận sự bố thí của người khác, tức là những trường hợp có được tiền của, có được rồi phải tức thời chuyển sang người khác, phải bố thí ra ngay, nhất định không lưu giữ lại. Quý vị lưu giữ ắt sẽ có điều xấu xa, khởi sinh điều xấu xa. Vì sao vậy? Vì [do sự lưu giữ tiền bạc ấy mà] phiền não khởi sinh, tăng trưởng tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn. Cho nên phải buông xả, phải xả bỏ hết, nhất định không để cho phiền não tăng trưởng, phải làm cho trí tuệ tăng trưởng.

Hãy luôn nhớ rằng, chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề [vượt thoát] sáu đường luân hồi, giải quyết vấn đề sinh tử, giải quyết hết thảy các vấn đề của thế gian và xuất thế gian. Nhưng phải là trí tuệ chân thật.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Thiếu Thất lục môn


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.230.84.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...