Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 54 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 54

(Lượt xem: 1.483)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 54

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 13 tháng 7 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 55, số hồ sơ: 19-012-0055)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Câu tiếp theo [của phần chúng ta đang giảng đến] trong Cảm ứng thiên là “Chính kỷ hóa nhân.” (Sửa mình chân chánh, cảm hóa người khác.)

Những gì đã giảng ở phần trước đều là nói về việc hoàn thiện đức hạnh bản thân, mục đích là nhắm đến giúp đỡ, hỗ trợ người khác. Nếu đức hạnh, trí tuệ của bản thân mình chưa thành tựu thì không có khả năng giáo hóa chúng sinh. Cho nên, muốn giáo hóa chúng sinh thì trước hết tự thân mình phải tu tập tốt, đó là lẽ nhất định. Bất kể là các bậc thánh hiền xưa của Trung quốc hay chư Phật, Bồ Tát của Ấn Độ, mỗi vị đều phải theo đúng phương pháp [tự giác giác tha] như vậy, cho đến hết thảy chư Phật trong mười phương thế giới cũng không ngoại lệ. Vì thế, chúng ta phải đi theo con đường như vậy, trước hết tự thân mình phải nỗ lực tu tập thật tốt.

Phần trước đã có giảng qua với quý vị về Tứ hoằng thệ nguyện (Bốn lời nguyện sâu rộng). Trong đó, câu “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ” áp dụng vào thực tế thì nhất định trước hết phải dứt trừ phiền não, thành tựu pháp môn. Dứt trừ phiền não là thành tựu đức hạnh tự thân, học pháp môn là thành tựu trí tuệ của chính mình. Người Trung quốc thường nói là “phẩm học kiêm ưu” (phẩm hạnh và học vấn đều tốt đẹp). [Được như vậy rồi] mới có thể giáo hóa người khác.

Chúng ta tự thân là đệ tử của Phật, không kể là xuất gia hay tại gia đều có sứ mạng cứu độ, giáo hóa chúng sinh. Dù là người xuất gia hay tại gia cũng đều là Bồ Tát, cho nên thành tựu giáo dục của Phật chính là pháp giới Bồ Tát. Thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa Nghiêm là pháp giới Bồ Tát. Kinh Vô Lượng Thọ giảng rất rõ ràng, thế giới Cực Lạc không chỉ là pháp giới Bồ Tát mà hơn nữa còn là pháp giới Bồ Tát Phổ Hiền. Câu kinh này quý vị đều đã từng tụng đọc qua: “Tất cả đều vâng tu theo đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền.” Chúng ta thử nghĩ xem, mình đã có được đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền hay chưa? Nếu như chưa có thì không thể vãng sanh. Điểm này phải đặc biệt lưu ý.

“Tất cả đều vâng tu theo đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền.” Trong kinh Vô Lượng Thọ, đây là câu kinh đầu tiên ngay sau phần liệt kê đại chúng và các vị thượng thủ. Đức Phật dạy như thế nào, chúng ta nên học theo như thế ấy. Sau đó lại suy ngẫm, người niệm Phật rất nhiều, người được vãng sinh vì sao ít thế? Chỉ cần lưu ý một chút nơi kinh văn thì thấy rất rõ ràng, rất sáng tỏ điều này. Người niệm Phật tuy rất nhiều, nhưng chưa có đủ đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền cho nên không thể vãng sinh.

Điểm mấu chốt trong đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền là ở đâu? Chính là ở nơi tâm lượng, [là sự rộng mở của tâm]. Tâm lượng Bồ Tát Phổ Hiền so đồng với pháp giới trong hư không, đối với ngài thực sự là “tâm bao thái hư, lượng chu sa giới” (tâm rộng lớn như hư không, bao trùm hết thảy các thế giới.) Đó là [tâm lượng của] Bồ Tát Phổ Hiền. Chúng ta tâm lượng quá nhỏ hẹp, mỗi ngày dù niệm đến trăm ngàn câu Phật hiệu cũng không thể vãng sanh. Lời này là chân thật, không hư dối.

Bậc đại đức xưa kia dạy rằng: “Miệng niệm Di-đà tâm tán loạn, cho dù lớn tiếng uổng công thôi.” Nếu có được đức hạnh như Đại sĩ Phổ Hiền thì niệm một câu Phật hiệu cũng vãng sanh rồi, đâu cần phải niệm nhiều đến thế? [Người được như thế thì] tâm hạnh người ấy chính là tâm Phật, chính là hạnh Phật, tâm và hạnh tương ưng nhau, nguyện với nguyện tương ưng, như thế đâu có lý nào lại không được vãng sinh?

Chúng ta cần hiểu rõ, hằng ngày tụng kinh Vô Lượng Thọ nhưng không tu theo đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền thì làm sao có thể thành tựu?

Đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền vô lượng vô biên, dù hết thảy chư Phật Như Lai cùng ngợi khen diễn nói cũng không thể nói hết. Đức Thế Tôn vì chúng ta mà quy nạp [những đức hạnh ấy] thành mười nhóm lớn, gọi là Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương. Quy nạp thành mười đại nguyện như thế, chúng ta tu học sẽ được thuận tiện dễ dàng hơn.

Nguyện thứ nhất là “Lễ kính chư Phật.” Chúng ta đã làm được chưa? Ý nghĩa của đại nguyện này chính là lấy tâm chân thành cung kính đối đãi với hết thảy muôn người muôn vật. Đó gọi là lễ kính chư Phật. Chúng ta nếu chưa làm được thì cần phải phản tỉnh. Nếu chúng ta đối đãi với mọi người, với sự vật bằng tâm thái hoàn toàn tương phản, ngược lại, thì đó là đại bất kính. Hằng ngày cặp mắt láo liên như kẻ trộm, chuyên rình mò bới móc tìm chuyện xấu của người khác, chuyên nhìn vào những khuyết điểm của người khác, thu gom nhặt nhạnh những lỗi lầm sơ sót của người khác, đó là đại bất kính. Như thế thì dù quý vị có to tiếng niệm Phật cũng chỉ uổng công phí sức.

Không cần nói đến hạnh nguyện Bồ Tát, [cho dù] một người hiền thiện quân tử của thế gian [cũng không như thế]. Chúng ta đọc sách Nho, bộ sách tiêu biểu soạn tập được đầy đủ các lời giáo huấn đức hạnh của Nho gia chính là Ngũ chủng di quy, do tiên sinh Trần Hoằng Mưu vào đời Thanh biên tập. Ông đem kinh sách của Nho gia cùng với lời nói, phẩm hạnh của các bậc đại đức qua nhiều thời đại, cùng những lời răn dạy chân thật, tất cả đưa vào phân loại, biên tập thành sách. Ngày trước khi tôi cầu học ở Đài Trung, thầy Lý Bỉnh Nam chỉ định quyển này làm sách giáo khoa tu thân cho học sinh chúng tôi.

Hồi ấy bản in tôi dùng của nhà xuất bản nào không nhớ rõ, chữ in nhỏ, khá nhiều trang, đóng bìa cứng rất dày. Về sau, Thư cục Trung Hoa tách nội dung này từ trong Tứ Bộ Bị Yếu, xuất bản riêng thành hai quyển thượng hạ, dùng bìa thường, chữ in lớn rất dễ đọc. Xem qua thì biết các bậc thánh hiền thế gian dạy người như thế nào.

Cho nên chúng ta phải thường phản tỉnh, không được làm những việc suy tổn đức hạnh. Chuyên tâm tu tập đức hạnh còn sợ không kịp, huống chi lại chuyên làm những việc suy tổn đức hạnh thì sao có thể thành tựu? Nói cách khác, những phẩm tính, điều kiện của người hiền thiện quân tử thế gian mà chúng ta chưa đạt được, thế thì [so với đức hạnh của] các vị Bồ Tát, A-la-hán còn cách rất xa.

Những kỹ xảo trên bục giảng chúng ta có thể dễ dàng học được, nhưng nếu quý vị muốn từ trên bục giảng có thể thâu nhiếp hộ trì đại chúng thì phải dựa vào công phu tu trì. Quý vị không có công phu tu trì chân thật thì không có khả năng nhiếp hóa đại chúng. Nói cách khác, những gì quý vị giảng thuyết, mỗi câu mỗi chữ phải phát xuất từ nội tâm, không chỉ là những lời từ cửa miệng. Nếu tâm ý và hành vi không tương ưng phù hợp nhau, lời nói và việc làm không tương ưng phù hợp nhau, sẽ không ai tin quý vị. Dù nói rất hay, người ta nghe rồi cũng chỉ cười mà thôi.

Cho nên, không kể là người tại gia hay xuất gia, cần phải có công phu tu hành chân thật. Tự bản thân mình không đoan chánh lại muốn giúp cho người khác đoan chánh thì thật là vô lý. Trong thời đại có quá nhiều tai nạn này, bản thân mình không có khả năng tiêu trừ tai nạn mà muốn hỗ trợ giúp đỡ người khác cũng là chuyện hoàn toàn vô lý. Vì thế, câu “chính kỷ hóa nhân” này hết sức trọng yếu.

Trong bản văn, từ câu này trở xuống giảng về việc giáo hóa người khác, cho nên câu này là nói tổng quát. Trong sách Vị biên cũng chú giải [phần này] rất tường tận, chi tiết. Trong sách giải thích về hai chữ chính và hóa. Thế nào là chính? “Xác bất khả dị” (đúng thật không thể thay đổi), đó gọi là chính. Thế nào là hóa? Hóa là “tự nhiên nhi nhiên” (hoàn toàn theo tự nhiên). Hai câu giải thích này rất hay.

Chính là lòng tin kiên định, là tâm nguyện kiên định. Lòng tin và tâm nguyện của chúng ta là ở nơi cầu đạo, là ở nơi cầu chứng quả. Thế nào là chứng quả? Trong Phật pháp, A-la-hán là chứng quả, Bồ Tát là chứng quả, Phật là chứng quả. Muốn được chứng quả thì trước hết phải dứt trừ phiền não. Tập khí phiền não không dứt trừ thì sự tu học của ta không thể nói đến thành tựu gì.

Chúng ta đều biết, dứt trừ hết sạch kiến tư phiền não mới có thể chứng đắc quả A-la-hán. Ví như chúng ta không dứt trừ được hết, cũng phải hướng theo con đường dứt trừ phiền não, nhất định phải làm cho phiền não giảm nhẹ bớt đi, thì công phu tu tập của chúng ta mới có thành tựu. Phiền não mỗi năm mỗi giảm nhẹ, mỗi tháng mỗi bớt đi thì đời sống của chúng ta được hạnh phúc, được tự tại, được vui thích. Trong Phật pháp thường nói “pháp hỷ sung mãn” (tràn đầy niềm vui của chánh pháp), đó là lời chân thật không hư dối.

Học Phật học được rất nhiều niềm vui, rất nhiều lợi ích. Trong quý vị đồng tu ở đây, có người được như vậy hay không? Quả thật là có, mà không phải số ít. Họ thực sự có được lợi ích nên đến nói với tôi, tôi vui mừng cho họ. Họ có được niềm vui của chánh pháp, họ chân chánh tu tập.

Từ chỗ nào bắt đầu làm? Các bậc cổ đức dạy ta rất nhiều điều, nhưng quan trọng, khẩn thiết nhất vẫn là phải bắt đầu từ không nói dối. Đó là lời răn dạy chân thật. Chúng ta tu hành từ đâu bắt đầu? Bắt đầu tu tập từ việc không nói dối. Điều này phù hợp với cương lĩnh tu hành được đức Thế Tôn giảng trong kinh Vô Lượng Thọ: “Thiện hộ tam nghiệp” (Khéo phòng hộ ba nghiệp.) Chúng ta xem thấy câu đầu tiên dạy rằng: “Khéo phòng hộ khẩu nghiệp, không chê bai lỗi người.” Các bậc đại đức xưa dạy chúng ta bắt đầu từ việc không nói dối. Bắt đầu từ đó khởi tu là tương ưng, phù hợp với lời dạy trong kinh.

Các bậc đại đức xưa dạy chúng ta phương pháp tu tâm thanh tịnh, pháp môn tu của Tịnh độ tông là “nhất tâm bất loạn”, mục đích tu học của Tịnh độ tông thực sự cũng chính là “nhất tâm bất loạn”. Kinh A-di-đà dạy “nhất tâm bất loạn”, lại cũng nói “tâm bất điên đảo”. Nhất tâm bất loạn là định, tâm bất điên đảo là tuệ.

Làm sao có thể thực sự thành tựu được “nhất tâm bất loạn, tâm bất điên đảo”? Đương nhiên việc khéo phòng hộ ba nghiệp là cực kỳ trọng yếu, nhưng phải bắt đầu từ đâu? Người xưa dạy rằng: “Tri sự đa thời phiền não đa, thức nhân đa xứ thị phi đa.” (Lắm lần biết chuyện, lắm phiền não; nhiều chỗ quen người, nhiều thị phi.) Cần gì phải nghe biết lắm chuyện đến thế? Đi đâu cũng dò hỏi nghe ngóng, vậy là quý vị chết chắc rồi!

Ngày trước, khi tôi xuất gia thọ giới, có một vị sư huynh cùng thọ giới là pháp sư Giác Bân. Huynh ấy thọ giới không bao lâu sau, dường như khoảng nửa năm, thì đến Nam Bộ để đóng cửa nhập thất. Thật tốt quá, lúc ấy tôi hết sức ngưỡng mộ huynh ấy, hẳn phải thật nhiều phúc báo mới có thể được đóng cửa nhập thất tu tập như vậy. Qua một năm sau, tôi có nhân duyên đến Nam Bộ, đặc biệt tìm đến thăm huynh ấy.

Vào lúc bắt đầu nhập thất, huynh ấy có mượn của tôi bộ sách “Trung quán luận sớ”, cũng không dày lắm, là loại sách dùng chỉ khâu gáy thành tập, cả thảy 12 quyển. Huynh ấy muốn mượn để đọc trong lúc nhập thất. Đến lúc ấy đã quá một năm rồi, tôi hỏi: “Bộ sách huynh mượn của tôi đã đọc đến đâu rồi?” Huynh ấy đáp: “Quyển thứ nhất còn chưa đọc xong.”

Lần gặp nhau đó, huynh ấy kể với tôi đủ thứ chuyện trong thiên hạ, chuyện đạo trường, chuyện pháp sư... Huynh ấy đóng cửa nhập thất mà sao tin tức nhanh chóng thông suốt đến thế! Tôi ở bên ngoài chẳng nghe biết chuyện gì cả. Tôi nghe huynh ấy kể những chuyện mới xảy ra, [nói là đóng cửa nhập thất nhưng] như thế này thì có cửa nào đóng? Cho nên, một chút thành tựu cũng không có.

Về sau huynh ấy cùng pháp sư Bạch Thánh đến chùa Cực Lạc ở Tân Thành thuộc Nam Dương. Pháp sư Bạch Thánh làm trụ trì, nhờ huynh ấy quán xuyến việc chùa. Ở đó không lâu thì huynh ấy qua đời. Huynh ấy là người tốt, đối với tôi cũng tốt, chỉ có điều rất thích dò la nghe ngóng việc đời. Người xưa nói: “Lắm lần biết chuyện, lắm phiền não.” Anh ấy thật lắm phiền não nên tâm không thể an định.

Quý vị đồng tu, bất kể là tại gia hay xuất gia, giữ tâm thanh tịnh là điều quan trọng cốt yếu. Những chuyện không liên can đến bản thân mình thì nghe biết nhiều để làm gì? Quý vị ở đây đều biết, bao nhiêu người viết thư cho tôi, những thư ấy tôi không xem đến. Vì sao vậy? Tôi không muốn biết quá nhiều chuyện đến thế. Viết thư cho tôi để làm gì? Chuyên tâm niệm Phật là tốt rồi. Tôi mỗi ngày giảng kinh đã là nhiều việc, còn muốn thêm những việc không liên can đó nữa thì hết sức sai lầm.

Người quen biết thì càng ít càng tốt. Quý vị xem, tôi có một quyển sổ tay nhỏ ghi số điện thoại, chỉ có hơn hai mươi người, đó là những số nào? Là những số khi cần liên lạc không thể không ghi lại, còn những số không cần thiết tôi không ghi. Số điện thoại của chính tôi, tôi cũng không biết. Những số điện thoại, số fax của Học Hội chúng ta, của cư sĩ Lâm, hoặc số của phòng tôi ở trên lầu, tôi đều không biết. Ghi nhớ những thứ ấy để làm gì? Tên người tôi không nhớ, cũng tốt thôi, gặp mặt thấy quen thì chào hỏi, còn quý vị tên họ là gì tôi không biết. Không dính dáng liên hệ gì, quý vị là một người tự tại biết bao!

Nếu nói rằng phải nhớ tên họ bao nhiêu người, vậy sao không nhớ bao nhiêu danh hiệu chư Phật, Bồ Tát? Làm bằng hữu với chư Phật, Bồ Tát, giao hảo với chư Phật, Bồ Tát thì con đường tương lai của chúng ta mới có hy vọng [tốt đẹp hơn]. Cho nên, những lời dạy của các bậc hiền thánh xưa phải thường ghi nhớ trong lòng, vâng làm đúng theo những lời dạy ấy. Lời dạy của các ngài đều là giúp chúng ta đạt đến giác ngộ, chân chánh và thanh tịnh. Đó là những lời răn dạy chân thật.

Trong giao tiếp giữa người với người, sai lầm lớn nhất, chướng ngại lớn nhất là lan truyền những chuyện thị phi. Người tu hành vì sao không thành tựu? Hội họp nhau, quý vị thử lắng nghe xem, những điều họ nói ra toàn là chuyện thị phi, tốt xấu [của người khác].

Trong phần trước tôi xem thấy một công án, đã có nêu ra với quý vị rồi. Chuyện kể rằng có một pháp sư tu thiền định, trong khi nhập định nhìn thấy hai vị tăng trò chuyện, có thần hộ pháp vây quanh. Một lúc sau, các thần hộ pháp bỏ đi. Sau đó, một đám yêu ma quỷ quái hiện đến vây quanh họ. Do nhân duyên gì vậy? Vị thiền sư kể, ban đầu hai người xuất gia ấy nói chuyện Phật pháp, nên có hộ pháp vây quanh. Sau đó, họ nói chuyện trong gia đình, các thần hộ pháp liền bỏ đi. Sau khi nói chuyện nhà xong, hai người bắt đầu nói chuyện thị phi, yêu ma quỷ quái liền kéo đến. Cho nên, nếu thường nói chuyện thị phi, bàn luận tốt xấu, hay dở [của người khác], quý vị nên biết là chung quanh quý vị sẽ toàn yêu ma quỷ quái, không có hộ pháp thiện thần.

Làm thế nào để được chư Phật hộ niệm, chư vị thiện thần, trời, rồng theo bảo vệ, giúp đỡ? Phải giữ tâm thường theo chánh đạo. Đó là cảm ứng giao hòa trong đạo thể. Chúng ta khởi tâm động niệm có sự giao cảm, chư Phật, Bồ Tát liền ứng hiện. Nếu chúng ta khởi tâm động niệm có sự giao cảm bất thiện, yêu ma quỷ quái liền ứng hiện.

Yêu ma quỷ quái từ đâu đến? Quý vị tự chiêu cảm họ đến. Không phải họ đi tìm quý vị, chính là quý vị đi tìm họ. Quý vị vừa tìm, họ liền đến ngay. Khởi một niệm xấu ác, nói một lời xấu ác, tất cả đều khiến yêu ma quỷ quái tìm đến. Người tu hành làm những việc như vậy, chẳng phải là hết sức sai lầm đó sao? Cho nên phải nhớ kỹ, lời dạy của người xưa cực kỳ hữu lý: “Tri sự thiểu thời phiền não thiểu.” (Ít lần biết chuyện, ít phiền não.)

Cho nên, người tu hành thời xưa vì sao chọn những nơi núi sâu, không có dấu chân người? [Vì như vậy] tâm họ thanh tịnh, dễ dàng thành tựu. Chúng ta hiện nay cư trú nơi đô thị, là hoàn cảnh bất lợi nhất cho sự tu tập. Hoàn cảnh đã không tốt, quý vị còn đi đó đây lắng nghe dò xét, còn xoi mói bới móc thêm chuyện, vậy thì [tu hành] được gì? [Như vậy thì] quý vị không có hy vọng gì thành tựu.

Cho nên, chúng ta muốn thành tựu thì nhất định trước hết phải biết cách bảo vệ, phòng hộ chính mình. Phương pháp bảo vệ phòng hộ tự thân thì Tứ thiên vương có chỉ bày cho chúng ta. Phương pháp biểu trưng của Tứ đại thiên vương, khi chúng ta hiểu được rồi, pháp ấy dạy ta bảo vệ, phòng hộ mình như thế nào, ta phải học.

Bồ Tát Di-lặc là hình tượng biểu trưng của Hòa thượng Bố Đại. Đó là tâm của Bồ Tát Phổ Hiền, tâm lượng lớn, phước báo lớn, tâm rộng lớn như hư không, bao trùm hết thảy các thế giới.

Trong kinh Hoa Nghiêm, cuối cùng của 53 lần tham vấn là tham vấn ba vị đại sĩ: Bồ Tát Di-lặc, Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù. Đồng tử Thiện Tài sau cùng tham học với ba vị Bồ Tát, [việc này có] dụng ý rất sâu xa. Di-lặc là biểu trưng tâm lượng, Văn-thù là biểu trưng trí tuệ. Tâm lượng không lớn lao thì trí tuệ không thể viên mãn. Trí tuệ hiển lộ trong thực tế chính là Bồ Tát Phổ Hiền. Phần cuối dùng [hình ảnh] ba vị đại sĩ để tiêu biểu cho đại viên mãn. Chúng ta đọc kinh phải thể hội được những ý nghĩa đó thì bản thân mình mới biết cách học tập như thế nào.

Một câu bốn chữ [“Chính kỷ hóa nhân”] này ý nghĩa rất sâu rộng, cũng phải cần thêm thời gian để đồng học chúng ta cùng nhau học tập.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Kinh Kim Cang


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.160.244.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...