Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 53 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 53

(Lượt xem: 1.494)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 53

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 12 tháng 7 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 54, số hồ sơ: 19-012-0054)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Trong hơn ngàn chữ của bài văn Cảm ứng thiên, câu trọng yếu nhất chính là: “Trung, hiếu, hữu, đễ.” Câu này có thể nói là trọng tâm của toàn bài văn, có quan hệ rất lớn [với mọi vấn đề]. Đối với một người sống trong xã hội thì đạo lý xây dựng bản thân, phát triển gia đình, ổn định đất nước, tạo lập hòa bình thế giới đều nằm trong một câu này. Người xuất gia tu hành, khai ngộ, chứng quả, thành Bồ Tát, thành Phật, mấu chốt cũng nằm ở [một câu] bốn chữ này.

Cho nên tôi đã nói rất nhiều lần, đối với các bậc thánh nhân ở thế gian cũng như xuất thế gian thì mục đích, nguyện vọng không gì khác hơn là mong cho hết thảy chúng sinh đều có thể cùng sống chung hòa thuận vui vẻ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Thế nhưng quả báo của hết thảy các loài chúng sinh đều không tương đồng. Sự khác biệt ấy do đâu mà có? Là do các nhân họ tạo ra trong quá khứ cũng như hiện nay đều không tương đồng. Cho nên, từ nơi quả ta có thể thấy được nhân, từ nơi nhân có thể thấy được quả. Người [thấy được] như vậy là có trí tuệ.

[Mục đích và nguyện vọng] như trên nếu muốn thực sự đạt được thì không thể dựa vào chính trị. Cho nên, đức Phật Thích-ca Mâu-ni vốn là vương tử, nếu [phương thức] chính trị có thể đạt được nguyện vọng, mục đích như trên, hẳn ngài đã làm một bậc quốc vương. Nhưng ngài biết rằng phương thức chính trị không thể giúp đạt được mục đích của mình.

Võ lực cũng không thể giải quyết được vấn đề. Chúng ta đọc thấy trong kinh điển rằng đức Phật Thích-ca Mâu-ni thời tuổi trẻ võ nghệ cao cường. Ngài có thể làm một vị tướng quân, một bậc thống soái, nhưng ngài buông bỏ hết. Ngài biết rằng, đối với việc này thì võ lực không thể thành tựu được.

Người đời nay nói đến kinh tế, khoa học kỹ thuật, tất cả cũng đều không thể giúp thành tựu được.

Phương pháp duy nhất đạt hiệu quả tốt chỉ có giáo dục. Cho nên, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chọn công việc giáo dục trong xã hội, suốt đời toàn tâm toàn ý thực hiện công việc đa nguyên văn hóa giáo dục. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người như thế, chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng. Chí nguyện lớn lao, hùng tâm dũng mãnh của ngài là muốn giúp đỡ hết thảy chúng sinh đều lìa khổ được vui, sống chung hòa thuận vui vẻ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Ngài đã chọn con đường giáo dục này.

Hôm nay, tại đây có rất nhiều bậc thầy đi theo con đường giáo dục. Công việc này cực kỳ vĩ đại, nhưng trong thế giới ngày nay những người nhận thức đúng về giáo dục hãy còn quá ít. Tôi nghe một số vị đồng học nói rằng, hiện nay làm thầy rất khó, học sinh không dễ dạy. Vấn đề này tôi cũng đã từng đề cập đến.

Hiện tại đạo thầy trò suy thoái, có thể nói đang mất dần rồi. Đạo hiếu không còn nữa. Không có đạo hiếu thì đương nhiên không có đạo thầy trò, vì đạo thầy trò được xây dựng trên nền tảng đạo hiếu. Người không biết hiếu thuận với cha mẹ thì làm sao có thể tôn kính thầy dạy? Điều này không thể có.

Thời xưa, người học trò học tốt cần phải có sự hợp tác mật thiết giữa thầy dạy với cha mẹ. Như vậy mới có thể bồi đắp, nuôi dưỡng mầm non là đứa trẻ trưởng thành, khiến cho trẻ ấy tương lai thành bậc rường cột tài năng trong xã hội.

Tôi còn nhớ lúc tôi khoảng bảy, tám tuổi, lần đầu tiên đi học. Lúc đó vẫn còn là trường tư nhân, không phải trường công lập. Trường tư nhân được tổ chức trong một ngôi từ đường, vị thầy dạy khoảng hơn vài mươi học sinh. Cha tôi mang lễ vật kính dâng thầy, tại phòng lớn của thầy. Phòng lớn này chính là chỗ điện thờ trong từ đường, trên trướng thờ có ngai thờ đức Chí thánh tiên sư là Khổng tử. Cha tôi dắt tôi đến, rồi người đứng phía trước, tôi đứng sau, cùng hướng về ngai thờ đức Khổng tử thực hiện nghi lễ tôn kính nhất là ba lần quỳ gối, chín lần khấu đầu.

Hành lễ như vậy xong, cha tôi thỉnh thầy ngồi lên ghế trên, cha tôi lại đứng trước, tôi đứng phía sau, cùng hướng về thầy thực hiện nghi lễ ba lần quỳ gối, chín lần khấu đầu. Sau đó cha tôi mới dâng lễ vật, rồi đem con giao phó cho thầy.

Phụ huynh đối với thầy tôn trọng như thế, nếu thầy không dạy dỗ học trò thật tốt thì sao có thể xứng đáng với sự tôn trọng ấy? Những lễ nghi như thế hiện nay không còn nữa.

Khi tôi ở Đài Trung, thầy Lý Bỉnh Nam có mở một lớp học Nghiên cứu nội điển. Lớp này có tám học sinh, do chính thầy Lý là người phụ trách. Thầy Lý thỉnh năm vị thầy đến dạy cho lớp, trong đó có tôi. Ngày khai giảng lớp học, thầy Lý đại diện cho tất cả phụ huynh của tám học sinh, hành lễ với năm vị thầy dạy. Thầy Lý đã lạy chúng tôi ba lạy. Những phụ huynh của các học sinh ấy đều không hiểu biết, thầy Lý thay mặt họ. Chúng tôi thật không dám nhận, nhưng không dám nhận cũng không được, đành phải kính vâng theo lời dạy của thầy. Thầy bảo chúng tôi ngồi thật ngay ngắn, chúng tôi chỉ còn biết ngồi yên đó để thầy lạy ba lạy. Đã nhận lãnh lễ nghi long trọng đến thế, nếu không nỗ lực dạy dỗ thì đó là tội lỗi.

Hiện nay không còn [lễ nghi tôn kính như vậy] nữa. Điều hiện nay nghe thấy là gì? Là thầy dạy học sinh, phụ huynh còn muốn đi kiện thầy. Cho nên, tai nạn hết sức lớn lao sắp xảy ra nơi thế gian này. Đó là gì? Là đúng như các tôn giáo đều nói về sự trừng phạt của trời cao, của thượng đế. Chúng ta xem trong các lời tiên tri, người tiên tri nói rằng có thể nhìn thấy trong tương lai thế gian này rất nhiều người chết, chôn cất đến bảy tháng chưa hết. Quả báo như thế do đâu mà có? Là do tạo nhân bất thiện.

Tại Trung quốc vào thời cổ đại, việc lớn lao trọng yếu nhất của quốc gia chính là giáo dục. Trong sách Lễ ký, thiên Học ký chính là phần triết học giáo dục của Trung quốc thời xưa, là phương châm dẫn dắt của ngành giáo dục. Trong đó nói hết sức rõ ràng, sáng tỏ rằng: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên.” (Dựng nước trị dân, giáo dục là trước nhất.) Xây dựng một đất nước, cai trị đất nước đó, lãnh đạo toàn dân, điều gì là trọng yếu nhất? Chính là giáo dục.

Đối với mỗi gia đình cũng vậy, trong gia đình điều gì là trọng yếu nhất? Cũng chính là giáo dục. Con người nếu không được tiếp nhận nền giáo dục của thánh hiền, nói thật ra so với cầm thú có gì khác biệt? So với cầm thú [thì con người] còn tàn nhẫn hơn, còn độc ác hơn nữa. Quý vị nghĩ xem, như cọp, sư tử khi ăn no rồi thì đối với các loài vật nhỏ đều để yên, dù có chạy đi chạy lại quanh đó chúng cũng không thèm lưu ý đến. Con người thì khác, dù [lúc đã no bụng] không ăn cũng muốn giết hại.

Cho nên, con người nhất định phải được dạy dỗ, phải được tiếp nhận sự giáo dục. Trong thời đại hiện nay, người có thể tiếp nhận được thì phải tận tâm tận lực dạy bảo họ. Người không tiếp nhận được thì cũng không còn cách nào, ta cũng bớt đi không tự chuốc phiền toái làm gì.

Mục đích giáo dục của Nho giáo là dạy người thành bậc thánh hiền. Mục đích giáo dục của Phật giáo là dạy quý vị thành Phật, thành Bồ Tát. Nền giáo dục của Phật giáo từ đầu đến cuối thật ra không ngoài ba việc. Thứ nhất là dạy người dứt ác tu thiện. Thứ hai là dạy người phá trừ si mê, mở ra giác ngộ. Thứ ba là dạy người chuyển phàm thành thánh.

Thế nào gọi là thánh? Là thấy biết sáng tỏ chân tướng vũ trụ nhân sinh, thông đạt sự lý nhân duyên quả báo. Người như thế gọi là thánh nhân. Cho nên, bậc thánh [của Trung Hoa] so với Phật của Ấn Độ là tương đồng về ý nghĩa. Phật là bậc giác ngộ, thánh là người hiểu biết sáng tỏ. Hiểu biết sáng tỏ là giác ngộ, giác ngộ là hiểu biết sáng tỏ.

Lý lẽ sự tướng về vũ trụ nhân sinh hết sức sâu rộng, không phải dùng sự học mà có thể đạt đến, vì học không đạt được. Việc học của quý vị trong một đời có sự giới hạn, làm sao có thể đạt được? Cần phải giác ngộ mới đạt được. Cho nên, giáo dục ở thế gian cũng như xuất thế gian đều xem trọng sự khai ngộ.

Không chỉ nhà Phật mới nói đến khai ngộ, nền giáo dục Nho gia cũng nói đến khai ngộ. Không khai ngộ thì làm được gì? Chúng ta ngày nay vì sao không thể khai ngộ? Vì phiền não che lấp, vọng tưởng, phân biệt, bám chấp [là những thứ] khiến ta không thể khai ngộ. Chư Phật, Bồ Tát dạy ta buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, bám chấp sẽ được khai ngộ. Buông bỏ một phần sẽ được khai ngộ một phần, buông bỏ hai phần sẽ được khai ngộ hai phần. Đó là những thứ gây chướng ngại.

Giác ngộ rồi thì tự tánh của ta vốn sẵn đủ trí tuệ đức năng, chẳng phải từ bên ngoài có được. Vì sao chúng ta cứ bám chấp vô cùng bền chắc? Trong sự bám chấp thì nghiêm trọng nhất là chấp ngã. Có ngã liền có sự riêng tư, có ngã liền có dục vọng. Lòng riêng tư là mê hoặc, dục vọng là nguồn gốc của tội nghiệp, [nên chấp ngã là] quý vị đã tạo tội nghiệp rồi.

Phật dạy mỗi người chúng ta, mỗi một đệ tử học Phật, đều phải cùng nhau gánh vác công việc giáo dục trong xã hội. Điều này rất tuyệt vời. Phật pháp muốn rộng độ chúng sinh, muốn cứu khổ cứu nạn, phải dùng cách gì để cứu? Là dựa vào giáo dục. Người xuất gia là xem như đã chọn công việc giáo dục trong xã hội, chúng ta phải có tinh thần chuyên nghiệp, thúc đẩy mở mang nền giáo dục Phật-đà.

Nền giáo dục Phật-đà là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, trong đó không phân biệt chủng tộc, không phân biệt địa phương, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, là nền giáo dục bình đẳng. Ngoài ra còn phải lấy bản thân mình làm gương mẫu, vì mọi người trong xã hội mà nêu gương tốt.

Đặc biệt trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta xem thấy chúng sinh đủ mọi chủng loại ngàn sai muôn khác, đó chính là những khác biệt về chủng tộc, khác biệt về văn hóa, khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng. Chúng ta thấy đức Phật đều có khả năng dạy bảo thành tựu trọn vẹn cho tất cả những chủng loại ấy, giúp cho tất cả đều được phá trừ si mê, mở ra giác ngộ, đều được thành bậc thánh hiền. [Trong sự giáo dục đó] hoàn toàn không phá hoại chủng loại của họ, không gây chướng ngại tôn giáo, tín ngưỡng của họ, cũng không mảy may tổn hại đến văn hóa của họ, chỉ có sự giúp đỡ hỗ trợ mở rộng làm đẹp hơn đời sống của họ, khéo léo dẫn dắt văn hóa của họ, nhờ vậy mà đạt được sự thành công.

[Đức Phật] dựa vào điều gì [để làm được như vậy]? Chính là dựa vào tâm chân thành. Nhà Phật gọi là tâm Bồ-đề, tâm chân thật đối đãi với người khác, chân thành tiếp xúc với muôn vật. Lão tử của Trung quốc cũng nói: “Người khác đem lòng tốt đối xử với ta, ta đem lòng tốt đối lại với người. Người khác đem lòng xấu ác đối với ta, ta vẫn đem lòng tốt đối lại với người. Người khác tin cậy ta, ta tin cậy người. Người khác chẳng tin cậy ta, ta vẫn tin cậy người.”

Cho nên, bậc thánh hiền dạy chúng ta rằng, phải có tâm ý chân thành, phải có tâm ý hiền thiện, tâm ý hoàn toàn thương yêu muôn người muôn vật, bố thí một cách vô tư, cung kính cúng dường hết thảy chúng sinh vô điều kiện. Quý vị xét kỹ trong kinh Phật, thấy đức Phật có làm được như vậy hay không? Đó chính là hành trạng oai nghi của Phật, là nguyên tắc mà Phật vận dụng trong việc xử sự, đối đãi với người, tiếp xúc với muôn vật. Chúng ta ở điểm này phải học tập theo. Cho nên, [người xuất gia] chúng ta, đồng tu trong bốn chúng, cũng không chỉ riêng người xuất gia, quý đồng tu tại gia cũng phải thực hiện, thực sự nỗ lực thực hiện, thì mới có khả năng cứu vãn xã hội này, phải lấy bản thân mình làm gương mẫu.

Tôi hiện nay thành lập được mười trường trung học tại Trung quốc. Mười trường ấy đều lấy tên chung là Trung học Từ Quang. Quý vị từ Đài Loan đến đều biết là tôi ở Thư viện Từ Quang được mười năm. Ở Trung quốc đại lục tôi xây dựng mười trường Trung học Từ Quang, xem như kỷ niệm thầy Lý Bỉnh Nam, gọi là học sinh báo ơn thầy.

Thuở nhỏ tôi đi học ở Đồng Nhân thuộc Quý Châu. Trường tôi học khi ấy là trường công lập Đệ Tam Trung Học, thầy hiệu trưởng là tiên sinh Chu Bang Đạo, hiệu Khánh Quang. Ở Đồng Nhân tôi xây dựng trường Trung học Khánh Quang để kỷ niệm thầy hiệu trưởng.

Vì sao tôi làm như vậy? Học sinh ngày nay đối với thầy dạy quên ơn phụ nghĩa, chúng ta làm sao để giáo dục việc tôn sư trọng đạo, chẳng lúc nào quên ơn thầy? Đó là tôi muốn nêu gương để mọi người noi theo.

Tôi được theo học với tiên sinh Phương Đông Mỹ. Tại quê hương của thầy là Đồng Thành thuộc tỉnh An Huy chỉ có duy nhất một trường trung học, tôi giúp nhà trường xây dựng một phòng dạy vi tính lấy tên là Đông Mỹ, tặng cho trường 100 máy vi tính, đều là để kỷ niệm thầy Phương Đông Mỹ.

Tại trường Đại học Sơn Đông ở Tế Nam thuộc tỉnh Sơn Đông, tôi giúp trường xây dựng một phòng vi tính đặt tên là Lý Bỉnh Nam, ngoài ra còn giúp họ xây dựng một phòng đọc sách công cộng mở cửa cho công chúng, đều là để kỷ niệm thầy Lý Bỉnh Nam.

Các thầy dạy tôi học, hiện có một vị vẫn còn tại thế. Những ngày lễ, tết hằng năm tôi đều đến thăm viếng, cũng có cúng dường thầy. Đây là thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi khi tôi học ở Nam Kinh, tên là Đồ Thế Trạch. Lần này tôi cũng đã nghĩ đến việc tại trường học cũ ở Nam Kinh cho xây một phòng vi tính, tặng 100 máy vi tính, và cũng đặt tên theo tên thầy là Thế Trạch. Đó là tỏ lòng tôn sư trọng đạo.

Người đời hiện nay đối với những chuyện này đều quên hết, cho nên thế gian mới gặp phải tai kiếp đại nạn. Con cái bất hiếu với cha mẹ, học trò không kính trọng thầy cô, một xã hội như thế thì còn ra gì nữa? Chúng ta nhìn thấy thực trạng này rất đau lòng.

Chúng ta đem toàn tâm toàn lực nghĩ đến thì mọi việc đều sẽ thực hiện được. Việc xây dựng trường học tại Trung quốc đại lục phải hy vọng được chính phủ hỗ trợ. Lần trước, ông đại sứ Trần đến thăm tôi, tôi đã trực tiếp thỉnh cầu ông giúp đỡ, mong sao những nguyện vọng của tôi được nhanh chóng thực hiện. Hiện tại việc xây dựng hai phòng vi tính thì trong khoảng một, hai tháng tới sẽ thực hiện.

Cho nên chúng ta phải dạy những gì? Là dạy trung, dạy hiếu. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết pháp trong 49 năm, cho đến hết thảy chư Phật mười phương ba đời vì tất cả chúng sinh giảng kinh thuyết pháp, cũng chỉ là hai chữ trung hiếu mà thôi. Hai chữ này, nói thật ra những người nhận thức được thì ngày càng ít đi, những người có thể thực hiện được lại càng hiếm hoi hơn nữa. Vì thế, chúng ta cần phải dạy bảo, phải nỗ lực giảng giải, phải đi sâu vào giảng giải, lại còn phải tự mình thực hiện để nêu gương cho người khác noi theo.

Hai chữ “hữu đễ” (hòa ái kính thuận) vốn đã được bao quát trong đạo hiếu, vậy vì sao ở câu [“Trung hiếu hữu đễ”] này lại đặc biệt nêu riêng? Đó là muốn dạy ta phương pháp thực hành đạo hiếu. Đạo hiếu bắt đầu từ đâu? Là từ hòa ái, từ kính thuận mà bắt đầu. Hòa ái, kính thuận là cách đối đãi với người.

Chữ hiếu theo nguyên tắc chế tác chữ viết thuộc loại chữ hội ý, nằm trong sáu nguyên tắc chế tác chữ viết của người Trung quốc thời cổ đại, gọi là lục thư. Hình dạng chữ hiếu giúp chúng ta thấy được, thể hội được ý nghĩa bao hàm trong đó. Phần trên là chữ lão (老), dưới là chữ tử (子), hai phần hợp lại thành chữ hiếu (孝). Ý nghĩa này muốn nói với chúng ta hết sức rõ ràng, rằng thế hệ trước với thế hệ sau là cùng một thể. Thế hệ trước lại vẫn còn thế hệ trước nữa, thế hệ sau vẫn còn thế hệ sau nữa.

Đây chính là ý nghĩa như trong nhà Phật dạy: “[Hết thảy chúng sinh trong] mười phương ba đời đều chung một tánh thể sinh mạng, đều cùng một chỉnh thể.” Đó chính là ý nghĩa tượng trưng của chữ hiếu, như trong kinh Bát-nhã gọi là “thật tướng của các pháp”. Trên bục giảng tôi thường gọi đó là pháp tính của hết thảy chúng sinh trong pháp giới hư không, trong triết học thì gọi là bản thể vũ trụ nhân sinh.

Từ sự nhận biết này mới thực sự khởi sinh tâm thương yêu, tâm cung kính. Vừa rồi tôi nhắc đến những tâm chân thành, tâm chí thiện, tâm bác ái, cùng tâm nguyện giúp đỡ hết thảy chúng sinh một cách vô tư, vô điều kiện, thảy đều từ trong tâm hiếu mà khởi sinh.

Quý vị không nhận thức được, không hiểu rõ, cho nên Phật khuyến khích phát tâm Bồ-đề mà tâm Bồ-đề của quý vị vĩnh viễn không phát khởi được. Nguyên nhân là do đâu? Là do quý vị không hiểu rõ được ý nghĩa, không hiểu rõ được chân tướng sự thật, nên tâm [Bồ-đề] của quý vị không cách gì phát khởi được cả, đều là vì quý vị không biết được, không hiểu được rằng hết thảy chúng sinh trong pháp giới cùng khắp hư không cũng là chính bản thân mình.

Nếu quý vị biết được, hiểu được như thế thì tâm Bồ-đề tự nhiên phát khởi. Tâm Bồ-đề phát khởi cũng chính là lòng sâu vững, là tâm đại bi. Lòng sâu vững luôn ưa thích đức hạnh, hiền thiện. Vương Dương Minh gọi đó là sự hiểu biết phân biệt tự nhiên về điều thiện, là bản năng hiền thiện. Tâm đại bi là tâm làm lợi ích hết thảy chúng sinh, không có điều kiện, không mong cầu báo đáp. Cho nên, nền giáo dục theo Phật giáo là thực hiện giáo dục vì nghĩa vụ, không nhận báo đáp. Nhận báo đáp thì mọi người hoài nghi, không nhận báo đáp thì mọi người mới tôn kính, mới thấy rằng quý vị dạy bảo họ là chân thật, là không có điều kiện.

Chúng ta muốn Phật pháp hưng vượng, muốn cứu vớt thế gian này nhưng không thực sự noi theo chư Phật, Bồ Tát mà học tập thì không thể làm được. Cho nên, điều trước tiên là phải dứt trừ, phải nhổ tận gốc rễ những ý niệm tự tư tự lợi. Trong thời quá khứ, dù những ý niệm ấy còn vướng lại đôi chút quý vị cũng vẫn có được ít nhiều thành tựu, nhưng trong thời hiện tại này, dù chỉ còn lại mảy may cũng đều không được. Thời đại đã khác rồi.

Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đang đối diện với hoàn cảnh cực kỳ xấu ác, trong kinh điển gọi là “ngũ trược ác thế” (thời đại xấu ác với năm sự uế trược). Sự xấu ác, uế trược đã đến mức cùng cực, nếu không dùng tâm cực kỳ thanh tịnh thì không cách gì có thể cứu vớt giúp đỡ chúng sinh. Trong thực trạng thời đại xấu ác này, đạo Phật dạy rằng chúng ta đang đứng trước những chúng sinh cần được cứu độ, vì so với quá khứ thì thời đại này khó khăn nguy khốn hơn quá nhiều. Cho nên, chúng ta ngày nay nếu như phẩm đức, học vấn, trí tuệ, phương tiện khéo léo không vượt trội hơn người xưa gấp mười lần thì không đủ sức thực hiện [việc cứu vớt chúng sinh].

Chúng ta liệu có khả năng vượt hơn người xưa hay chăng? Hoàn toàn do nơi một ý niệm của chính ta, nếu chấp nhận buông bỏ liền có khả năng vượt hơn người xưa. Buông bỏ những gì? Buông bỏ những vọng tưởng, phân biệt, bám chấp, buông bỏ danh tiếng, lợi dưỡng, năm món dục, sáu trần cảnh, phải buông bỏ đi hết sạch.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngày xưa tại vườn Lộc Dã bắt đầu lập giáo chỉ có năm học trò. Chúng ta ngày nay cũng không cầu nhiều, có được năm, sáu người cùng chí hướng, hợp tâm đạo thì có thể cùng nhau làm cho Phật pháp hưng vượng trở lại.

Chúng ta phải làm gì? Phải học theo đức Phật Thích-ca Mâu-ni, sống cuộc sống ở mức thấp nhất, không tranh với người khác, việc đời không mong cầu, sống như thời nguyên thủy, đi khắp nơi giáo hóa chúng sinh, như vậy thì có thể thu được hiệu quả.

Cho nên, chúng ta sinh đến thế gian này, không phải vì mình mà vì hết thảy chúng sinh đang khổ nạn. Chết đi cũng là chết vì chúng sinh, không phải vì bản thân mình. Nếu có một mảy may ý niệm vì bản thân, đó là phàm phu, không phải thánh nhân, không phải đệ tử chân chánh của Phật.

Kinh Kim Cang dạy: “Nếu Bồ Tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, đó không phải là Bồ Tát.” Cho nên phải buông bỏ bốn tướng này, để tâm thực sự đạt đến chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chính giác, từ bi, phải thực sự làm được, chắc chắn làm được.

Những biểu hiện bên ngoài là thực sự nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, chuyên tâm niệm Phật, cầu sinh Tịnh độ. Đó chính là đệ tử chân chánh của Phật. [Ý nghĩa này là] những lời răn dạy chân thật đối với bản thân, đối với chúng sinh, đối với xã hội, nhất định được chư Phật hộ niệm, được chư vị thiện thần, trời, rồng theo bảo vệ, giúp đỡ.

Cho nên quý vị đồng học phải nỗ lực khắc phục tập khí phiền não của bản thân mình. Tại giảng đường ngồi xếp bằng vài giờ mà không làm được, vậy thì làm được gì? [Phải quyết tâm, dù] liều mạng cũng phải làm cho được. Tâm thanh tịnh, an định rồi thì không khó. Khó là vì có nhiều vọng tưởng, vì nhiều dục vọng. Đó là chướng ngại rất lớn, không chỉ chướng ngại sự tu đạo, hơn nữa còn xô đẩy chúng ta vào ba đường ác, xô đẩy chúng ta đọa vào địa ngục.

Vì thế, ái dục và sự ưa thích nhất định phải buông bỏ, buông bỏ cho hết sạch. Trong đời sống tùy duyên nhưng tuyệt đối không chạy đuổi theo duyên. Quý vị ở đây học tập được thành tựu rồi phải đi giáo hóa trong thế gian, tốt nhất là khôi phục lại việc ôm bình bát khất thực như xưa, tối lại thì tìm gốc cây lớn làm chỗ nghỉ, hoặc nghỉ trong lều nhỏ cũng tốt.

Trí tuệ khai mở rồi thì chẳng cần đến sách vở, vì chúng sinh giảng kinh thuyết pháp cũng không cần chuẩn bị, mọi thứ đều buông bỏ hết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni năm xưa không có quyển sách nào. Đức Khổng tử cũng không có quyển sách nào. Cần đến những thứ ấy để làm gì? Cho nên, hiện nay phải cố gắng đọc sách, cố gắng học tập, là vì nhất định phải đạt đến khai ngộ. Sau khi đã hoàn toàn khai ngộ rồi thì trí tuệ từ trong tự tánh chính là Phật pháp viên mãn.

Hy vọng quý vị đồng tu phải nghiêm túc nỗ lực. Thời gian cực kỳ quý báu, dù một phút giây cũng không thể bỏ luống qua vô ích.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.221.159.188 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...