Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 »» Bài giảng thứ 49 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
»» Bài giảng thứ 49

(Lượt xem: 1.289)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1 - Bài giảng thứ 49

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 8 tháng 7 năm 1999 tại Hương Cảng (Hong Kong), file thứ 50, số hồ sơ: 19-012-0050)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Thời gian sáng sớm trong mấy ngày qua chúng ta đã dành để bàn đến nội dung hai chữ “trung hiếu”. Hai chữ này làm sao vận dụng vào thực tế? Vận dụng vào thực tế sẽ biểu hiện như thế nào? Ở thế gian, đức Khổng tử là người đã vận dụng được [trung hiếu] vào thực tế. Mạnh tử cũng đã vận dụng được. Tâm thái và hành vi trong suốt một đời của hai vị này chính là biểu hiện của việc vận dụng [trung hiếu] vào thực tế.

Chúng ta học Phật thì quý vị nên biết, Phật giáo là giáo dục. Là giáo dục thế nào? Chính là nền giáo dục của thánh hiền. Mục đích [cuối cùng] của việc học Phật là học để thành bậc thánh, học để làm người hiền. Nói theo cách trong nhà Phật thì là học để thành Phật, để làm Bồ Tát. Chư Phật, Bồ Tát là những bậc chí thiện. Nho gia nói “chỉ ư chí thiện” (dừng ở chỗ hết mức hiền thiện). Bốn chữ này chỉ có chư Phật Như Lai mới thực sự làm được đến mức rốt ráo viên mãn.

Chí thiện là sự lưu xuất hiển lộ của tính đức viên mãn. Nói cách khác, chúng ta nếu muốn làm người chí thiện thì tự mình phải thành Phật, phải làm Bồ Tát. Thành Phật, Bồ Tát, đối với tất cả chúng sinh mà nói đều là lẽ tất yếu. Chúng ta hiện là phàm phu, mê muội đánh mất tự tánh, nhất là sinh ra trong thời đại hiện nay có quá nhiều khổ nạn. Sự giày vò hành hạ của những khổ nạn này đối với con người tất nhiên là rất đáng sợ, nhưng cũng có thể nhờ đó giúp kẻ phàm phu thức tỉnh, giống như gậy quật vào người đau đớn khiến ta [đang ngủ mê phải] tỉnh giấc. Đã tỉnh dậy rồi thì từ đó về sau mới chịu quay đầu [hướng thiện].

[Người có thể] thực sự quay đầu, triệt để quay đầu, khôi phục được bản tánh của chính mình thì đó là Phật, đó là Bồ Tát, Nho gia gọi là bậc đại thánh đại hiền. Cho nên chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm, nói năng hành động trong đời sống, ứng xử với người, tiếp xúc muôn vật, luôn luôn phải suy ngẫm xem đó là nên hay không nên? Nếu quý vị có thể hiểu biết rõ ràng sáng tỏ những gì là nên hay không nên thì quý vị không còn mê hoặc điên đảo, trí tuệ liền được khai mở. Khi ấy quý vị tu học, làm người, công phu đều tự nhiên có hiệu quả.

Điều này chính là như trong Phật pháp thường dạy “phân biệt chân vọng, tà chánh, thị phi, thiện ác, lợi hại”. Chân, chánh, thị, thiện, lợi đều là những gì chúng ta nên làm, vọng, tà, phi, ác, hại là những điều không nên làm.

Lợi hại ở đây không phải là lợi hại đối với tự thân chúng ta. Ở đời có rất nhiều người học Phật nhận hiểu chữ “lợi hại” ở đây là có lợi hay có hại cho bản thân mình, như vậy là sai lầm. Sự lợi hại ở đây là muốn nói, đối với xã hội có lợi hay có hại, đối với quốc gia có lợi hay có hại, đối với hết thảy chúng sinh có lợi hay có hại, không phải nói đối với tự thân mình. Quý vị cần hiểu rõ, nếu như nói đến sự lợi hại chỉ đối với bản thân mình thì đó là sai lầm, không phải là Phật pháp. Đó là pháp dẫn đến luân hồi.

Ý nghĩa của “lợi hại” là như vậy, cho đến bốn cặp “chân vọng”, “tà chánh”, “thị phi”, “thiện ác” cũng là như vậy, đều không phải đối với bản thân mình mà nói. Quý vị từ nơi ý nghĩa này mà chuyển đổi tâm niệm, đó là đã học Phật được rồi. Nếu như với các ý nghĩa “tà chánh”, “thị phi”, “thiện ác”, “lợi hại” thảy đều lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn để xét thì quý vị vẫn là phàm phu, dù học hỏi thế nào cũng không vượt thoát được ra khỏi sáu đường luân hồi.

Nếu không vượt thoát ra khỏi sáu đường luân hồi, mọi người chúng ta đều hiểu rõ, đức Phật dạy rất rõ ràng, nhất định rồi sẽ đọa vào ba đường ác. Chúng sinh trong sáu đường luân hồi, thời gian ở trong ba đường ác rất lâu dài mà thời gian ở trong ba đường lành rất ngắn ngủi. Trong kinh Phật cũng có ví dụ về điều này, tôi thường so sánh rằng [chúng sinh] đi vào ba đường lành giống như người được nghỉ mấy hôm đi du lịch thăm viếng đó đây, còn đọa vào ba đường ác lại giống như quay về nhà mình. Nhà ở [thường xuyên] của chúng sinh trong sáu đường chính là ba đường ác.

Trong Kinh điển đức Phật vẫn thường chỉ rõ, vẫn thường giảng nói, nhưng có mấy người lưu tâm đến lời Phật dạy? Nếu ai thực sự quan tâm đến những lời răn dạy của Phật, người ấy sẽ hết sức nỗ lực suy nghĩ tìm kiếm phương thức để vượt thoát khỏi luân hồi. Nhưng vì người ta không quan tâm đến lời Phật dạy, chỉ như gió thoảng qua tai, nghe qua rồi quên mất, nên vẫn cứ làm xằng làm bậy, vẫn cứ tạo nhân đi vào sáu đường luân hồi.

Chư Phật, Bồ Tát quả là từ bi đến mức cùng cực, cho dù chúng ta ngang ngược cứng đầu như vậy, đức Phật vẫn không từ bỏ, đời đời kiếp kiếp vẫn ở bên cạnh để thức tỉnh chúng ta, mở mang chỉ dạy cho ta, vô số lần lặp lại những lời dạy dỗ, dẫn dắt chúng ta. Ân đức của Phật, cha mẹ cũng không thể sánh bằng. Ân đức cha mẹ đối với chúng ta chỉ trong một đời này, còn ân đức của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng ta là nhiều đời nhiều kiếp, từ vô lượng kiếp đến nay mãi mãi không bỏ chúng ta.

Chúng ta phải làm sao để vận dụng những lời răn dạy từ bi của chư Phật, Bồ Tát vào thực tế? Khi tôi giảng đến hai chữ “trung hiếu” đã đem phạm vi nội dung hàm chứa của hai chữ này giảng rộng bao trùm toàn bộ Phật pháp, chính là pháp môn thâu nhiếp toàn bộ mà đạo Phật giảng giải. Nói theo cách của người Trung quốc thì chư Phật, Bồ Tát dạy chúng ta không gì khác hơn là dạy đạo trung hiếu mà thôi. Ngàn kinh muôn luận đều không ra ngoài hai chữ “trung hiếu” này.

Trung là chân lý trung đạo tuyệt đối, đệ nhất nghĩa đế. Hiếu là tướng chân thật của vũ trụ nhân sinh, tướng thật của tất cả các pháp. Tướng chân thật là gì? Là hết thảy chúng sinh trong các pháp giới cùng khắp hư không đều đồng một thể tánh, đó là tướng chân thật. Từ nơi tâm tánh, lý thể lưu xuất hiển lộ từ bi, lưu xuất hiển lộ bác ái. Quý vị tụng đọc kinh Vô Lượng Thọ đã nhiều lần, đều biết rằng hai chữ “bác ái” là phát xuất từ trong kinh này.

Phật dạy chúng ta rằng tâm thương yêu phải thanh tịnh bình đẳng, tâm thương yêu phải thuần nhất [không xen tạp]. Phật dạy chúng ta đem tâm thuần thiện, tâm thương yêu thanh tịnh bình đẳng mà yêu người, thương yêu hết thảy mọi người; yêu vật, thương yêu hết thảy muôn vật.

Nền giáo dục Nho giáo chỉ dạy chúng ta ba điều. Thứ nhất, dạy ta hiểu rõ về quan hệ giữa người với người, đây chính là giáo dục về luân lý. Thứ hai, dạy chúng ta hiểu rõ về quan hệ giữa con người với [môi trường] tự nhiên. Thứ ba, dạy ta về mối quan hệ giữa con người với quỷ thần. Giáo học Phật giáo cũng dạy ba điều ấy, nhưng so với Nho giáo thì phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Phạm vi của giáo học Phật giáo là các pháp giới cùng khắp hư không, [trong suốt dòng thời gian] vô thủy vô chung, quá khứ không có điểm khởi đầu, vị lai không có điểm kết thúc, đích thực là danh xưng đúng với thực chất, rộng lớn tinh sâu. Đó là nền giáo học xứng hợp thể tánh, là những lời răn dạy chân thật, đều quy về hai chữ “trung hiếu”.

Nho gia dạy chúng ta vận dụng mức trung, là đạo trung dung, trung hòa. Phật pháp dạy chúng ta vận dụng mức trung, Bồ Tát vận dụng ý nghĩa chân lý tuyệt đối của trung đạo. Tôi đến Bắc Kinh tham quan có đi xem Tử Cấm Thành (Cố Cung), thấy bên trong có ba tòa kiến trúc chủ yếu. Thứ nhất là điện Thái Hòa, thứ hai ở giữa là điện Trung Hòa và thứ ba là điện Bảo Hòa. Giá như quý vị có thể làm được cả ba mức “thái hòa, trung hòa, bảo hòa”. Thái hòa là gì? Chính là đạo hiếu, quý vị nghĩ xem mình có làm được chăng? Trung hòa với bảo hòa là gì? Chính là đạo trung. Trung hòa là dạy quý vị vận dụng mức trung, bảo hòa là dạy quý vị không thể quên việc vận dụng mức trung. Ba tòa điện lớn này xây dựng ở đó, với bảng lớn treo ở nơi đó, chẳng phải là dạy trung, dạy hiếu đó sao?

Thời xưa các bậc đế vương lấy gì để giáo hóa chúng sinh? Lấy gì để trị nước? Chỉ là [dùng đạo] trung hiếu mà thôi. Chúng ta phải thể hội được, phải thấu hiểu được. Thái hòa là tự tánh, là chân tâm bản tánh. Trung hòa, bảo hòa là đức của tự tánh, là chỗ dùng đức của chân tánh. Chúng ta mê muội đã lâu, thật đã quá lâu. Các bậc thánh hiền dạy ta khôi phục lại tự tánh. Các ngài có phương pháp, phương pháp ấy trong đạo Phật gọi là phương tiện thiện xảo.

Các ngài dạy chúng ta khiêm nhường lễ độ, giáo dục từ thuở nhỏ. Việc giáo dục phải bắt đầu từ thuở nhỏ. Ngạn ngữ có câu: “Thiểu thành nhược thiên tính, tập quán thành tự nhiên.” (Tập quen từ nhỏ giống như bẩm tính trời sinh, thói quen lâu ngày thành tự nhiên.) Từ thuở nhỏ đã được giáo dục, dần dần dạy cho trẻ thành thói quen nên so với bẩm tính trời sinh không khác biệt.

Vì thế, việc giáo dục của Nho gia bắt đầu từ lúc nào? Chính là từ lúc đứa trẻ còn trong thai mẹ, gọi là thai giáo. Khi người mẹ còn đang mang thai đã bắt đầu việc dạy dỗ. Cho nên, người mẹ mang thai tâm địa phải hiền hòa mềm mỏng, từ bi, chân thành, ảnh hưởng đến thai nhi, mỗi một động tác cử chỉ đều phải giữ gìn hợp theo lý lẽ, hợp theo giáo pháp. Mục đích để làm gì? Chính là hy vọng đứa trẻ trong thai hấp thụ được khí phần tốt đẹp này, đó là khởi đầu dạy dỗ từ trong thai.

Người đời hiện nay nào hiểu được ý nghĩa này? Mang ra nói với họ thì họ cho là mê tín, cho là chúng ta đang nói chuyện gây cười. Việc này có ý nghĩa lớn lao trong đó. Người đời nay không tin được ý nghĩa đó, chỉ tin theo khoa học. Khoa học là phương thức nhỏ hẹp. Phương thức nhỏ hẹp không giải quyết được vấn đề, chỉ làm cho vấn đề càng thêm phức tạp, chỉ phá hỏng sự việc. Khoa học kỹ thuật hiện nay phát triển, mang đến cho xã hội những hiện tượng trước mắt, quý vị đều tự mình nhìn thấy, tự mình thể hội được. Chỉ có đạo lớn mới có thể giải quyết được vấn đề.

Từ thuở nhỏ đã được học khiêm nhường lễ độ. Lễ độ là học theo quy củ. Khi bước vào xã hội, trong một đời bất kể là quý vị sống trong môi trường nào, làm công việc gì, trong việc ứng xử với người khác, tiếp xúc với muôn vật, quý vị đều phải biết nhẫn nhịn nhún nhường. Đến khi đức hạnh của quý vị được thành tựu, sự nghiệp được thành tựu trong xã hội, quý vị được thăng tiến lên địa vị lãnh đạo, các bậc thánh hiền dạy là vẫn phải khiêm nhượng, nhún nhường khiêm tốn. Nhún nhường không phải là vì bản thân mình, mà hết thảy đều phải vì người khác.

Đó là ba giai đoạn trong đời người, [từ thuở thiếu thời, đến lúc trưởng thành và khi đã thành tựu sự nghiệp,] cả ba giai đoạn ấy đều phải nhún nhường người khác.

Cho nên quý vị phải biết rằng, nhún nhường là tánh đức của chúng ta, là đức hạnh tốt đẹp, quý vậy cần phải có khả năng áp dụng vào thực tế, đó là thực hành nhún nhường.

Một đời nhún nhường với người khác, đó là nêu tấm gương tốt cho xã hội. Xã hội hiện nay [người người] cạnh tranh nhau, đánh nhau đến vỡ đầu chảy máu. Người với người tranh nhau, đoàn thể với đoàn thể tranh nhau, nước này với nước khác tranh nhau. Một thế giới như vậy làm gì có sự hòa mục tốt đẹp? Làm gì có thái bình?

Tôi thường nói, trong Phật pháp muốn làm bậc thầy, muốn làm khuôn mẫu, muốn nêu gương tốt cho xã hội phải bắt đầu từ đâu? Chính là từ chỗ phải biết nhún nhường. Những việc tốt đẹp đều nhường cho người khác, bản thân mình chỉ lo nỗ lực làm [điều tốt], hy vọng người khác nhìn vào rồi sẽ giác ngộ, rồi sẽ quay đầu [hướng thiện].

Chúng ta làm [việc tốt], làm xong rồi mà người khác [nhìn vào] vẫn không giác ngộ, vẫn không quay đầu hướng thiện. Không đạt hiệu quả nên ta không làm nữa, coi như xong. Như vậy là chúng ta sai lầm, mê hoặc.

[Phải biết rằng,] chúng ta làm [việc tốt], người khác [nhìn vào] vẫn không giác ngộ, vẫn không chịu quay đầu [hướng thiện], đó là chúng ta làm còn chưa đủ, chúng ta làm chưa được triệt để, chưa đủ khả năng cảm hóa người khác.

Vua Thuấn vì sao có thể cảm hóa được cha mẹ, cảm hóa được anh em, cảm hóa được những người láng giềng hàng xóm, cảm hóa được cả một quốc gia? Chúng ta thử nghĩ xem, một đời vua Thuấn liệu có phải từ nhỏ đã được học nhún nhường, khiêm tốn, lễ độ hay không? Nếu muốn thực hành trung hiếu mà không hiểu rõ đạo nhún nhường thì không thể làm được.

Tôi còn nhớ trước đây có lần tôi đã giảng một chuyên đề về ba chữ “quân, thân, sư” (vua, cha mẹ, thầy dạy). Tôi đã giảng giải rất nhiều, đó là những gì Nho gia gọi là “đạo làm vua, đạo làm cha mẹ, đạo làm thầy”. Vua là người lãnh đạo, dẫn dắt người khác; cha mẹ là người thương yêu bảo bọc, nuôi dưỡng vun bồi; thầy là người dạy dỗ, đào tạo. Mỗi người chúng ta sống trong xã hội, bất kể sinh hoạt trong môi trường nào, bất kể đang làm công việc, nghề nghiệp gì, cũng đều có đủ ba vai trò “quân, thân, sư” [đối với người khác]. Ba vai trò này trong thực tế đều là phải thực hành nhún nhường, phải biết nhún nhường.

Đặc biệt là đối với những thứ danh vọng, lợi dưỡng, năm món dục, sáu trần cảnh, đều là những thứ mà tất cả chúng sinh đều tham muốn ưa thích, đều tranh nhau giành lấy, chúng ta càng phải tùy bệnh cho thuốc, từ nơi những chỗ ấy mà học lấy sự nhún nhường nhẫn nhịn, học lấy sự khiêm tốn khiêm nhường.

Hôm nay tôi giảng với mọi người về việc thực hành đạo trung hiếu, phải chú trọng đến sự nhường nhịn, nhún nhường, lễ độ, nhẫn nhịn, khiêm tốn, khiêm nhường.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Nghệ thuật chết


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.204.181.19 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...