Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
|
Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.
Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.
Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gian và thời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.
Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đời mà diễn đạt. Mùa xuân bất diệt là mùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệt là mùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.
Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con người và chúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.175 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập