Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
![]() |
![]() |
Hành trình của một người hướng về giải thoát, giác ngộ, là hành trình của buông xả.
Buông xả sự chấp chặt vào bản ngã; buông xả những gì được cho là thuộc về bản ngã; buông xả luôn cả ý niệm là mình đã buông xả hay đang buông xả… Từ nội tâm đến ngoại giới, đều phải buông xả, không vướng mắc, không trói buộc vào bất cứ điều gì.
Đó là công hạnh của người xuất gia, công hạnh của hành giả thực sự mong cầu giải thoát. Đối với đời sống thường nhật, công hạnh này được biểu hiện cụ thể qua việc bố thí, cúng dường. Bố thí tài sản, vật chất, sức lực, thời giờ; bố thí kinh nghiệm, kiến thức và Phật Pháp; bố thí sự an tâm, vô úy.
Nhờ công hạnh buông xả dần dần tự ngã cho đến khi đạt đến vô ngã hoàn toàn, người con Phật sống trong sự khiêm cung, cởi mở, hòa hợp với tất cả sinh loại. Cho nên không lạ gì trong quá khứ, thái tử Siddhartha rời bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia tầm đạo và thành đạo, bao vương tôn công tử thời ấy nối gót ngài, cũng xa lìa đời sống phú quí xa hoa, làm khất sĩ không nhà. Buông xả tất cả để sống vì tất cả.
Trong vòng một vài năm qua, tại hải ngoại đã có nhiều vị cao tăng đạo hạnh và cư sĩ thời danh ra đi, để lại những công trình đáng kể cho nền văn hóa Phật Việt. Sở học, sở tri và sở hành của họ đáng cho người đời sau chiêm nghiệm, tri ân. Trong số những vị trên, Chánh Pháp số này đặc biệt tưởng niệm Hòa thượng Thích Trí Chơn với hành trạng cao đẹp tuyệt vời, xứng đáng là một bậc tôn sư của thời đại: làm tất cả việc với lòng chí thành, tận tụy, nhưng đồng thời buông bỏ tất cả, chẳng vướng mắc lưu giữ gì cho bản thân, từ vật chất đến tinh thần. Tạo dựng rất nhiều đạo tràng, hướng dẫn hàng ngàn phật tử, nhưng chỉ sống đạm bạc trong một căn phòng nhỏ chứa đầy sách báo để khảo cứu, trước tác, dịch thuật, giảng dạy. Có bằng cấp học vị mà không bao giờ phô trương; xuất bản bao nhiêu tác phẩm mà chẳng bao giờ khoe khoang, ra mắt. Âm thầm vãng lai hành đạo; lặng lẽ du phương hoằng pháp. Độc hành trì chí suốt bao năm trường cho việc văn hóa giáo dục. Ở thời đại này, nhất là trong xã hội thực dụng Âu-Mỹ, không dễ gì giữ được tâm thái và hành xử khiêm cung, bình dị, vô chấp như vậy.
Chúng ta thường đi qua cuộc đời này với những bước chân nặng nề hình thức, danh vọng, chức tước, học vị, lợi lộc… Mỗi bước chân của chúng ta đều lưu lại dấu vết lồi lõm trên cát, mà không hề ý thức rằng chẳng bao lâu sau đó, sóng nước vô thường sẽ phả lấp đi, không còn gì.
Người học Phật tỉnh thức là người đi vào cuộc đời như chim bay ngang trời, như thiên nga bỏ lại hồ nước trong: có thể đến bất cứ nơi đâu, có thể rời xa tất cả chỗ, mà không để lại một vết tích hay gợn sóng nào sau lưng. Chúng ta có thể thực hành được điều này, bằng cách cởi bỏ dần những gì chúng ta sở hữu, thủ đắc. Con đường giải thoát là con đường mà hành giả bước đi với hai tay không, với vai không gánh gồng, và với những bước chân trần, nhẹ nhàng, vô tư lự, trong lặng im cô tịch…