Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
|
Tết đã qua rồi, xuân còn ở lại. Không lâu sau đó, xuân cũng sẽ ra đi, như mọi năm, như mọi mùa.
Sự đến và đi của các mùa khác, hạ, thu, đông, có vẻ trầm lặng, không sôi nổi như là mùa xuân. Đến trong nhẹ nhàng thì đi cũng trong nhẹ nhàng. Thực ra, mùa nào cũng vậy thôi. Khác chăng là do nơi lòng người đối xử, phân biệt. Khi xuân sắp đến, chúng ta rộn ràng, hăm hở, chuẩn bị đủ thứ cho những ngày đầu năm, những ngày Tết. Đó là những ngày không làm việc, những ngày vui chơi, hoặc làm việc một cách thư thả, không lăng xăng, chộn rộn như suốt năm. Chúng ta đã tạm gác lại nhiều việc, nhiều vấn đề trong cuộc sống, để có những ngày an vui, nhàn hạ. Chúng ta tiếp xử với mọi người trong sự cởi mở, bao dung và hoan hỷ. Chúng ta dễ dàng khoan thứ cho những người, những việc mà đáng ra trong những ngày thường, khó lòng khoan thứ. Tết nhứt mà, chuyện gì cũng bỏ qua được. Là bởi lòng chúng ta vui, và bởi thời gian ngắn ngủi ấy (ba ngày hay một tuần, hay nguyên cả tháng Giêng ăn chơi), chúng ta cần buông xả những nhọc nhằn lao lung của một năm dài qua đi. Chúng ta cần hạnh phúc.
Hạnh phúc chân thật không phải là sự tạm dừng của những nhọc nhằn, khổ đau. Nó không đến như là sự đắp đổi của không gian, thời tiết. Nó đến, chỉ khi nào chúng ta nhìn rõ bản chất và sự vận hành của mọi sự, mọi vật. Bản chất ấy là Vô thường, Khổ, Không (vô ngã). Bản chất này không có nghĩa gì là tiêu cực, bi quan cả. Đó là vận hành tự nhiên của các nhân duyên, của sự nhóm họp và tan rã. Hạnh phúc mong manh, vô thường thì khổ đau cũng mong manh, vô thường. Chẳng có gì tồn tại vĩnh viễn. Trong đời sống, chúng ta luôn bám víu, lo sợ hạnh phúc trôi đi; nhưng chẳng ai bám víu vào khổ đau, lo sợ khổ đau tan mất. Kỳ thực thì hạnh phúc hay khổ đau đều sẽ trôi qua, dù có bám víu hay không bám víu, dù lo sợ hay không lo sợ. “Nỗi buồn như giọt nước, niềm vui như nắng chiều,” một nhà thơ—nay đã là người thiên cổ, từng nói thế.
Hạnh phúc hay khổ đau mà chúng ta trải nghiệm hàng ngày, trong suốt cuộc đời, chẳng qua chỉ là hiện tượng, là bèo giạt trên giòng sông chuyển dịch vô thường. Hạnh phúc nhiều hay khổ đau nhiều là do mức độ chấp thủ của chúng ta đối với các pháp (mọi sự, mọi vật). Nỗi khổ to lớn nhất của chúng ta hầu như chính là sự sợ hãi phải bị mất đi những gì mình yêu thương, trân quí. Sợ hãi như thế là sợ bèo không chịu dừng đứng yên vị trên giòng sông; sợ mây trắng không tụ mãi trên bầu trời xanh biếc; sợ mai vàng sẽ rơi rụng như xác pháo ngày xuân…
Người học Phật không sợ hãi sự chuyển biến đổi thay của vạn pháp. Đổi thay, chính là bản chất của cuộc đời. Không có đổi thay, sẽ không có xuân, hạ, thu, đông; sẽ không có giọt lệ hay nụ cười; và sẽ không có bất kỳ một chúng sanh nào có thể tiến đến Phật quả.
Những ngày Tết đã qua đi. Vẻ rộn ràng tươi vui của hoa xuân, bánh mứt, hội chợ… và những nụ cười rạng rỡ đầu năm, đã nhạt dần từng ngày. Nhưng hãy còn đó sự tĩnh tại của tâm chúng ta, những người trầm lặng, biết nhìn và quán sát sự trôi đi của giòng sông…
Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.175 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập