Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
![]() |
![]() |
Trên bầu trời vần vũ mây đen, mấy con quạ đen lượn đuổi một con chim ưng lớn. Chuyện cũng lạ! Nhưng ngẫm cho kỹ thì cũng không lạ. Đã từng có bầy dã can rượt đuổi sư tử trong rừng già châu Phi. Đó là chuyện thật được thấy trong phim tài liệu, chẳng phải chuyện kể trong thần thoại, cổ tích.
Chim ưng đã làm gì khi bầy quạ ồn ào xua đuổi để giành một khoảnh không gian trên bầu trời bát ngát? - Chẳng làm gì cả. Chỉ bay cao hơn, cao hơn, tuyệt tích vào nơi thinh lặng, nơi mà bầy quạ không thể vói đến. Có vẻ như là một sự thua trận. Trong khi đó, bầy quạ hả hê, vui say chiến thắng, rồi hạ cánh xuống mặt đất, tiếp tục tranh giành với nhau những miếng mồi tanh hôi, rữa nát.
Bậc đại sĩ gánh trọng nhiệm với đời, với đạo, nhiều khi bị đặt vào những cảnh huống khó xử, khó làm hài lòng tất cả. Cân nhắc việc lợi/hại, sinh/tử, còn/mất… có khi phải bạc trắng cả đầu trong một đêm hay nhiều đêm không ngủ (trong khi mọi người say giấc, rồi thức dậy thì đòi hỏi câu trả lời, câu quyết định, xem có vừa ý mình hay không).
Năm 1981, Hòa thượng Thích Trí Thủ đã kinh qua việc ấy. Quyết định của ngài làm xôn xao Phật giáo cả nước. Quyết định chịu nhục. Quyết định làm cây cầu, bắc qua hai bờ sinh/tử, bắc ngang cái cũ/mới. Chỗ then chốt nhất trong hành xử của ngài vào thời điểm ấy–mà nếu không tinh tế thì khó mà hiểu nổi–đó là, không có bất cứ lập ngôn hay chứng từ nào để khai tử cái cũ. Trong cương vị lãnh đạo tối cao của giáo hội, nắm cả hai viện (Phụ tá Đức Tăng Thống và Viện trưởng Viện Hóa Đạo), ngài đã không ban hành bất cứ một giáo chỉ, thông bạch, thông tư, quyết định nào để ép toàn thể thành viên phải chịu nhục sát nhập, hoặc phải giải tán. Nhờ vậy mà 11 năm sau, năm 1992, Hòa thượng Thích Huyền Quang mới có cơ hội để đơn thân đứng dậy, đòi hỏi pháp lý và quyền phục hoạt cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; và nhờ vậy, 11 năm tiếp theo, năm 2003, mới có Đại hội Bất Thường tại Tu viện Nguyên Thiều để dựng lại Hội đồng Lưỡng viện một cách vẻ vang, diệu thường.
Những điều ngài làm được trong cuộc đời, nhiều người cũng làm được: nêu những ý tưởng cao xa, bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình trước nghịch cảnh, bày tỏ được khí tiết của kẻ sĩ trước vũ lực. Nhưng trong hoàn cảnh tế nhị, khó xử, liên quan đến vận mệnh của số đông, của cả một truyền thống dài lâu, hiếm người có đủ cái dũng để chịu nhục, đưa vai lưng của mình ra cho những người sau dẫm lên mà tiến bước. Cái dũng ấy, không có từ bi thì không thể biểu hiện, mà thiếu trí tuệ cũng không sao vận dụng.
Nhưng hành xử thượng thừa ấy, cũng chỉ là một vốc nước trong biển đức bao la của đời ngài.
Biển có cần phải đong đếm? Đức có thể nào khai ngôn, ghi chép?
Thôi thì, hãy cứ vọng nhìn đường bay siêu tuyệt của chim bằng trên trời cao thẳm. Đường bay ấy, chim quạ nào mà hiểu nổi!
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.31 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập