Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Danh Kinh [佛說佛名經] »» Bản Việt dịch quyển số 17 »»

Phật Thuyết Phật Danh Kinh [佛說佛名經] »» Bản Việt dịch quyển số 17


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Hồng Danh Lễ Sám

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Việt dịch: Thích Huyền Vi

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Một thuở nọ, tỳ kheo Ưu Ba Ma Na liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trần vai phía phải, đầu gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính, bạch lên Đức Phật: “Thưa Thế Tôn! Có bao nhiêu Đức Phật ở đời quá khứ?”
Đức Phật bảo: “Tỳ kheo Ưu Ba Ma Na, nầy Tỳ kheo! Ví như thế giới nhiều như số cát sông Hằng, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi, các hạt bụi nằm trong đó. Nầy tỳ kheo! Có người cố ý đếm các hạt bụi ấy, rồi qua thế giới nhiều như số cát sông Hằng, cứ mỗi thế giới là đếm một hạt bụi, như vậy đó trải qua số hạt bụi ấy, người kia có tính toán được không? Tỳ kheo! Ý ông nghĩ thế nào? Họ thu đếm các hạt bụi, hoặc các hạt bụi họ chưa thu được. Tổng số hạt bụi ấy có biết được rõ ràng không?”
Thầy tỳ kheo trả lời: “Không thể đếm hết, thu hết số hạt bụi kia, bạch Thế Tôn!”
Phật bảo các tỳ kheo! “Số hạt bụi kia, có thể tính biết được, nhưng chư Phật đồng danh ở đời quá khứ không thể tính hết được. Chẳng hạn như Thích Ca Mâu Ni đã vào Niết Bàn khó mà tính biết cho hết. Nầy tỳ kheo! Ta biết các đức Phật đời quá khứ cũng như nhận thấy hiện tiền có thân mẫu của chư Phật kia tên là Ma Ha Ma Gia; thân phụ đồng danh Luân Đầu Đàn Vương, thành vua đồng tên là Ca Tỳ La. Chư Phật kia có hàng đệ tử Thanh Văn bậc nhất, đồng danh Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên… Đệ tử làm thị giả đồng danh A Nan Đà… Huống chi các vị khác tên mẹ, khác tên cha, khác tên thành, khác tên đệ tử, khác tên thị giả… Nầy tỳ kheo! Bao nhiêu thế giới kia, có người nào chịu khó đếm hạt bụi, trong các thế giới đó, hoặc họ không đếm hạt bụi ở các thế giới đó. Các thế giới đó, hoặc có người đếm hạt bụi, hoặc không có người đếm hạt bụi, dưới đến đáy biển, trên đến chót núi. Tỳ kheo! Lại có người thứ hai lấy một hạt bụi tính chung với bao nhiêu số hạt bụi của thế giới kia. Số ấy cõi nước Phật, vô số kể ức, trăm, nghìn, vạn na do tha (1) thế giới làm một bước đi. Nầy tỳ kheo! người kia lại đi qua bao nhiêu thế giới, cứ một hạt bụi làm một bước. Như vậy, người kia trải qua trăm, nghìn muôn ức na do tha, a tăng kỳ kiếp (2), qua mỗi hạt bụi. Như thế đó hết các hạt bụi. Tỳ kheo! Hạt bụi đầy trong bao nhiêu thế giới như thế lại tính luôn cả mười phương thế giới. Tỳ kheo! Lại xét qua số hạt bụi trong những thế giới kia, dưới đến đáy biển, trên tận chót núi, số hạt bụi trong đó. Tỳ kheo! Ý ông nghĩ thế nào? Các hạt bụi kia, có thể biết được số chắc không?”
-“Không thể nào biết được số hạt bụi ấy, bạch Thế Tôn!” - Vị tỳ kheo thưa.
Đức Phật bảo tỳ kheo: “Các số hạt bụi kia, có thể tính lường được, còn số đồng danh mẹ, đồng danh cha, đồng danh thành, đồng danh đệ tử, đồng danh thị giả, đồng danh Thích Ca Mâu Ni Phật, không thể nào tính biết được! Như Thích Ca Mâu Ni đồng danh thế nào, thì Phật Bất Thắng Tràng cũng như thế; Phật Lô Xá Na cũng như thế; Phật Vô Cấu Thắng Nhãn cũng như thế; Phật Vô Cấu Quang Minh Nhãn cũng như thế; Phật Quang Minh Thanh Tịnh Vương cũng như thế; Phật Thiện Vô Cấu Thanh Tịnh cũng như thế; Phật Thành Tựu Vô Biên Công Đức Thắng Vương cũng như thế; Phật Bửu Quang Minh cũng như thế; Phật Tịch Tu cũng như thế; Phật Thinh Đức cũng như thế; Phật Ba Đầu Ma Thắng cũng như thế; Phật Nhật Nguyệt cũng như thế; Phật Phổ Hiền Cái cũng như thế v.v… và v.v… Tỳ kheo! Các ông phải quy kính a tăng kỳ đồng danh chư Phật mới được.”…
Chúng con nhất tâm đầu thành đảnh lễ, các đấng Đại Từ Bi, nghe danh liền đến cứu khổ, nay đệ tử chúng con nhất tâm trở về nương tựa với chư Phật:
Kính lạy Đức Phật Phổ Quang Minh Phấn Tấn Vương
Kính lạy Đức Phật Phổ Chiếu
Kính lạy Đức Phật Dược Vương
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Đăng Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Trí Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Bửu Cái
Kính lạy Đức Phật Phóng Diệm
Kính lạy Đức Phật Vật Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Xứng Trí
Kính lạy Đức Phật Tam Muội Thắng
Kính lạy Đức Phật Bửu Quán
Kính lạy Đức Phật Bửu Kê Đô
Kính lạy Đức Phật Thi La Thí
Kính lạy Đức Phật Sa La Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Ý Sơn Kê Đâu Vương
Kính lạy Đức Phật Đại Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Sơn Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Chiên Đà
Kính lạy Đức Phật Kiến Nghĩa
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Tràng
Kính lạy Đức Phật Đại Di Lưu
Kính lạy Đức Phật Vô Quang Thắng
Kính lạy Đức Phật Đại Trang Nghiêm Vương
Kính lạy Đức Phật Đại Trí Tràng
Kính lạy Đức Phật Nhựt Tạng
Kính lạy Đức Phật Vô Úy Thượng Thắng Sơn Vương
Kính lạy Đức Phật Phạm Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Dư Y Chỉ Hiệt Thinh Vương
Kính lạy Đức Phật Trí Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Trí Cự Trí Trì
Kính lạy Đức Phật Quá Nhứt Thiết Thế Gian
Kính lạy Đức Phật Pháp Chiếu
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Quang
Kính lạy Đức Phật Phổ Quang
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Thắng
Kính lạy Đức Phật Tịch Tĩnh Diệu Thinh
Kính lạy Đức Phật Phổ Minh
Kính lạy Đức Phật Thắng Sơn Vương Sư Tử Phấn Tấn Cảnh Giới Thinh
Kính lạy Đức Phật Địa Trú Trì
Kính lạy Đức Phật Công Đức Vương Quang
Kính lạy Đức Phật Trụ Trì Trí Đình Liêu
Kính lạy Đức Phật Lạc Thuyết Thắng Vương
Kính lạy Đức Phật Kim Sắc Ba Đầu Ma Thành Vương
Kính lạy Đức Phật Nan Thắng
Kính lạy Đức Phật Bửu Tác
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Thinh
Kính lạy Đức Phật Thân Quang
Kính lạy Đức Phật Long Thiên
Kính lạy Đức Phật Thiên Lực
Kính lạy Đức Phật Sư Tử
Kính lạy Đức Phật Ly Tránh Quang
Kính lạy Đức Phật Thế Thiên
Kính lạy Đức Phật Thắng Tích
Kính lạy Đức Phật Nhơn Vương
Kính lạy Đức Phật Hoa Vương
Kính lạy Đức Phật Hoa Thắng
Kính lạy Đức Phật Phát Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Nhơn Đà La Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Vô Cấu Quang Bồ Đề Bửu Hoa Bất Đoạn Tuyệt Quang Minh Vương
Kính lạy Đức Phật Đạm Bạc Vương
Kính lạy Đức Phật Ý Phước Đức Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Quán Thinh Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Công Đức Bửu Tập Hống
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Đức
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Thắng
Kính lạy Đức Phật Tư Hà
Kính lạy Đức Phật Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Cao Tu Di Sơn
Kính lạy Đức Phật A Luân Ca Thế Giới Hiền Diệu Thắng
Nếu có thiện nam cùng thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng, lễ bái Hồng Danh của chư Phật, quyết được tâm bồ đề (3) không thối chuyển:
Kính lạy Đức Phật Nan Đà Thế Giới Chiên Đàn Thắng
Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, thọ trì, đọc tụng, lễ bái Hồng Danh chư Phật, rốt ráo được tâm thanh tịnh:
Kính lạy Đức Phật Bạt Đề Thế Giới Tịch Nhiễm
Kính lạy Đức Phật Ý Trí Kê Đâu Thế Giới Phá Ma Lực
Kính lạy Đức Phật Mãn Nguyệt Thế Giới Vô Ưu
Kính lạy Đức Phật Kêu Đâu Ý Thắng Thế Giới Bửu Trượng
Kính lạy Đức Phật Ngữ Hống Thinh Thắng Thế Giới Hoa Thắng
Kính lạy Đức Phật Sai Ma Thế Giới Tam Muội PhấnTấn
Kính lạy Đức Phật Quảng Thế Giới Thọ Đề Thắng
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Thắng Thế Giới Kim Cang Công Đức Thân
Kính lạy Đức Phật Quá Khứ Vô Lượng Vô Biên Hải Thắng
Nếu có thiện nam tử nào, xưng niệm danh hiệu của đức Phật kia, đặng rốt ráo tâm bồ đề bất thoái:
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Thắng Vương
Đức Phật nầy lúc mới thành Phật hội thứ nhất độ chúng Thinh Văn tám mươi ức trăm nghìn muôn na do tha. Hội thứ hai độ chúng Duyên Giác bảy mươi ức trăm nghìn muôn na do tha. Hội thứ ba độ chúng Bồ Tát sáu mươi ức trăm nghìn muôn na do tha. Hội thứ tứ độ chúng Đại Bồ Tát đến hai mươi lăm ức , trăm nghìn muôn na do tha. Các vị Bồ Tát như thế đó vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha.
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Diệu Thinh Vương
Đức Phật nầy, Hội đầu có chín mươi chín ức Thinh Văn. Hội thứ nhì có chín mươi ức. Hội thứ ba có chín mươi ba ức. Hội thứ tư có chín mươi chín ức. Như thế các chúng Đại Bồ Tát cũng vô lượng vô biên.
Kính lạy Đức Phật Hoa Thắng
Đức Phật nầy hội đầu tiên độ được tám mươi ức chúng Thinh Văn; Bồ Tát Tăng cũng như vậy.
Kính lạy Đức Phật Diệu Hạnh
Đức Phật nầy hội đầu độ được tám mươi ức Thinh Văn; Tăng Bồ Tát cũng lại như thế.
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Đại Trang Nghiêm
Đức Phật nầy hội đầu độ chúng Thinh Văn tám mươi ức. Hội thứ nhì độ bảy mươi ức cho đến hội thứ mười cũng như thế. Bồ Tát Tăng cũng như vậy vô lượng vô biên.
Kính lạy Đức Phật Phóng Diệm
Đức Phật nầy hội đầu tiên có chín mươi ức chúng Thinh Văn. Như vậy hội thứ hai cho đến hội thứ mười cũng thế. Chúng Đại Bồ Tát Tăng cũng vô lượng vô biên.
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Quang Minh
Đức Phật nầy hội đầu có na do tha ức Thinh Văn. Bồ Tát Tăng cũng như thế.
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Quang Minh
Đức Phật nầy hội đầu độ chúng Thinh Văn có chín mươi sáu ức. Hội thứ hai có chin mươi bốn ức. Hội thứ ba có chín mươi ba ức. Bồ Tát Tăng cũng như thế.
Kính lạy Đức Phật Thinh Đức
Đức Phật nầy hội đầu độ chúng Thinh Văn có tám mươi ức. Hội thứ hai bảy mươi ức. Hội thứ ba sáu mươi ức. Bồ Tát Tăng cũng như thế. Cần phải quy kính các đức Phật, Bồ tát như thế. Lại nữa tỳ kheo, phải nên kính lạy:
Chư Phật, Bồ Tát ở thế giới Vô Cấu Thanh Tịnh Phương Nam. Đức Văn Thù Sư Lợi hiện tại ở trong cõi nước Phật Phổ Kiến Như Lai.
Lại nữa tỳ kheo phải nên kính lạy bốn vị Đại Sĩ Bồ Tát:
Thứ nhất tên là Quang Minh Tràng, hiện tại ở trong cõi nước Phật Vô Úy Như Lai về Phương Đông.
Thứ hai tên là Trí Thắng; hiện tại ở trong cõi nước Phật Trí Tụ Như Lai Phương Nam
Thứ ba tên là Tịch Căn, hiện tại ở trong cõi nước Phật Trí Sơn Như Lai về Phương Tây
Thứ tư tên là Nguyện Ý Thành Tựu, hiện tại ở trong cõi nước Phật Na La Diên Như Lai Phương Bắc
Lại nữa có ba mẫu chuyện, do ba vị tỳ kheo hỏi:
Tỳ kheo Ma Ha Nam hỏi đức Phật: “Đời quá khứ có bao nhiêu đức Phật nhập Niết Bàn?”
Đức Thế Tôn trả lời: “Có hằng hà sa số (4) Phật đời quá khứ đã nhập Niết Bàn.”
Vị tỳ kheo thứ hai là ngài Ưu Ba Ma Na, quỳ gối chắp tay hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Ở đời vị lai có bao nhiêu đức Phật?”
Đức Thế Tôn trả lời: “Đời vị lai sẽ có hằng hà sa số Phật, đồng danh đồng hiệu, đại từ đại bi…”
Sau cùng, Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Hiện tại có bao nhiêu đức Phật?”
Đức Phật trả lời: “Hiện tại cũng có hằng hà sa số đức Phật, đồng danh đồng hiệu, khó mà tính kể cho hết được.”
Về ba câu hỏi cũng như trả lời, cách thức giống như mẫu chuyện ở đầu tập kinh này (kinh số 17) đã ghi… Nên đây xin miễn dịch nguyên văn. Chúng con đồng kính lạy:
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Khiêm Thân
Kính lạy Đức Phật Xứng Danh
Kính lạy Đức Phật Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Xưng Hống
Kính lạy Đức Phật Xưng Thượng
Kính lạy Đức Phật Thinh Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Trí Thắng
Kính lạy Đức Phật Trí Giải
Kính lạy Đức Phật Huyền Huệ
Kính lạy Đức Phật Huyền Vi
Kính lạy Đức Phật Huyền Vi Trí
Kính lạy Đức Phật Trí Thông Minh
Kính lạy Đức Phật Trí Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Trí Cúng Dường
Kính lạy Đức Phật Trí Diệu
Kính lạy Đức Phật Trí Diệm
Kính lạy Đức Phật Trí Dũng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Tịnh Thượng
Kính lạy Đức Phật Phạm Thiên
Kính lạy Đức Phật Thiện Phạm Thiên
Kính lạy Đức Phật Tịnh Bà Số
Kính lạy Đức Phật Diệu Phạm Thinh
Kính lạy Đức Phật Phạm Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Phạm Thiên Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Nhơn Na Đà
Kính lạy Đức Phật Phạm Hống
Kính lạy Đức Phật Phạm Đức
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Lực
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thiện Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Tuyệt Luân Vô Năng Điều Phục
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Khởi
Kính lạy Đức Phật Thiện Quyết Định Oai Đức
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Thiên
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Thắng
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Ý
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Huệ
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Chúng Sanh
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Diện
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Khởi
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Quyết Định Tất Cảnh
Kính lạy Đức Phật Oai Đức Thiên
Kính lạy Đức Phật Kinh Bố Thật
Kính lạy Đức Phật Kiến Kinh Bố
Kính lạy Đức Phật Thiện Nhãn
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Thắng
Kính lạy Đức Phật Thâm Thinh
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Thinh
Kính lạy Đức Phật Tịnh Thinh
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Thinh
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Thinh
Kính lạy Đức Phật Phóng Thinh
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Ma Lực Thinh
Kính lạy Đức Phật Trú Trì Thinh
Kính lạy Đức Phật Thiện Mục
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Diện
Kính lạy Đức Phật Thiện Chiếu
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Nhãn
Kính lạy Đức Phật Phổ Nhãn
Kính lạy Đức Phật Xứng Nhãn
Kính lạy Đức Phật Nhãn Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Bất Khả Khiêm Nhãn
Kính lạy Đức Phật Điều Nhu
Kính lạy Đức Phật Điều Phục Thân Tâm
Kính lạy Đức Phật Thân Tâm Nhu Nhuyến
Kính lạy Đức Phật Điều Nhãn
Kính lạy Đức Phật Thiện Điều Tâm
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Căn
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Ý
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Diệu
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Hạnh
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Khứ
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Bỉ Ngạn
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Dũng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Trú Thắng
Kính lạy Đức Phật Thiện Tịch Tĩnh Tâm
Kính lạy Đức Phật Chúng Thượng Thủ Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Hữu Chúng
Kính lạy Đức Phật Chúng Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thắng Chúng
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Trí
Kính lạy Đức Phật Đại Chúng Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Chúng Dõng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Phóng Diệu Hương
Kính lạy Đức Phật Pháp Lực
Kính lạy Đức Phật Pháp Kê Đâu
Kính lạy Đức Phật Pháp Hạnh
Kính lạy Đức Phật Pháp Bảo
Kính lạy Đức Phật Pháp Lực
Kính lạy Đức Phật Pháp Vương
Kính lạy Đức Phật Thiện Pháp
Kính lạy Đức Phật Pháp Dũng Mãnh
Kính lạy Đức Phật Pháp Lạc Quyết Định
Kính lạy Đức Phật Thật Pháp Quyết Định Nhứt Kiếp Trung, Bát Thập Ức Đồng Danh Quyết Định Phật
Kính lạy Đức Phật Đệ Nhị Kiếp Trung Bát Thập Ức Diệc Đồng Danh Quyết Định Phật
Kính lạy Đức Phật Quá Quyết Định Phật Danh Thắng Thành Tựu Phật
Chúng con thành kính nhất tâm đảnh lễ tiếp:
Kính lạy Đức Phật An Ẩn
Kính lạy Đức Phật Câu Lân
Kính lạy Đức Phật Thiện Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Thiện Nhãn
Kính lạy Đức Phật Đầu Đà La Tra
Kính lạy Đức Phật Tỳ Lưu Bát Xoa
Kính lạy Đức Phật Thiện Nhãn
Kính lạy Đức Phật Diệu Nhãn
Kính lạy Đức Phật Thiện Kiến
Kính lạy Đức Phật Thiện Giải
Kính lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy Đức Phật Diệu Khứ
Kính lạy Đức Phật Đại Thắng
Kính lạy Đức Phật Chiên Đàn
Kính lạy Đức Phật Thiện Độ
Kính lạy Đức Phật Diệt Ác
Kính lạy Đức Phật Đại Công Đức
Kính lạy Đức Phật Ma Lê Chi
Kính lạy Đức Phật Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Mãn Nguyệt
Kính lạy Đức Phật Tịnh Danh
Kính lạy Đức Phật Tịnh Đức
Kính lạy Đức Phật Tịnh Trú
Kính lạy Đức Phật Hỷ Thắng
Kính lạy Đức Phật Nguyệt Tràng
Kính lạy Đức Phật Bảo Khởi
Kính lạy Đức Phật Vô Úy
Kính lạy Đức Phật Nhiên Đăng
Kính lạy Đức Phật Pháp Diệu
Kính lạy Đức Phật Cao Kế
Kính lạy Đức Phật Xưng Diệu
Kính lạy Đức Phật Đại Thắng Diệu Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy Đức Phật Kiết Sa
Kính lạy Đức Phật Phất Sa
Kính lạy Đức Phật Tỳ Bà Thi
Kính lạy Đức Phật Thi Khí
Kính lạy Đức Phật Tỳ Xá Phù
Kính lạy Đức Phật Câu Lưu Tôn
Kính lạy Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
Kính lạy Đức Phật Ca Diếp
Đức Phật lại bảo ngài Xá Lợi Phất hiện tại ở phương đông trong thế giới Khả Lạc có đức Phật tên là A Súc, các ông nên thành tâm kính lễ:
Kính lạy Đức Phật Nhựt Tạng
Kính lạy Đức Phật Long Vương Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Nhựt Tác
Kính lạy Đức Phật Long Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Xứng Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Sơn Thành
Kính lạy Đức Phật Phổ Diệu
Kính lạy Đức Phật Phổ Bửu
Kính lạy Đức Phật Xứng Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Hành Pháp Hạnh Xưng
Kính lạy Đức Phật Sơ Trí Huệ
Kính lạy Đức Phật Trí Sơn
Kính lạy Đức Phật Nhựt Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Sanh Thắng
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Tạng
Kính lạy Đức Phật Trí Hải
Kính lạy Đức Phật Đại Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Cao Sơn Thắng
Kính lạy Đức Phật Công Đức Tạng
Kính lạy Đức Phật Trí Pháp Giới
Kính lạy Đức Phật Vô Úy Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Đại Tinh Tấn Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Trí Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Vô Ngại Vương
Kính lạy Đức Phật Địa Lực Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Trì Hành
Kính lạy Đức Phật Lực Vương
Kính lạy Đức Phật Thiện Kiến
Kính lạy Đức Phật Pháp Quang Minh Vương
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Ma
Kính lạy Đức Phật Bất Đoạn Diệm
Kính lạy Đức Phật Công Đức Sơn
Kính lạy Đức Phật Trí Tế
Kính lạy Đức Phật Vô Chướng Lực Vương
Kính lạy Đức Phật Thiện Tư Duy
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Giới Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Khoái Thắng Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Tận Trí Tạng
Kính lạy Đức Phật Bửu Diện Thắng
Kính lạy Đức Phật Trí Ba Bà
Kính lạy Đức Phật Quyết Định Xưng
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Quang Vương
Kính lạy Đức Phật Pháp Hoa Võ
Kính lạy Đức Phật Tác Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Cao Sơn Vương
Kính lạy Đức Phật Thành Tựu Pháp Luân Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Nhãn
Kính lạy Đức Phật Đại Danh Thinh Đức
Kính lạy Đức Phật Vô Ngại Trí Lực Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Ngại An Ẩn
Kính lạy Đức Phật Tịch Môn
Kính lạy Đức Phật Phước Đức Lực Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Trí Y Vương
Kính lạy Đức Phật Pháp Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Vô Phòng An Ẩn
Kính lạy Đức Phật Trí Huệ Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Đại Lực Di Lưu Tạng
Kính lạy Đức Phật Quán Công Đức Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Đắc Vô Chướng Bất Mê
Kính lạy Đức Phật Hương Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Công Đức Tụ Tập Vương
Kính lạy Đức Phật Pháp Tề Để
Kính lạy Đức Phật Thinh Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Hộ Thinh
Kính lạy Đức Phật Chủng Chủng Lực Tinh Tấn Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Quang Minh Thắng Vương
Kính lạy Đức Phật Quá Nhứt Thiết Tu Di Sơn Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Di Lưu
Kính lạy Đức Phật Bất Động Pháp
Kính lạy Đức Phật Kiên Cố Cái Vương
Kính lạy Đức Phật Phổ Công Đức
Kính lạy Đức Phật Pháp Sa La Di Lưu
Kính lạy Đức Phật Tu Tập Trí Thinh
Kính lạy Đức Phật Trí Diệm Hoa Nguyệt Vương
Kính lạy Đức Phật Long Vương Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Ưu Đàm Mạc Hoa Vương
Kính lạy Đức Phật Chơn Kim Sắc Vương
Kính lạy Đức Phật Tăng Trưởng Pháp Tràng Vương
Kính lạy Đức Phật Chiên Đàn Ba La Quang
Kính lạy Đức Phật Trú Trì Công Đức Xưng
Kính lạy Đức Phật Kiên Cố Ý Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Nhiên Trần Đăng
Kính lạy Đức Phật Tinh Tấn Bộ
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Kiên Cố Tràng
Kính lạy Đức Phật Tối Pháp Xưng
Kính lạy Đức Phật Pháp Vương
Kính lạy Đức Phật Hàng Phục Đại Chúng
Kính lạy Đức Phật Hữu Quang Diệm Hoa Cao Sơn
Kính lạy Đức Phật Trí Thắng Chiếu
Kính lạy Đức Phật Tài Oai Đức Nhiên Đăng
Kính lạy Đức Phật Vô Tránh Vô Úy
Kính lạy Đức Phật Trí Hóa Thinh
Kính lạy Đức Phật Nhị Luân Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Diệu Thân Cái
Kính lạy Đức Phật Thắng Trang Nghiêm Vương
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Tòa Thiện Tọa
Kính lạy Đức Phật Phóng Nguyệt Quang Hoa Vương
Lại nữa, Xá Lợi Phất hiện tại chư Phật ở phương nam, các ông phải nên quy mạng nhất tâm kính lễ:
Kính lạy Đức Phật Pháp Tự Tại Hống
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Vương
Kính lạy Đức Phật Sơ Phát Tâm Hương Tự Tại Sa La
Kính lạy Đức Phật Na La Diên Tự Tại Tràng Di Lưu Thắng
Kính lạy Đức Phật Bửu Sơn Tinh Tấn Tự Tại Tập Công Đức
Kính lạy Đức Phật Thọ Đề Tạng
Kính lạy Đức Phật Tinh Tú Phương Tiện Xưng
Kính lạy Đức Phật Công Đức Lực Sa La Vương
Kính lạy Đức Phật Diệu Thinh Hống Phấn Tấn
Kính lạy Đức Phật Đắc Nhiết Thiết Chúng Sanh Ý
Kính lạy Đức Phật Đại Ý
Kính lạy Đức Phật Diệu Thinh Trần
Kính lạy Đức Phật Bửu Đà Sơn
Kính lạy Đức Phật Pháp Vân Hống Thinh
Kính lạy Đức Phật Hương Ba Đầu Ma Tinh Tấn Vương Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Vô Cấu Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Quang Ba Bà Tra
Kính lạy Đức Phật Công Đức Tích
Kính lạy Đức Phật Nhơn Duyên Quang Minh
Kính lạy Đức Phật Vô Biên Công Đức Vương
Kính lạy Đức Phật Tăng Trưởng Nhãn
Kính lạy Đức Phật Sư Tử Thinh Phấn Tấn
Kính lạy Đức Phật Thiên Lực Sư Tử Phấn Tấn
Kính lạy Đức Phật Quán Pháp
Kính lạy Đức Phật Pháp Hoa Thông
Kính lạy Đức Phật Kính Pháp Thanh Tịnh
Kính lạy Đức Phật Kiên Tinh Tấn Hành Phấn Tấn
Kính lạy Đức Phật Tự Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Di Lưu Quang
Kính lạy Đức Phật Công Đức A Ni La
Kính lạy Đức Phật Tịnh Căn
Kính lạy Đức Phật Hoán Trí
Kính lạy Đức Phật Trí Huệ Tác
Kính lạy Đức Phật Bất Phá Quảng Huệ
Kính lạy Đức Phật Lực Huệ
Kính lạy Đức Phật Ưu Đầu Bát
Kính lạy Đức Phật Pháp Kiên Cố Hoan Hỷ
Kính lạy Đức Phật Kiên Cố Ý Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Bình Đẳng Tu Di Sơn Diện
Kính lạy Đức Phật Phát Xả Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Thanh Tịnh Tạng
Kính lạy Đức Phật Nhứt Thiết Chúng Sanh Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thắng Nghiệp Thanh Tịnh Kiến
Kính lạy Đức Phật Trí Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Thiện Khoái Phấn Tấn
Kính lạy Đức Phật Vô Chướng Vô Trước Tinh Tấn
Kính lạy Đức Phật Thế Gian Tự Tại
Kính lạy Đức Phật Quảng Pháp Hành
Kính lạy Đức Phật Công Đức Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Bất Khiếp Nhược Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Thành Như Ý Thông
Kính lạy Đức Phật Như Quán Pháp
Kính lạy Đức Phật Chiên Đàn Tu
Kính lạy Đức Phật Kính Trọng Giới Vương
Kính lạy Đức Phật Bửu Danh
Kính lạy Đức Phật Long Vương Tự Tại Thinh
Kính lạy Đức Phật Đại Trí Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Vô Cô Độc Công Đức
Kính lạy Đức Phật A La Ma
Kính lạy Đức Phật Bất Diệt Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Tịnh Công Đức Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Tướng Hảo Trang Nghiêm Xưng
Kính lạy Đức Phật Hành Tự Tại Vương
Kính lạy Đức Phật Pháp Hoa Di Lưu
Kính lạy Đức Phật Pháp Tánh Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Nguyện Mãn Túc
Kính lạy Đức Phật Đại Xả Trang Nghiêm
Kính lạy Đức Phật Thiên Pháp Vô Úy
Kính lạy Đức Phật Hửu Tự Tại Thành Tựu
Kính lạy Đức Phật Lạc Pháp Phấn Tấn
Kính lạy Đức Phật Tịch Vương
Kính lạy Đức Phật Giải Thoát Vương
Kính lạy Đức Phật Kiên Di Lưu
Kính lạy Đức Phật Như Ý Lực Điển Vương
Kế lạy mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân; kính lạy mười phương các vị Đại Bồ Tát:
Chí tâm phát nguyện:
Con nguyện đến khi gần mạng chung,
Giây phút chót sau bỏ thân nầy,
Tất cả các căn khi tan hoại,
Tất cả thân thuộc phải lìa nhau,
Voi, ngựa, xe cộ, người giúp việc,
Của báu, kho tàng và cung thành,
Tất cả oai thế chẳng cùng theo,
Tất cả chướng ngại đều dứt hết,
Lúc ấy duy nhứt ai là bạn,
Đời nầy đã có thảy đều không,
Chỉ có hạnh nguyện của Phổ Hiền,
Mỗi niệm không từng lìa bỏ nhau,
Trong tất cả thời, tất cả chỗ,
Thường làm hướng đạo ở trước mắt,
Trong mỗi giây phút khi thức biến,
Liền được vãng sanh nước an lạc,
Con đã vãng sanh nước kia rồi,
Hiện tiền thành tựu hạnh nguyện nầy,
Tất cả viên mãn hết không còn,
Lợi lạc tất cả cõi chúng sanh,
Phật kia chúng hội đều thanh tịnh,
Con sinh trong hoa sen thù thắng,
Được thấy Như Lai vô lượng quang,
Hiện tiền thọ ký con giác ngộ,
Nhờ Phật Như Lai thọ ký rồi,
Hóa thân vô số trăm câu đê,
Trí tuệ rộng lớn khắp mười phương,
Khắp lợi tất cả cõi chúng sanh,
Phát nguyện đã rồi, chí tâm kính lạy…
Kính lạy Bồ Tát Sằn Đề
Kính lạy Bồ Tát Vĩ Lam
Kính lạy Bồ Tát Thượng Bửu Nguyệt
Kính lạy Bồ Tát Oai Nghi
Kính lạy Bồ Tát Bất Hư Đức
Kính lạy Bồ Tát Bửu Minh
Kính lạy Bồ Tát Lạc Thuyết Đảnh
Kính lạy Bồ Tát Huệ Đảnh
Kính lạy Bồ Tát Nhứt Thiết Dũng Kiện
Kính lạy Bồ Tát Phá Ám
Kính lạy Bồ Tát Công Đức Bửu
Kính lạy Bồ Tát Hoa Oai Đức
Kính lạy Bồ Tát Ly Ác Đạo
Kính lạy Bồ Tát Vân Ấm
Kính lạy Bồ Tát Xuất Quá
Kính lạy Bồ Tát Đảnh Tướng
Kính lạy Bồ Tát Sơn Tướng Bác Vương
Kính lạy Bồ Tát Diệu Sanh
Kính lạy Bồ Tát Đế Võng
Kính lạy Bồ Tát Bửu Thí
Kính lạy Bồ Tát Phá Ma
Kính lạy Bồ Tát Định Tự Tại Vương
Kính lạy Bồ Tát Pháp Tự Tại Vương
Kính lạy Bồ Tát Pháp Tướng
Kính lạy Bồ Tát Thường Tham
Kính lạy Bồ Tát Chấp Bửu Cự
Kính lạy Bồ Tát Minh Võng
Kính lạy Bồ Tát Vô Duyên Quán
Kính lạy Bồ Tát Hoại Ma
Kính lạy Thánh Tăng Đại Mục Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Từ Vương Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Phạm Âm Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Diệu Sắc Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Chiên Đàn Lâm Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Sư Tử Hống Âm Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Diệu Thinh Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Diệu Sắc Hình Mạo Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Chủng Chủng Trang Nghiêm Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Thích Tràng Pháp Vương Tử
Kính lạy Thánh Tăng Đảnh Sanh Pháp Vương Tử
Lễ lạy mười phương hết cõi hư không các ngôi Tam Bảo, chúng con nguyện cầu chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng đến đây cứu độ chúng con đang bị đọa đày do ba độc hại: tham lam, giận tức và si mê. Đệ tử chúng con đều được yên vui trong cảnh đại niết bàn (5). Nguyện cầu đem nước đại bi, tẩy trừ tội nghiệp cho chúng con được thanh tịnh mau chứng quả vô thượng chánh chơn, bốn loại chúng sinh (6) trong sáu đường, nếu có chúng sinh nào mắc phải tội lỗi, đều nhờ thần lực của Tam Bảo mà được thanh tịnh, đều được thành tựu đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, thành bậc Chánh Giác, hoàn toàn giải thoát. Đệ tử chúng con từ vô thỉ cho đến ngày nay, bị màng vô minh che phủ chơn tánh, bị lưới ái nhiễm ràng buộc, nên tâm hồn sa vào đường lối ngu si, xoay quanh ba cõi (7), cùng khắp sáu đường, chìm đắm trong bể khổ, không biết ngày nào ra; không thể biết được các nghiệp đời trước của mình, không thể hiểu được nhân duyên đã qua. Hoặc chính mình tự phá tịnh mạng và phá tịnh mạng người khác. Mình tự phá phạm hạnh (8) và phá phạm hạnh của kẻ khác, mình tự phá tịnh giới và phá tịnh giới của kẻ khác. Tội lỗi như vậy vô lượng vô biên, ngày nay hổ thẹn, thành tâm sám hối, nguyện xin trừ diệt. Đệ tử chúng con, lại hết lòng đảnh lễ sát đất, xin cầu sám hối, những tội lỗi từ vô thỉ cho đến ngày nay, do thân mạng, miệng lưỡi, ý tứ tạo ra mười ác nghiệp: thân sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác; ý thì đầy tham lam, giận tức và si mê. Mình tự làm mười điều ác, bảo người làm mười điều ác, khen ngợi người khác làm mười điều ác. Như thế, trong một giây lát, trong một ý nghĩ, khởi ra bốn mươi điều ác. Các tội như vậy vô lượng vô biên, ngày nay sám hối đảnh lễ chư Phật trong mười phương, nguyện xin trừ diệt:
Kính lạy Đức Phật Kim Hải Phương Đông
Kính lạy Đức Phật Siêu Xuất Tu Di Phương Nam
Kính lạy Đức Phật Vô Lượng Tràng Phương Tây
Kính lạy Đức Phật Hành Trí Phương Bắc
Kính lạy Đức Phật Cứu Cảnh Trí Phương Đông Nam
Kính lạy Đức Phật Vô Thượng Trí Phương Tây Nam
Kính lạy Đức Phật Tự Tại Trí Phương Tây Bắc
Kính lạy Đức Phật Minh Trí Phương Đông Bắc
Kính lạy Đức Phật Phạm Thiên Trí Phương Dưới
Kính lạy Đức Phật Phục Oán Trí Phương Trên
Đệ tử chúng con, cầu xin sám hối những tội từ vô thỉ cho đến ngày hôm nay:
Nương nơi sáu căn, rồi phát ra sáu thức (9), nhận chấp sáu trần, mắt đắm sắc, tai ưa tiếng, mũi trước hương, lưỡi nếm vị, thân ưa trơn láng, mịn màng, ý chạy theo pháp trần (10). Sáu căn ấy phát sanh không biết bao nhiêu tội lỗi, thường xuyên mở cửa cho tám muôn bốn nghìn trần lao. Tội lỗi như vậy vô lượng vô biên ngày nay sám hối, cầu mong dứt sạch. Đệ tử chúng con lại chí tâm đảnh lễ, tỏ bày sám hối những tội lỗi từ vô thỉ cho đến ngày nay, do thân, khẩu, ý gây ra nhiều chuyện bất bình, như chỉ biết có thân mình, mà không biết có thân của kẻ khác, chỉ biết có mình khổ, mà không biết khổ của người khác, chỉ biết cầu yên vui cho mình, không biết người khác cũng cầu muốn an vui, chỉ lo cầu giải thoát cho mình, không bao giờ giúp ai giải thoát, chỉ biết lo cho gia đình mình, quyến thuộc mình, không biết có gia đình người khác, có bà con người khác; chỉ biêt thân mình hơi đau một chút, hơi ngứa một chút là chịu không nổi, thế mà khi làm cho thân người khác đau khổ, thì sợ họ không đau, ít đau, không thấm thía. Chỉ biết lo sợ khổ một chút nơi đời hiện tại mà không biết lo khổ vô lượng kiếp cho đời vị lai. Bởi vì làm ác chết rồi phải đọa vào địa ngục, chịu mọi điều thống khổ, cho đến không biết các sự khổ não trong đường quỷ đói, trong đường súc sanh và trong cõi A tu la (11). Cõi người cũng như cõi trời có nhiều đau khổ vô lượng mà không chịu biết, chỉ vì tâm không công bình, phân chia người với ta, có niệm kẻ oán người thân, làm cho oán thù tràn khắp sáu nẻo. Những tội như vậy, vô lượng vô biên, ngày nay phát lồ cầu xin sám hối. Cầu cho mình và người tội diệt phúc sinh, căn lành thêm lớn.


Chú thích:
1. Na do tha: Navuta (S) chữ Phạn, số lớn bên Ấn Độ. Số nầy hoặc bằng muôn ức, hoặc bằng nghìn vạn.
2. A tăng kỳ kiếp: Đã giải trong quyển thứ sáu, số 1 trang 479 (Tập I).
3. Tâm bồ đề: Bodhicitta: (S) Coeur d’Eveil (F) Bồ đề: Đạo, giác. Người cầu cho được chơn đạo, chánh giác của Phật thì có tâm bồ đề. Cũng gọi theo nghĩa: đạo tâm, đạo lý, giác tâm. Tâm bồ đề mà sụt lùi, gọi là thoái chuyển, vì người tu không siêng năng tu thiện pháp. Còn ai đem lòng tinh tấn mà tu thiện pháp thì phước đức và trí tuệ ngày càng lớn, quả Phật càng gần, đó gọi là ‘bất thoái chuyển tâm bồ đề.’ Và như đem lòng bền chí mà tu trì, nhẫn nhục chịu với những cảnh trái nghịch, cương quyết để đạt mục đích, gọi là Tâm bồ đề kiên cố.
4. Hằng hà sa số Phật: Phật nhiều như số cát sông Hằng. Con sông lớn dài nhứt của Ấn Độ. Khi nào Phật thuyết pháp với số nhiều không đếm được thì Ngài ví dụ cho số cát sông Hằng. Chư Phật nhiều quá không tính được thì phải nói hằng hà sa số Phật.
5. Cảnh Đại niết bàn: Maha-nirvana (S). Là một cảnh hoàn toàn giải thoát, giác ngộ và sáng suốt. Thường chư Phật chứng đặng cảnh Đại Niết Bàn.
6. Bốn loại chúng sanh: Đã giải ở quyển thứ nhất, số 38, trang 106 (Tập I).
7. Ba cõi: Trois mondes (F) Những chúng sinh chưa hoàn toàn siêu thoát thì còn ở trong tam giới. Tức là ba cõi: Cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc.
8. Phạm hạnh: Đã giải ở quyển thứ chín, số 15, trang 648 (Tập I).
9. Sáu thức: Six connaissances (F) Sáu tri thức: Tri thức của mắt; tri thức của tai; tri thức của mũi; tri thức của lưỡi; tri thức của thân và tri thức của ý.
10. Pháp trần: Cảnh pháp, gọi tắt là Pháp. Pháp trần đối với ý căn. Một trần một cảnh trong sáu trần. Pháp trần là tất cả những pháp ở ngoài, chạm vào ý căn, liền đó nảy sanh ra ý thức. Pháp trần cũng gọi là pháp xứ, pháp giới, pháp cảnh…
11. Cõi A tu la: A tu la có ba loại, dĩ nhiên là ở ba cảnh giới ấy: A tu la cõi trời, ở giữa khoảng đất trống tại thành “Bảo thành.” A tu la cõi quỷ ở theo bờ biển, các hang núi. A tu la cõi súc: ở dưới đáy biển có thứ gió che nước, không chảy vào nơi cư ngụ.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Cảm tạ xứ Đức


Quy nguyên trực chỉ


Tổng quan về Nghiệp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.119.199 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập