Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Danh Kinh [佛說佛名經] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Phật Thuyết Phật Danh Kinh [佛說佛名經] »» Bản Việt dịch quyển số 7


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Hồng Danh Lễ Sám

Kinh này có 30 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
Việt dịch: Thích Huyền Vi

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Ngày nay, đệ tử chúng con tự nghĩ rằng: thân hình tợ sương mai, mạng sống như nắng chiều; cuộc đời mong manh, chưa biết sống chết lúc nào. Lại thêm nghèo thiếu không đủ phước đức đáng xưng, không có trí huệ sáng suốt, không có hiểu biết như đại nhơn hiền Thánh, lời nói không chơn thực, không trung hòa, nhơn nghĩa, hạnh kiểm tiến thoái không có lễ độ, tôn ty. Nếu lầm lập chí như vậy, càng thêm mệt nhọc cho sự tu hành. Đệ tử chúng con sanh lòng hổ thẹn, sợ hãi. Đạo tràng nầy lập có hạn định, nếu không lo lễ sám, sau phải luyến tiếc, hối hận cũng không thể được.
Từ nay trở đi, nguyện phải nỗ lực, sớm tối chuyên cần lễ sám, phụng sự cúng dường càng thêm tinh tấn. Chỉ có việc ấy là khoan khoái, cần làm hơn hết. Giờ đây chúng con thành kính đảnh lễ Hồng Danh các đức Phật trong mười phương thế giới.
Đệ tử chúng con, y theo kinh văn tỏ bày. Từ vô thỉ đến nay đã tạo các tội chướng, nay sẽ y theo sau đây, chúng con tâm phát thệ nguyện rộng lớn thọ trì đọc tụng:
Chúng con đã có các nghiệp thiện,
Nguyện được chóng thành Vô Thượng Tôn,
Rộng nói chánh pháp lợi quần sanh,
Đều khiến giải thoát các khổ não,
Hàng phục chúng ma quân đại lực,
Thường chuyển bánh xe pháp vô thượng,
Trụ lâu kiếp số khó nghĩ bàn,
Đầy đủ vị cam lộ chúng sanh,
Cũng như bực Tối Thắng quá khứ,
Sáu pháp ba la đều tròn đủ,
Dứt các tham dục và giận si,
Hàng phục phiền não trừ các khổ,
Nguyện con thường biết mạng đời trước,
Hay nhớ trăm ngàn đời quá khứ,
Cũng thường nhớ nghĩ Mâu Ni Tôn,
Được nghe pháp thậm thâm chư Phật,
Nguyện con đem các thiện nghiệp nầy,
Vâng thờ Tối Thắng Tôn vô biên,
Xa lìa tất cả nhơn bất thiện,
Thường được tu hành pháp chơn diệu,
Tất cả thế giới các chúng sanh,
Thảy đều lìa khổ được an vui,
Đã có các căn không đầy đủ,
Khiến thân tướng kia đều viên mãn,
Nếu có chúng sanh bị bịnh khổ,
Thân hình gầy ốm không chỗ nương,
Đều khiến bệnh khổ được tiêu trừ,
Sắc đẹp các căn đều sung túc,
Nếu phạm luật nước bị hình phạt,
Các khổ bức bách sanh ưu sầu,
Khi kia thọ rất khổ như thế,
Không có quy y đều cứu hộ,
Nếu bị roi đánh gông cùm xích,
Các thứ khổ cụ bức thân kia,
Vô lượng trăm nghìn khi ưu não,
Bức bách thân tâm không tạm vui,
Đều khiến được khỏi sự ràng buộc,
Nhẫn đến roi gậy hoặc duyên xấu,
Gần đến thọ hình được toàn mạng,
Các khổ đều khiến được trừ hết,
Nếu có chúng sanh đói bức bách,
Khiến được các thứ vị thù thắng,
Mù hay được thấy, điếc được nghe,
Người què đi được, câm hay nói,
Chúng sanh nghèo cùng được pháp tạng,
Kho lẫm đầy nhẫy không thiếu thốn,
Đều hay thọ được vui thượng diệu,
Không một chúng sanh thọ khổ não,
Tất cả người trời thấy đều vui,
Dung nghi hòa nhã rất đoan nghiêm,
Thảy đều hiện thọ vui vô lượng,
Thọ dụng giàu có phước đức đủ,
Tùy chúng sanh kia nghĩ âm nhạc,
Các tiếng giọng tốt đều hiện tiền,
Nghĩ nước liền hiện ao trong mát,
Hoa sen sắc vàng nổi trên mặt,
Tùy chúng sanh kia khéo suy nghĩ,
Ăn uống y phục và tọa cụ,
Vàng bạc quý báu ngọc lưu ly,
Anh lạc trang nghiêm đều đầy đủ,
Không cho chúng sanh nghe tiếng ác,
Cũng lại không thấy điều ngang trái,
Được thọ dung mạo rất đoan nghiêm,
Mỗi mỗi lòng từ ưa thích nhau,
Thế gian sắm sửa các nhạc cụ,
Tùy tâm nghĩ đến đều đầy đủ,
Có nhiều của cải không sẻn tiếc,
Phân chia đem cho các chúng sanh,
Hương đốt, hương bột và hương xoa,
Các hoa nhiều sắc chẳng phải một,
Mỗi ngày ba thời theo cây rụng,
Tùy tâm thọ dụng sanh hoan hỷ,
Phát nguyện đã rồi, chí tâm kính lạy…
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu
Kính lạy đức Phật Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Ly Nghi
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Bộ
Kính lạy đức Phật Thiện Hộ
Kính lạy đức Phật Bất Không Bộ
Kính lạy đức Phật Giác Hoa Tràng Bộ
Kính lạy đức Phật Sơn Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Đại Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thị Hiện Ác
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Xưng
Kính lạy đức Phật Bửu Thiên
Kính lạy đức Phật Trụ Nghĩa Trí
Kính lạy đức Phật Mãn Túc Trí
Kính lạy đức Phật Bất Hiệp Liệt Danh Xưng
Kính lạy đức Phật Vô Ưu
Kính lạy đức Phật Ly Cấu Thắng
Kính lạy đức Phật Phạm Thiên
Kính lạy đức Phật Địa Tự Tại Vương
Kính lạy đức Phật Hoa Nhãn
Kính lạy đức Phật Sai Biệt Kiến
Kính lạy đức Phật Pháp Quang Minh
Kính lạy đức Phật Cụ Túc Kiến
Kính lạy đức Phật Tín Công Đức
Kính lạy đức Phật Tam Giới Tôn
Kính lạy đức Phật Nguyệt Khí
Kính lạy đức Phật Bửu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Diệu Xưng
Kính lạy đức Phật Quang Minh Tác
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Quảng Hộ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thân
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Huệ
Kính lạy đức Phật Nan Thắng
Kính lạy đức Phật Công Đức Tụ
Kính lạy đức Phật Nguyệt Cao
Kính lạy đức Phật Đắc Đại Thế Chí
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Bộ
Kính lạy đức Phật Nguyệt Vô Úy
Kính lạy đức Phật Kiến Nhứt Thiết Nghĩa
Kính lạy đức Phật Dũng Mãnh
Kính lạy đức Phật Công Đức Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Vương
Kính lạy đức Phật Công Đức Diệm
Kính lạy đức Phật Quảng Trí
Kính lạy đức Phật Thiện Tịch Diệt
Kính lạy đức Phật Thiên Quang
Kính lạy đức Phật Vô Cấu
Kính lạy đức Phật Trụ Trì Vô Lượng Minh
Kính lạy đức Phật Hy Thắng
Kính lạy đức Phật Bất Phú Tàng
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ
Kính lạy đức Phật Đại Ý
Kính lạy đức Phật Thượng Thủ
Kính lạy đức Phật Thế Gian Quang Minh
Kính lạy đức Phật Đa Công Đức
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Nghĩa Huệ
Kính lạy đức Phật Ly Trần
Kính lạy đức Phật Ly Sân Hận Vô Nhiệt
Kính lạy đức Phật Thiện Xưng
Kính lạy đức Phật Xưng Đức
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Đức
Kính lạy đức Phật Nhơn Đức
Kính lạy đức Phật Tinh Tấn Tiên
Kính lạy đức Phật Đại Đức
Kính lạy đức Phật Tịch Huệ
Kính lạy đức Phật Hương Tượng
Kính lạy đức Phật Thượng Kiên
Kính lạy đức Phật An Lạc
Kính lạy đức Phật Bất Khả Thắng
Kính lạy đức Phật Nhựt Nguyệt
Kính lạy đức Phật Lôi Vương
Kính lạy đức Phật Điển Vương
Kính lạy đức Phật Đại Thắng
Kính lạy đức Phật Hộ Trí
Kính lạy đức Phật Nhựt Thắng
Kính lạy đức Phật Thành Tựu Nghĩa
Kính lạy đức Phật Bửu Tich
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Oán
Kính lạy đức Phật Hoa Thắng
Kính lạy đức Phật Ứng Xưng
Kính lạy đức Phật Trí Bộ
Kính lạy đức Phật Ly Mạn
Kính lạy đức Phật Căn Hoa
Kính lạy đức Phật Vô Úy Quốc Độ
Kính lạy đức Phật Cao Xưng
Kính lạy đức Phật Thị Hữu
Kính lạy đức Phật Nguyệt Cái
Kính lạy đức Phật Đa Công Đức
Kính lạy đức Phật Bửu Nguyệt
Kính lạy đức Phật Sư Tử Tràng
Kính lạy đức Phật Lạc Tư Duy
Kính lạy đức Phật Bất Khả Tư Nghị Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Lạc Công Đức
Kính lạy đức Phật Ứng Cúng Xưng
Kính lạy đức Phật Hoa Tướng
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Lạc Thuyết Xưng
Kính lạy đức Phật Ma Ni Kim Cang
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Thọ
Kính lạy đức Phật Ma Ni Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Đại Tự Tại Công Đức
Kính lạy đức Phật Thắng Nguyệt
Kính lạy đức Phật Cao Sơn Xưng
Kính lạy đức Phật Bách Quang Minh
Kính lạy đức Phật Hoan Hỷ
Kính lạy đức Phật Long Bộ
Kính lạy đức Phật Ý Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Bửu Nguyệt
Kính lạy đức Phật Tịch Diệt
Kính lạy đức Phật Nhiên Cự Vương
Kính lạy đức Phật Thượng Thủ
Kính lạy đức Phật Hoan Hỷ Tự Tại
Kính lạy đức Phật Bửu Kế
Kính lạy đức Phật Viễn Ly Trưởng
Kính lạy đức Phật Bửu Tàng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Diện
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Xưng
Kính lạy đức Phật Xưng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Ái Thiên
Kính lạy đức Phật La Hầu Thiên
Kính lạy đức Phật Thiện Diệm
Kính lạy đức Phật Bửu Ái
Kính lạy đức Phật Bửu Tụ
Kính lạy đức Phật Bửu Bộ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Hoa
Kính lạy đức Phật Cao Tu
Kính lạy đức Phật Nhân Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhân Huệ
Kính lạy đức Phật Chiếu Thế Gian
Kính lạy đức Phật Bửu Oai Đức
Kính lạy đức Phật Công Đức
Kính lạy đức Phật Đại Tượng
Kính lạy đức Phật Thừa Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Kiều Lương
Kính lạy đức Phật Hương Tượng
Kính lạy đức Phật Vô Tâm Huệ
Kính lạy đức Phật Di Lưu Tràng
Kính lạy đức Phật Thiện Hương
Kính lạy đức Phật Kiên Khải
Kính lạy đức Phật Thắng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Ma Ni Khải
Kính lạy đức Phật Hiền Đại
Kính lạy đức Phật Thiện Hương Nguyệt
Kính lạy đức Phật TịnhTự Tại
Kính lạy đức Phật Sư Tử Nguyệt
Kính lạy đức Phật Thắng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thiện Thắng
Kính lạy đức Phật Bất Khả Thắng Luân
Kính lạy đức Phật Thắng Thân
Kính lạy đức Phật Thật Danh
Kính lạy đức Phật Đại Hạnh
Kính lạy đức Phật Cao Quang Minh
Kính lạy đức Phật Công Đức Sơn
Kính lạy đức Phật Đại Xưng
Kính lạy đức Phật Pháp Xứng
Kính lạy đức Phật Thí Quang Minh
Kính lạy đức Phật Điển Đức
Kính lạy đức Phật Thật Tác
Kính lạy đức Phật Cứu Mạng
Kính lạy đức Phật Thiện Diệm
Kính lạy đức Phật Thiện Thủ
Kính lạy đức Phật Quyết Định Huệ
Kính lạy đức Phật Ly Hữu
Kính lạy đức Phật Ma Ni Hương
Kính lạy đức Phật Thắng Hỷ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu
Kính lạy đức Phật Xưng Thắng
Kính lạy đức Phật Thiện Trí Huệ
Kính lạy đức Phật Ma Ni Nguyệt
Kính lạy đức Phật Cao Quang
Kính lạy đức Phật Bất Khả Hàng Phục Hạnh
Kính lạy đức Phật Đại Quang
Kính lạy đức Phật Ma Ni Luân
Kính lạy đức Phật Thế Tôn
Kính lạy đức Phật Sư Tử Tượng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Mãn
Kính lạy đức Phật Bửu Diệm
Kính lạy đức Phật La Hầu
Kính lạy đức Phật Thiện Hộ
Kính lạy đức Phật Hy Giác
Kính lạy đức Phật Đồng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Tịch Tịnh Khứ
Kính lạy đức Phật An Ẩn Thế Gian
Kính lạy đức Phật Vô Não
Kính lạy đức Phật Thập Phương Hạnh
Kính lạy đức Phật Lực Hỷ
Kính lạy đức Phật Hỏa Thể Thắng
Kính lạy đức Phật Chí Đại Thể
Kính lạy đức Phật Đắc Đại Thể
Kính lạy đức Phật Công Đức Tạng
Kính lạy đức Phật Thật Hạnh
Kính lạy đức Phật Vô Úy Thắng
Kính lạy đức Phật Thọ Đề
Kính lạy đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang
Kính lạy đức Phật Quảng Công Đức
Kính lạy đức Phật Tự Tại
Kính lạy đức Phật Ma Ni Hương
Kính lạy đức Phật Tác Nghiệp
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thủ
Kính lạy đức Phật Thiện Hóa
Kính lạy đức Phật Bửu Cao
Kính lạy đức Phật Đại Hải
Kính lạy đức Phật Trú Trì
Kính lạy đức Phật Nghĩa Trí
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Duy Huệ
Kính lạy đức Phật Chúng Luân
Kính lạy đức Phật Bửu Hỏa
Kính lạy đức Phật Tu Hạnh Nghĩa
Kính lạy đức Phật Thế Gian Nguyệt
Kính lạy đức Phật Hoa Thinh
Kính lạy đức Phật Tịnh Tràng
Kính lạy đức Phật Đại Chúng Thượng Thủ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Bộ
Kính lạy đức Phật Oai Đức
Kính lạy đức Phật Phước Đức Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Xưng
Kính lạy đức Phật Tín Chúng
Kính lạy đức Phật Vô Biên Xưng
Kính lạy đức Phật Bất Không Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thánh Thiên
Kính lạy đức Phật Kim Cang Chúng
Kính lạy đức Phật Thiện Kiên
Kính lạy đức Phật Tràng Vương
Kính lạy đức Phật Hoa Thành
Kính lạy đức Phật Khải Huệ
Kính lạy đức Phật Phong Hành
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Duy
Kính lạy đức Phật Đại Xứng
Kính lạy đức Phật Khoái Nhiên
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Tụ
Kính lạy đức Phật Công Đức Hộ
Kính lạy đức Phật Nghĩa Khứ
Kính lạy đức Phật Vô Úy
Kính lạy đức Phật Đại Từ Bi
Kính lạy đức Phật Trụ Phân Biệt
Kính lạy đức Phật Ma Ni Túc
Kính lạy đức Phật Giải Thoát Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thiện Báo
Kính lạy đức Phật Thiện Tật Bình Đẳng Oai Đức
Kính lạy đức Phật Trí Thắng
Kính lạy đức Phật Thiện Thiên
Kính lạy đức Phật Thật Thinh
Kính lạy đức Phật Trí Lực Đắc
Kính lạy đức Phật Sư Tử Huệ
Kính lạy đức Phật Hoa Cao
Kính lạy đức Phật Trí Tác
Kính lạy đức Phật Hoa Đức
Kính lạy đức Phật Công Đức Tạng
Kính lạy đức Phật Bửu Xứng
Kính lạy đức Phật Thật Xưng
Kính lạy đức Phật Bất Khả Hàng Phục
Kính lạy đức Phật Vô Úy Tự Tại
Kính lạy đức Phật Tịnh Nhựt
Kính lạy đức Phật Chư Thiên
Kính lạy đức Phật Khả Ái
Kính lạy đức Phật Thật Thiên
Kính lạy đức Phật Bảo Tạng
Kính lạy đức Phật Công Đức Xứng
Kính lạy đức Phật Trí Tích
Kính lạy đức Phật Thanh Bạch
Kính lạy đức Phật Viễn Hành
Kính lạy đức Phật Thiên Oai Đức
Kính lạy đức Phật Tịnh Thánh
Kính lạy đức Phật Hỷ Khứ
Kính lạy đức Phật Đại Ưu Oai Đức
Kính lạy đức Phật Diệm Tụ
Kính lạy đức Phật Đại Thắng
Kính lạy đức Phật Hoa Quang
Kính lạy đức Phật Hỷ Thượng
Kính lạy đức Phật Thiện Thủ
Kính lạy đức Phật Tự Tại Tràng
Kính lạy đức Phật Đại Ái
Kính lạy đức Phật Thiện Tâm
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Tha Chúng
Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh
Kính lạy đức Phật Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Nghị Cảnh Giới
Kính lạy đức Phật Thiện Tý
Kính lạy đức Phật Đại Bửu
Kính lạy đức Phật Xứng Ý
Kính lạy đức Phật Thế Gian Tôn
Kính lạy đức Phật Công Đức Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Thinh
Kính lạy đức Phật Kim Cang Tiên
Kính lạy đức Phật Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Sư Tử Lực
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Nhãn
Kính lạy đức Phật Ca Diếp
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Trí
Kính lạy đức Phật Trí Bộ
Kính lạy đức Phật Cao Oai Đức
Kính lạy đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Thân
Kính lạy đức Phật Sai Biệt Thân
Kính lạy đức Phật Sai Biệt Oai Đức
Kính lạy đức Phật Bất Khả Tỷ Cam Lộ Bát
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Minh Điển Đức
Kính lạy đức Phật Tịch Diệt Khứ
Kính lạy đức Phật Bất Động
Kính lạy đức Phật Đa Xưng
Kính lạy đức Phật Công Đức Pháp
Kính lạy đức Phật Hoan Hỷ Vô Úy
Kính lạy đức Phật Trang Nghiêm Vương
Kính lạy đức Phật Diệu Xứng
Kính lạy đức Phật Đa Diệm
Kính lạy đức Phật Hoa Thắng
Kính lạy đức Phật Bửu Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Thiện Hiền
Kính lạy đức Phật Bửu Diệu
Kính lạy đức Phật Thiện Trí Huệ
Kính lạy đức Phật Thiện Hiền Đức
Kính lạy đức Phật Phạm Tràng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Cái
Kính lạy đức Phật La Võng Diệm
Kính lạy đức Phật Quảng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Trí Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Tường
Kính lạy đức Phật Công Đức Quang Minh
Kính lạy đức Phật Xưng Danh Thinh
Kính lạy đức Phật Mãn Nguyệt
Kính lạy đức Phật Hoa Quang
Kính lạy đức Phật Thiện Hạnh
Kính lạy đức Phật Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Điển Tràng
Kính lạy đức Phật Quang Minh Vương
Kính lạy đức Phật Tinh Tú Quang
Kính lạy đức Phật Bất Khả Kiêm Danh
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Tạng
Kính lạy đức Phật Phất Sa Khoái
Kính lạy đức Phật Nhãn Mãn
Kính lạy đức Phật Vô Trược Nghĩa
Kính lạy đức Phật Cao Oai Đức
Kính lạy đức Phật Hoa Oai Đức
Kính lạy đức Phật Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Vô Chướng Trí
Kính lạy đức Phật La Hầu Thiên
Kính lạy đức Phật Trí Tụ
Kính lạy đức Phật Thượng Thủ
Kính lạy đức Phật Tự Tại Kiếp
Kính lạy đức Phật Hoa Tràng
Kính lạy đức Phật La Hầu
Kính lạy đức Phật Hỏa Dược
Kính lạy đức Phật Tinh Tú Vương
Kính lạy đức Phật Minh Vương
Kính lạy đức Phật Phước Đức Thủ
Kính lạy đức Phật Xứng Quang
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Pháp Tạng
Kính lạy đức Phật Thiện Trí Huệ
Kính lạy đức Phật Công Đức Tự Tại Kiếp
Kính lạy đức Phật Kim Cang Tiên
Kính lạy đức Phật Trí Huệ Tích
Kính lạy đức Phật Thiện Trú
Kính lạy đức Phật Thiện Chí Trí Huệ
Kính lạy đức Phật Tịnh Thinh
Kính lạy đức Phật Long Hống Thinh
Kính lạy đức Phật Tướng Tràng
Kính lạy đức Phật Trí Huệ Tự
Kính lạy đức Phật Vô Úy
Kính lạy đức Phật Tịnh Thượng Thủ
Kính lạy đức Phật Khoái Nhãn
Kính lạy đức Phật Sũng Đức
Kính lạy đức Phật Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Điểm Huệ
Kính lạy đức Phật Bất Khiếp Nhược Thinh
Kính lạy đức Phật Bửu Tướng
Kính lạy đức Phật Thinh Đức
Kính lạy đức Phật Sư Tư
Kính lạy đức Phật Chủng Chủng Thuyết
Kính lạy đức Phật Trí Sắc
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Tụ
Kính lạy đức Phật Hoa Tụ
Kính lạy đức Phật Phấn Tấn Khứ
Kính lạy đức Phật Hoa Tích
Kính lạy đức Phật Thắng Sắc
Kính lạy đức Phật Tinh Tú Sắc
Kính lạy đức Phật Nguyệt Đăng
Kính lạy đức Phật Oai Đức Tụ
Kính lạy đức Phật Bồ Đề Vương
Kính lạy đức Phật Vô Tận
Kính lạy đức Phật Thiện Huệ Nhãn
Kính lạy đức Phật Hỷ Thân
Kính lạy đức Phật Trí Huệ Quốc Độ
Kính lạy đức Phật Thượng Thân
Kính lạy đức Phật Tịnh Oai Đức
Kính lạy đức Phật Hữu Trí
Kính lạy đức Phật Chân Thinh
Kính lạy đức Phật Đại Tôn
Kính lạy đức Phật Vô Chướng Ngại Tạng
Kính lạy đức Phật Thắng Đức
Kính lạy đức Phật Thắng Trí Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Đại Diệm
Sau đây, chúng con xin đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân:
Kính lạy Tôn Kinh Sa Yết Tỳ Kheo Công Đức
Kính lạy Tôn Kinh Thọ Đề Già
Kính lạy Tôn Kinh Lô Chí Trưởng Giả
Kính lạy Tôn Kinh Tu Ma Đề Trưởng Giả
Kính lạy Tôn Kinh Đăng Chỉ Nhân Duyên
Kính lạy Tôn Kinh Thập Nhị Phẩm Sanh Tử
Kính lạy Tôn Kinh Giảng Vương
Kính lạy Tôn Kinh Ngũ Vương
Kính lạy Tôn Kinh Mạt La Vương
Kính lạy Tôn Kinh Ma Đạt Quốc Vương
Kính lạy Tôn Kinh Phổ Đạt Vương
Kính lạy Tôn Kinh Kiền Đà Quốc Vương
Kính lạy Tôn Kinh Kiên Ý
Kính lạy Tôn Kinh Phật Đại Tăng Đại
Kính lạy Tôn Kinh Tà Kỳ
Kính lạy Tôn Kinh Thập Nhị Đầu Đà
Kính lạy Tôn Kinh Hộ Tịnh
Kính lạy Tôn Kinh Mộc Hoạn Tử
Kính lạy Tôn Kinh Thời Phi Thời
Kính lạy Tôn Kinh Tích Trượng
Kính lạy Tôn Kinh Chiên Đàn Thọ
Kính lạy Tôn Kinh Tân Tuế
Kính lạy Tôn Kinh Bần Cùng Lão Công
Kính lạy Tôn Kinh Trưởng Giả Tử Hoài Não Tam Xứ
Kính lạy Tôn Kinh Phật Thuyết Việt Nan
Kính lạy Tôn Kinh Chiên Đàn Việt Quốc Vương
Kính lạy Tôn Kinh Tự Ái
Kính lạy Tôn Kinh Phật Thuyết Xứ Xứ
Kính lạy Tôn Kinh Vô Thượng Xứ
Kính lạy Tôn Kinh Luân Chuyển Ngũ Đạo Tội Phước Báo Ứng
Kính lạy Tôn Kinh Vị Sanh Oán
Kính lạy Tôn Kinh Thập Bát Nê Lê
Kính lạy Tôn Kinh Tăng Hộ Nhân Duyên
Kính lạy Tôn Kinh Na Tiên Tỳ Kheo
Kính lạy Tôn Kinh Tứ Phần Luật
Kính lạy Tôn Kinh Thập Tụng Luật
Kính lạy Tôn Kinh Tăng Kỳ Luật
Kính lạy Tôn Kinh Sa Di Tắc Luật
Kính lạy Tôn Kinh Tăng Kỳ Giới Bổn
Kính lạy Tôn Kinh Tứ Phần Giới Bổn
Kính lạy Tôn Kinh Giải Thoát Giới Bổn
Kính lạy Tôn Kinh Sa Di Oai Nghi
Kính lạy Tôn Kinh Đàm Vô Đức Yết Ma
Kính lạy Tôn Kinh Tứ Phần Ni Yết Ma
Kính lạy Tôn Kinh Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Phương
Kính lạy Tôn Kinh Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa
Kính lạy Tôn Kinh Tỳ Nại Gia
Kính lạy Tôn Kinh Tát Bà Đa Tỳ Ni Ma Đức Lặc Già
Chúng con kính lễ các vị Đại Bồ Tát trong mười phương thế giới:
Kính lạy Đại Bồ Tát Pháp Vương
Kính lạy Đại Bồ Tát Hiệp Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Hàng Phục Ma
Kính lạy Đại Bồ Tát Phổ Kiến
Kính lạy Đại Bồ Tát Trí Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Nan Khả
Kính lạy Đại Bồ Tát Nhơn Đà La Tràng
Kính lạy Đại Bồ Tát Kim Kế
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Kiến
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Giải Thoát Vương
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Oai Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Ba Đầu Ma Nhãn
Kính lạy Đại Bồ Tát Phổ Nhãn
Kính lạy Đại Bồ Tát Quyết Định Pháp
Kính lạy Đại Bồ Tát Ly Cấu
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Quang
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Lực
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Nguyệt
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Nguyệt
Kính lạy Đại Bồ Tát Tịnh Tâm
Kính lạy Đại Bồ Tát Trụ Trì Hoa
Kính lạy Đại Bồ Tát Bất Khán Hạnh
Kính lạy Đại Bồ Tát Ly Chư Ác
Kính lạy Đại Bồ Tát Đắc Đại
Kính lạy Đại Bồ Tát Trí Cự Đăng
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Biên Hạnh
Kính lạy Đại Bồ Tát vô Biên Kiến
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Chướng Ngại Trí
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Cấu Nhãn Sơn Vương
Kính lạy Đại Bồ Tát Trụ Trì Tịch Tịnh
Kính lạy Đại Bồ Tát Ly Ám
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Biên Tràng
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Quang
Kính lạy Đại Bồ Tát Tam Giới Tôn
Kính lạy Đại Bồ Tát Thế Gian Cự
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Chướng Nhãn
Kính lạy Đại Bồ Tát Bất Khả Kiêm Xưng
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Biên Kiến
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Ngại Kiến
Kính lễ chư vị Đại Bồ Tát vô lượng vô biên trong mười phương như thế xong, giờ đây kính lạy các vị Hiền Thánh, Thanh Văn, Duyên Giác:
Kính lạy Phật Bích Chi Tận Kiêu Mạn
Kính lạy Phật Bích Chi Thân Thích
Kính lạy Phật Bích Chi Đắc Thoát
Kính lạy Phật Bích Chi Vô Cấu
Kính lạy Phật Bích Chi Độc Lợi
Kính lạy Phật Bích Chi Kê Thơ
Kính lạy Phật Bích Chi Năng Tác Kiêu Mạn
Kính lạy Phật Bích Chi Nan Thoát
Kính lạy Phật Bích Chi Bất Thoái
Kính lạy Phật Bích Chi Tầm Thanh
Kính lễ các vị Bích Chi Phật vô lượng vô biên như thế, lễ ngôi Tam Bảo cũng đã xong, sau đây lại sám hối tiếp. Đệ tử chúng con thành tâm sám hối những tội tham dục (1). Trong Kinh đã nói, chỉ vì tham dục mà phải ở trong địa ngục si mê, rồi chìm đắm trong biển sanh tử, không biết lúc nào ra khỏi. Chúng sanh bị ngũ dục lạc (2) nó làm nhơn làm duyên, từ xưa đến nay, trôi nổi trong biển sanh tử. Mỗi một chúng sanh sống trong kiếp số, đã chứa thân cốt, như núi Tỳ Phú La (3), tại thành Vương Xá (4), đã uống sữa mẹ, nhiều như nước bốn biển (5), máu đã đổ ra, lại nhiều còn hơn; cha mẹ, anh em, sáu hàng bà con (6), khi chết nước mắt đã khóc, như nước bốn biển.
Thế nên nói rằng, có ân ái thì sanh ra, ái hết thì được chấm dứt. Sự sanh tử do tham ái làm cội gốc.
Do đó, trong Kinh thường nói tội dâm dục hay khiến chúng sanh đọa vào địa ngục, làm thân quỷ đói chịu khổ,nếu lúc sanh làm loài súc sanh, thường mang các thân bồ câu, chim sẻ hay thân chim uyên ương, nếu sanh trong loài người, vợ chồng bất chính, bà con không thuận. Dâm dục đã bị ác nghiệp như thế.
Đệ tử chúng con ngày nay, chí tâm cúi đầu, tác lễ sám hối:
Kính lạy đức Phật Sư Tử Âm Phương Đông
Kính lạy đức Phật Đại Vân Tạng Phương Nam
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Thọ Phương Tây
Kính lạy đức Phật Hồng Liên Hoa Quang Phương Bắc
Kính lạy đức Phật Vô Câu Lưu Ly Phương Đông Nam
Kính lạy đức Phật Thắng Điều Phục Thượng Phương Tây Nam
Kính lạy đức Phật Tán Hoa Sanh Đức Phương Tây Bắc
Kính lạy đức Phật Tâm Đồng Hư Không Phương Đông Bắc
Kính lạy đức Phật Vô Cố Xưng Vương Phương Dưới
Kính lạy đức Phật Tịnh Trí Huệ Hải Phương Trên
Kính lạy các ngôi Tam Bảo hết cõi hư không, mười phương thế giới, đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc thông đồng với thê, thiếp của người, chiếm đoạt phụ nữ của kẻ khác, xâm lấn trinh khiết với tỳ kheo ni, phá phạm hạnh của kẻ tu hành, bức bách đủ điều, tâm trược ngó tà, nói năng đùa cợt, hoặc lại làm xấu hổ nhà cửa kẻ khác, làm nhơ danh dự của người, hoặc đối với năm hạng đàn ông bất thường (7) khởi hạnh bất tịnh. Những tội như thế, vô lượng vô biên, ngày nay đem hết lòng thành cầu xin sám hối.
Đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc thọ thân nữ, tâm như ngựa chạy ngoài đồng rộng, hằng ngày buông lung tâm ý, không giờ phút nào định tĩnh, thường ôm lòng tà, hằng sinh vọng tưởng dâm dục, hoặc ở trong chùa tháp, không chịu để tâm nghe pháp của Phật, mắt thường liếc ngó tham dục, hoặc yêu thương các bậc sa môn (8), phá hoại nam tử của kẻ khác, không lưu ý đến giáo pháp của Phật, mà chỉ phóng tâm dâm dục, khiến cho tâm niệm trôi nổi biển ái, không thấy bến bờ giải thoát, hoặc làm ô uế ba pháp y (9) của Tăng, Ni, hoặc nơi tịnh xá, chùa chiền làm hạnh bất tịnh, cùng nhau rờ mó… Các tội như thế, vô lượng vô biên, ngày nay hổ thẹn chí thành sám hối.
Đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc làm thân nữ, thường ôm lòng dâm dục, hoặc xâm chiếm phu chủ của người khác, mê theo các gã đàn ông lực lưỡng, hoặc làm bùa ngải phá các phụ nữ cho đến ốm đau, ai mà thiếu phước thường bị tà nhập, các loại quỷ ma nhân đây mà tiện báo, không gặp được thầy giỏi yểm trừ, có khi bị chết. Những tội như thế vô lượng vô biên, ngày nay hổ thẹn tỏ bày ăn năn thành tâm cúi đầu, quy mạng sám hối.
Lại nữa đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, hoặc mắt bị sắc đắm nhiễm, hoặc ưa theo các màu trang sức, đỏ, vàng, xanh, trắng, hồng, lục, tía, đen… Hoặc chạy theo hay dở của nam nữ, tưởng các tư thái dài, ngắn, trắng, đen, khởi tưởng phi pháp; hoặc tai ưa thích tiếng giọng du dương, đờn ca, xướng hát, hoặc theo tiếng giọng nam nữ, nói năng dịu dàng rồi khởi tưởng phi pháp (10); hoặc mũi ngửi mùi thơm, ướp xạ xông hương, mùi thơm bát ngát, khởi lòng tưởng phi pháp; hoặc lưỡi nếm các mùi vị ngọt béo thơm tho, nhứt là máu thịt của chúng sinh, để nuôi dưỡng thân tứ đạo (11), càng thêm gốc khổ, rồi khởi vọng tưởng phi pháp; hoặc thân ưa xúc chạm lụa là, gấm vóc, hàng the, nhung nhiễu, tất cả các đồ trang sức quý giá, rồi khởi tưởng phi pháp; hoặc ý nhiều loạn tưởng, vọng làm các điều trái phép. Có sáu tưởng nầy, tạo tội rất dễ. Các tội như thế vô lượng vô biên, ngày nay chí tâm hướng đến mười phương chư Phật, tôn Pháp và Hiền Thánh Tăng, tỏ bày sám hối.
Đệ tử chúng con chí thành phát nguyện, nhờ công năng sám hối nầy, những tội dâm dục, chuyển sanh công đức, nguyện đời đời kiếp kiếp, tự nhiên hóa sanh, không do bào thai, trong sạch tinh khiết, tướng tốt đoan trang, sáu tình (12) khai phóng, thông minh lanh lợi, rõ biết ân ái cũng như gông cùm, quán sát sáu trần (13) như huyển như hóa, đối với cảnh ngũ dục (14), quyết định xa lìa, cho đến trong giấc chiêm bao cũng không tưởng tà, các nhân duyên trong cũng như ngoài, hằng không lay động.
Sám hối nhãn căn, nguyện đem công đức nầy cầu cho nhãn quan thấy suốt pháp thân thanh tịnh của chư Phật, Bồ Tát trong mười phương, không có hai tướng.
Sám hối nhĩ căn, nguyện nhờ công năng nầy, khiến lỗ tai thường nghe chánh pháp của chư Phật, Hiền Thánh đã nói trong mười phương rồi y giáo phụng hành.
Sám hối tỷ căn, nguyện nhờ công năng nầy, lỗ mũi thường ngửi mùi vị ‘hương tích’ (15), vào mùi thơm pháp vị, bỏ lìa sanh tử, không còn ngửi mùi vị bất tịnh xú uế.
Sám hối thiệt căn, nguyện nhờ công năng nầy, khiến cái lưỡi thường nếm các pháp vị cao thâm của thiền duyệt, không ham mùi vị huyết nhục của chúng sanh.
Sám hối thân căn, xin nhờ công năng nầy, khiến cho thân nầy thường mặc áo Như Lai (16), mang y nhẫn nhục (17), nằm trên giường vô úy, ngồi tòa tứ thiền (18).
Sám hối ý căn, nguyện đem công đức nầy khiến cho cái ý thành tựu được mười tưởng (19), suốt thông năm minh (20) quán sâu hai đế (21) đạt lý không bình đẳng, từ huệ phương tiện, khởi mười diệu hạnh (22), vào dòng nước Phật Pháp, mỗi niệm hằng thêm sáng suốt, rõ ràng xuất hiện được ‘đại vô sanh pháp nhãn’ (23) của Như Lai.


Chú thích:
1. Tội tham dục: Lòng ham muốn không chán đối với trần cảnh, tham ái vô độ, mọi sự sung sướng thường tình, như sắc đẹp, của cải, danh vọng v.v… ở thế gian. Tức là tham hưởng năm thứ dục lạc do ngũ căn mê thích ngũ trần. Tham dục thường có nghĩa: tham lam sắc dục mà tạo tội.
2. Ngũ dục lạc: Đã chú giải trong ở thứ Tư, số 21.
3. Núi Tỳ Phú La: Cũng gọi là Tỳ Bố La, có nghĩa là cảnh núi rộng lớn hai bên hông (Quảng bác hiếp sơn). Cảnh núi ấy ở tại nước Ma Kiệt Đà (Magadha) gần thành Vương Xá (Rajagriha), người thường ai cũng thấy, cho nên ở đâu Phật cũng đem núi ấy ra làm ví dụ. Kinh Niết Bàn quyển 22: Mỗi chúng sanh trong một kiếp, nếu tích trữ xương, cốt mình, thì bằng cảnh núi Tỳ Phú La ở thành Vương Xá.
4. Vương Xá Thành: Rajagriha (S) Demeure royale. Kinh đô nước Ma Kiệt Đà (Magadha), Vua Tần Bà Sa La (Bimbasara) trị vì hồi đức Phật Thích Ca ra đời. Lúc ấy, vua Tần Bà Sa La là Vua, chúa tể nước Ấn Độ và nuóc Ma Kiệt Đà là nước lớn hơn hết. Vương Xá là tiếng dịch nghĩa, còn La Duyệt là tiếng đọc theo Phạn.
5. Nước bốn biển: Nước bốn biển lớn, bốn vùng biển tại bốn phương núi Tu Di; núi Tu Di tại trung ương bốn biển lớn, trong mỗi biển lớn đều có một châu lớn, núi Thiết Vi bao vòng quanh phía ngoài bốn biển lớn…
6. Sáu hàng bà con: Đã chú giải ở quyển thứ Năm, số 1.
7. Với năm hạng đàn ông bất thường: Năm thứ người chẳng phải là hạng nam nhi; họ chẳng có cái hoàn toàn nam tánh: 1. Sanh bất nam. 2. Kiền bất nam. 3. Đố bất nam. 4. Biến bất nam, và 5. Bán bất nam.
8. Bậc sa môn: Sramana (S) là Phạn ngữ, dịch là cần lao: là bậc siêng tu giới, định, huệ, rất có công lao với nền đạo Vô Thượng. Là bậc tu hành kỹ lưỡng và hết lòng làm đạo.
9. Ba pháp y: Bộ áo có 3 cái, tức là bộ Cà Sa của nhà sư: 1. An đà hội = Y năm điều, áo may hiệp lại là năm miếng. 2. Uất đa la tăng: Y bảy điều, y may hiệp lại thành 7 miếng và 3. Y tăng già lê = áo ngoài, áo lớn là y chín điều, hoặc 25 điều…
10. Khởi tưởng phi pháp: Tức là khởi lòng tà vạy, mất chánh niệm, khởi vọng tâm theo vấn đề nam nữ luyến ái, sanh ra loạn động rồi gây thành si mê mờ tối.
11. Thân tứ đại: Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 51.
12. Sáu tình: Tức là sáu căn. Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 23.
13. Sáu trần: Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 28.
14. Ngũ dục: Đã chú giải trong quyển thứ Tư, số 21.
15. Mùi vị hương tích: Tức là mùi thơm của cơm ở nước Hương Tích do đức Phật A Súc Bệ làm giáo chủ ở phương đông. Đến đó chỉ hưởng mùi vị cơm Hương Tích là ngộ đạo, giải thoát.
16. Mặc áo Như Lai: Tức là pháp y giải thoát, mặc vào ‘tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự.’
17. Mang y nhẫn nhục: Áo nhẫn nhục, lời ví dụ. Ví như y phục che chở bên ngoài, ngăn cản những sự chướng ngại cho người ta; lòng nhẫn nhục cũng như thế, nó che ngăn cho cái tâm khỏi giận hờn, được yên ổn, nên gọi là mang y nhẫn nhục. Tiếng gọi là áo Ca-Sa của nhà sư, vì mặc áo ấy thì giải thoát khỏi sự phiền muộn giận hờn.
18. Ngồi tòa tứ thiền: Quatre degrés de meditation. Quatrième degré de meditation (F) Cũng gọi là Tứ Thiền Định, hay Đệ Tứ Thiền. Ngồi tòa bốn thiền: Sơ thiền ly sanh hỷ lạc địa. Nhị thiền định sanh hỷ lạc địa. Tam thiền ly hỷ diệu lạc địa và tứ thiền xả niệm thanh tịnh địa.
19. Mười tưởng: Mười tư tưởng; mười phép quán tưởng liên tiếp: 1. Vô thường tưởng. 2. Khổ tưởng. 3. Vô ngã tưởng. 4. Yểm ly thực tưởng. 5. Nhứt thiết thế gian bất khả lạc tưởng. 6. Tử tưởng. 7. Đa quá tội tưởng. 8. Ly tưởng. 9. Diệt tưởng và 10. Vô ái tưởng.
20. Năm minh: Năm môn học xưa của Ấn Độ, nhờ đó mà trí huệ phát sanh: 1. Thanh minh: Xiển minh về ngôn ngữ, về văn tự. 2. Công xảo minh: Xiển minh về hết thảy công nghệ, kỹ thuật, toán số, lịch số v.v… 3. Y phương minh: Xiển minh về phương thuốc trị bịnh. 4. Nhân minh: Xiển minh luận lý học, bàn luận lẽ chánh tà, chơn ngụy… và 5. Nội minh: Xiển minh tôn chỉ của học phái mình. Luận làm nội minh.
21. Quán sâu hai đế: Deux vérités (F) Hai chơn lý, hai cỡ hiểu biết: 1. Tục đế: Chơn lý của thế tục, hợp với người đời; chỗ hiểu biết của hạng phàm phu. Ấy là chơn lý cỡ thấp, còn khuyết điểm. Cũng gọi là thế đế. 2. Chơn đế: Chơn lý của hạng thoát ly, của bậc Thánh giả; chỗ hiểu biết của Phật, Thánh. Ấy là chơn lý cỡ cao, trọn vẹn. Cũng gọi là thắng nghĩa đế, đệ nhứt nghĩa đế.
22. Mười diệu hạnh: Mười nết hạnh, về việc lợi tha cần phải thật hành mười diệu hạnh: 1. Hoan hỷ hạnh. 2. Nhiêu ích hạnh. 3. Vô sân hận hạnh. 4. Vô tận hạnh. 5. Ly si loạn hạnh. 6. Thiện hiện hạnh. 7. Vô trước hạnh. 8. Tôn trọng hạnh. 9. Thiện pháp hạnh và 10. Chơn thật hạnh.
23. Vô sanh pháp nhẫn: Đức nhẫn nhục của người tu đắc đạo nhập chơn lý = Các pháp đều không sanh không diệt. Bực tu hiểu ra các pháp vốn không sanh diệt, tức là hiểu thật tướng của các pháp, thì đâu còn rầu lo, buồn giận, đâu còn phiền não đối với chúng sanh, sự vật. Được đức tánh ấy gọi là vô sanh pháp nhẫn; cũng kêu là Vô Sanh Nhẫn.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 30 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Sống thiền


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.241.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập