Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Những mối nghi về “yêu người thương vật” »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Những mối nghi về “yêu người thương vật”

(Lượt xem: 5.560)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Những mối nghi về “yêu người thương vật”

Font chữ:


Hỏi: [Mạnh tử nói:] “Người quân tử [trước phải] thân thiết hiếu kính với cha mẹ ruột thịt của mình, [sau mới nhân đó phát triển thành] nhân ái với muôn người; [do nhân ái với muôn người mới phát triển thành] thương yêu bảo vệ muôn vật, tấm lòng mở ra có thứ tự như vậy.” [Nay dạy người] không giết hại, cứu vật phóng sinh, phải chăng đã đi ngược lại từ ngọn đến gốc, [quan tâm đến loài vật trước con người]?

Đáp: Lời của Mạnh tử nhằm chỉ ra mức độ thân sơ, [từ chỗ thân thiết nhất đến chỗ kém thân thiết hơn,] không hề nêu ra thứ tự trước sau. Nếu hiểu rằng phải lo xong điều trước rồi mới đến điều sau, ắt những kẻ cha mẹ mất sớm mà có thể cứu giúp muôn người, hoặc những kẻ chưa đỗ đạt làm quan [giúp người] mà làm việc cứu vật phóng sinh, đều phải xem là đắc tội với nước nhà, với gia đình hay sao? Mạnh tử sao có thể đưa ra luận thuyết cố chấp như vậy?

Huống chi những việc hiếu kính với cha mẹ, nhân ái với muôn người, thương yêu muôn vật, theo lý phải hỗ tương, cùng thành tựu cho nhau, không nên phân biệt ra thành ba việc riêng rẽ. Hữu tử cho rằng hiếu đễ là gốc của đức nhân, đó chính là xem việc hiếu kính cha mẹ và nhân ái với muôn người vốn không khác nhau. Mạnh tử khen [Tề Tuyên Vương] dùng dê thay trâu là phương thức để làm điều nhân, đó là xem đức nhân với lòng thương yêu muôn vật vốn không khác nhau. Khổng tử cho rằng chặt cây giết thú là bất hiếu, đó là xem lòng hiếu với cha mẹ và thương yêu muôn vật vốn không khác nhau. Cũng ví như đầu với chân tay, tuy có sự cao thấp khác biệt nhau, nhưng bên trong có mạch máu lưu thông, cùng hợp lại, nương tựa vào nhau mới thành sinh mạng, có thể nào lại sai lầm mà phân chia riêng biệt các bộ phận ấy được sao?

Hỏi: Xin ông nói rõ hơn.

Đáp: Việc chính sự chú trọng vào lòng nhân ái với muôn dân, cho nên hết sức khuyên người thương yêu quý tiếc vật mạng. Cách yêu người của ông chỉ đặt nặng việc cho ăn, nên xem đức nhân ái với muôn người là việc nhỏ nhặt. Còn tôi cho rằng yêu người phải nuôi dưỡng được cả tâm ý [tốt đẹp cho] họ, nên xem đức nhân ái với muôn người là quan trọng.

Hỏi: Nho gia răn việc giết hại, bất quá cũng chỉ nói việc không nỡ nhìn thấy con vật bị giết chết, hoặc nghe tiếng con vật kêu la thì không nỡ ăn thịt nó. Phật giáo răn việc giết hại [thì triệt để đến mức] một con côn trùng cũng không giết hại, vậy có khác gì với thuyết “kiêm ái” của Mặc tử?

Đáp: Vào thời Mặc tử, ông ấy chưa từng đưa ra thuyết giới sát, vì khảo cứu hết thảy các sách cổ đều không thấy việc ấy. Hơn nữa, cái sai lầm trong học thuyết của Mặc tử là ở chỗ xem nhẹ [đạo hiếu với] cha mẹ chứ không ở chỗ “bình đẳng thương yêu tất cả”. Nếu nói thuyết “kiêm ái” của Mặc tử là sai lầm, thì như Khổng tử dạy “rộng lòng thương yêu mọi người” hay Mạnh tử nói: “Người có đức nhân thì thương yêu không loại trừ một ai”, thử hỏi những ý nghĩa đó có khác gì so với sự “thương yêu khắp cả” của Mặc tử? Đến như thuyết “mòn đầu rụng gót”, đó là vì quá xem trọng đức nhân mà không chú trọng học hỏi tri thức, [giàu lòng từ bi mà thiếu trí tuệ], có thể so với chuyện [không lượng sức mà] xuống giếng cứu người, đôi bên cùng chết, người như thế mất mạng vô ích. Nhưng người đời ngược lại đổ lỗi là do đức nhân [mà không thấy đó là do thiếu sự sáng suốt]. Mạnh tử thấu rõ được chỗ ý nghĩa ẩn khuất sâu xa của vấn đề, mới có lời chê trách. Những chuyện [sâu xa] như thế không thể nói với người thiếu trí tuệ.

Hỏi: Mạnh tử cho rằng lòng người thương yêu đứa con của anh mình với thương yêu đứa con của hàng xóm vốn đã sẵn có sự khác biệt nhau. Nhưng Phật giáo dạy thuyết [tất cả chúng sinh đều] bình đẳng, nên tôi cho rằng gần giống với [thuyết kiêm ái] của Mặc tử, chẳng phải vậy sao?

Đáp: Mạnh tử nói như thế là dựa theo tình cảm của con người, không phải dựa theo đạo lý. Ông không nghe lời đức Khổng tử dạy sao? Ngài nói rằng: “Nếu thực hành theo đạo lớn thì thiên hạ là chung, nên người ta không chỉ hiếu kính riêng với cha mẹ của mình, không chỉ thương yêu riêng con cái của mình. Nay đạo lớn bị khuất lấp, nên thiên hạ là riêng mỗi nhà, mỗi người chỉ hiếu kính với cha mẹ của riêng mình, chỉ thương yêu con cái của riêng mình.”

Khổng tử cũng từng nói rằng: “Khi đạo lớn được thi hành, ví như ta còn chưa theo kịp nhưng tâm chí đã sớm hướng theo rồi.”

Theo đó mà nói thì chỗ công kích trong lời nói hẹp hòi của Mạnh tử lại chính là chỗ mà Khổng tử thường tán thán ngưỡng mộ nhưng vẫn chưa có khả năng đạt đến. Cứ theo lời của Khổng tử mà suy rộng ra, ắt sẽ thấy [tấm lòng con người theo đạo lớn thì phải] như trời cao vô tư che chở, như đất rộng vô tư nuôi dưỡng muôn loài, như mặt trời, mặt trăng vô tư mà soi chiếu khắp nơi.

Còn theo lời Mạnh tử mà suy rộng thêm, ắt người ta thương yêu con của anh mình lại cũng không giống như yêu con của chính mình. Cho nên, ý niệm của Khổng tử có thể mở rộng vô cùng, mà ý niệm của Mạnh tử thì không thể mở rộng.

Huống chi, giáo huấn tốt đẹp của thánh hiền sở dĩ bị hủy hoại đều là do nạn tranh danh đoạt lợi, chú trọng quá nhiều vào lợi ích riêng tư, chứ không phải do sự chú tâm vào việc chung. Cho nên, lời của Khổng tử mới thực sự là phương thuốc hay cứu người giúp đời của Nho gia, mà lời của Mạnh tử [như ông dẫn đó] khác nào như thêm nước vào nước, chẳng ích lợi gì. Luận về đạo lý, tất nhiên phải xem lời của Khổng tử là chính đáng hơn.

Hỏi: Nói như vậy thì hóa ra Di tử ắt là cao minh hơn Mạnh tử chăng?

Đáp: Chim én, chim sẻ làm sao có thể so với chim hồng, chim hộc? Thương yêu con người hàng xóm giống như con của anh mình thì đúng là Mạnh tử không tán thành, nhưng cho rằng Di tử là đúng thì e rằng không khỏi sai lệch.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Kinh Bi Hoa


Phù trợ người lâm chung


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.198.57.9 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...