Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Những mối nghi về nghiệp nặng khó tránh »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Những mối nghi về nghiệp nặng khó tránh

Donate

(Lượt xem: 5.785)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Những mối nghi về nghiệp nặng khó tránh

Font chữ:


Hỏi: Những loài vật bị giết mổ cắt xẻ [như gà, lợn...] vốn sinh ra đã rơi vào tình thế ấy, khó lòng tránh được bị giết hại. Ví như tôi không giết chúng, chắc chắn cũng có người khác giết. Vậy thì việc tôi không giết chúng liệu có ích gì?

Đáp: Tội nặng của những con vật ấy [từng gây ra trong đời trước, nay] thật khó tránh khỏi bị giết hại, nhưng tội của ta [ngày nay sắp tạo ra] lẽ nào lại không thể tránh được sao? Nếu do chỗ [tội nặng] không thể tránh được [của những con vật ấy] mà giết hại chúng, thì ta với chúng đều cùng chịu tội nặng không thể tránh. Nên biết rằng, chính vì đời trước những con vật ấy cũng từng bám chấp vào quan điểm “không thể tránh được” [mà ra tay giết hại vật mạng], cho nên hôm nay mới phải chịu tội không thể tránh được như thế. Vì sao hiện nay vẫn còn có chỗ tránh được [là đừng phạm vào tội giết hại chúng] lại không chịu sớm suy xét để tự tránh đi?

Hỏi: Các loài vật bị giết hại trong đời, đa phần đều vì [có tội trong đời trước nên ngày nay phải] đền trả, vậy ta giết chúng nào có tội gì?

Đáp: Phạm tội giết hại phải sinh làm loài vật, bị giết hại để đền trả tội cũ, lẽ ấy là đương nhiên. Nhưng người ra tay giết hại vật mạng lại có hai trường hợp cần phân biệt là do nợ cũ mà giết và không do nợ cũ mà giết.

Do nợ cũ mà giết, là khi con vật bị giết trong đời trước từng giết hại ta, nay nghiệp quả chín mùi, oan gia gặp nhau, phải chịu chết dưới tay ta để trả nợ là đúng lý.

Không do nợ cũ mà giết, là khi đời trước có người khác từng bị con vật ấy giết hại, nay tuy nghiệp báo đến phải chịu đền mạng, nhưng không phải đền trả cho ta.

Người đời trong một bữa tiệc, thịt cá ê hề, trên một bàn ăn, trăm ngàn vật mạng, làm sao có thể chỉ toàn rơi vào trường hợp do nợ cũ mà giết? Cho nên phải biết, nếu nói con vật bị giết là trả nợ cho ta thì đó là trường hợp hết sức hy hữu, ngàn lần chỉ có một hai, mà rơi vào trường hợp tự mình vay nợ oan nghiệt để phải đền trả trong đời sau thì hầu như luôn luôn gặp phải. Nói đến chỗ này thì quả thật là hết sức đáng sợ!

Hỏi: Không do nợ cũ mà giết, tất nhiên đời sau phải chịu quả báo. Nhưng nếu do nợ cũ mà giết, ấy là kẻ giết qua, người giết lại, xem như nghiệp giết hại được chấm dứt, sao có thể nói là tai hại?

Đáp: Ông không thấy như trường hợp hai người đánh nhau sao? Kẻ đánh qua, người đánh lại, rồi chân tay tiếp tục thay nhau đấm đá qua lại như mưa. Có bao giờ thấy bên này đánh qua, bên kia đánh lại một cái rồi chấm dứt, đôi bên cùng buông tay bình thản nhìn nhau được chăng? [Bởi sự oán cừu tiếp nối không thôi như thế nên] Bồ Tát đối với nhân duyên trong đời vị lai thấy biết rõ ràng, dù gặp kẻ oán cừu cũng không báo oán.

Hỏi: Đức Phật nói: “Trong các loài vật, đa phần có thể là cha mẹ, quyến thuộc nhiều đời trước của ta.” Lấy gì chứng minh lời nói ấy mà nỡ nhẫn tâm cho rằng ông bà cha mẹ nhiều đời của chúng ta nay là súc vật?

Đáp: Tất cả chúng sinh từ vô số kiếp đến nay không ngừng lưu chuyển trong sáu đường. Chỉ lấy một kiếp mà luận thôi, con số [cha mẹ quyến thuộc] đã là không thể tính đếm, [huống chi đã trải qua vô số kiếp,] làm sao có thể nói rằng tất cả những chúng sinh nhìn thấy hiện nay lại không liên quan gì đến ta? Ông cho rằng nghĩ như thế là nhẫn tâm, nhưng nếu như vì không biết mà giết hại [cha mẹ, quyến thuộc đời trước], hoặc thấy họ bị giết mà không ra tay cứu giúp, như vậy không phải nhẫn tâm sao? Đó thật là [đúng như lời Mạnh tử nói:] “Đã không thể để tang [cho cha mẹ] ba năm, lại xét nét tìm hiểu phép để tang ba tháng, năm tháng.”

Hỏi: Cha mẹ quyến thuộc đời trước đã nhiều như thế, ắt con số đọa vào loài vật cũng không ít. Chỉ có điều là, nếu đã là cha mẹ quyến thuộc của ta trong đời trước thì nhất định là có duyên cùng ta, nên cho dù có đọa làm súc vật cũng chưa hẳn đã phải chết dưới tay ta.

Đáp: Ông có biết là trong số người làm cha mẹ quyến thuộc của ta nhiều đời, cũng có cả những người do oan gia nghiệp báo mà đến với ta? Ta nhận ân huệ của một người, đó là người ấy đền trả nợ cũ cho ta. Người khác nhận ân huệ của ta, đó là ta đền trả nợ cũ cho người ấy. Ví như những người thân thiết cốt nhục, quả thật do duyên lành mà đến với nhau, thì do thương yêu quá sâu nặng cũng không khỏi có sự dạy dỗ trách mắng quá mức. Trách mắng mãi không thôi ắt sinh lòng giận dỗi, giận dỗi mãi không thôi ắt sinh hiềm khích giữa đôi bên. Đời này có chút hiềm khích nhỏ nhặt với nhau, ắt gieo nhân để đời tiếp theo kết thành oán cừu. Đã kết thành oán cừu, ắt lại gieo nhân để đời tiếp theo nữa sẽ giết hại, ăn nuốt lẫn nhau. Trong cái vòng xoay đó thì mạnh hiếp yếu, lớn nuốt nhỏ, không điều gì không làm.

Nên biết rằng, cội gốc của oán cừu chính là từ nơi thân quyến. Con người nếu không có người thân ắt không có kẻ oán, không có kẻ oán ắt cũng chẳng có người thân. Kẻ oán người thân vốn là đối đãi nhau mà có, thành ra căn bản của luân hồi. Đức Như Lai dạy chúng ta đối với kẻ oán người thân bình đẳng như nhau, quả thật là một lời dạy hết sức tinh tế nhiệm mầu, có thể mang đến lợi lạc cho khắp muôn loài.

Hỏi: Nhìn thấy người khác giết hại vật mạng, tuy có phát khởi tâm nguyện cứu giúp nhưng không đủ sức làm thì sao?

Đáp: [Nếu không cứu được, có thể] lặng lẽ trì chú trong tâm, hoặc xưng niệm danh hiệu chư Phật, Bồ Tát, hoặc thay con vật ấy mà phát tâm sám hối, phát tâm cầu xuất thế, ắt con vật bị giết ấy sẽ tự nhiên được phần lợi ích.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Vào thiền


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.28.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh ... ...

Việt Nam (188 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...