Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Việc phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Việc phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên

Donate

(Lượt xem: 5.964)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Việc phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên

Font chữ:


Hỏi: Nay đã biết được là không thể giết hại vật mạng để tế thần, nhưng nếu giết thịt con vật để phụng dưỡng cha mẹ, không biết là có tội hay chăng?

Đáp: Làm như vậy còn nặng tội hơn cả việc giết vật tế thần. Đạo làm con thì những việc tốt đẹp hiền thiện phải hướng về cho cha mẹ, những việc sai trái lỗi lầm phải tự mình nhận lấy. Nay tự mình không muốn giết hại, chỉ vì phụng dưỡng cha mẹ nên làm việc giết hại, đó là đem chuyện sai trái xấu ác hướng về cho cha mẹ. Lấy ví dụ như đối với luật pháp của quốc gia, tự mình không dám phạm vào, lại có thể khiến cho cha mẹ phạm vào hay sao? Quỷ thần khi hết phước cũng phải luân hồi, lẽ nào cha mẹ mình có thể hưởng phước mãi mãi không hết? Nếu như cha mẹ chưa thể ăn chay hoàn toàn, có thể tạm dùng ba món thịt thanh tịnh, hoặc cũng có thể dùng những thức ăn bán sẵn nơi chợ búa, hàng quán. Nếu cho rằng nhất thiết phải tự mình giết vật để phụng dưỡng cha mẹ, đó chính là dâng rượu độc cho cha mẹ giải khát.

Hỏi: Có người nghe việc như trên có thể sẽ nổi giận nói rằng: “Sao có thể nói như thế được? Hạnh hiếu đứng đầu trăm hạnh. Giết con vật để phụng dưỡng cha mẹ là chuyện danh chánh ngôn thuận, trời cao ắt cũng không muốn bắt tội người con hiếu, cho đến con vật bị giết cũng không thể vì sự oán hận nhỏ nhặt này mà theo đuổi báo oán sau khi mạng chung.”

Đáp: Xét từ góc độ một người con thì bất quá phụng dưỡng cha mẹ cũng chỉ có hai người mà thôi. Nhưng nếu xét trong toàn thiên hạ thì số người được phụng dưỡng thật không thể tính đếm hết được. Nếu tất cả mọi người đều vì phụng dưỡng cha mẹ mà giết hại vật mạng, ắt xương cốt chất lại như núi, máu chảy đọng thành biển lớn, cũng không đủ gọi là có tội hay sao? Như vậy giết hại vô số chúng sinh, làm sao có thể đảm bảo trong đó lại không có cha mẹ quyến thuộc của mình từ nhiều đời trước? Giết hại quyến thuộc đời trước để phụng dưỡng cha mẹ đời này, chẳng phải điên đảo lắm sao? Lại ví như giết hại cha mẹ đời trước để phụng dưỡng cha mẹ đời này, chẳng phải càng điên đảo hơn nữa hay sao? Nếu nói rằng việc giết hại xuất phát từ tấm lòng phụng dưỡng cha mẹ ắt được trời cao lượng thứ, vậy thử hỏi trời cao chỉ lượng thứ cho một người thôi, hay sẽ lượng thứ cho người khắp trong thiên hạ? Nói gọn một lời thôi, quan điểm như thế thật là chẳng biết suy xét gì cả!

Hỏi: Đạo làm con báo hiếu mẹ cha đã khuất không gì quan trọng hơn việc cúng tế. Cha mẹ lúc sinh tiền không ăn chay, nay chết rồi lại cúng chay, như vậy thì đâu có theo đúng ý muốn của cha mẹ?

Đáp: Nếu như cha mẹ, tổ tiên nhờ cúng tế mà được no, thì mỗi năm chỉ có được mấy lần cúng tế, còn lại bao nhiêu ngày khác lẽ nào phải chịu đói hay sao? Nếu những ngày khác không phải chịu đói, thì biết rằng việc cúng tế chẳng qua chỉ để bày tỏ tấm lòng thành của con cái mà thôi. Liệu việc giết hại vật mạng tạo thành nghiệp ác có thể xem là bày tỏ lòng thành được chăng? Kẻ làm con, khi cha mẹ còn sống đã không thể hết lòng hết sức phụng dưỡng, chỉ khiến cha mẹ phải suốt một đời nhọc lòng lo lắng ân cần, đến sau khi chết lại chỉ vì chút hư danh hão huyền với người đời mà khiến cha mẹ phải liên lụy thêm nghiệp chướng nhiều đời, như vậy liệu có xứng đáng làm con hay chăng? Tăng Nguyên xưa kia [nuôi cha là Tăng Tử rất chu đáo mà còn bị chê là] chỉ phụng dưỡng được miếng ăn trong miệng, không theo được [như Tăng Tử nuôi cha là Tăng Tích, biết quan tâm đến] tâm ý của cha. Cớ sao khi cha mẹ đã qua đời lại còn làm khổ lụy đến cha mẹ chỉ vì miếng ăn ngon miệng? Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, [đến khi cúng tế còn phải] cầu cho được thóc gạo của người có đức nhân, huống chi lại giết hại vật mạng để bày máu thịt lên mâm mà cúng tế, sao có thể bất nhân như vậy?

Hỏi: Con cháu cúng tế, tổ tiên có về thọ hưởng chăng? Hay là sẽ không về thọ hưởng?

Đáp: Tổ tiên nếu thác sinh làm quỷ, con cháu có thể hết sức thành tâm dâng cúng ắt sẽ về thọ hưởng. Nếu sinh vào cõi trời, được hưởng nhiều khoái lạc, ắt sẽ không về thọ hưởng. Nếu đọa vào ba đường ác, vì đang phải chịu khổ nên tất nhiên sẽ không thể về thọ hưởng. Nếu sinh vào cõi người, ắt đã riêng có thân bằng quyến thuộc [trong kiếp sống mới] nên sẽ không về thọ hưởng. Như thế, nói chung thì con cháu tuy có lòng thành kính dâng cúng, nhưng trong đa số trường hợp cũng chỉ tự mình thọ hưởng những phẩm vật đó thôi. Những điều này có nói rõ trong kinh Trung A-hàm.

Hỏi: Nếu tổ tiên đã không về thọ hưởng, vậy liệu có các thần linh khác đến thọ hưởng chăng?

Đáp: Trong kinh Trường A-hàm có nói: “Ở những nơi cư trú của con người, hết thảy đều có quỷ thần, không nơi nào không có.” Kinh Ưu-bà-tắc giới nói: “Nếu ở gần nơi rừng cây thì có thần cây đến hưởng cúng tế, nếu ở gần những nơi sông, suối, giếng nước... thì có các vị thần ở đó đến hưởng cúng tế.”

Hỏi: Lương Vũ Đế dùng bột gạo làm ra các con vật cúng tế, những người chép sử đều cho đó là điềm báo [tổ tiên ông sẽ không còn được con cháu giết vật cúng tế nữa]. Cho nên biết rằng, việc cúng tế tổ tiên mà dùng chay là không hợp lễ.

Đáp: [Khổng tử nói:] “Sai lầm của mỗi người đều không giống nhau, quan sát chỗ sai lầm [một cách khách quan, cặn kẽ] thì có thể biết được đức nhân [của người ấy].” Lương Vũ Đế từng giết sáu đại thần, dẫn nước nhấn chìm cả thành Thọ Dương, đó là những điều bất nhân của ông ta. Nhưng luận về việc dùng bột gạo thay cho những con vật bị giết hại thì việc cúng tế cho đến nay đều nhờ ơn từ đó. Nếu không có ông khởi xướng làm theo phương pháp ấy thì số vật mạng bị giết hại, lại hao tốn tiền của người dân thật không biết đến mức nào. Lương Vũ Đế khởi một niệm từ bi có thể khiến cho người đời sau nhờ đó mà hóa giải được vô số nghiệp ác giết hại. Phương thức dùng bột gạo thay vật cúng tế của ông thật có thể sánh với việc vua Thành Thang ngày xưa mở lưới cứu chim hay Tử Sản nuôi cá, mà công đức còn có phần vượt trội hơn nữa.

Đến như việc nhà Lương để mất thiên hạ, ấy là do vận nước mà thôi. Nếu cho rằng do việc dùng bột gạo cúng tế mà mất nước, vậy các vua nhà Trần, Tùy đều dùng đủ ba loại vật sống để cúng tế, sao lại mất nước nhanh đến thế? Nếu theo kiểu lập luận ấy thì có lẽ chỉ cần vua Lương Vũ Đế không dùng bột gạo thay vật cúng tế, ắt bọn giặc loạn Hầu Cảnh sẽ tự nhiên sợ hãi mà rút lui chạy trốn chăng? Nói thế chẳng khác nào cho rằng vận mệnh bậc đế vương, sự an nguy của đất nước đều chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào sự còn mất của trâu, dê, lợn đó sao? Huống hồ bậc thánh nhân như vua Nghiêu, vua Thuấn cũng không thể bảo đảm rằng con mình sẽ được giống như mình, sao có thể đem chuyện thành bại mà luận việc?

Đại sư Liên Trì có dạy: “Người xưa dùng tượng gỗ tạc giống như hình người để chôn theo người chết, đức Khổng tử đã chê [là bất nhân, bảo những người làm như vậy về sau ắt] là không con nối dõi. Như vậy, việc Lương Vũ Đế dùng bột tạo hình giống những con vật để cúng tế, e rằng người có đức nhân thấy vậy vẫn còn chưa tán thành, huống chi lại muốn bỏ những con vật giả ấy mà thay bằng vật sống thì còn nhẫn tâm nào hơn?”

LỜI BÀN

Lương Vũ Đế từ sau khi lên ngôi thì từ bỏ rượu thịt, tiêu pha cần kiệm, thương dân như con, dù một mình ở trong nhà tối cũng áo mão nghiêm trang không dám xuề xòa, tiết trời nóng nực cũng không dám cởi trần, mỗi khi phải phán tội tử hình thì ăn chay trước đó một tháng, đến lúc hành hình lại vì người chết mà khóc. Ông ngưng việc binh đao để dân được ngơi nghỉ, nhiều năm liền mùa màng trong nước được bội thu. Từ đời Tấn đến đời Tùy, [trải qua hơn bốn thế kỷ,] trong những giai đoạn được khen là xã hội an ổn cũng không có lúc nào hơn được thời Lương Vũ Đế.

Ông trị nước 49 năm, thọ đến 86 tuổi, so với các vị đế vương thời ấy cũng là vượt trội hơn hết. Con cháu ông về sau đến triều Đường có 8 đời làm quan đến chức Tể tướng. Các quan chép sử [của Nho gia về sau] do việc ông kính tin theo Phật pháp nên cố ý nói xấu, chê bai ông những điều không đúng thật mà bỏ qua hết những điều tốt đẹp của ông, như vậy sao có thể gọi là công bằng nhận lấy điều hay tốt của người khác như lời dạy của thánh hiền?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.82.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (20 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...