Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» II. FREUD VÀ NHỮNG NHÀ TÂM LÝ KHÁC »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» II. FREUD VÀ NHỮNG NHÀ TÂM LÝ KHÁC

(Lượt xem: 4.320)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - II. FREUD VÀ NHỮNG NHÀ TÂM LÝ KHÁC

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Theo Freud thì tất cả mọi sinh hoạt của con người đều nhằm vào việc thỏa mãn những nhu cầu của mình. Ông ta cho rằng con người giống như một cái máy được vận chuyển bằng sức sống, một năng lực thúc đẩy con người thỏa mãn những nhu cầu ăn uống, tình dục.v.v... mà ông gọi là libido. Theo Freud, con người vốn ích kỷ và liên hệ qua lại với kẻ khác chỉ nhằm thỏa mãn những ham muốn của bản năng. Khi các dục vọng, các ham muốn này được thỏa mãn thì các sự căng thẳng trong người bớt đi, nhờ đó họ có cảm giác sung sướng hay là sự khoái lạc. Như thế, khoái lạc là một sự thích thú người ta có được qua sự xả bớt những căng thẳng, khó chịu do những thúc bách đòi hỏi về thực phẩm, dục tình v.v... tạo ra. Năng lực thúc đẩy con người thực hiện những thỏa mãn thể chất căn bản đó gọi là xung động bản năng. Freud gọi là cái đó hay là nó (Id).

Freud cho rằng chính sự đè nén quá mức dục tính và sự hung hăng bẩm sinh đã đưa đến các chứng bệnh tâm thần. Ông ta nói đó là cái giá mà nền văn minh phải trả.

Nhiều nhà phân tâm ngày nay không còn cho rằng tính dục có một địa vị ưu thế như trước đây, nhưng họ vẫn dùng lý thuyết của Freud làm căn bản trị liệu. Còn các chuyên viên tâm lý thuộc nhiều trường phái khác nhau, nói một cách tổng quát, đều chú tâm làm cho cái ngã (ego) bất bình thường trở nên lành mạnh và sinh hoạt bình thường trở lại.

Nhiều người đã không đồng ý với Freud về sự chú trọng quá nhiều đến xung động bản năng, nhất là sự quá chú trọng đến vai trò của dục tính và nhân cách bất bình thường (bệnh hoạn). Carl Jung (1875-1961) ban đầu tin theo Freud nhưng sau đó lập nên một trường phái mới, chú trọng đến ảnh hưởng của yếu tố văn hóa trong đời sống tâm lý con người. Khác hẳn với Freud, ông ta cho rằng libido không phải là sức mạnh tính dục thúc đẩy sinh hoạt con người. Theo ông, libido chỉ là năng lượng tâm lý.

Jung phân chia con người làm hai loại: hướng nội (trầm tư, hay tự vệ và nghi ngờ) và hướng ngoại (thích ra ngoài, hướng về xã hội và thích phiêu lưu). Ông có cái nhìn tích cực về con người và cho rằng nỗ lực của con người thường hướng đến việc hoàn thành những điều tốt đẹp làm cho cuộc sống họ vui sướng khi đạt được những điều mong ước. Những điều mong ước ấy lại phát xuất từ vô thức tập thể (collective unconciousness), chứa đựng rất nhiều thứ mà ý thức không biết đến. Ông cũng hoàn toàn khác với Freud khi chủ trương chính sức mạnh của các huyền thoại (myth) trong các nền văn hóa biểu lộ qua những hình ảnh mẫu (archetype) như hình ảnh của bậc đạo sư, người trinh nữ, kẻ anh hùng, người hiệp sĩ, đứa bé thơ ngây.v.v... tạo nên những phản ứng nơi chúng ta, khơi dậy những xúc cảm và thúc giục ta hành động theo chiều hướng nó mời gọi.

Trường phái của Jung đang phát triển mạnh ở Hoa Kỳ qua các công trình nghiên cứu và trình bày về sức mạnh của huyền thoại của cố giáo sư Joseph Campbell cùng những nhà tâm lý chú trọng đến sự biểu lộ nam tính qua những phong trào nam nhân (men’s movement).

Sau Jung, các nhà tâm lý học Tân thời đại (New Age) như Erich Fromm (1900-1980), Carl Roger (1902-1987), Abraham Maslow (1908-1970) ... thường nhấn mạnh sự tích cực của đời sống con người khi chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần.

Nhiều nhà phân tâm và tâm lý trị liệu đã tìm đến thiền và thiền trình bày cho họ thấy, chỉ rõ cho họ biết, giúp họ có kinh nghiệm và sống được với niềm an vui trong sáng bao la. Nói theo thiền sư Suzuki là: “Thiền là nghệ thuật nhìn vào tánh tự nhiên của mình, là con đường từ khổ đau đến tự do. Thiền giải phóng các năng lực vướng kẹt của ta. Thiền giúp ta khỏi hóa điên hay tàn tật, cùng giúp ta biểu lộ khả năng hạnh phúc và thương yêu.” Hay nói một cách thơ mộng hơn theo thiền sư Thường Chiếu là:

Đạo vốn không nhan sắc,
Mà ngày thêm gấm hoa.
Trong ba ngàn cõi ấy,
Đâu chẳng phải là nhà?

Đạo bản vô nhan sắc,
Tân tiên nhật nhật khoa.
Đại thiên sa giới ngoại,
Hà xứ bất vi gia?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những tâm tình cô đơn


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Sống đẹp giữa dòng đời


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.234.83.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...