Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» IV. VÔ CHIÊU »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» IV. VÔ CHIÊU

(Lượt xem: 4.222)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - IV. VÔ CHIÊU

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Người học kiếm ban đầu thường bỡ ngỡ vì chưa biết được kỹ thuật luyện tập và cách thức chiến đấu, cũng không khác gì người học Thiền trong lúc đầu luôn bị các ý tưởng và cảm xúc làm cho điên đảo. Dần dần, cả hai đều nỗ lực thực hành. Khi người chiến sĩ đạt được kiến thức, kỹ thuật và khả năng chiến đấu cao thì anh ta giống như người học thiền đã biết cách đối trị các ý tưởng, các điều ham muốn quấy nhiễu tâm mình. Nhưng nếu cả hai chưa khai mở được sự hiểu biết chân thật thì họ chỉ là những kẻ còn chạy mãi ở vòng ngoài. Cuối cùng, người chiến sĩ cũng như kẻ học thiền đến được bờ cõi của tâm bất động: không còn dấu vết của tâm chấp trước, nỗ lực tìm cầu, ham muốn hay phân biệt hai thế giới đối nghịch bên ngoài và bên trong.

Các vị kiếm sư hiểu rõ tâm lý đệ tử, và thường giải thích như sau: “Lúc đầu môn sinh chưa biết cách cầm và sử dụng thanh kiếm cho đúng. Khi bị tấn công thì đưa kiếm lên đỡ chứ không theo chiêu thức nào cả. Dần dần, qua nhiều năm tháng tập luyện, anh ta biết thế công và thế thủ, nhưng mỗi lần đưa kiếm lên hay hạ kiếm xuống anh ta đều hành động theo sự suy nghĩ. Như thế, mỗi lần ra chiêu là tinh thần anh ta ngưng lại nơi một chủ đích và điều đó làm tâm anh ta ngưng trệ, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi. Mỗi lần tâm ngưng trệ như thế thì ý tưởng xuất hiện làm cho anh ta có thể phân tâm, sợ hãi, lo lắng, tạo cho anh sự hồi hộp bất an. Sau nhiều năm chuyên cần tập luyện thêm thì thân và tâm người chiến sĩ dần dần trở thành một khối và trạng thái vô tâm xuất hiện: anh không còn chú tâm đến kỹ thuật, ý muốn chiến thắng hay chứng tỏ mình hơn kẻ khác. Người kiếm sĩ đã hiểu được Kiếm đạo, an nhiên tự tại, không còn bị thế sự ràng buộc. Thanh kiếm của họ giờ đây trở thành vô tâm kiếm, và kỹ thuật chiến đấu giờ đây trở thành kiếm vô sở trụ tâm pháp.”

Do đó mà Hariya Sekiun, chưởng môn kiếm phái chủ trương vô hành, vô chiêu thức, tâm vô trụ xứ, đã giải thích cặn kẽ tinh yếu của kiếm pháp:

“Thể tánh uyên nguyên nơi chúng ta ở trạng thái tinh túy nhất khi chúng ta là đứa trẻ thơ còn được bồng trên tay và bú sữa mẹ. Khi còn bé thì chúng ta hoàn toàn hòa hợp với thiên nhiên, vậy thì khi trưởng thành chúng ta cũng có thể để cho thiên nhiên tự do hoạt động nơi chúng ta mà không cần can dự vào. Nhưng bất hạnh thay, khi vừa bắt đầu khôn lớn là chúng ta bị nhồi sọ bởi đủ mọi lý thuyết. Do sự khái niệm hóa mà các giác quan của chúng ta đã chuyển cho chúng ta hình ảnh của một thế giới bên ngoài sai lạc. Khi nhìn một ngọn núi, chúng ta không nhìn thấy ngọn núi như chính ngọn núi, chúng ta không thấy ngọn núi đó đúng với hình ảnh thật sự của nó. Chúng ta thêm vào đó đủ mọi ý tưởng, đôi lúc hoàn toàn có tính cách tri thức, nhưng phần nhiều chứa đựng các cảm xúc kèm theo. Khi bị tư tưởng và tình cảm bao phủ, ngọn núi biến thành quỷ quái. Đó là sự nhồi sọ hay do những kiến thức ta thu lượm được qua các sinh hoạt cá nhân, chính trị, xã hội, kinh tế hoặc tôn giáo. Hình ảnh đó biến thành hình ảnh kỳ dị, sai lạc, méo mó. Thay vì sống trong một thế giới tự hiển bày chân tính một cách tự nhiên, chúng ta lại sống trong một thế giới giả tạo bởi sự vò nắn của ý tưởng. Điều đáng tội là chúng ta không ý thức được sự kiện hiển nhiên như vậy.”’

Ông ta lại nhấn mạnh đến điểm quan yếu như sau:

“Nếu một kiếm sĩ muốn biết cái thế giới méo mó đó ảnh hưởng đến hoạt động của anh ta ra sao, anh ta chỉ cần quan sát chính mình trong khi chiến đấu. Anh ta sẽ thấy tất cả những hoạt động của mình đi ngược lại với nguyên tắc kiếm vô sở trụ, vì tâm không linh động được như trẻ thơ.

“Theo phương thức kiếm vô sở trụ, chiêu thức được sử dụng không nhanh và cũng không chậm, cứ để cho tánh uyên nguyên tự nhiên hành động tùy theo hoàn cảnh luôn luôn chuyển biến. Người kiếm khách không muốn tỏ ra gan dạ hay cảm thấy lo lắng. Anh ta không có ý nghĩ về một địch thủ đang ở trước mặt hay mình đang gặp một địch thủ. Anh ta hành động tự nhiên như trong công việc bình thường hằng ngày, cũng như việc ăn điểm tâm. Anh ta cầm kiếm cũng như cầm đũa, gắp thức ăn, bỏ vào miệng rồi buông đũa xuống. Việc sử dụng kiếm cũng giản dị, không đòi hỏi nỗ lực nào khác hơn việc cầm đôi đũa ăn điểm tâm... Do đó, anh ta được tự do hoàn toàn, không chút sợ hãi, không chút lo lắng, không chút bất an, không cần tỏ ra can trường” (Zen and the Japanese Culture)

Do đó, khi tinh thần võ sĩ đạo tan biến vào nguồn thiền thì tâm người chiến sĩ trở thành an nhiên bất động, vững vàng như ngọn núi lớn, thư thái tự nhiên và uyển chuyển linh động. Họ bình thản trước mọi biến động vì tâm và cảnh không còn là hai thực thể đối nghịch khi đạt được trạng thái vô tâm như trong một công án thiền:

Tay không cầm cán mai
Đi bộ lưng trâu ngồi
Qua cầu trên bến nước
Cầu trôi nước chẳng trôi.

Thiền đạo, Hoa đạo, Trà đạo, Thi đạo... cũng đều dựa theo những nguyên lý vô hành, vô tâm, tâm vô trụ xứ như trên. Khi đạt được tâm yếu ấy và nắm bắt chân lý tối thượng trong đôi tay trống rỗng thì các vị Thiền sư, Hoa sư, Trà sư, Thi sư, Võ sư, Kiếm sư... không còn quan tâm đến giáo lý, kinh điển, kỹ thuật, nguyên tắc, vì chính cuộc sống của họ thể hiện chân lý tự thân. Người cắm hoa, kẻ pha trà, người vẽ tranh, kẻ làm thơ... ung dung hành động một cách tự nhiên, dung dị, để tạo ra vẻ đẹp, nét linh động, sự uyển chuyển, tinh khôi như chính thiên nhiên tự phơi bày đường nét. Do đó, ở Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên thời trước, nhiều chiến sĩ, ngoài việc trau dồi võ thuật còn là những người tận tụy học thiền. Với tâm thức chói sáng trong niềm an bình tĩnh lặng, họ thưởng thức nghệ thuật uống trà, cắm hoa, làm thơ... Tâm hồn họ chín mùi dần trong Đạo và hướng về niềm an lạc bên trong.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Truyện cổ Phật giáo


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.






DONATION

Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.171.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong Rộng Mở Tâm Hồn Van Tran Thu Huyen Rộng Mở Tâm Hồn nguyen ba tho Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Tâm Lương Rộng Mở Tâm Hồn lamtrinh Rộng Mở Tâm Hồn đức Lâm Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Nhĩ Như Thị Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn thái quân Rộng Mở Tâm Hồn Tịch Nguyệt Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thanh01 Rộng Mở Tâm Hồn Thu Loan Rộng Mở Tâm Hồn Davidlam Rộng Mở Tâm Hồn Leanbinh Rộng Mở Tâm Hồn Ngọc Châu Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn 釋祥厳 Rộng Mở Tâm Hồn Tăng Văn Y Rộng Mở Tâm Hồn ĐẶNG THỊ THU AN Rộng Mở Tâm Hồn Văn Dũng Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn Lâm Thành Được Rộng Mở Tâm Hồn Quảng Thúy Rộng Mở Tâm Hồn phuctan Rộng Mở Tâm Hồn Thích Thện Tâm ... ...

Hoa Kỳ (1.152 lượt xem) - Việt Nam (235 lượt xem) - Senegal (69 lượt xem) - Central African Republic (46 lượt xem) - Australia (10 lượt xem) - Greece (7 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...