Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Những nét văn hóa đạo Phật »» LỜI NÓI ĐẦU »»

Những nét văn hóa đạo Phật
»» LỜI NÓI ĐẦU

(Lượt xem: 5.042)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những nét văn hóa đạo Phật - LỜI NÓI ĐẦU

Font chữ:

Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay, các nước châu Âu, châu Úc và châu Mỹ đều đang trong giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hóa Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, Hoa đạo, Trà đạo, vườn cảnh... cùng các sinh hoạt khác mà những dân tộc châu Á đã mang theo đến xã hội phương Tây.

Một trong các chân lý mà Đạo Phật nhấn mạnh là tính cách thường hằng giữa mọi cái vô thường, cái không bao giờ thay đổi giữa những sự thay đổi tiếp nối nhau đến vô cùng.

Cái không bao giờ thay đổi vốn bao la như vũ trụ, trong sáng tĩnh lặng không có bắt đầu và tận cùng. Đó là chân tâm, là Phật tánh, là tâm chân thật nơi mỗi chúng ta. Tâm này không có bắt đầu và không có tận cùng, không có sinh ra rồi chết đi, bao la cùng khắp nên không đến từ đâu và cũng không đi về đâu, vừa tĩnh lặng vô cùng mà vừa linh động kỳ diệu, nên được gọi là tịch và chiếu.

Nơi loài vật và thiên nhiên, tánh rỗng lặng, trong sáng, tinh sạch, tỏa chiếu ấy vẫn có, nên nói rằng Phật tánh có mặt ở mọi loài và mọi thứ. Tánh chân thật tự nhiên ấy được gọi là Pháp giới tánh hay là tánh của vạn pháp trong thế giới chân thật. Đó là thế giới của cái tuyệt đối, hay thế giới của lý.

Mọi sự vật đều bị hạn chế trong không gian và thời gian và có tính vô thường. Tánh thay đổi hay vô thường là một tiến trình tự nhiên, miên viễn của mọi sự vật, của vạn pháp, trong thế giới hằng ngày và ở khắp mọi nơi. Tất cả sự vật đều được sinh ra, có mặt, hư hoại rồi tan rã khi duyên kết hợp giữa chúng không còn nữa. Các phần tan rã này rồi sẽ kết hợp với nhau khi gặp những yếu tố thuận lợi mới, hay duyên mới, để rồi lại xuất hiện trong một hình thái mới mà Đạo Phật gọi là duyên hợp hay duyên khởi. Nếu nhìn mọi sự vật, hay vạn pháp, qua những chuỗi tác động mãi mãi không cùng, trùng trùng điệp điệp, thì chúng ta thấy được tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn pháp. Đó là thế giới của mọi sự vật trong không gian và thời gian tương đối, hay thế giới của sự.

Điều kỳ diệu của đời sống là cái tuyệt đối, hay lý, cũng không bao giờ tách lìa cái tương đối, hay sự. Lý và sự, cái tuyệt đối và cái tương đối cùng lúc có mặt với nhau, trong nhau, không hề tách rời, không hề ngăn ngại, như nước và sóng trong biển cả. Đó là thế giới của lý sự viên dung, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tuyệt đối và tương đối. Và điều kỳ diệu hơn nữa là trong thế giới hằng ngày có mặt mọi màu sắc, dáng vóc, âm thanh, mùi, vị, cảm xúc cùng các ý tưởng, tâm tư... tất cả đều trong sáng, rỗng lặng, yên ổn trong những thay đổi, tác động, chuyển biến thuận nghịch vô cùng vô tận. Đó là thế giới của sự sự vô ngại, là cảnh giới mà mọi thứ cùng có mặt bên nhau nhưng không ngăn ngại nhau. Đó là cảnh giới của tâm giác ngộ hay trong trạng thái tự do tuyệt vời, siêu việt lên mọi mâu thuẫn của những sự khác biệt.

Các nét đẹp của nền văn hóa Phật giáo sáng rực trong cái lý, trong cái sự, trong lý sự viên dung và trong sự sự vô ngại pháp giới đó. Thật ra, cái đẹp kỳ diệu ấy không giới hạn trong nền văn hóa của một dân tộc hay nhiều chủng tộc, trong nền văn hóa của phương Đông hay phương Tây. Cái kỳ diệu đẹp đẽ bao la ấy có mặt ở mọi nơi, mọi chốn.

Thấy được cái thiên thu vĩnh cửu nơi một chiếc lá ngô đồng rực rỡ vừa rụng xuống trên bãi cỏ xanh; nhìn được cái lặng yên bất động nơi những cánh bướm bay lượn chập chờn quanh những đóa hoa xuân tươi thắm vừa chớm nở; bắt gặp được nét mặt an bình và nụ cười thầm lặng sâu thẳm nơi khuôn mặt của một thanh niên đang hoạt động náo nhiệt giữa chốn phố phường, cũng giống như nét mặt và nụ cười của một tượng Phật cổ trong ngôi chùa tĩnh mịch, xa cách trần gian; nghe được cái tĩnh lặng vô cùng trong những âm thanh vang dội; an ngự trong sự bình an tỏa chiếu giữa mọi sự quay cuồng, náo nhiệt, chuyển biến, thương yêu hay ghét bỏ... Với đôi bàn tay trần, cầm được đóa hoa tỏa đầy hương thơm cùng màu sắc rực rỡ của thiên thu vĩnh cửu trong một phút giây ngắn ngủi.

Đó là sự tự do cao vút nhất và cũng là sâu thẳm nhất, đó là niềm hạnh phúc bao gồm cả đất trời, mênh mông vô tận, không có bắt đầu và tận cùng. Đó là sự chân thật diễn ra từng giây phút nơi đây và mọi chốn. So với sự chân thật của cuộc đời ấy, những điều trình bày trong tập sách nhỏ bé này chỉ là hạt bụi trong vũ trụ mênh mông.

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn các tác giả có ảnh được sử dụng trong sách này. Đó là những bức ảnh Trà đạo và vườn thiền do Sở Thông tin Nhật Bản phổ biến, bức ảnh tượng Phật ở bảo tàng viện Victoria và Albert, ảnh của Zena Flax về một cộng đồng Phật giáo ở Anh, các bức cổ họa Trung Hoa và Nhật Bản và các bức hình khác, cùng hình vẽ các vị Phật và hình đăng trên những tạp chí Phật giáo không có ghi tên tác giả.

Phật Lịch 2537

Đệ tử THÍCH PHỤNG SƠN cẩn bái

Xuân Quý Dậu – 1993

    « Xem chương trước «      « Sách này có 72 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.48.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi ... ...

Việt Nam (236 lượt xem) - Hoa Kỳ (65 lượt xem) - Australia (38 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...