Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Tỳ-kheo Na-tiên »» LỜI NÓI ĐẦU »»

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên
»» LỜI NÓI ĐẦU

Donate

(Lượt xem: 12.503)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên - LỜI NÓI ĐẦU

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Kinh Tỳ-kheo Na-tiên còn có tên là Kinh Di-lan-đà vấn đạo, là một quyển kinh rất có giá trị trong Phật học. Thật ra đây không phải là kinh do Phật thuyết, mà là một tập sách được soạn ra về sau này, khoảng thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai Dương lịch.

Sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản chữ Hán lấy tựa là Na-tiên tỳ-kheo kinh, xuất hiện vào khoảng đời Đông Tấn, đã mất tên người dịch. Bản tiếng Phạn lấy tựa là Milinda-panha, tức là Vua Di-lan-đà hỏi đạo. Cả hai bản này đều đã được dịch sang tiếng Pháp.

Trước đây, cư sĩ Đoàn Trung Còn có dịch sách này sang tiếng Việt, sử dụng hai bản tiếng Pháp nói trên. Hiện nay chúng tôi không có 2 bản tiếng Pháp mà ông đã sử dụng, nhưng khi thực hiện việc dịch kinh này từ bản chữ Hán, chúng tôi đã sử dụng bản dịch của ông như một nguồn tham khảo. Chúng tôi cũng cố gắng trình bày cả bản chữ Hán ở đây để quý vị tiện việc đối chiếu, tham khảo.

Về mặt văn bản, kinh Tỳ-kheo Na-tiên được đưa vào Đại tạng kinh, hiện còn thấy có 2 bản. Bản đánh số 1670B (phân làm 3 quyển: Thượng, Trung, Hạ) và bản đánh số 1670A (phân làm 2 quyển: Thượng, Hạ). Tuy nhiên, rất may là nội dung hai bản không khác biệt nhiều. Bản 1670A ngắn hơn, nên không có một số đoạn thấy ghi trong bản 1670B, và có một số đoạn hành văn có khác biệt, nhưng không có sự khác biệt nào gợi nên nghi vấn về mặt nghĩa kinh. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn sử dụng bản 1670B, là bản có nội dung đầy đủ hơn. Về các tiểu mục trong bản dịch là do chúng tôi căn cứ vào nội dung mà phân ra và đặt thêm các tiêu đề để độc giả tiện việc theo dõi.

Trong khi chuyển dịch sang tiếng Việt, chúng tôi có tham khảo cả 2 bản, nhưng chỉ in kèm theo đây bản 1670B được giữ nguyên vẹn, không thực hiện bất cứ sự chỉnh sửa nào. Do lối văn cổ, độc giả có thể sẽ thấy câu văn có phần rườm rà, thiếu gãy gọn và hơi tối nghĩa.

° ° °

Tác phẩm này có vẻ như được ghi chép lại từ những gì đã được truyền miệng vào thời đó. Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi về sau có nhiều dị bản khác biệt nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng rất đáng mừng là những nội dung cốt lõi đều được bảo tồn nguyên vẹn.

Toàn bộ nội dung sách trình bày lại cuộc đối thoại giữa một vị cao tăng là tỳ-kheo Na-tiên và vị quốc vương uy dũng thời bấy giờ là vua Di-lan-đà. Ngoài phần đầu của kinh có lẽ do những người sau này ghi lại đã thêm vào theo truyền thuyết hoặc theo suy nghĩ của riêng mình, còn phần nội dung chính rất mạch lạc của kinh là những kiến giải tinh tế của một vị cao tăng, được trình bày rất sinh động và rõ ràng, đầy ấn tượng. Người học Phật có thể tìm thấy ở đây gần như trọn vẹn tất cả những vấn đề mà mình quan tâm.

Tuy nhiên, đây không phải đơn thuần chỉ là một sự trích giảng giáo lý từ kinh điển chính thống. Hết thảy nội dung được đề cập đến trong tập sách này đều được thể hiện một cách vô cùng sáng tạo, linh hoạt, với rất nhiều ví dụ thích hợp luôn luôn đi kèm theo mỗi vấn đề, làm cho vấn đề trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn và đồng thời tạo ra sức thuyết phục đối với người đọc. Hơn thế nữa, nếu chúng ta tạm không xét đến cách hành văn – và điều này là tất nhiên đối với hầu hết các văn bản cổ –, thì những tình tiết, dữ kiện, hình ảnh được sử dụng để trình bày các vấn đề giáo lý ở đây quả thật đã đạt đến một trình độ nghệ thuật biểu hiện rất cao, xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật giá trị.

Trong khi chuyển dịch sang tiếng Việt, tuy chúng tôi đã hết sức thận trọng đối chiếu, tham khảo tất cả những nguồn tư liệu có thể có, cũng như tham khảo ý kiến của các bậc tôn túc, trưởng thượng, nhưng do bản Hán văn không phải là một văn bản hoàn chỉnh, và trình độ, năng lực người dịch cũng có phần giới hạn, nên việc sai sót tất nhiên không thể nào tránh khỏi. Kính mong các bậc cao minh rộng lòng chỉ giáo.


Nguyễn Minh Tiến

« Sách này có 57 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Gõ cửa thiền


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.82.77 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (24 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...