Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần VII: Thực hành lòng bi mẫn »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần VII: Thực hành lòng bi mẫn

Donate

(Lượt xem: 6.655)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

Phần VII: Thực hành lòng bi mẫn

Part VII: Compassion in action



Thực hành lòng bi mẫn
Compassion in action
Cho đến lúc này, chúng ta đã bàn qua về những phương pháp mới để tiếp cận với đời sống và những mối quan hệ với người khác. Để những phương pháp này trở nên có giá trị, chúng nhất thiết phải được vận dụng vào cuộc sống hằng ngày. Quyển sách này không viết ra nhằm cung cấp thêm tri thức, mà chỉ để chia sẻ những ý tưởng có thể là hữu ích trong việc giúp cho đời sống của chúng ta được phong phú hơn.
Thus far we’ve discussed new approaches to life and to our relations with other people. For these to be valuable, they must relate to our daily lives. This book hasn’t been written for the sake of intellectual knowledge, but to offer some ideas that could be helpful in making our lives richer.
Như đức Đạt-lai Lạt-ma vẫn thường nói, nhân tố chính yếu của một đời sống hạnh phúc và một xã hội hòa hợp chính là lòng bi mẫn. Lòng bi mẫn, điểm tinh yếu trong giáo pháp Phật-đà, cũng luôn được khuyến khích bởi tất cả các tôn giáo trên thế giới.
As His Holiness the Dalai Lama says repeatedly, the key element in a happy life and in a harmonious society is compassion. Compassion, the essence of the Buddha’s teachings, is also encouraged by all of the world’s religions.
Lòng bi mẫn là sự truyền thông trung thực và trực tiếp với người khác. Đó là khả năng cảm thông với người khác và đưa ra sự giúp đỡ hoàn toàn tự nhiên như cứu giúp chính bản thân mình. Vì ranh giới phân biệt giữa “ta” và “người khác” được thu hẹp, nên lòng bi mẫn thấm đẫm tính khiêm hạ. Vì mong muốn cho người khác được thoát khổ là một tâm nguyện rất mạnh mẽ nên lòng bi mẫn cũng mang tính kiên cường, quả cảm.
Compassion is honest and direct communication with others. It’s the ability to understand others and to spontaneously help them the same way as we help ourselves. Because the sense of “I” and “other” is reduced, compassion is imbued with humility. Because the wish to free others from unsatisfactory conditions is strong, compassion is courageous.
Đức Đạt-lai Lạt-ma là một minh họa cho những phẩm tính này. Trong một kỳ hội thảo với các nhà tâm lý học và nhiều chuyên gia tư vấn xã hội khác, ngài đã làm cho mọi người phải ngạc nhiên bởi tính khiêm hạ của ngài. Thỉnh thoảng, ngài đáp lại những câu hỏi khó rằng: “Tôi không biết điều này. Thế quý vị nghĩ sao?” Trong một thế giới mà những người nổi tiếng thường cố tỏ ra mình là người am hiểu, sự tôn trọng ý kiến người khác của đức Đạt-lai Lạt-ma cũng như sẵn sàng học hỏi từ họ quả là một khác biệt chói sáng.
His Holiness the Dalai Lama exemplifies these qualities. During a conference with psychologists and others in the helping professions in 1989, he astonished everyone with his humility. He sometimes responded to difficult questions with “I don’t know. What do you think?” In a world where the famous often portray themselves as authorities, His Holiness’ respect for others’ opinions and his openness to learn from them indicates a bright alternative.
Tương tự, cuộc đời ngài là một tấm gương bi mẫn kiên cường... Ngài thường khuyên bảo những người Tây Tạng: “Đừng giận dữ với những ai gây tổn hại cho đất nước mình. Họ cũng là những con người khát khao hạnh phúc giống như chúng ta. Việc phản đối họ bằng bạo lực không làm cho tình thế tốt hơn.”
Similarly, he lives courageous compassion... His Holiness constantly advises the Tibetans, “Do not be angry at those who destroyed our homeland. They are living beings who want to be happy just as we do. Violent opposition to them doesn’t remedy the situation.”
Đức Đạt-lai Lạt-ma luôn trải lòng bi mẫn đến những người đang chiếm cứ Tây Tạng, nhưng cũng đồng thời nỗ lực kiên cường để cứu vãn cảnh ngộ của dân tộc mình. Ngài luôn tích cực tìm kiếm một giải pháp hòa bình sao cho có thể làm thỏa mãn cả người Trung quốc lẫn người Tây Tạng. Và như thế, chúng ta thấy trong cuộc đời của ngài là cả một sự kết hợp hài hòa giữa lòng bi mẫn, tính khiêm hạ và sự kiên cường.
While being compassionate towards those who have occupied Tibet, His Holiness is nevertheless courageous in working to remedy the plight of his people. He is actively seeking a peaceful solution that would be satisfactory to the Chinese and the Tibetans. Thus, we see in his life the harmonious blend of compassion, humility and courage.
Chúng ta có thể vận dụng gương sáng của đức Đạt-lai Lạt-ma vào cuộc sống của chính mình. Mỗi một tình huống ta gặp phải trong cuộc sống là một cơ hội để ta thực hành lòng bi mẫn. Ta sẽ bắt đầu từ những người quanh ta - gia đình và bè bạn, đồng nghiệp, bạn học, những người ta tiếp xúc trong công việc hay gặp gỡ trong cửa hàng, trên đường phố... - rồi mở rộng sự quan tâm chăm sóc của mình đến với tất cả.
We can apply the Dalai Lama’s example to our own lives. Each situation we encounter provides an opportunity to practice compassionate action. We start with the people around us - our family and friends, colleagues and classmates, people in the grocery store and on the road - and spread our care and concern to all.
Khi có ai đó vượt đường xe ta trên xa lộ một cách nguy hiểm, thay vì giận dữ chửi rủa, ta có thể đặt mình vào vị trí của người ấy. Đôi khi chính ta cũng là người lái xe bất cẩn, thường là vì ta bận lo nghĩ điều gì đó quan trọng. Người tài xế kia cũng vậy. Ta luôn muốn được người khác bỏ qua cho những lỗi lầm của minh, vì thế ta cũng nên tha thứ cho những lỗi lầm của người khác.
When someone cuts us off on the highway, instead of swearing in anger, we can put ourselves in that person’s shoes. We’ve been inconsiderate drivers sometimes, usually because we’ve been preoccupied with something important. The other person is similar. Just as we want others to excuse our mistakes, so too can we forgive theirs.
Chúng ta có thể học cách thương yêu mọi người giống như tình cảm thương yêu ta vẫn dành cho gia đình và bè bạn. Ta muốn con cái ta, cha mẹ ta đều được hạnh phúc. Những người khác có thể không phải họ hàng của ta, nhưng họ cũng là cha mẹ, con cái của ai đó. Họ cũng giống nhau ở những cương vị là cha mẹ, là con cái, chỉ có khác biệt duy nhất khi mô tả là “của họ” thay vì “của ta”. Một khi chúng ta nhận ra được tính chất chủ quan của những danh xưng “ta” và “người khác”, tình thương yêu và lòng bi mẫn của chúng ta sẽ có thể trải rộng đến mọi người một cách bình đẳng không phân biệt. Bằng cách đó, những cảm giác xa lạ và rào cản giữa mọi người sẽ được xóa bỏ.
We can learn to apply the affection we feel for our family and friends to others. We want our children and parents to be happy. Others may not be our relatives, but they are someone’s parents and children. They are the same in being parents and children, only the possessive pronoun describing them is different: “their” instead of “our.” Once we recognize the arbitrariness of these labels “mine” and “others;’ our love and compassion can spread to everyone impartially. In this way, feelings of alienation and barriers between people fall away.
Làm sao ta có thể yêu thương những người bị xã hội xem là xấu ác? Không một con người nào sinh ra vốn sẵn là xấu ác và hoàn toàn chỉ có những mặt xấu ác. Mọi người đều có tiềm năng trở thành một vị Phật. Những đám mây của sự mê lầm, sân hận và tham lam đang che khuất đi những phẩm tính tốt đẹp nền tảng trong người họ.
How can we love people who are considered “evil” by society? No person is inherently and thoroughly evil. Everyone has the potential to become a Buddha. The clouds of their confusion and violent anger and desire obscure their basic goodness.
Lấy ví dụ, thương yêu một tên tội phạm không có nghĩa là để cho anh ta tiếp tục làm hại người khác. Ta cần phải có lòng bi mẫn đối với cả những nạn nhân và thủ phạm của những hành vi gây hại. Vì không muốn cho kẻ gây hại tạo những nghiệp ác mang lại khổ đau tương lai cho chính họ, chúng ta cần ngăn cản họ. Dù vậy, khi không khởi tâm oán ghét hay thù hận, ta có thể từ bi cứu giúp tất cả các bên có liên quan trong một tình huống xấu.
Loving a criminal, for example, doesn’t mean we let him continue harming others. Compassion for both the victims and perpetrators of harmful actions is needed. Not wanting the perpetrators to create destructive actions that cause their own future suffering, we should stop them. Thus, without hatred or vengeance, we can compassionately extend help to all parties in a bad situation.
Trải lòng bi mẫn đến tất cả chúng sinh không có nghĩa là chúng ta xao lãng với gia đình và bè bạn của mình. Một số người quá quan tâm đến việc xây dựng hoàn thiện xã hội đến nỗi con cái họ gặp phải những vấn đề do thiếu sự dạy dỗ của cha mẹ. Chúng ta rất dễ xem thường những người sống chung với mình. Tuy nhiên, ta nhất thiết không được quên rằng gia đình và bè bạn của ta cũng là những người mà ta có thể làm lợi lạc.
Having compassion for all beings equally doesn’t mean we neglect our family and friends. Some people become so involved in improving society that their own children develop problems due to lack of parental guidance. It’s easy to take those with whom we live for granted. However, we mustn’t forget that our family and friends are beings whom we can benefit too.
Phát triển lòng bi mẫn mỗi ngày
Helping our compassion to grow daily
Việc tự nhủ rằng mình phải nhẫn nhục hay phải có lòng bi mẫn cũng không làm cho những phẩm tính tốt đẹp này sinh khởi trong tâm thức ta. Chúng cần phải được chú tâm nuôi dưỡng. Vì thế, điều quan trọng là phải dành một ít thời gian an tĩnh trong ngày để tu dưỡng phát triển nội tâm.
Just telling ourselves to be patient or compassionate doesn’t make those attitudes arise in our minds. They need to be deliberately cultivated. Therefore, it’s important to keep aside some “quiet time” each day to work on our inner well-being.
Một vài phút an tĩnh vào buổi sáng sẽ giúp ta phát khởi động cơ không gây tổn hại đến người khác và giúp đỡ mọi người càng nhiều càng tốt trong suốt ngày hôm đó. Thời gian an tĩnh vào buổi tối cho ta cơ hội để xem xét lại và “tiêu hóa” những sự kiện trong ngày. Quán xét cách ứng xử của mình với những sự việc trong ngày sẽ giúp ta tự hiểu được chính mình. Ta có thể nhận thấy là mình rất nhạy cảm trước những lời chỉ trích hay cảm thấy như bị lợi dụng mỗi khi người khác nhờ ta giúp đỡ. Và rồi ta có thể tự hỏi mình xem liệu ta có muốn tiếp tục duy trì những khuynh hướng như thế. Nếu câu trả lời là không, ta có thể áp dụng những pháp tu được trình bày trong sách này để làm thay đổi các khuynh hướng ấy.
A few minutes of quiet time in the morning allows us to set the motivation not to harm others and to help them as much as possible during the day. Quiet time in the evening gives us the opportunity to review and “digest” the day’s events. Observing our reactions to what happened during the day helps us to get to know ourselves. We may observe that we’re very sensitive to criticism or feel imposed upon when others ask for our help. We then can ask ourselves if we want to continue having those attitudes and feelings. If we don’t, we can apply the techniques suggested in this book to change them.
Không cần phải phân tách rạch ròi giữa sự tu dưỡng an tĩnh của ta với các hoạt động cùng người khác. Khi ở một mình, ta có thể quán chiếu cuộc sống cũng như những hành vi của mình và quyết định xem ta muốn làm việc cùng người khác như thế nào. Khi làm việc, ta vận dụng và thực hành những điều đó. Sau đó, ta có thể quán chiếu lại những gì đã xảy ra khi làm việc, rút ra bài học từ kinh nghiệm bản thân và hình thành những quyết tâm mới cho các ứng xử trong tương lai. Bằng cách này, thời gian an tĩnh tu dưỡng mỗi ngày và những hoạt động thường nhật của ta sẽ bổ sung cho nhau. Ta trưởng thành nhờ đó và trong từng quãng thời gian đó.
There needn’t be a dualistic split between our quiet self cultivation and our activities with others. Alone, we can reflect on our lives and actions and determine how we want to act with others. At work, we’ll integrate and practice that. Later we’ll reflect on what happened at work, learn from our experiences and make new determinations for the future. In this way, our quiet time for Dharma practice and our daily activities complement each other. We grow from and in each of them.
Sự duy trì đều đặn là quan trọng trong việc tự tu dưỡng. Dành ra đều đặn mỗi ngày 10 phút sẽ tốt hơn nhiều so với thiền tập 5 giờ liền mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, nếu mỗi năm ta có thể tham dự một khóa tu [chuyên biệt] trong khoảng vài ba ngày hoặc vài tuần lễ, điều đó sẽ có giá trị rất lớn. Trong thời gian đó, ta có khả năng đi sâu hơn vào tiến trình tu dưỡng cá nhân.
Consistency is important in self-cultivation. It’s far better to set aside ten minutes every day than to meditate for five hours once a month. However, if we’re able to, spending a few days or weeks each year doing meditation retreat is valuable. At that time, we’re able to go deeper into the process of personal development.
Con người trong xã hội hiện đại rất bận rộn và dễ xao lãng việc tự tu dưỡng. Tuy nhiên, nếu ta thiết lập một cách rõ ràng những ưu tiên của mình thì việc dành thời gian cho quán chiếu nội tâm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn, ta cân nhắc tất cả những công việc mình cần phải làm và liệt kê ra theo tầm quan trọng của những việc ấy đối với ta. Bằng cách này, ta có được sự rõ ràng và quyết tâm cần thiết để sắp xếp thời biểu hằng ngày theo một cách dễ quản lý hơn.
People in modem societies have very busy lives, and it’s easy to be distracted from self-cultivation. However, if we establish our priorities clearly, keeping time for internal reflection becomes easier. For example, we consider all the activities we could become involved in and list them in order of their importance to us. By this, we gain the clarity and the strength needed to arrange our daily schedule in a more manageable way.
Điều quan trọng là phải đặt ra những mục tiêu thực tiễn cho việc thực hành tâm linh và không kỳ vọng bản thân mình tức thì thay đổi. Những điều kiện ngoại cảnh trong xã hội hiện đại có thể thay đổi rất nhanh chóng, nhưng khuynh hướng và tập quán, thói quen của chúng ta thì không. Sự nhẫn nại với chính mình cũng như với người khác là cần thiết. Nếu chúng ta xét nét và nghiêm khắc thái quá với chính mình, chắc chắn ta cũng sẽ ứng xử như thế với người khác. Nhưng một thái độ [quá đáng] như thế không giúp bản thân ta hay người khác thay đổi. Nếu ta có lòng thương yêu và nhẫn nhục với chính mình, chúng ta sẽ dần dần cải thiện. Tương tự, nếu ta ứng xử như vậy với người khác, ta sẽ không thiếu nhẫn nại hay đòi hỏi quá đáng nơi họ.
It’s important to set realistic goals for our spiritual practice and not expect ourselves to change immediately. External conditions in modem societies may change quickly, but our attitudes and habits don’t. Patience with ourselves as well as with others is necessary. If we are judgmental and hard on ourselves, we surely will be that way with others. But such an attitude doesn’t help ourselves or others to change. If we love and are patient with ourselves, we’ll gradually improve. Similarly, if we have those attitudes towards others, we won’t be demanding or impatient.
Sự cân bằng là thiết yếu. Đôi khi ta cần mở rộng hơn những giới hạn của mình. Và đôi khi ta cần sự an tĩnh để thấm nhuần những gì đã học được. Chúng ta cần nhạy bén nhận biết nhu cầu của bản thân mình vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào và có sự hành xử tương ứng, thích hợp. Thách thức không ngừng của chúng ta là phải tìm ra một giải pháp trung hòa giữa hai cực đoan: thúc ép bản thân vượt quá khả năng thật có hoặc sống buông thả và lười nhác.
Balance is essential. Sometimes we need to stretch our limits. Other times we need to be quiet and absorb what we’ve learned. We have to be sensitive to our needs at any particular moment and act accordingly. Finding a middle way between the extremes of pushing ourselves to do more than we’re capable of and being self-indulgent and lazy is a constant challenge.
Khi ta trở nên khéo léo hơn trong việc cân bằng các hành vi của mình, ta sẽ có khả năng tránh được sự kiệt sức. Những người làm việc trong chuyên ngành tư vấn xã hội và những người có đời sống bận rộn thường đối mặt với nguy cơ vắt kiệt sức lực của chính mình. Đôi khi thật khó đưa ra lời từ chối: “Rất tiếc! Cho dù đề án đó là rất giá trị, nhưng hiện giờ tôi không thể giúp quý vị trong đề án này.” Chúng ta có thể cảm thấy mình có lỗi hoặc quá lười nhác, như thể ta đang làm cho người khác phải suy sụp, tuyệt vọng.
As we become more skillful in balancing our activities, we’ll be able to avoid “burn-out.” People in the helping professions and people with busy lives face the danger of over-extending themselves. Sometimes it’s hard to say, “No, I’m sorry. Although that project is very valuable, I can’t help you with it right now.” We may feel guilty or lazy, as if we’re letting others down.
Tuy nhiên, nhận lãnh công việc vượt quá khả năng mình chẳng giúp ích gì cho bản thân ta cũng như người khác. Chúng ta cần đánh giá chính xác về khả năng của bản thân mình. Đôi khi ta có thể tham gia cùng lúc nhiều dự án. Nhưng có những lúc khác, ta cần sự yên tĩnh quán chiếu và học hỏi nhiều hơn. Nếu ta có được thời gian yên tĩnh này, ta sẽ hồi phục sinh lực và sau đó có khả năng giúp đỡ người khác lâu dài và hiệu quả hơn. Như một trong các bậc thầy của tôi, ngài Lama Yeshe đã dạy:
However, taking on more than we’re capable of helps neither ourselves nor others. We need to assess our abilities accurately. Sometimes we may be able to engage in many projects. Other times, more quiet reflection and study are needed. If we take this time, we’ll be refreshed and then will be able to spend more quality time with others. As one of my teachers, Lama Yeshe, advised:
“Điều quan trọng là phải hiểu được rằng, sự hành trì chân chính là thực hành trong từng giây phút, ngày này sang ngày khác. Chúng ta làm bất cứ điều gì trong khả năng mình, với trí tuệ hiện có, và hồi hướng tất cả những điều đó vì lợi lạc cho hết thảy chúng sinh. Chúng ta chỉ cần sống cuộc sống đơn giản, sống tốt nhất trong khả năng mình. Điều này tự nó đã mang lại lợi ích lớn lao cho người khác; ta không cần phải đợi đến sau khi thành Phật rồi mới bắt đầu việc giúp người.”
“It is important to understand that true practice is something we do from moment to moment, from day to day. We do whatever we can, with whatever wisdom we have, and dedicate it all to the benefit of others. We just live our life simply, to the best of our ability. This in itself will be of enormous benefit to others; we don’t need to wait until we become Buddhas before we can begin to act.”
HỒI HƯỚNG
Dedication
Nguyện cho tập sách Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ này sẽ làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh. Nguyện cho lòng từ bi và thương yêu được phát triển nơi bất kỳ ai dù chỉ được nhìn thấy, xúc chạm hay trò chuyện về quyển sách này. Và nguyện cho chính những người ấy rồi cũng sẽ làm cho nhiều người khác nữa phát triển lòng thương yêu. Bằng cách đó, nguyện cho tất cả mọi người đều sẽ được an vui mãn nguyện, và nguyện cho tất cả cuối cùng đều sẽ đạt được Giác ngộ viên mãn.
MayOpen Heart, Clear Mind benefit many living beings. May loving-kindness, compassion and a good heart grow within everyone who merely sees, touches or talks about this book. In turn, may they cause many others to devel-op a kind heart. In this way may everyone enjoy com-plete satisfaction and peace, and may they ultimately attain enlightenment.
Ven. Thubten Zopa Rinpoche
Ven. Thubten Zopa Rinpoche

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Có và Không


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.81.24.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (234 lượt xem) - Hoa Kỳ (34 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...