Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó.
(There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Để nhận biết những khuynh hướng gây bất an khi chúng lén lút khởi lên trong tâm thức, chúng ta cần phải có chánh niệm và sự tỉnh giác nội tại. Một khi ta đã quyết định sẽ hành động, nói năng và suy nghĩ theo những phương cách mang đến lợi lạc, chánh niệm sẽ giúp ta không xao lãng điều đó. Sự tỉnh giác nội tại sẽ giúp ta luôn nhận biết những gì ta đang nói, đang làm hay đang suy nghĩ, và nếu nhận biết có một khuynh hướng gây bất an, nó cảnh báo ta về sự nguy hại. Truyền thống Kadampa thuộc Phật giáo Tây Tạng có lời dạy rằng:
In order to recognize the disturbing attitudes when they devi-ously appear in our minds, we need mindfulness and introspective alertness. Once we’ve made the determination to act, speak and think in beneficial ways, mindfulness prevents us from getting distracted. Introspective alertness makes us aware of what we are doing, saying and thinking, and if it notices a disturbing attitude, it alerts us to the danger. The Kadampa Buddhist tradition in Tibet recommends:
Hãy thận trọng với tâm ý khi ở một mình.
When sitting alone, watch your mind.
Hãy thận trọng với lời nói khi ở chỗ đông người.
When in public, watch your speech.
Vì cuộc sống bận rộn, ta thường không nhận biết được những gì đang diễn ra trong tâm mình. Chúng ta luôn bận bịu với những việc đi đây đi đó, làm việc này, chuẩn bị việc kia... Sau một thời gian như thế, ta cảm thấy mình không hiểu được nhiều về chính mình, vì sự chú ý của ta luôn hướng ra bên ngoài. Để điều chỉnh việc này, điều quan trọng là mỗi ngày ta phải có được một ít “thời gian tĩnh lặng” để thư giãn và sống với chính mình. Chúng ta có thể đọc văn chương bổ ích, hoặc chỉ cần ngồi yên và suy ngẫm. Xem xét lại những gì đã xảy ra mỗi ngày là điều rất tốt: ta đã làm những gì và tại sao; người khác đã nói, đã làm những gì và ta phản ứng ra sao; những suy nghĩ và cảm nhận nào của ta đã bộc lộ và không bộc lộ.
Because our lives are busy, we’re often unaware of what is going on inside us. We’re preoccupied with going here and there, doing this and planning that. After a while we feel we don’t know ourselves very well, since our attention is always directed outwards. To remedy this, it’s important to have some “quiet time” each day, time to relax and be alone. We can read some helpful literature, or just sit and reflect. It’s good to review what has happened each day: what we did and why, what others said and did and how we reacted, what we thought and felt that was expressed and unexpressed.
Chính thời gian tĩnh lặng này là cơ hội để chúng ta “thấu hiểu” những gì mình đã trải qua, để nhận biết về những gì ta đã suy nghĩ và cảm nhận. Ta có thể tự thấy mình đã có sự cảm thông với nỗi khó khăn của một ai đó; ta có thể nhận ra mình đã không bối rối trong một tình huống mà thông thường dễ gây bối rối. Ta sẽ thấy được sự tiến triển trong việc nuôi dưỡng những trạng thái tích cực của tâm hồn, rồi sẽ hoan hỷ, tự chúc mừng mình - tất nhiên là không hề trở nên kiêu ngạo.
This quiet time gives us the opportunity to “digest” what we experience, to be aware of what we thought and felt. We may observe that we were sympathetic to someone’s difficulty; we may discover that we didn’t get upset in a situation that would generally have disturbed us. We’ll see progress in our cultivation of positive mindstates and will rejoice and congratulate ourselves-without getting proud of course!
Mặt khác, ta có thể nhận biết một cảm xúc khó chịu và tự hỏi: “Phải chăng lúc đó mình đã tức giận? Mình đã ganh tị? Tham luyến? Kiêu ngạo? Bảo thủ?” Trung thực với chính mình, ta sẽ sẵn sàng thừa nhận khi có những thái độ không đúng thực hoặc tai hại. Không cần thiết phải tự phê phán mình vì đã có những thái độ đó. Chỉ đơn giản là nhận biết chúng đang hiện hữu ở đó. Chúng ta là những người bình thường, nên những cảm xúc tai hại đôi khi sinh khởi là điều tự nhiên. Không lý do gì ta phải mang mặc cảm tội lỗi vì chúng, nhưng cũng không nên phớt lờ chúng đi.
On the other hand, we may notice an uncomfortable feeling and ask ourselves, “Was I angry then? Was I jealous? Attached? Proud? Closed-minded?” Being honest with ourselves, we’ll be willing to admit when we had unrealistic or harmful attitudes. There’s no need to judge ourselves for having them. They are simply there. We’re ordinary beings, so naturally destructive emotions sometimes arise. There’s no reason to feel guilty about them, nor should we ignore them.
Để hóa giải những cảm xúc khó chịu này, ta có thể thực hành những phương pháp đã được trình bày trong các chương trước. Chẳng hạn, ta có thể thấy được cách nhận thức của mình về một tình huống là hẹp hòi, khiến ta khởi lên sự giận dữ. Nếu xem xét thật kỹ, ta có thể vạch rõ sai lầm trong sự phóng chiếu [tư tưởng] đó. Và rồi ta sẽ cố gắng để nhìn nhận vấn đề từ một quan điểm đúng thực và nhân ái hơn. Bằng cách này, ta buông bỏ được cảm xúc không tốt vừa nói trên. Sau đó, ta có thể quyết tâm duy trì sự tỉnh giác nhiều hơn trong tương lai, để không còn hành xử và nói năng dựa trên những khuynh hướng gây bất an như thế nữa.
To resolve these uncomfortable emotions, we can practice the techniques explained in the preceding chapters. For example, we may notice that our interpretation of a situation was narrow, causing us to become angry. If we examine closely, we can pinpoint the falsity of that projection. We’ll then try to see the situation from a more realistic and kind viewpoint. In this way, we’ll let go of the uncomfortable emotion. Afterwards, we can determine to be more mindful in the future, so that we won’t physically and verbally act upon such disturbing attitudes.
Trải qua một thời gian, ta sẽ nhận ra rằng trong số những khuynh hướng gây bất an luôn có một khuynh hướng xuất hiện thường xuyên nhất. Đây chính là khuynh hướng mà ta phải đặc biệt cảnh giác trong cuộc sống hằng ngày. Trong thời gian tĩnh tâm mỗi ngày, ta có thể dần dần rèn luyện bản thân theo một khuynh hướng nhận thức cởi mở và giàu tình thương hơn. Nhờ đó, những quan điểm lợi lạc sẽ khởi lên thường xuyên hơn trong ta, và ta sẽ bắt đầu nhìn nhận khác hơn về các tình huống. Và rồi, khi có những sự kiện tương tự xảy ra trong ngày, ta có nhiều khả năng hơn trong việc nhận diện được ngay những phóng chiếu tư tưởng sai lầm và những khuynh hướng cảm xúc gây bất an, trước khi chúng kịp khống chế, sai xử ta.
Over a period of time, we’ll notice that one of the disturbing attitudes occurs more frequently in us than the others. This is the one to be especially aware of in our daily lives. During our quiet time each day, we can gradually train ourselves in a more open and compassionate perspective. Thus, our benefIcial outlooks will become more habitual, and situations will begin to appear differently to us. Then, when similar events arise during the day, we’ll have a better chance of catching the false projections and disturbing attitudes before they take charge of us.
Bằng sự từ bỏ dần dần những khái niệm sai lầm và chuyển hóa thái độ tinh thần, ta sẽ tận hưởng nhiều hơn trong cuộc sống và làm lợi ích nhiều hơn cho người khác. Bằng cách này, cuộc sống của chúng ta trở nên rất có ý nghĩa.
By gradually freeing ourselves from wrong conceptions and transforming our mental outlook, we’ll enjoy life much more and will be of more benefit to others. In this way, our lives can become very meaningful.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 98.81.24.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Huệ Lộc 1959 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI Dinhvinh1964 KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Phan Huy Triều Phạm Thiên Viên Hiếu Thành Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Chúc Huy Trương Quang Quý Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến Nguyên Ngọc Thiện Diệu Nguyễn Văn Minh Diệu Âm Phúc Thành Thiền Khách ... ...
Việt Nam (234 lượt xem) - Hoa Kỳ (34 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.