Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần VI: Lịch sử và truyền thừa - 1. Cuộc đời Đức Phật và sự phát triển của Phật giáo »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phần VI: Lịch sử và truyền thừa - 1. Cuộc đời Đức Phật và sự phát triển của Phật giáo

Donate

(Lượt xem: 9.192)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

Phần VI: Lịch sử và truyền thừa - 1. Cuộc đời Đức Phật và sự phát triển của Phật giáo

Part VI: History and traditions - 1. The Buddha’s life and the growth of Buddhism



Sự chứng ngộ và truyền bá Giáo pháp của Đức Phật
Siddhartha’s enlightenment and the spread of his teaching
“... những giáo pháp này (của Đức Phật) đã vô tình miêu tả cho chúng ta thấy một nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử Ấn Độ: một con người có ý chí mạnh mẽ, uy nghiêm và đáng tự hào, nhưng ngôn ngữ và cử chỉ lại rất nhu hòa và có đức bao dung vô cùng. Ngài tuyên bố đã chứng ngộ nhưng không phải do thiên khải; Ngài cũng không bao giờ đánh lừa thính chúng rằng thượng đế đang nói qua ngài. Trong các cuộc tranh luận, Ngài tỏ ra kiên nhẫn và tôn trọng ý kiến của người khác hơn bất kỳ bậc thầy vĩ đại nào của nhân loại… Như Lão Tử và Chúa Ki Tô, Ngài lấy đức báo oán, lấy tình thương hóa giải hận thù; và Ngài chỉ lặng thinh trước những ai không hiểu và nhục mạ mình... Khác với nhiều bậc thánh khác, Đức Phật có tinh thần hài hước và biết rằng siêu hình học mà không có nụ cười là chưa đủ thanh nhã.”
Will Durant (1885-1981), Sử gia Hoa Kỳ, người đoạt Giải thưởng Văn học Pultzer
... these discourses (of the Buddha) unconsciously portray for us the first distinct character of India’s history: a man of strong will, authoritative and proud, but of gentle manner and speech, and of infinite benevolence. He claimed enlightenment but not inspiration; he never pretended that a god was speaking through him. In controversy he was more patient and considerate than any other of the great teachers of mankind. . .. Like Lao-tze and Christ he wished to return good for evil, love for hate; and he remained silent under misunderstanding and abuse . ... Unlike most saints, Buddha had a sense of humor, and knew that metaphysics without laughter is immodesty.
-Will Durant (1885-1981), American historian and Pulitzer Prize winner
Có nhiều dấu hiệu cát tường chào đón Thái tử Tất-đạt-đa ra đời, người con của đức vua và hoàng hậu đang trị vì vương quốc Ca-tì-la-vệ vào thế kỷ 6 trước Công nguyên. Cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, loài thú sống hòa bình với nhau, và niềm vui hạnh phúc lan rộng khắp đất nước. Trước khi hạ sinh Thái tử Tất-đạt-đa, hoàng hậu mộng thấy nhiều điềm lành, và quả thật Thái tử là một đứa bé phi thường. Khi vừa mới sinh ra, Thái tử bước đi bảy bước và tuyên bố đây là lần tái sanh cuối cùng của mình.
Many auspicious signs greeted Prince Siddhartha, who was born to the royal couple of Kapilavastu in the sixth century B.C.E. Rainbows appeared in the sky, animals were at peace, and there was great happiness throughout the land. Before Siddhartha’s birth, his mother had many auspicious dreams, and the child was indeed remarkable. As a newborn infant, he took seven steps and declared this was his last rebirth.
Từ nhỏ, thái tử đã tỏ ra rất kiệt xuất cả về văn chương cũng như thể lực. Vua cha không cho phép Thái tử ra khỏi thành, và ngài sống trong sự che chở, bảo vệ của mọi người. Rồi thái tử lập gia đình, có một đứa con và hưởng thụ các lạc thú của đời sống cung đình.
From the beginning, Prince Siddhartha excelled in intellectual and athletic pursuits. Prohibited by his father from venturing beyond the palace gates, he led a very sheltered life. He married, had a child, and spent his time enjoying the delights of royal life.
Nhưng thái tử rất ưu tư về đời sống của con người. Vì vậy, thái tử cùng người đánh xe nhiều lần lẻn ra khỏi thành. Ngài kinh hoàng khi bắt gặp những cảnh tượng một người bệnh tật, một người già yếu và một xác chết. Người đánh xe cho thái tử biết rằng những điều đó xảy đến với tất cả mọi người, không có lựa chọn nào khác.
But the prince was interested in how, people lived, and so unbeknownst to his parents, he left the palace with his charioteer on several occasions. To his horror, he came across unexpected sights: a sick person, an old person and a corpse. His charioteer explained to the shocked prince that sickness, aging and death come to everyone without choice.
Trong một chuyến đi khác, thái tử Tất-đạt-đa nhìn thấy một tu sĩ khất thực du phương. Ngài được biết rằng vị tu sĩ buông bỏ mọi tài sản này đang đi tìm ý nghĩa chân thực của đời sống và sự giải thoát khỏi mọi khổ đau. Sau khi trải qua những kinh nghiệm đó, thái tử bắt đầu quán chiếu lại mục đích đời sống của chính mình.
On another visit Prince Siddhartha saw a wandering mendicant. He learned that this penniless holy person was seeking true understanding of life and liberation from its difficulties. After these experiences, the prince began to reconsider the purpose of his own life.
Thái tử bắt đầu cảm thấy bất an ngay giữa những lạc thú cung đình và khát khao tìm giải pháp cho các vấn đề của đời sống, giải đáp những thắc mắc về sự sống và chết. Không thể chịu đựng thêm nữa cuộc sống phù phiếm vô nghĩa trong hoàng cung, thái tử đã quyết định phải hiến trọn đời mình cho những mục đích tâm linh. Một đêm nọ, thái tử rời bỏ vương thành, cởi bỏ hoàng bào và mọi thứ trang sức trên mình, trở thành một tu sĩ khất thực.
Siddhartha began to feel restless among the palace pleasures and desired to find a solution to life’s problems, answers to his questions about life and death. Unable to tolerate the meaningless frivolity of palace life any more, he decided to dedicate his life to spiritual pursuits. One night he left the palace, and shedding his royal clothes and ornaments, became a mendicant.
Dù ngài đã theo học với những bậc thầy thiền định danh tiếng nhất lúc bấy giờ và thành tựu được tất cả những điều họ chỉ dạy, nhưng ngài vẫn không khám phá ra được bản chất của thực tại, cũng không tìm ra được con đường thoát ly khỏi vòng sinh tử luân hồi. Thế rồi, ngài trải qua 6 năm đau đớn khổ sở để cố tìm cầu sự chứng ngộ qua con đường khổ hạnh. Cuối cùng, nhận ra rằng sự hành hạ thân thể không thể làm thanh tịnh tâm thức, ngài đã từ bỏ pháp tu này. Thế rồi, ngài ngồi xuống dưới gốc một cây Bồ-đề trong làng Bodh Gaya ở miền Bắc Ấn, thệ nguyện sẽ không bao giờ đứng lên nếu chưa chứng ngộ.
Although he studied with the greatest meditation masters of that time and accomplished all they taught, he still hadn’t discovered the nature of reality, nor found his way out of cyclic existence. Then, for six agonizing years, he sought realizations through asceticism. Finally understanding that torturing the body doesn’t purify the mind, he abandoned this practice. Then, sitting under a Bodhi tree in the village of Bodh Gaya in northern India, he vowed not to arise until he had attained full enlightenment.
Nhiều sức mạnh nội tâm và ngoại cảnh đã cố quấy rối sự thiền định của ngài. Nhưng vào lúc bình minh của một ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, ngài đã hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại trong tâm và khai mở toàn bộ những tiềm năng của ngài. Ngài trở thành một vị Phật toàn giác.
Many forces, internal and external, tried to distract him from his meditation. But at dawn of the full moon in the fourth lunar month, he succeeded in freeing his mind from all obscurations and developing all of his potential. He became a fully enlightened Buddha.
Sau đó, trong vòng 45 năm, đức Phật đã đi du hóa khắp vùng Bắc Ấn và một phần của Nepal ngày nay. Nhiều người phát nguyện sống đời xuất gia với ngài, cả nam giới và nữ giới, do đó cộng đồng Tăng Ni bắt đầu hình thành. Nam nữ cư sĩ cũng nguyện theo học giáo pháp của ngài và thọ trì năm giới (không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy). Những người cư sĩ dâng cúng đất đai để chư Tăng có nơi cư trú và cúng dường các vật dụng cần thiết như thức ăn, y phục, thuốc men. Đời sống của Tăng già rất đơn sơ và giản dị, các vị chuyên tâm tu tập và truyền giảng Chánh Pháp.
For forty-five years, the Buddha then taught all over northern India and what is today part of Nepal. Men and women wished to take ordination from him, and thus the sangha communities of monks and nuns began. Laymen and women also studied with the Buddha and took the five lay precepts (not to kill, steal, have unwise sexual relations, lie or take intoxicants). The lay followers donated parks so the sangha would have dwelling places and supplied the monks and nuns with their food, clothing and medicine. The sangha lived simply, practiced well and taught the Dharma.
Nhiều năm sau, đức Phật trở lại Ca-tì-la-vệ để truyền dạy Chánh pháp cho gia tộc ngài. Con trai ngài xin xuất gia, và người di mẫu từng nuôi dưỡng ngài sau khi mẹ ngài mất, giờ đây trở thành người phụ nữ đầu tiên xuất gia. Vợ và con trai ngài đều gia nhập Tăng-già. Đức vua cha và hết thảy dân chúng trong vương quốc đều tin và làm theo Phật pháp.
After several years, the Buddha returned to Kapilavastu to teach the Dharma to his family. His son became a monk and his aunt, who had raised him after his mother’s death, became the first nun. His wife and son entered the sangha. His father the king and the rest of’ the kingdom also followed the Buddha’s teachings.
Xét từ nhiều góc độ, đức Phật đã làm thay đổi cả xã hội Ấn Độ. Ngài phản đối những lễ nghi thái quá và khuyến khích mọi người nên hiểu biết ý nghĩa của những nghi lễ mà họ thực hiện. Xã hội Ấn Độ bị ràng buộc trong định kiến về hệ thống giai cấp, nhưng đức Phật đã ngăn cấm sự phân biệt giai cấp trong cộng đồng Phật tử. Trong xã hội Ấn Độ, phụ nữ bị giữ ở trong nhà và có rất ít tự do. Nhưng đức Phật thừa nhận rằng phụ nữ cũng có khả năng chứng ngộ và khuyến khích họ theo “đời sống không nhà” của một vị Ni. Ngài khuyến khích Tăng đoàn hoạt động theo phương thức dân chủ, tạo ra một mô hình làm thay đổi triệt để ngay cả cung cách [hoạt động] của chính quyền thế tục vào thời đó.
In many ways, the Buddha changed Indian society. He discouraged excessive ritual and encouraged people to understand the ceremonies they participate in. Indian society was enmeshed in the prejudice of the caste system, but the Buddha prohibited the caste system among his followers. In Indian society, women were kept at home and given little freedom. However, the Buddha acknowledged women’s ability to attain liberation and encouraged them to assume “the homeless life” of a nun. He encouraged the sangha to operate in a democratic way, creating a model that ultimately changed the manner of even the secular government at that time.
Từ đó đến nay, cuộc đời đức Phật và triết lý của ngài đã ảnh hưởng rộng khắp cả thế giới. Mahatma Gandhi, người lãnh đạo dân tộc Ấn Độ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, đã chịu ảnh hưởng từ Ngài. Ông nói:
The Buddha’s life and his philosophy have influenced the world ever since. It led Mahatma Gandhi, who led India to freedom from British colonialism, to say:
“Tôi không ngần ngại khi nói rõ rằng tôi đã được khích lệ rất nhiều từ chính cuộc đời của đấng Giác ngộ... Tình thương bao la vô tận của ngài trải rộng đến muôn thú, đến những chúng sinh thấp kém nhất. Và Ngài luôn nhấn mạnh đến sự thuần khiết của cuộc đời.”
“I have no hesitation in declaring that I owe a great deal to the inspiration that I have derived from the life of the Enlightened One... His love, his boundless love went out as much to the lower animal, to the lowest life as to human beings. And he insisted upon purity of life. “
Sự truyền bá đạo Phật
The spread of buddhism
Không lâu sau khi đức Phật nhập diệt, hay nhập Niết-bàn, 500 vị A-la-hán đã nhóm họp và tụng đọc lại những lời Phật dạy để giữ gìn và hệ thống hóa những lời dạy ấy. Những kinh điển này được ghi nhớ và truyền miệng qua nhiều thế kỷ, cho đến khi được ghi chép lại ở Tích Lan vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên, tập thành Kinh Tạng Pali (Nam Phạn) thuộc truyền thống Theravada.
Shortly after the Buddha’s passing away, or parinirvana, five hundred arhats met and recited the Buddhas’ discourses to preserve and systematize them. These sutras were memorized and passed down orally for centuries, until they were written down in Ceylon around the second century B.C.E, forming the Pali Canon of the Theravada tradition.
Trong cuộc đời đức Phật, Ngài cũng đã thuyết những bài pháp khác được mật truyền từ thầy sang trò trong những thế kỷ đầu sau khi Ngài nhập Niết-bàn. Người ta nói rằng, một số trong những bài pháp này - như kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa - đã được giữ kín cho đến khi hội đủ nhân duyên để truyền bá. Nhiều thế kỷ sau đó, Thánh giả Long Thọ (Nagarjuna) đã làm sống lại những kinh điển này. Những kinh điển Đại thừa như thế, được viết bằng tiếng Sanskrit (Bắc Phạn), bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và nhanh chóng trở nên phổ biến.
The Buddha gave other teachings during his lifetime that were passed down privately from teacher to disciple in the early centuries after his passing away. It’s said that some of these teachings, the Prajna-paramita Sutras, were hidden until the circumstances were ripe for them to spread. Centuries later, the sage Nagarjuna revived them. These Mahayana sutras, written in Sanskrit, began to appear in the first century B.C.E., and rapidly became popular.
Vào thế kỷ 6, các Tan-tra (Mật điển), một nhóm giáo pháp khác nữa của đức Phật, bắt đầu xuất hiện dưới dạng văn bản. Theo truyền thống Kim Cang thừa, những giáo pháp này do chính đức Phật thuyết dạy khi còn tại thế. Nhưng vì chúng quá cao siêu không thể giảng dạy cho đại chúng bình thường được, nên chỉ được âm thầm truyền lại từ thầy sang trò qua nhiều thế kỷ hoặc được truyền đến những vùng khác để được giữ gìn.
In the sixth century the tantras, another group of Buddha’s teachings, appeared in writing. According to the Vajrayana tradition, these teachings were given by the Buddha during his lifetime. Because they were too advanced to be taught to public audiences, they were passed down quietly from master to disciple for centuries or taken to other places for protection.
Sau khi đức Phật nhập diệt, giáo pháp của Ngài nhanh chóng được truyền xuyên qua đất nước Ấn Độ rồi sang đến những vùng ngày nay là Pakistan và Afghanistan. Những di tích của nền văn minh Phật giáo vĩ đại này hiện có thể nhìn thấy được trong các hang động Ajanta và Ellora ở Ấn Độ, với những bức tranh và công trình điêu khắc tinh tế, và tượng Phật khổng lồ được khắc chạm vào vách núi ở Bamiyan, Afghanistan. Các Đại học Phật giáo được thành lập ở Ấn Độ và là trung tâm tư tưởng tri thức trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, ta vẫn còn thấy được những di tích của Viện đại học Nalanda, Phật học viện đầu tiên trong số đó.
After the Buddha’s passing, his teachings spread rapidly across India to present-day Pakistan and Afghanistan. Remains of this great Buddhist civilization can be seen at the Ajanta and Ellora caves in India, with their elaborate sculpture and painting, and at Bamiyan in Afghanistan where huge Buddha images were carved into the sides of a mountain. Buddhist monastic universities were established in India and were the center of intellectual thought for centuries. The ruins of Nalanda, the foremost of these, can be seen in Bihar today.
Sự thực hành sinh động lời Phật dạy đã không còn nữa trong văn hóa Ấn kể từ sau thế kỷ thứ mười hai, khi Phật giáo bị đạo quân xâm lược Hồi giáo tiêu diệt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn hóa Ấn vẫn còn, và đã có sự hồi sinh thực hành sinh động Giáo pháp của đức Phật trong những năm gần đây. Nhiều người dân Ấn thuộc giai cấp hạ liệt nhất đã trở thành Phật tử. Từ một nhóm 500.000 người theo Phật giáo vào năm 1956, hiện nay đã lên đến gần sáu triệu người...
Active practice of Buddha’s teachings disappeared from Indian culture after the twelfth century when Buddhism was virtually destroyed by Muslim invaders. However, the Buddhist influence on Indian culture remained, and there has been a resurgence of active Buddhist practice in recent years. Many Indian “untouchables” have become Buddhist. The group of 500,000 who converted in 1956 has now swelled to nearly six million...
Ấn Độ là cội gốc từ đó đạo Phật truyền ra khắp châu Á. Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, vua A-dục đã gửi những phái đoàn hoằng pháp đến Tích Lan, và đạo Phật đã bén rễ nơi đây. Từ cả 2 nơi Tích Lan và Ấn Độ, đạo Phật được truyền sang Thái Lan, Miến Điện và xuống bán đảo Đông Nam Á. Giáo pháp được truyền đến đó theo từng đợt, đầu tiên là giáo pháp Theravada, sau đó là Đại thừa và cuối cùng là Kim Cang thừa. Đến thế kỷ 7, Phật giáo truyền sang đến Indonesia, nơi [quần thể tượng] tháp Borobudur nổi tiếng được xây dựng [vào thế kỷ 9].
India was the root from which Buddhism spread all over Asia. In the third century B.C.E. King Ashoka sent missionaries to Ceylon (Sri Lanka), where Buddhism took root. From both Ceylon and India, Buddhism spread to Thailand and Burma and down the Southeast Asian peninsula. The teachings went there in waves, first the Theravada, then Mahayana and finally Vajrayana. By the seventh century, Buddhism reached Indonesia, where the famous Borobudur Stupa was built.
Trong phần lớn vùng Đông Nam Á - Thái Lan, Miến Điện và Kampuchia - truyền thống Theravāda đã chiếm ưu thế và cho đến nay vẫn thế. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta thấy có cả Theravāda và những truyền thống khác như Thiền, Tịnh Độ.... Ở Malaysia và Indonesia, đạo Phật tàn lụi sau những đợt xâm lược của quân Hồi giáo vào thế kỷ 14. Tuy nhiên, những người Trung Hoa di cư đến Malaysia trong thế kỷ vừa qua đã mang theo đạo Phật giáo trở lại quốc gia này, và một số truyền thống Phật giáo đang tồn tại ở Malaysia và Singapor hiện nay. Một số cộng đồng Phật giáo nhỏ vẫn còn sinh hoạt ở Indonesia.
In most of Southeast Asia-Thailand, Burma and Cambodia-the Theravada tradition became dominant and continues to be so. However in Vietnam, Theravada, Ch’an (Zen) and Pure Land traditions are found. In Malaysia and Indonesia, Buddhism diminished after the Muslim invasions of the fourteenth century. However, Chinese immigrants to Malaysia in the last century brought Buddhism with them, and several Buddhist traditions are present in modern Malaysia and Singapore. Small groups of Buddhists remain in Indonesia.
Khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên, đạo Phật truyền sang các vương quốc Trung Á dọc theo con đường tơ lụa. Đạo Phật được truyền vào Trung Hoa từ Trung Á, cũng như từ Ấn Độ qua đường biển. Những người Trung Hoa hành hương đến Ấn Độ và mang về nhiều kinh điển rồi chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa. Đến thế kỷ 4 sau Công nguyên, đạo Phật phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa.
Around the third century B.C.E. Buddhism spread to the Central Asian kingdoms and was carried along the silk route. It came to China from Central Asia and also from India by sea. Chinese pilgrims went to India and brought back many scriptures which were translated into Chinese. By the fourth century C.E. Buddhism was strong in China.
Qua nhiều thế kỷ, nhiều kinh điển được nhiều người mang đến Trung Hoa, nhưng không theo hệ thống. Vì vậy, sau một thời gian đã nảy sinh sự bối rối về cách thức để dung hòa những điểm có vẻ như khác biệt trong các kinh và về phương pháp hành trì được chỉ dạy trong khối lượng kinh văn đồ sộ đó. Để giải quyết khó khăn này, các nhóm đạo tràng nhỏ được hình thành, mỗi nhóm được dẫn dắt bởi một tăng sĩ xuất chúng. Mỗi đạo tràng như vậy chọn một bộ kinh, hoặc một nhóm kinh điển, làm giáo lý trọng tâm. Từ đó, các truyền thống Phật giáo đa dạng được phát triển ở Trung Hoa. Tịnh độ tông và Thiền tông trở nên phổ biến nhất. Những truyền thống Phật giáo sớm nhất (Theravāda) cũng như truyền thống Kim Cang thừa muộn hơn, đều được truyền sang Trung Hoa nhưng không phát triển rộng.
Many sutras were brought to China by different people over the centuries, but they weren’t systematized. Therefore after a while some confusion arose about how to harmonize seeming discrepancies among sutras and about how to practice what was contained in this vast amount of literature. To resolve this difficulty, small groups arose, each led by a prominent monk. Each group took as its focal point a particular sutra or group of sutras. Thus various Buddhist traditions developed in China. Pure Land and Ch’an (Zen) became the most popular. The earliest Buddhist schools as well as the later Vajrayana teachings also traveled to China, but they weren’t widespread.
Từ Trung Hoa, những truyền thống khác nhau được truyền sang Triều Tiên bắt đầu từ thế kỷ 4. Từ Triều Tiên, đạo Phật được truyền sang Nhật Bản rồi phát triển rất mạnh vào thế kỷ 9. Một số truyền thống Phật giáo hiện vẫn còn tại Nhật Bản như: Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Nhật Liên Tông và Chân Ngôn Tông. Chân Ngôn Tông là một truyền thống của Mật Tông. Từ Trung Hoa, đạo Phật cũng được truyền theo hướng nam đến Việt Nam.
From China, these various traditions spread to Korea beginning in the fourth century. From there, they went to Japan, where Buddhism was well established by the ninth century. Several Buddhist traditions now exist in Japan: Pure Land, Zen, Nichiren and Shingon, which is a tantric tradition. From China, Buddhism also spread southward into Vietnam.
Đạo Phật được truyền đến Tây Tạng lần đầu tiên vào thế kỷ 7, từ Nepal và Trung Hoa. Ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), một hành giả Du-già Ấn Độ vĩ đại, đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9 và [làm cho] Phật giáo được truyền bá nhanh chóng. Sau một cuộc tranh luận nổi tiếng giữa vị thánh giả Ấn Độ là Kamalasila và một vị tăng Trung Hoa chủ xướng theo Thiền tông, người Tây Tạng đã xem Ấn Độ là cội nguồn Phật giáo của họ. Bốn dòng truyền chính của Phật giáo Tây Tạng được hình thành chủ yếu là do sự khác biệt về truyền thừa. Phương thức tu tập hành trì của các phái này đều tương tự như nhau. Từ Tây Tạng, Phật giáo được truyền sang Mông Cổ, Bắc Trung Hoa và một phần của Liên Xô, cũng như khắp vùng núi Hy-mã-lạp sơn.
Buddhism initially entered Tibet in the seventh century from Nepal and China. Padmasambhava, the great Indian yogi, came to Tibet in the ninth century and Buddhism spread rapidly. After a famous debate between the Indian sage Kamalasila and a Chinese proponent of Ch’an, the Tibetans turned to India as their source for Buddhism. Four major traditions of Tibetan Buddhism arose, mostly due to different lineages of teachings. Their manner of practice is similar. From Tibet, Buddhism spread to Mongolia, North China and parts of the Soviet Union, as well as throughout the Himalayan region.
Mặc dù vua A-dục có gửi các phái đoàn hoằng pháp đến Hy Lạp vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, nhưng mãi cho đến thế kỷ vừa qua (thế kỷ 19) thì [các quốc gia] phương Tây mới thực sự biết đến Phật giáo.
Although King Ashoka sent Buddhist missionaries to Greece in the third century B.C.E., Buddhism didn’t really become known to the West until the last century.
Thật thú vị là, dường như có những dấu hiệu cho thấy chúa Giê Su đã từng sống ở Ấn Độ vào những năm đầu đời “không được biết đến” [trong các tư liệu hiện nay]. Một văn bản tìm thấy trong tu viện Phật giáo ở Ladakh, thuộc Bắc Ấn, ghi lại chuyện một người đàn ông trẻ đã học tập ở đó rồi về sau trở lại đất nước của mình. Ngày tháng và những mô tả trong văn bản này giống với những chi tiết tương ứng trong cuộc đời của chúa Giê Su, nhưng cần phải có thêm những nghiên cứu lịch sử trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào. Tuy nhiên, có một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa lời dạy của Chúa Giê Su về tình thương khi với những lời dạy của Đức Phật.
Interestingly, there seem to be indications that the “lost years” of Jesus’ early life were spent in India. A scripture was found in a Buddhist monastery in Ladakh, north India, telling of a young man who studied there and later returned to his own country. The dates and description in the text were similar to that of Jesus’ life, but more historical research is needed before any conclusion can be drawn. However, there’s a striking resemblance between Jesus’ teachings on love and compassion and those of the Buddha.
Vào thế kỷ 19, một số trí thức phương Tây bắt đầu quan tâm đến giáo lý đạo Phật và triết học Phật giáo bắt đầu được giảng dạy ở các trường đại học. Trong những năm gần đây, người phương Tây tỏ ra ngày càng quan tâm đến Phật giáo nhiều hơn, và hiện nay thì tất cả những truyền thống lớn của Phật giáo đều đã có chùa chiền, tu viện và những trung tâm tu học ở hầu hết các quốc gia phương Tây.
In the nineteenth century some Western intellectuals became interested in Buddhist teachings and Buddhist philosophy began to be taught in the universities. In recent years Westerners have shown an increased interest in Buddhism, and now all major Buddhist traditions have temples and centers in most Western countries.
Phật giáo đã khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều người phương Tây về mặt tâm linh lẫn tri thức. Con người trong xã hội phương Tây hiện đại rất xem trọng các pháp hành thiền mà đức Phật đã dạy để an định tâm thức. Họ cũng thấy hứng khởi với những chỉ dẫn rõ ràng dễ hiểu của đạo Phật về cách thức để phát triển lòng thương yêu và bi mẫn. Về mặt tri thức, đạo Phật đã khơi dậy sự quan tâm bằng vào tính hợp lý và cách tiếp cận vấn đề luôn cởi mở.
Buddhism has inspired many people in the West spiritually and intellectually. People in modern Western societies appreciate the meditation techniques the Buddha taught for calming the mind. They’re inspired by Buddhism’s clear instructions on how to develop love and compassion. Intellectually, people are stimulated by Buddhism’s logical and open-minded approach.
Thêm vào đó, phương pháp tiếp cận vấn đề của đạo Phật tương tự với phương pháp của khoa học và thế giới quan của đạo Phật phù hợp với những khám phá mới của khoa học. Erich Fromm, nhà phân tâm học và tâm lý xã hội người Mỹ gốc Đức đã nói rằng:
In addition, the Buddhist approach is similar to the scientific method and its world view is harmonious with scientific discoveries. Erich Fromm, the German-American psychoanalyst and social philosopher said:
“Thật là một nghịch lý khi tư tưởng tôn giáo phương Đông hóa ra lại tương hợp với tư tưởng luận lý phương Tây hơn là chính tư tưởng tôn giáo của phương Tây.”
Paradoxically, Eastern religious thought turns out to be more congenial to Western rational thought than does Western religious thought itself.
Một thẩm phán người Anh nổi tiếng, ông Christmas Humphreys, bình luận về Phật giáo:
The eminent British judge, Christmas Humphreys, commented:
“Phật giáo... là một hệ thống tư tưởng, một tôn giáo, một nền khoa học tâm linh và một lối sống hợp lý, thực tiễn và bao quát tất cả. Hơn 2.500 năm qua, Phật giáo đã thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho gần một phần ba nhân loại. Phật giáo thật cuốn hút đối với những ai đang truy tìm chân lý, vì Phật giáo không có giáo điều, thỏa mãn cả về mặt lý trí cũng như tình cảm, nhấn mạnh vào sự tự lực kết hợp với lòng khoan dung đối với các quan điểm khác, bao quát cả khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, huyền bí học, đạo đức học và nghệ thuật, và chỉ rõ rằng chỉ duy nhất con người mới là chủ nhân tạo ra đời sống hiện tại của chính mình và cũng là kẻ duy nhất kiến tạo nên vận mệnh của mình.”
“Buddhism ...is a system of thought, a religion, a spiritual science and a way of life which is reasonable, practical and all-embracing. For 2,500 years it has satisfied the spiritual needs of nearly one-third of mankind. It appeals to those in search of truth because it has no dogmas, satisfies the reason and the heart alike, insists on self-reliance coupled with tolerance for other points of view, embraces science, religion, philosophy, psychology, mysticism, ethics and art, and points to man alone as the creator of his present life and sole designer of his destiny.”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 98.81.24.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách ... ...

Việt Nam (234 lượt xem) - Hoa Kỳ (34 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - ... ...