Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 165 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 165

(Lượt xem: 1.563)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 165

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 2 tháng 3 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 166, số hồ sơ: 19-012-0166)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 97 gồm bốn câu.“Chỉ thiên địa dĩ chứng bỉ hoài, dẫn thần minh nhi giám ổi sự.” (Viện trời đất chứng minh lòng dạ xấu xa; dẫn thần minh soi xét việc đê hèn.) Hai câu này cũng thuộc về phần trước, là những “việc ác không kiêng dè”. Tiếp theo sau là hai câu: “Thí dữ hậu hối. Giả tá bất hoàn.” (Trước cho tặng, sau hối tiếc. Vay mượn không trả.) Từ đây về sau là thuộc về “những việc ác do không có lòng nhân hậu khoan dung”.

Hai câu trước ý nghĩa rất rõ, là nói những việc người đời gọi là thề thốt, cầu thần minh làm chứng cho mình. Tự mình làm nhiều việc ác, lại cho rằng những việc mình làm đều là chánh pháp, có thể đối chất trước trời đất, trước thần minh. Việc ác như thế thật hết sức lớn.

Trong phần tiểu chú nói rất rõ: “Trời đất không có lòng riêng, thần minh luôn chính trực, thuận điều lành, nghịch điều dữ, báo ứng như tiếng dội âm vang.” Bốn câu này phải ghi nhớ thật kỹ trong lòng.

Phần trước chúng ta đã xem qua: “Thông minh chính trực gọi là thần.” Quý vị thực sự hiểu rõ được thì mới biết, chúng ta làm người phải có tâm thái như thế nào khi đối trước trời đất, thần minh. Giáo học của Phật giáo, trong khi giảng giải tôi thường nhắc đến rất nhiều lần, nội dung chỉ dạy của chư Phật, Bồ Tát không ngoài ba việc. Thứ nhất là dạy chúng ta quan hệ giữa người và người, chúng ta phải ứng xử, đối đãi với người khác, tiếp xúc với muôn vật như thế nào.

Trong ý nghĩa chữ thuận bao hàm học vấn lớn lao, đối với pháp thế gian là đạo đức nhân nghĩa lễ, tương ưng với những tiêu chí này là thuận, quý vị sẽ được phúc. Trái nghịch với những điều này, quý vị phải nhận lấy hung tai. Quý vị xem lại trong lịch sử có thể thấy, chỉ cần chúng ta sáng suốt tỉnh táo một chút thì trong hiện thực xã hội cũng đặc biệt rõ ràng. Thế nhưng cũng có những kẻ làm ác mà hiện tại đang hưởng phúc, những người làm thiện mà hiện tại đang chịu khổ nạn. Những chuyện này là thế nào? Do đây mà chúng ta đối với sự báo ứng thiện ác còn có thái độ hoài nghi.

Trong kinh điển Phật dạy rất rõ ràng. Người làm ác mà hiện nay vẫn được hưởng phúc, đó là đời trước đã từng tu tích phước đức lớn lao, phước đức còn lại đến nay vẫn chưa hưởng hết. Đó là nguyên nhân. Người tu thiện mà hiện tại phải chịu khổ nạn, đó là đời trước từng làm những điều bất thiện, tai ương vẫn còn chưa dứt. Nhân quả tương quan trong cả ba đời, [quá khứ, hiện tại và tương lai], phải hiểu rõ được ý nghĩa đó.

Cho nên trong kinh điển đức Phật dạy: “Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị.” (Muốn biết nhân đời trước, xem quả nhận đời này.) Những gì nhận lãnh trong đời này chính là do nhân đã tạo trong đời trước. “Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị” (Muốn biết quả đời sau, xem việc làm đời này.) Chúng ta trong một đời này khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều là tạo nhân trong hiện tại, quả báo đến trong đời sau.

Nếu như với người có sức lực vô cùng mạnh mẽ, trong một đời này cũng có thể được quả báo. Quý vị lập chí hết sức nỗ lực tu hành, vận mạng của quý vị có thể được chuyển biến. Mọi người xem qua sách Liễu Phàm tứ huấn là một trường hợp điển hình hết sức rõ ràng. Tiên sinh Liễu Phàm trong đời trước tu thiện không nhiều, sau khi thấu hiểu rõ ràng đạo lý liền nỗ lực tu học, ngay trong một đời liền có thể thay đổi được. Nhà Phật thường nói “gặp dữ hóa lành”, “gặp nạn thành an”. Đó là trong một đời chuyển đổi được [vận mạng]. Sự chuyển đổi trong một đời như vậy, nhà Phật gọi là hoa báo. Hoa báo tốt đẹp, thù thắng thì quả báo đời sau có thể suy ngẫm biết được. Phước báo đời sau nhất định so với phước báo đời này thù thắng hơn rất nhiều.

Nếu đời này làm ác không chịu sửa đổi, ví như trong đời quá khứ vẫn còn lưu lại phước báo, vẫn còn có thể được ăn no mặc ấm, thế nhưng khi tuổi thọ đời này hết rồi, khổ báo trong đời sau thật không dám nghĩ đến. Người đời có ai nghĩ đến vấn đề này? Người không học Phật không nghĩ đến được, dù quý vị có nói với họ, họ cũng không tin, họ cũng không thể tiếp nhận. Kỳ thật, với những người chân chính học Phật cũng được mấy người có tâm cảnh giác cao độ như vậy? Vì sao không khởi tâm cảnh giác? Vì mê muội trong hoàn cảnh hiện thực. Điều này thật rất đáng sợ, rất đáng sợ! Cho nên, vì sao kinh điển phải đọc mỗi ngày, đạo pháp phải giảng mỗi ngày? Không có nguyên nhân nào khác, chính là để giúp ta tỉnh giác, giác ngộ mà thôi.

Tự mình làm việc sai trái không thừa nhận, lại còn có thể làm chuyện thề thốt, muốn chư Phật, Bồ Tát, thần minh đến làm chứng dối cho mình, làm gì có lẽ ấy? Tâm hạnh như vậy là xấu ác đến cực điểm. Trời đất quỷ thần đến chứng minh cho quý vị là chứng minh chuyện gì? Chứng minh cho quý vị làm đủ mọi việc ác, chứng minh cho việc quý vị làm ác không chịu hối cải.

Mấy ngày trước, có một số đồng tu đến gặp tôi, hỏi tôi một vấn đề. Vùng Bộ Lý (Puli) thuộc Nam Đầu (Nantou), Phật pháp hết sức hưng thịnh, chùa miếu rất nhiều, là một vùng Phật giáo phát triển thù thắng nhất của Đài Loan, vì sao ở đó lại phát sinh trận động đất lớn? Do đó mọi người đối với Phật pháp có sự nghi hoặc, cho rằng Phật pháp không linh ứng. [Nghi ngờ] như vậy là vì đọc kinh điển quá ít, nghe giảng pháp chưa đủ, nên quý vị không hiểu ra được nhân duyên quả báo trong việc này.

Tuyệt đối không phải cứ xây dựng một ngôi chùa, tạc thành một tôn tượng Phật, Bồ Tát thì địa phương đó liền linh ứng. Không có chuyện đó. Ngạn ngữ có câu: “Bụt đất sang sông, tự thân khó giữ.” Trong câu này có ý nghĩa gì? Phật pháp hưng thịnh hay không là do nơi lòng người. Lòng người hướng theo đạo, Phật pháp liền hưng vượng. Trong quá khứ, người xưa thường nói: “Có chùa không có đạo, giáo pháp không thể hưng thịnh.” Trong những ngôi chùa ây có đạo hay không? Có người chân chánh tu đạo hay không? Quý vị nói xem, trong chùa có nhiều người như thế, mỗi người đều tu đạo thật khó, không dễ dàng. Nói chung được một, vài người chân chánh tu đạo thì địa phương ấy có phước báo. Nếu như không có lấy một người nào chân chánh tu đạo thì tai họa không thể tránh được. Cho nên, cần phải hỏi xem là có người chân chánh tu đạo hay không. Quý vị từ trong đó quan sát thì nghiệp nhân, quả báo quý vị tự nhiên sáng tỏ rõ ràng.

Tôi cũng nêu ra một ví dụ với mọi người. Pháp sư Sám Vân ở tại Nam Đầu (Nantou), cũng trong khu vực đó. Vì sao đạo trường của thầy không xảy ra chuyện gì, quý vị không suy ngẫm thử xem?

Trước đây một tháng, ông chủ nhà in Thế Hoa có đến thăm tôi. Trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện cách đây mấy năm các nhà ở lân cận với kho chứa [của nhà in] ở Tam Trọng bị phát hỏa, nhà cửa quanh đó bị thiêu rụi, riêng kho chứa của nhà in không tổn hại gì. Kho chứa ấy nằm giữa vùng hỏa hoạn, bốn phía đều bị lửa thiêu cháy sạch, chỉ riêng kho chứa ấy không bị cháy, thật không thể nghĩ bàn. Trong kho chứa lúc ấy đang cất giữ Đại Tạng Kinh, chính là lần trước hợp tác với Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội in ấn một ngàn bộ Đại Tạng Kinh, còn cất giữ trong đó. Do chánh pháp ở nơi đây nên có trời rồng bảo vệ, hộ trì. Vì thế ông ấy tin tưởng, in ấn kinh Phật cho chúng ta thì giá thành luôn định ở mức thấp nhất. Ông ấy biết rằng, làm việc tốt được quả báo tốt, đâu lẽ nào không có cảm ứng?

Những sự việc cảm ứng có rất nhiều, rất nhiều. Đặc biệt là từ Trung quốc truyền sang đây. Thường thường, các vị đồng tu từ Trung quốc sang đây kể cho chúng ta nghe nhiều sự việc cảm ứng không thể nghĩ bàn. Vấn đề là quý vị có phải bậc chân tu hay không? Người xuất gia, mặc vào y phục xuất gia cũng nào có ích gì, mặc y phục ấy có thể giúp thành Phật được sao? Ngạn ngữ có câu này không phải không có lý: “Trước cửa địa ngục nhiều thầy tăng.” Ý nghĩa câu này chúng ta phải hiểu rõ. Những người nào xuống địa ngục? Người xuất gia xuống địa ngục, ở trong địa ngục người xuất gia nhiều nhất. Cho nên tôi không khuyên người xuất gia. Việc gì phải khuyến khích quý vị đọa vào địa ngục?

Mấy ngày qua chúng ta cũng đã nói đến việc này nhiều lần. Người xuất gia là hình tượng của Phật, Bồ Tát, là đại biểu của Phật, Bồ Tát. Quý vị có thể khiến cho hết thảy đại chúng trong xã hội nhìn thấy quý vị thì cung kính tán thán, đó là quý vị thay cho tượng Phật thếp vàng, là hình tượng tốt đẹp, quý vị được vô lượng công đức. Nếu quý vị khiến cho đại chúng trong xã hội nhìn thấy quý vị thì phê bình, chỉ trích, đó là khiến cho đại chúng trong xã hội do nơi quý vị mà hủy nhục Tam bảo. Tội lỗi ấy phải đọa vào địa ngục A-tỳ. Hoàn toàn không nói rằng quý vị phá hoại Phật pháp như thế nào, chính hình tượng của quý vị phá hoại, chiêu bài của quý vị phá hoại. Người xuất gia là chiêu bài của chư Phật, Bồ Tát. Do đó có thể biết rằng, hình tượng của người xuất gia rất quan trọng thiết yếu.

Ở nơi đông người tụ họp, chúng ta phải giữ gìn hình tượng tốt đẹp. Ở nơi vắng vẻ không người, cũng phải giữ gìn hình tượng tốt đẹp. Vì sao vậy? Vì có quỷ thần nhìn thấy. Quỷ thần xem thấy khinh thường quý vị, quỷ thần hủy nhục quý vị, đó là quý vị phá hoại hình tượng Tam bảo. Cho nên không thể nói rằng lúc không có ai thì có thể tùy tiện buông thả một chút, như vậy vẫn phải đọa vào địa ngục.

Phật giáo hóa chúng sinh, không phải chỉ một địa phương, không phải chỉ trong một phạm vi nhỏ. Trong kinh luận chúng ta thường đọc thấy, Phật rất vĩ đại, “tâm lớn như hư không, bao trùm hết thảy các thế giới”, Phật rộng độ chúng sinh. Chúng ta nói tóm lại là chúng sinh trong mười pháp giới, đức Phật đều rộng độ. Đệ tử của Phật, chúng sinh trong mười pháp giới đều tôn kính, cho nên họ nhìn thấy hình tượng của quý vị như vậy thì có đáng cho họ tôn kính hay không? Chúng ta thường nghe các bậc Tổ sư dạy, những người trì giới, tu định, vâng làm theo lời dạy thì chư Phật hộ niệm, các vị trời rồng, quỷ thần đều ủng hộ, tôn kính, quý vị như vậy mới là đệ tử Phật, quý vị thành tựu công đức vô lượng.

Nếu quý vị buông thả lười nhác, tùy tiện, không giữ theo giới luật, quy củ, thuận theo phiền não, tập khí, đó là quý vị phá hoại hình tượng của Phật pháp, tương lai phải đọa vào địa ngục A-tỳ. Như vẫn còn không biết nguyên nhân gì phải đọa lạc, quý vị nói xem như vậy có đáng thương hay không?

Ngày nay những người xuất gia, bao gồm cả chúng ta trong đó, bình tĩnh mà xét lại, những lời Phật răn dạy chúng ta đã làm được bao nhiêu? Chúng ta lúc nào cũng tự cho là mình [tu tập] không tệ, ở giữa đại chúng trong xã hội tự nghĩ mình là đại biểu cho Phật pháp, sinh lòng cống cao ngã mạn, khinh thường tín đồ, nhưng trong thực tế sự hành trì của chúng ta thật kém rất xa so với những người tại gia.

Trước đây lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có nói, thế giới này hiện nay điên đảo rồi. Thời xưa những người học Phật tu hành, luận về thành tựu thì người xuất gia nam giới đứng đầu, nêu tên hàng đầu, thành tựu nhiều nhất. Kế đến là người xuất gia nữ giới. Tiếp đến nữa là người tại gia nam giới. Xếp cuối cùng là hàng tại gia nữ giới. Đó là vào thời xưa, bất kể là xét về số lượng hay chất lượng cũng đều [theo thứ tự hơn kém] như vậy. Hiện tại thời đại điên đảo, lời nói này [của lão cư sĩ] không sai. Chúng ta chú tâm quan sát kỹ, lấy như việc niệm Phật được vãng sinh mà luận xét, người tại gia nữ giới là nhiều nhất, kế đến là người tại gia nam giới, tiếp đến nữa là người xuất gia nữ giới, rồi cuối cùng mới đến người xuất gia nam giới. Thế giới hiện nay điên đảo như vậy.

Câu nói này thật sâu sắc đáng cho chúng ta phản tỉnh, kiểm điểm, chúng ta tương lai rốt lại muốn đi đến nơi nào? Nếu muốn đi vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tốt thôi, quý vị có thể thuận theo tập khí, thuận theo phiền não. Còn quý vị không muốn đọa vào ba đường dữ, muốn vượt thoát ngoài ba cõi, thì nếu quý vị không giữ theo quy củ, quý vị không thể nào làm được.

Đại sư Ấn Quang thật đại từ đại bi, dạy chúng ta học tập sách Liễu Phàm tứ huấn, dạy chúng ta học tập Cảm ứng thiên. Mục đích việc học tập Liễu Phàm tứ huấn là gì? Mục đích chính là để hiểu sâu nhân quả. Mục đích của việc học tập Cảm ứng thiên là gì? Là để không phải đọa vào ba đường ác. Cho nên, chúng ta xem những lời răn dạy trong Cảm ứng thiên, những điều thiện chúng ta có làm được hay không? Chúng ta đã làm được mấy điều? Những điều xấu ác chúng ta đã phạm vào bao nhiêu? Vì thế, mang Cảm ứng thiên ra đối chiếu kỹ lưỡng, khởi tâm động niệm, nói năng hành động [như thế nào], chúng ta liền hiểu biết rõ ràng, sau khi chết sẽ đi đến nơi nào.

Tổ sư Ấn Quang thị hiện trong đời mạt pháp, đại từ đại bi, dùng hai tập sách này để giúp đỡ, hỗ trợ chúng ta phản tỉnh, kiểm điểm. Nếu chúng ta xem thường không kinh sợ, không làm theo những lời răn dạy [trong các sách] này, thì chúng ta có thể nói ngay một câu, khẳng định là phải đọa vào ba đường ác. Hiện tại tuy vẫn còn là người, chỉ trong chớp mắt đã đọa vào ba đường ác.

Trong đoạn chú giải chỗ này có hai câu: “Thuận cát nghịch hung, kỳ ứng như hưởng.” (Thuận điều lành nghịch điều dữ, báo ứng như tiếng dội âm vang.) Nói “kỳ ứng như hưởng” tức là nói sự báo ứng.

Tôi căn cứ vào kinh điển giáo pháp, biên soạn thành sách “Tịnh tông tu hành thủ tắc”. Quý vị nếu có thể dùng hơn một trăm điều [trong sách] này để mỗi ngày đều phản tỉnh, đều làm được, thì quý vị nhất định được sinh về Tịnh độ. Sách này không dày lắm, chúng ta phải thực sự nỗ lực làm theo. Nếu không làm được, trong đời này cho dù có niệm mỗi ngày đến trăm ngàn câu Phật hiệu cũng không thể được vãng sinh. Bậc cổ đức gọi đó là “cho dù lớn tiếng uổng công thôi”.

Niệm Phật vãng sinh Tịnh độ, không phải do quý vị niệm được bao nhiêu Phật hiệu, mà phải do nơi tâm địa quý vị thanh tịnh. Tâm thanh tịnh ắt cõi Phật tịnh. Cần phải tương ưng, những lời răn dạy của đức Phật A-di-đà, của đức Thế Tôn, chúng ta đã làm được bao nhiêu, phải từ chỗ đó mà luận xét. Không phải nói mỗi ngày lễ Phật được bao nhiêu lạy, niệm Phật được bao nhiêu câu, không phải ở chỗ đó.

Quý vị xem, Đại sư Ngẫu Ích dạy chúng ta: “Vãng sinh phẩm vị cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay cạn.” Công phu đó là gì? Công phu đó là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Đó là công phu. Chúng ta phải từ chỗ này chú ý, muôn ngàn lần cũng không được hiểu lầm, không được sai lỗi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Công đức phóng sinh


Giải thích Kinh Địa Tạng


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.166.234.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...