Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 152 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 152

(Lượt xem: 1.352)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 152

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 31 tháng 1 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 153, số hồ sơ: 19-012-0153)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Hôm qua đã giảng đến đoạn thứ 86 trong Cảm ứng thiên: “Cưỡng thủ cưỡng cầu. Háo xâm háo đoạt.” (Cưỡng ép giành lấy. Tham muốn xâm đoạt.)

Những hành vi xấu ác tạo thành nghiệp ác này, hết thảy đều nảy sinh từ một quan niệm sai lầm. Quan niệm sai lầm đó, trong kinh Phật gọi là “chấp ngã”. Trong kinh điển đức Phật thường dạy, nếu sự chấp ngã này không thể phá trừ thì vĩnh viễn không thể thoát ra khỏi sáu đường luân hồi, bất kể là dụng công như thế nào, tu học pháp môn gì, hết thảy đều vẫn phải lưu chuyển trong sáu đường, vĩnh viễn không có ngày ra khỏi. Phàm phu với thánh nhân cũng bắt đầu phân chia từ đây. Phá trừ xong chấp ngã là thánh nhân, không phá trừ được chấp ngã là phàm phu.

Vì sao chấp ngã lại khó dứt trừ đến thế? Vì nó được tạo thành bởi một quan niệm sai lầm có cội gốc quá sâu xa lâu dài. Phàm phu trong sáu đường, khởi tâm động niệm đều bám chấp thân này là ngã, đó là sự thấy biết nhận hiểu sai lầm. Sự thấy biết mê hoặc cũng là thấy biết sai lầm, quý vị nhìn thấy không đúng thật.

Thân này không phải ngã, vậy ngã ở đâu? Ngã là cái gì? Nói thật ra, chân lý ở ngay trước mắt, ngay tại lúc này, chỉ đáng tiếc là chúng ta không giác ngộ. Ta đưa ra một cánh tay, là tay của ta, rồi chân của ta, mắt của ta, mũi của ta, cho đến thân thể này, thân thể của ta. Mở rộng ra bên ngoài là gia đình của ta, cha mẹ của ta, anh em của ta, bạn bè của ta, thành phố của ta, đất nước của ta, thế giới của ta. Lại mở rộng hơn nữa, hư không của ta. Vậy cái ngã nằm ở đâu? Tôi nói nhiều như thế, chư Phật, Bồ Tát cũng giảng thuyết như thế, chúng ta có nhận hiểu được hay không? Cái ngã đó, chỉ cần đem những thứ ấy trừ bỏ hết đi, chẳng phải đã hiện ngay trước mắt rồi đó sao?

Quý vị thực sự tìm ra được bản ngã, quý vị đã thành Phật, thành tổ rồi. Phàm phu ngay trong bản ngã này mê hoặc đánh mất, một khi giác ngộ mới hiểu được rằng hết thảy chúng sinh trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới chính là ngã.

Nhà Phật nói “tam đức mật tạng”, trong “tam đức mật tạng” có “thường lạc ngã tịnh”. Có bản ngã chân thật, không phải là không có ngã, quả thật có. Ngã đó là ý nghĩa gì? Trong kinh Phật giải thích rất nhiều, thông thường giảng giải là có tám ý nghĩa. Trong tám ý nghĩa đó, quan trọng thiết yếu nhất là hai ý nghĩa: ý nghĩa chủ tể và ý nghĩa tự tại. Chủ tể, trong các tôn giáo [khác] gọi là Chúa sáng tạo. Tự tại là như trong kinh Hoa Nghiêm giảng “lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Đó là ý nghĩa của ngã.

Chư Phật, Bồ Tát đều có, các bậc giác ngộ đều có, chúng sinh mê hoặc điên đảo như chúng ta có hay không? Cũng có, hoàn toàn không hề mất đi, chỉ là mê muội quên mất. Tuy có nhưng không giác ngộ biết được. Đức Phật giảng Tam đức, Pháp thân. Pháp thân là thể của ngã, Bát-nhã là tướng của ngã, giải thoát là dụng của ngã. Chúng ta cũng có thể nói giống như vậy, pháp thân là thể của ngã, báo thân là tướng của ngã, ứng hóa thân là dụng của ngã. Đó là nói Tam pháp. Nói theo Đại sư Huệ Năng thì: “Hai pháp không phải Phật pháp, Phật pháp không phải hai pháp.”

Thế nào gọi là Phật pháp? Phật pháp là pháp giác ngộ. Nếu như quý vị rơi vào trong [các khái niệm] Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân, quý vị phân biệt có ba thân, bám chấp vào chỗ có ba thân, đó là quý vị mê muội không giác ngộ. Người giác ngộ hiểu được rằng ba thân là một thân. Một mà ba, tuy ba mà một. Tuy nói có ba nhưng thật ra là một. Một đó là gì? Đó chính là ngã. Vậy ba đó là gì? Cũng chính là ngã. Ngã tuy có ba, nhưng chỉ là một. Cửa ải nút thắt này phải đột phá vượt qua. Sau khi đột phá được rồi mới thực sự được như kinh Kim Cang nói: “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”.

Chúng ta có thể hỏi rằng, bốn tướng ấy rốt lại là có hay không có? Là thật có. Ngã tướng, là chỗ mà đức Phật chỉ rõ chúng sinh nhận lầm thân thể là ngã. Nhân tướng, là chỉ hết thảy chúng sinh hữu tình đối lập với bản thân mình. Chúng sinh tướng, là bao quát hết y báo, chính báo trang nghiêm trong mười pháp giới. Hết thảy các pháp đều là duyên sinh. Các pháp duyên sinh cũng gọi là chúng sinh, làm sao lại không có tướng? Thọ giả tướng, là ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai.

Cho nên, bốn tướng này bao quát hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, không một pháp nào nằm ngoài. Các tướng pháp ấy đều là pháp duyên sinh, là “do tâm hiển hiện, do thức biến hóa”, có chướng ngại hay không? Không có chướng ngại. Không chỉ là lý vô ngại, sự vô ngại, mà trong thực tế là lý sự vô ngại, sự sự vô ngại.

Vậy chướng ngại từ đâu mà có? Chướng ngại từ nơi sự bám chấp mà có. Bốn tướng này rõ ràng hiện ra trước mắt chúng ta, chúng ta với bốn tướng này đồng một thể; là một, chẳng phải hai. Nếu quý vị bám chấp vào các tướng này, quý vị từ nơi pháp tánh, pháp tướng khởi sinh vọng tưởng, phân biệt, bám chấp, đó gọi là chấp tướng, chấp tướng rất nghiêm trọng.

Nếu lìa được sự bám chấp, buông bỏ bám chấp nhưng vẫn còn phân biệt, đó cũng là chấp tướng. Nhưng mức độ chấp tướng có giảm nhẹ đi một chút.

Nếu phân biệt cũng không còn, nhưng vẫn còn vọng tưởng. Vọng tưởng với phân biệt có sự khác biệt nhau. Phân biệt là có ý thức, vọng tưởng là không có ý thức. Như vậy vẫn là còn bám chấp rất yếu ớt. Mức độ bám chấp hết sức nhỏ nhiệm, yếu ớt, nhưng vẫn gọi là mê.

Cho nên, trong kinh Phật nói: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.” Những cái không đó là không còn vọng tưởng, không có vọng tưởng về bốn tướng, không có phân biệt bốn tướng, không có bám chấp bốn tướng, như vậy là quý vị chứng đắc Tam đức, Pháp thân, Bát-nhã, cũng chứng đắc được giải thoát. Pháp thân có thường lạc ngã tịnh, Bát-nhã có thường lạc ngã tịnh, trong giải thoát cũng có thường lạc ngã tịnh, quý vị nhận hiểu được không? Nhận hiểu được là phá mê khai ngộ, là chuyển phàm thành thánh.

Chúng ta học Phật, không chỉ là học Phật pháp, nền giáo dục Nho gia trong quá khứ cũng tìm cầu chỗ ngộ, chúng ta thường nghe người già nói về ngộ tính. Sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, có chỗ ngộ hay không? Quý vị có thể ngộ được sâu đến mức nào? Quý vị có thể ngộ được rộng đến mức nào?

Chúng ta ngày nay vì sao không giác ngộ được? Chính là vì không thực hiện công phu. Những gì là công phu? Buông bỏ phân biệt bám chấp là công phu. Đọc kinh nhiều cũng không hữu dụng, niệm Phật nhiều cũng không hữu dụng, trì chú nhiều cũng không hữu dụng. Vậy những gì là hữu dụng? Nhìn thấu, buông bỏ là hữu dụng. Nhìn thấu được là học vấn chân thật, là trí tuệ chân thật; buông bỏ là công phu chân thật.

Trước tiên là buông bỏ sự bám chấp vào bản ngã, nhìn thấu được là nhận hiểu chân chính, thân thể này là gì? Là công cụ của ta. Là công cụ gì? Là công cụ phục vụ ta. Tôi nói ra như vậy mọi người không hiểu rõ, tôi thêm vào một chữ nữa, quý vị liền có thể hiểu được. Công cụ phục vụ “những gì của ta”, như vậy có hiểu rõ được hay không? Vì gia đình của ta, vì đất nước của ta, vì thế giới của ta, vì hết thảy chúng sinh của ta, vì những điều ấy mà phục vụ, đó là công cụ.

Nói “những thứ của ta”, trong đó liền có “năng” [là đối tượng phục vụ] có “sở” [là đối tượng được phục vụ], vậy là nghĩa [phương tiện] thứ hai, không phải nghĩa [rốt ráo] thứ nhất. Trừ bỏ đi hai chữ “của ta”, đó là nghĩa [rốt ráo] thứ nhất.

Nói cách khác, [thân] công cụ này là vì hết thảy chúng sinh trong hư không pháp giới mà phụng sự. Hết thảy chúng sinh trong hư không pháp giới chính là ngã. Ai hiểu được như vậy? Chư Phật Như Lai hiểu rõ được, chư Phật Như Lai chứng đắc như vậy. Đức Phật dạy dỗ dẫn dắt chúng ta, không gì khác hơn là dạy cho chúng ta chứng đắc. Chứng đắc như thế nào? Buông bỏ được là chứng đắc. Cho nên quý vị phải hiểu được rằng, Pháp thân, Bát-nhã, giải thoát, Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân, đều là đức năng vốn có đầy đủ của tự tính.

Phẩm Xuất hiện trong kinh Hoa Nghiêm, nói rất rõ: “Hết thảy chúng sinh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai.” Như Lai là Pháp thân, trí tuệ là Bát-nhã, đức tướng là giải thoát. Nếu như nói theo Tam thân thì Như Lai là Pháp thân, Bát-nhã là Báo thân, Giải thoát là Ứng hóa thân. Hết thảy chúng sinh đều có [các đức tính ấy], “chỉ do vọng tưởng, bám chấp, phân biệt mà không thể chứng đắc”.

Tuy không thể chứng đắc, quý vị cũng không thể nói chúng sinh đó không phải Như Lai, không thể nói chúng sinh đó không có Tam đức mật tạng, không có Tam thân. Không thể nói như vậy. Chúng sinh hết thảy đều có đủ, chỉ vì hiện tại mê hoặc không giác ngộ mà thôi. Một khi giác ngộ, chúng sinh với chư Phật Như Lai là một, chẳng phải hai, quyết định không có sai biệt. Đó là chân tướng của vũ trụ nhân sinh.

Nhìn thấu được, quý vị liền phá mê khai ngộ, liền chuyển phàm thành thánh. Trong kinh Phật gọi là “phiền não tức Bồ-đề”, “sinh tử tức Niết-bàn”, quý vị nghe qua như vậy thì [không hiểu], trong lòng thấy thật buồn cười. Chúng ta ngày nay một cửa ải này không có cách gì đột phá [qua được]. Thế nhưng quý vị cần hiểu rằng, nếu cửa ải này không thể đột phá qua được thì không chỉ là không thể tự độ mình, mà cũng không có cách gì cứu độ người khác. Nếu muốn độ mình độ người thì tự độ mình là tự mình giác ngộ, độ người là giúp đỡ hỗ trợ người khác giác ngộ. Quý vị nếu nắm chắc được một điểm này, vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng liền tùy niệm khởi sinh, quý vị liền được đại tự tại.

Chúng ta hiện nay có thể hỏi rằng, tôi cũng rất muốn ngộ nhập vào cảnh giới như vậy, cảnh giới ấy là cảnh giới của chư Phật, là cảnh giới Như Lai quả địa, vậy phải bắt đầu công phu tu tập từ đâu?

Phải bắt đầu từ chỗ buông bỏ hết tự tư tự lợi, buông bỏ hết danh văn lợi dưỡng, buông bỏ hết tham sân si mạn, một lòng một dạ vì hết thảy chúng sinh phụng sự, chỉ cần thấy chúng sinh có chỗ cần đến liền hết lòng hết sức giúp đỡ hỗ trợ.

Phải giúp đỡ hỗ trợ với thái độ như thế nào? Phải xem chúng sinh như chủ nhân, bản thân ta như người nô bộc. Nên giữ thái độ như thế. Nếu ai có thể dùng tâm hiếu thuận, tâm cung kính mà vì xã hội phụng sự, vì muôn dân phụng sự, vì hết thảy chúng sinh phụng sự thì đó chính là Phật, Bồ Tát tái sinh.

Hôm nay thời gian đã hết, tôi giảng đến đoạn này là hết sức quan trọng thiết yếu. Đoạn này các bậc đại đức xưa kia đều không giảng. Không phải vì các ngài không muốn giảng, vì sao lại không chịu giảng? Vì đại từ đại bi, sau khi giảng ra rồi là lấp mất cánh cửa giác ngộ của quý vị. Cho nên các ngài không giảng, chỉ sử dụng đủ mọi phương pháp ám chỉ biểu thị, khiến cho quý vị có thể hoát nhiên đại ngộ. Hôm nay tôi cũng là ở trong tình thế bất đắc dĩ, không thể nào không giảng. Vì sao vậy? Vì thấy quý vị không ngộ được, không có cách gì ngộ nhập.

Mong rằng mọi người lưu tâm đoạn văn này, chúng ta có băng ghi hình, nên xem lại nhiều lần, nghe nhiều lần, suy ngẫm nhiều lần. Then chốt vấn đề nằm ở sự buông bỏ, buông bỏ là đột phá được. Sau khi buông bỏ rồi, phải đem tâm từ bi chân thành với muôn vạn lần nhiệt thành mà phụng sự đại chúng trong xã hội.

Buông bỏ hoàn toàn không phải là tiêu cực, sau khi buông bỏ rồi thì tích cực hơn hết, đó là thực sự buông bỏ. Nếu như buông bỏ rồi tiêu cực, đó là hư giả, là không hiểu rõ được ý nghĩa chân thật trong sự buông bỏ. Đó là hiểu lầm, không phải ngộ nhập. Người ngộ nhập thì nhất định sẽ tích cực, người hiểu sai mới thành tiêu cực.

Tốt rồi, hôm nay giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Phật pháp ứng dụng


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.186.241 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...