Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 186 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 186

(Lượt xem: 1.556)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 186

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 6 tháng 4 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 187, số hồ sơ: 19-012-0187)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Xin mời mở sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 116: “Thóa lưu tinh. Chỉ hồng nghê. Triếp chỉ tam quang. Cửu thị nhật nguyệt.” (Khạc nhổ [khi thấy] sao băng. Chỉ vào cầu vồng. Thường chỉ trỏ mặt trời, mặt trăng, tinh tú. Nhìn lâu vào mặt trời, mặt trăng.) Những việc này đều là bất kính.

Nếu như nói đến quỷ thần trong trời đất, khoa học hiện đại không thể tiếp nhận. “Lưu tinh” (sao băng) là hiện tượng hầu như mỗi ngày đều thấy được vào lúc đêm tối, khi trời quang đãng. Đây là hiện tượng vật lý giữa không gian. “Hồng nghê” (cầu vồng) là hiện tượng hơi nước bốc lên trong không trung có ánh mặt trời chiếu qua phản xạ mà thành. “Tam quang” (ba nguồn sáng) là chỉ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Cho nên, hợp tất cả những điều này lại, chúng ta giải thích một cách hợp lý thì đó không gì khác hơn là các bậc cổ đức dạy ta phải cung kính, tức là đối với hết thảy mọi người, đối với hết thảy sự việc, đối với hết thảy muôn vật đều phải thường giữ tâm cung kính. Đây là nguyên lý của giáo dục.

Phải chăng cũng giống như trong Đạo giáo nói rằng những thứ đó là do thần tư mệnh chủ tể, như hai khí âm dương, đây cũng là một cách giải thích. Nếu như có sự thích thú nghiên cứu thì đây cũng là một học thuyết. Chúng ta nghe họ giảng giải, cũng có thể giảng thành một học phái ý nghĩa rất hoàn chỉnh, nếu có hứng thú cũng có thể nghiên cứu. Bằng như đối với việc này không có hứng thú thì chỉ cần biết được tông chỉ khái quát của giáo dục, không gì khác hơn là dạy người chân thành, dạy người cung kính mà thôi.

Chân thành cung kính là đức của tự tánh, thành kính cũng có thể giúp khai mở phát triển tự tánh. Thành kính đến mức cùng cực là như nhà Phật nói Ba môn học: Giới, Định, Tuệ, cũng chính là sự lưu xuất hiển lộ tự tánh.

Tiếp theo là đoạn thứ 117: “Xuân nguyệt liệu lạp.” (Mùa xuân đốt rừng xua bắt thú.)

“Liệu lạp”, hiện nay người Indonesia gọi là “thiêu ba”, cũng cùng nghĩa này, là thiêu đốt rừng núi. Việc này thật hết sức tàn nhẫn. Vì sao vậy? Trong rừng núi những động vật nhỏ đều không chạy thoát được, khả năng giết hại của việc này tàn khốc hơn nhiều so với bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Cho nên tội báo của việc này, trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện đức Phật dạy rất rõ, quả báo là đọa vào địa ngục. Sau khi chịu tội ở địa ngục xong rồi, quý vị vẫn còn thiếu nợ sinh mạng của các chúng sinh kia, thiếu nợ mạng phải đền trả mạng, thiếu nợ tiền phải trả tiền. Một lần phóng hỏa thiêu chết bao nhiêu động vật, tương lai đến lúc đền trả mạng phải hết sức phiền toái. Quý vị phải đền trả đến bao lâu mới xong hết số nợ mạng này?

Cho nên, việc như thế này không thể làm, muôn vạn lần cũng không thể làm. Ví như có là vô ý, vô ý cũng vẫn phải gánh lấy trách nhiệm nhân quả. Vì vậy khi ở trong rừng núi, nếu dùng đến lửa nhất định phải hết sức chú tâm cẩn thận. Chúng ta có rất nhiều nguyên nhân phải đốt lửa. Khi cần nấu các món thức ăn phải đốt lửa. Giữa đêm nếu phải ngủ lại ngoài trời, nhất định cũng phải đốt lửa. Thú hoang nhìn thấy lửa phải tránh xa, do đó mới đốt lửa. Thế nhưng đến lúc rời đi nhất định phải dập tắt hoàn toàn lửa đó, không thể do vô ý mà dẫn đến tai nạn, phải chú tâm cẩn thận. Lại có người do thói quen hút thuốc, tàn thuốc vất tùy tiện, nếu gặp lúc tiết trời đang khô hạn cũng có thể gây thành hỏa hoạn, lửa cháy núi rừng. Những điều này đều phải chú tâm cẩn thận. Trong phần chú giải nói rất tường tận, chi tiết.

Hai câu tiếp theo nói: “Đối bắc ác mạ. Vô cố sát quy đả xà.” (Quay về hướng bắc chửi mắng độc địa. Vô cớ giết rùa, đánh rắn.)

Phương bắc, phần trước đã có nói qua, là đại biểu cho hướng trên.

Rùa với rắn so trong các động vật là hai loài có tuổi thọ rất lâu dài, có linh tính rất cao. Chúng ta đã nghe nữ cư sĩ họ Tề ở núi Thiên Mục kể chuyện bà ấy thả ba ba. Ba ba với rùa là cùng một loại. Vào lúc phóng sinh, ba ba tỏ ra biết được, từ trên thuyền thả xuống, thả ra rồi con ba ba còn quay lại bơi quanh thuyền một vòng, sau đó quay đầu nhìn lại rồi mới rời đi. Con vật này có linh tính, nó rất cảm kích người cứu nó, chỉ là không nói được tiếng người, không dùng ngôn ngữ giao tiếp qua lại được. Thế nhưng quý vị xem tình cảm biểu lộ của nó thì so với con người không khác. Quyết định không thể giết hại.

Con người phải thực sự biết yêu người thương vật, quyết định không ăn thịt chúng sinh. Thế nhưng cũng có người hỏi, động vật có mạng sống, thực vật cũng có mạng sống, vì sao quý vị không ăn thịt động vật nhưng vẫn ăn thực vật? Đương nhiên, một người thực sự nhân từ thì cho đến thực vật cũng không ăn. Thế nhưng chúng ta vẫn còn là phàm phu, chúng ta chưa đạt đến cảnh giới đó, [cảnh giới mà] cho đến chuyện ăn uống cũng có thể lìa bỏ được. Trong sáu đường luân hồi, chư thiên cõi trời Sắc giới có thể lìa bỏ được. Chư thiên cõi trời Sắc giới không cần ăn uống, quả thật là cho đến thực vật cũng không ăn. Vậy các vị ấy lấy nguồn dinh dưỡng từ đâu? Quý vị xem trong kinh điển thường thấy nói “thiền duyệt vi thực” (niềm vui trong thiền định là thức ăn). Nguồn dinh dưỡng của chư thiên ấy là từ thiền duyệt mà có, không cần phải dựa vào vật chất bên ngoài. Chúng ta ngày nay chưa đạt đến cảnh giới ấy, không ăn uống thì không thể duy trì được sinh mạng, do đó chúng ta phải chọn lựa, chọn lựa nếu không phải là chuyện bất đắc dĩ phải làm thì ta quyết định không gây tổn hại đến thực vật.

Trong Giới kinh, Phật dạy người xuất gia: “Thanh tịnh tỳ-kheo bất đạp sinh thảo.” (Vị tỳ-kheo thanh tịnh không giẫm đạp cây cỏ còn sống.) Cỏ xanh ấy là thực vật, quý vị xem chúng lớn lên xanh tươi mơn mởn, quý vị sao có thể nhẫn tâm giẫm đạp lên trên mà đi? Trừ phi có việc nhất định phải đi qua mà không có đường nào khác, như vậy phải chấp nhận, đó là khai duyên. Nếu như có đường, quý vị nhất định phải đi trên đường, không được giẫm đạp lên cỏ xanh. Đó là đối với thực vật thương yêu bảo vệ, hoa cỏ cây cối đều thương yêu bảo vệ, không phải là chuyện bất đắc dĩ thì quyết định không thể làm tổn hại đến chúng.

Trong Giới kinh kể cho ta biết, người xuất gia trước đây ở trên núi, phải dựng nhà tranh. Tiến hành việc xây dựng thì nhất định phải chặt một số cây cối. Ba ngày trước khi chặt cây, phải vì chúng tụng kinh, niệm chú, cầu phúc cho chúng, rồi thỉnh các thần cây dời nhà, những điều này người bình thường không lý giải được. Trong kinh điển Phật dạy chúng ta, cây cối cao quá thân người thì có thần cây. Hiện tại chúng ta nói với những người trẻ tuổi, họ không tin được. Thế nào là thần cây? Trong thực tế đó là những quỷ thần nương dựa trong cây ấy. Cây ấy là nhà của họ. Họ ở tại đó. Họ nương dựa vào cây cối, hoa cỏ, rồi biến thành thần hoa, thần cây. Đó là những loại chúng sinh nào? Đặc biệt là những người ưa thích cây cối, hoa cỏ. Ưa thích cây cối hoa cỏ, sau khi chết rồi vẫn còn ưa thích, không lìa bỏ được, liền hóa thành thần hoa, thần cây, là tinh linh nương dựa vào những vật thể ấy. Nếu chúng ta hủy hoại nơi cư ngụ của họ, họ sinh phiền não. Tuy rằng họ cũng phải lìa đi, thế nhưng họ phải sinh phiền não. Cho nên trước đó cần phải báo cho họ biết, trước đó phải cúng tế, tụng kinh, siêu độ, kết duyên, để họ dời nhà ra đi, họ tìm chọn một thân cây khác. Việc này tuyệt đối không phải là mê tín. Chư Phật, Bồ Tát tâm địa thanh tịnh, mắt nhìn sáng suốt. Chúng ta phàm phu nhìn không thấy được, các ngài có thể thấy được. Chúng ta không nghe được, các ngài có thể nghe được. Các ngài dạy chúng ta làm như thế, quyết định là có ý nghĩa, quyết định là có lợi ích đối với chúng ta. Đối với cây cối, hoa cỏ đều thương yêu bảo vệ thì có lý nào lại không thương yêu bảo vệ động vật!

Cho nên, nói chung mọi việc chúng ta đều phải chú tâm suy xét, tỉnh táo quan sát, hiểu rõ được chân tướng của nhân sinh vũ trụ, không thể thuận theo tập khí phiền não, cưỡng từ đoạt lý [để biện hộ], cho rằng động vật phải bị người ăn thịt, rằng chúng sinh ra là để người ăn thịt. Vậy con người cũng là động vật, vì sao không bị ăn thịt? Cha mẹ, anh chị em, vợ con của quý vị cũng đều là động vật, vì sao quý vị không ăn thịt? Dù nói cách nào cũng không thông suốt được, chỉ thuần túy là để thỏa mãn dục vọng riêng tư của bản thân mình, tạo thành vô lượng vô biên tội nghiệp, lại còn cho rằng việc ấy có lý lẽ, thật là sai lầm.

Người hiểu biết sáng tỏ, người có tâm đạo, đối với phương diện ăn uống luôn biết sinh tâm tàm quý xấu hổ, chúng ta ngày nay gặp lúc khó khăn, bất đắc dĩ phải chọn, không có cách nào khác. Cho nên, những món ăn uống phải thận trọng chọn lựa, hết sức giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tổn thương, gây hại đến người, đến vật. Phải đem hết khả năng ra mà giảm nhẹ, đó là tâm từ bi lưu xuất hiển lộ. [Những động vật có] tuổi thọ dài lâu càng không thể giết hại chúng. Chỗ này đặc biệt nói đến rùa và rắn, những con vật này đều có tuổi thọ rất dài lâu.

Quý vị xem, chuyện đốt rừng xua bắt thú, vì sao ở đây nói đến mùa xuân? Sao không nói đến mùa hè, mùa thu, phải nhất định nói về mùa xuân? Mùa xuân là thời kỳ muôn vật sinh trưởng. “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng.” (Mùa xuân sinh sôi nảy nở, mùa hạ lớn lên, mùa thu thâu gồm lại, mùa đông tàng chứa.) Mùa xuân là mùa hết thảy muôn vật đều bắt đầu sinh trưởng, sao có thể nhẫn tâm giết hại? Tâm như vậy là hết sức tàn nhẫn, không có nhân từ, không có thương yêu. Chúng ta đọc qua những lời răn dạy của các bậc hiền thánh xưa, từ những chỗ như thế này thể hội được tấm lòng nhân từ bác của các ngài, cũng từ chỗ này mà học tập, mà nuôi dưỡng thành tập quán, tập quán thương người yêu vật.

Trong chỗ này nói “khạc nhổ khi thấy sao băng”, đó là chuyện hết sức nhỏ nhặt, hết sức vi tế. Hiện tại trong xã hội văn minh, mọi người đều biết là không thể tùy tiện khạc nhổ xuống đất. Đó là một tập quán tốt, nuôi dưỡng thành sự cung kính của tự thân mình. Trong thực tế, lúc cần khạc nhổ, ta phải dùng giấy vệ sinh bọc lại, không thể tùy tiện nhổ ra đất. Nếu không có thùng rác ở đó thì bọc lại cho vào túi, đợi khi đến chỗ có thùng rác sẽ bỏ vào. Nhất định phải nuôi dưỡng thành thói quen như vậy. Chuyện hết sức nhỏ nhặt mà trong đó có thể quan sát kỹ, quý vị đối với người, đối với vật sẽ có tâm cung kính, ý cung kính. Điều này phải dạy bảo, không những dạy bảo mà còn phải biết đem ý cung kính đó phát triển lớn lên, từ chỗ hết sức vi tế nhỏ nhặt, phát triển thành cung kính hết thảy mọi người, hết thảy sự việc, hết thảy muôn vật.

Ngày nay chúng ta ở Singapore, thường qua lại giao tiếp với chín tôn giáo lớn. Mỗi một tôn giáo đều thờ kính những thần thánh không giống nhau. Chúng ta phải bình đẳng cung kính, đem lòng thanh tịnh ngợi khen tán thán, cúng dường khắp thảy. Mục đích mong sao đạt được của chúng ta là mọi đất nước khác nhau, mọi chủng tộc khác nhau, mọi tôn giáo khác nhau, trong xã hội này đều có thể cùng nhau sống chung hòa thuận, đều có thể tôn trọng lẫn nhau, hỗ trợ hợp tác với nhau, bình đẳng đối đãi với nhau. Đó chính là thiên đường mà các tôn giáo khác mong cầu, nhà Phật gọi là thế giới Cực Lạc, thế giới Hoa Tạng, Hồi giáo gọi là Vườn Trời, Nước Trời. Cách gọi tên tuy không giống nhau, thế nhưng trạng huống trong xã hội đều là giống nhau, đều an lành hòa hợp, không mảy may khiếm khuyết, hoàn toàn mỹ mãn.

Làm sao có thể đạt đến mục tiêu lý tưởng đó? Tất yếu là phải hành động, tiếp nhận những lời răn dạy của các bậc hiền thánh xưa thì chúng ta có thể làm được. Đặc biệt là kinh Hoa Nghiêm trong nhà Phật. Quý vị xem trong kinh Hoa Nghiêm, có biết bao nhiêu những chủng tộc, chủng loại khác biệt nhau, muôn vật trong trời đất, hết thảy chúng thần đều bao quát trong đó, tất cả đều sống chung hòa thuận an vui, đối đãi bình đẳng với nhau. Đó là sự giáo dục tốt nhất, là mẫu mực tốt nhất, chúng ta phải noi theo học tập, phải vận dụng vào thực tế. Không những chúng ta đối với các tôn giáo khác, mà đối với hết thảy muôn vật cũng đều phải khởi tâm đại từ bi, tâm yêu thương chân thành, đem thân thể này của chúng ta làm ra hết thảy mọi điều cống hiến, vì hết thảy đại chúng phục vụ. Đó là lời Phật dạy chúng ta.

Trong sách này, đến chỗ này là hết một đoạn lớn, đã giới thiệu hết những điều thiện ác một cách khái quát. Phần tiếp theo là tổng kết, tổng kết cả hai đoạn lớn nói về việc thiện và việc ác. Toàn sách này có xấp xỉ khoảng bảy, tám phần mười là nói về tội lỗi. Văn không quá nhiều đoạn, lại cũng không quá dài. Phần sau đặc biệt đem hai điều giết hại và trộm cướp ra giảng giải tường tận, chi tiết để khuyên bảo khuyến khích chúng ta. Điều này thật hiếm có khó được.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Phật Giáo Yếu Lược


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.210.107.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (401 lượt xem) - Việt Nam (125 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...