Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 154 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 154

(Lượt xem: 1.552)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 154

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 2 tháng 2 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 155, số hồ sơ: 19-012-0155)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Đoạn thứ 87 trong Cảm ứng thiên: “Lỗ lược trí phú” (Cướp bóc để làm giàu), mọi người đã hiểu rõ. [Bây giờ nói tiếp câu:] “Xảo trá cầu thiên.” (Xảo trá cầu thăng chức.)

“Thiên” (遷) có ý nghĩa gì? Hiện nay gọi là thăng quan tiến chức, được chức vụ, địa vị cao hơn. Đó gọi là “thiên” (遷). [Đây muốn nói việc] người mưu cầu những chức vụ, địa vị ấy mà dùng thủ đoạn bất chính. Trong xã hội hiện nay, những trường hợp như vậy rất nhiều. Bất kể là trong cơ cấu quốc gia hay các công ty tư nhân, chúng ta đi đến đâu cũng nghe nói, thậm chí là nhìn thấy việc sử dụng thủ đoạn bất chính để mưu cầu chức vụ, địa vị cao hơn.

Năm xưa khi tôi ở Đài Bắc, có một quan chức trong Bộ Giáo Dục cũng là bằng hữu của tôi, là tín đồ Phật giáo thuần thành. Một hôm, ông ấy đến nói với tôi, trong Bộ Giáo Dục có một đơn vị thiếu người chủ quản, ông ấy có đủ tư cách để ra tranh chức vụ ấy. Ông ấy hỏi tôi xem có nên tranh lấy chức vụ này hay không. Tôi hỏi lại ông ấy: “Ông tranh chức vụ ấy với mục đích gì?” Ông ấy đáp: “Không gì khác hơn là muốn vì đất nước, vì xã hội đóng góp được nhiều hơn một chút.” Tôi nói: “Ông có tấm lòng như vậy thì có thể ra tranh [chức vụ ấy]. Nếu như chỉ mong được thăng quan phát tài thì dù được địa vị cao như thế, bổng lộc nhiều như thế, thậm chí rồi cũng sẽ làm chuyện sai trái, thu nhập không vừa lòng ắt sẽ nhận hối lộ, như vậy thì không nên tranh lấy, nếu ông cố tranh là sai trái.”

Ông ấy nghe tôi nói vậy rồi thì tích cực ra tranh chức vụ ấy. Sau đó, ông không tranh được, đến nói với tôi. Tôi nói, ông không tranh được [chức vụ ấy] cũng tốt. Vì sao vậy? Ông ít phải lo lắng, ít phải bận rộn nhọc nhằn. Nếu tranh được thì hết lòng hết sức vì quốc gia, vì xã hội mà làm việc. Nếu tranh không được thì bản thân mình được nhàn rỗi tự do, đâu có gì là không vui? Thế nhưng cơ hội ấy ông không thể bỏ qua. Nếu ông không ra tranh chức, đó là ông tiêu cực. Như vậy biểu thị điều gì? Biểu thị rằng tấm lòng vì xã hội phục vụ của ông không thiết tha. Ông ra tranh chức nhưng không tranh được, ông hết sức thoải mái, vì duyên không thành thục, vui vẻ được thanh nhàn tự tại.

Người tôi nói đó là tiên sinh Triệu Phúc Sùng, hiện nay đã sớm về hưu, sống tại Sacramento thuộc bang California, [Hoa Kỳ].

Chức vụ, địa vị không dễ nắm giữ. Người xưa nói: “Không dễ ngồi ghế quan.” Nắm giữ chức vụ, quý vị phải có trách nhiệm, phải hết lòng với phận sự, làm thật tốt công việc của mình. Quý vị làm được thành tựu, có thành tích, cấp trên của quý vị nhìn thấy được thì tự nhiên sẽ đề bạt quý vị, dựa theo công trạng của quý vị mà thăng chức, dựa theo phẩm chất, kinh nghiệm của quý vị mà thăng chức. Như vậy là hợp lẽ thường. Nếu như dùng mưu này chước nọ để gây chướng ngại cho đồng nghiệp, thậm chí đả kích đồng nghiệp, chuyện như vậy từ xưa đến nay khắp nơi đều có, chúng ta trong quá khứ cũng đã từng làm qua những việc như vậy, cũng từng tự mình trải nghiệm rồi, những việc như vậy đều là tạo tác tội ác hết sức nặng nề.

Người khác nếu thực sự bị ta làm chướng ngại, đó vẫn là do trong vận mạng [nhân quả] của họ không sẵn có. Nếu vận mạng họ sẵn có, sự chướng ngại của quý vị không có tác dụng. Vận mạng của họ không có, quý vị dù muốn giao [chức vụ] cho, họ cũng không thể nhận được. Ý nghĩa này rất sâu xa, không mấy người hiểu được.

Ví như người đọc thuộc sách Liễu Phàm tứ huấn, đọc thuộc Cảm ứng thiên, nhưng khi gặp việc trong thực tiễn vẫn không tự chủ được, nguyên nhân là tại đâu? Là vì những tập khí xấu ác như thị phi, nhân ngã, tham sân si mạn chưa dứt trừ được, nên khi gặp việc trong thực tiễn vẫn là [hành xử] theo tập khí xấu ác của mình, không theo những lời răn dạy của thánh hiền. Như vậy không phải là người tu hành.

Người tu hành thì mức độ thấp nhất cũng phải buông bỏ được tự tư tự lợi, thị phi nhân ngã, tham sân si mạn. Dù chỉ miễn cưỡng buông bỏ cũng tốt. Có người tu hành nào bước đầu lại không phải miễn cưỡng tự chế mình? Tùy thuận thánh giáo, trải qua một thời gian sẽ thành khuynh hướng tự nhiên, trong đó công phu của quý vị cũng thành hiệu quả, cảm nhận được không phải hoàn toàn miễn cưỡng. Khi đạt đến công phu hiệu quả liền sinh khởi pháp hỷ, đó gọi là pháp hỷ sung mãn. Thế nhưng ngay lúc ban đầu nếu không qua cửa ải khắc phục tự kỷ thì quý vị quyết định không làm được. Nói cách khác, công phu của quý vị vĩnh viễn không thành tựu hiệu quả, vĩnh viễn vẫn tùy thuận tập khí phiền não. Nhìn thấy người khác đạt được lợi ích, được thăng chức, được địa vị cao, được vinh dự, sự ganh ghét đố kỵ của quý vị vẫn không dứt được. Những lúc đó chúng ta phải tự mình cảnh tỉnh, phải có sự cảnh giác cao độ, nếu vẫn có những ý niệm [phiền não như vậy] khởi sinh, dù tự mình lập tức nhận biết cũng vẫn tạo thành tội nghiệp. Tuy không có hành động gì, những ý niệm ấy vẫn tạo thành tội nghiệp, là ý nghiệp. Đến khi nào nhìn thấy người khác được tốt đẹp vẻ vang, người khác được lợi ích thì chúng ta khởi tâm hoan hỷ mừng vui, người khác gặp khó khăn khốn khó thì chúng ta khởi tâm thương xót, như vậy thì công phu tu tập mới thực sự thành tựu hiệu quả, ý niệm của quý vị mới thực sự được chuyển hóa.

Chuyển hóa đó, không phải chỉ là chuyển nơi cửa miệng, mà là từ trong tâm địa, từ trong hoàn cảnh thực tiễn mà chuyển hóa, tâm địa phải chân thành chính trực. Vì hết thảy chúng sinh phụng sự cũng đều là duyên phần. Duyên phần chưa đến thì phải thong thả chờ đợi. Nhà Phật thường nói: “Phật không độ người không có duyên.” Chư Phật Như Lai mà còn như vậy, chúng ta sao có thể gấp gáp?

Cơ duyên [hóa độ] rất phức tạp, về phía chư Phật, Bồ Tát thì hoàn toàn không có chướng ngại, chướng ngại là ở nơi chúng sinh. Chúng ta phải hiểu rõ được, phải nhận biết sáng tỏ, hết thảy đều là do cơ duyên của chúng sinh chưa thành thục. Cho nên, chúng ta thấy các bậc đại đức xưa vì ta nêu gương, lúc cơ duyên chưa thành thục thì quay về tu tập củng cố tự thân. Nho gia cũng nói, khi cơ duyên chưa thành thục thì “độc thiện kỳ thân” (riêng lo hoàn thiện bản thân mình), tu tập củng cố tự thân mình. Khi cơ duyên thành thục thì “kiêm thiện thiên hạ” (làm cho khắp thiên hạ được tốt đẹp), vì người trong thiên hạ phụng sự, đó gọi là “kiêm thiện thiên hạ”. Chư Phật, Bồ Tát cũng đều như vậy. Khi cơ hội đến, trong Phật pháp chúng ta dạy rằng, khi có cơ hội rất tốt, có cơ duyên rất tốt để quý vị thực hiện công việc, quý vị phải hết sức nỗ lực.

Việc cầu thăng chức, theo trong nhà Phật chúng ta mà nói đó là cầu cơ duyên, có cơ duyên vì chúng sinh phụng sự, để cống hiến nhiều hơn. Chúng ta cũng cầu, cũng thường thường cầu chư Phật, Bồ Tát gia trì, giúp chúng ta có được cơ hội để hết lòng hết sức vì Phật pháp, vì chúng sinh, vì xã hội phụng sự. Thế nhưng chúng sinh phải có phúc đức. Nếu lúc đó chúng sinh không có phúc đức, họ liền gặp chướng ngại. Cho nên, nhân duyên như vậy hết sức phức tạp, không phải chuyện đơn thuần. Khi cơ duyên chưa thành thục, tự mình lo tu dưỡng hoàn thiện bản thân, nâng cao cảnh giới của chính mình, đợi cho đến lúc nhân duyên thành thục. Trong thời gian chờ đợi ấy, chúng ta cũng có thể dùng một chút phương tiện khéo léo, thúc đẩy nhân duyên sớm thành thục. Thúc đẩy như vậy là gì? Thúc đẩy đó là tăng thượng duyên, là thuận duyên. Chư Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay, phương pháp mà các ngài đã dùng, chúng ta cần phải chú tâm quan sát kỹ, phải khéo léo học tập.

Nói chung, bất kể là pháp thế gian hay Phật pháp, hết thảy đều phải lấy sự chân thành để đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật. Chư Phật, Bồ Tát vì chúng ta thị hiện đức hạnh, tóm lại đều là mỗi ngày sửa lỗi, mỗi ngày phản tỉnh. Mỗi ngày đều sửa lỗi, từ lúc mới phát tâm cho đến khi đạt quả vị Như Lai, mỗi ngày đều như vậy. Bồ Tát [đến địa vị] Đẳng Giác cũng vẫn mỗi ngày phản tỉnh, kiểm điểm, sửa lỗi, tự làm thanh tịnh chính mình, cho nên các ngài có thể trọn thành Phật đạo.

Chúng ta ngày nay công phu không thành tựu hiệu quả, chính là do ở tầng bậc này đã xao nhãng xem thường, không thực sự phản tỉnh, không thực sự sửa lỗi. Các bậc đại đức xưa thường nói: “Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá?” (Người chưa thành bậc thánh hiền, sao có thể không phạm lỗi?) Trong Phật pháp nói rằng, người không phải Phật, đến như Bồ Tát Đẳng Giác cũng vẫn còn có lỗi lầm. So với người đời mà nói, [các ngài] lại càng phải nghiêm túc hơn, phải [sửa đổi] triệt để hơn.

Cho nên, chúng ta đọc chú giải kinh Hoa Nghiêm của [Đại sư] Thanh Lương, Lý trưởng giả, các ngài vì chúng ta nói rõ, trong Phật pháp bất kể là Đại thừa hay Tiểu thừa, bất kể là Thiền tông hay Giáo tông, Hiển giáo hay Mật giáo, khi nói đến cương lĩnh tu hành chung thì đều là sám hối, tiêu trừ nghiệp chướng mà thôi. Câu này rất có ý nghĩa.

Sám hối tiêu trừ nghiệp chướng, kinh Kim Cang dạy là: “Lìa hết thảy các tướng”, đó là dứt trừ hết thảy mọi việc xấu ác, “bố thí cúng dường”, đó là tu tập hết thảy mọi việc lành. Nếu muốn hỏi về pháp tu hành trong nhà Phật thì trong hai câu có thể bao quát hết. Một là “sám hối tiêu trừ nghiệp chướng” và hai là “rộng tu pháp cúng dường”. [Hai câu] như vậy là bao quát hết. Đích thật là từ lúc mới phát tâm cho đến khi đạt địa vị Như Lai, bất kể là pháp môn nào, bất kể là tông phái nào, đây vẫn là cương lĩnh chung, nguyên tắc chung của sự tu học.

“Xảo trá cầu thăng chức”, nhìn qua thì biết ngay đó là phàm phu, là chúng sinh điên đảo mê hoặc, cho nên mới làm việc như thế. Người thực sự giác ngộ, thực sự sáng tỏ, nhất định không làm những việc như vậy. Thực sự vì xã hội, vì chúng sinh phụng sự, nhà Phật dạy là bố thí cúng dường, thì dù ở vị trí, thân phận nào cũng đều có thể làm được, không nhất định phải có địa vị cao, phải có quyền thế. Người không có địa vị, không có quyền thế cũng có thể làm được như thường.

Vào thời xưa, người Trung quốc đi học đọc sách Quốc văn đều có đọc qua chuyện Vũ Huấn. Vũ Huấn là một người ăn mày. Ăn mày cũng có thể làm được thánh nhân, ăn mày cũng có thể thành Phật, Bồ Tát. Ông mỗi ngày đi ra ngoài xin, được chút tiền nào đều gom góp cất giữ từng chút một, [cuối cùng dùng tiền đó] xây dựng được không ít trường học. Theo trong nhà Phật chúng ta mà nói, người ăn mày này chính là Phật, là Bồ Tát, chẳng phải người phàm. Theo trong cách nhìn của Nho gia thì đây là bậc thánh hiền, không phải người thường.

Do đó có thể biết rằng, cần gì phải tranh giành lấy địa vị xã hội? Người đời hiện nay nói chuyện tranh giành, ganh đua, cạnh tranh nhau, so với văn hóa Trung quốc hoàn toàn khác biệt. Văn hóa Trung quốc dạy “nhường nhịn”, lẽ nào lại có chuyện tranh giành? Quý vị đọc sách Quốc văn đã biết qua chuyện Hứa Do vào thời Thượng cổ. Người ta muốn mời ông ra làm vua, ông vừa nghe biết chuyện liền lập tức trốn vào trong rừng sâu núi thẳm sống ẩn dật. Người hiện nay muốn tranh giành lấy, ông ấy thì không cần. Vì sao không cần? Vì trách nhiệm rất nặng nề, cương vị này làm không tốt là không thể được. Nếu làm được tốt, đó là bổn phận của quý vị; nếu làm không tốt, đó là tội lỗi. Cho nên việc này bình tâm suy xét, dù nỗ lực hết sức cũng không dễ đạt được gì.

Vào thời Tam quốc có [Khổng Minh] Gia Cát Lượng, cũng đợi [Lưu Bị] ba lần tìm đến lều tranh của ông mới chịu ra giúp việc. Quý vị nghĩ xem, đó mới là những người thực sự có học, thực sự rõ biết lý lẽ. “Không giữ địa vị thì không mưu tính việc chính trị.” Không giữ địa vị, tự thân mình được sống tiêu dao tự tại; một khi có chức vụ, địa vị thì lại phải hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi.

Dù là chức vụ, địa vị trong thế gian hay xuất thế gian cũng đều không dễ tranh giành. Đối với người xuất gia chúng ta, [những địa vị] trụ trì các chùa, tự viện, hoặc chấp sự, há lại dễ tranh lấy hay sao? Các chức vị như trụ trì, phương trượng, so ra còn khó được làm hơn cả chức tổng thống. Điều đó là thật, chẳng phải giả. Chủ trì Chánh pháp, giáo hóa một vùng, chức trách của quý vị là phải giáo hóa chúng sinh trong một vùng đó dứt ác tu thiện, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Đó là trách nhiệm phải gánh vác trên vai quý vị. Nếu quý vị không có khả năng làm được, quý vị lại giữ lấy chức vụ, đó là phải đọa lạc, việc này há lại dễ làm sao?

Đại sư Ấn Quang suốt một đời không làm trụ trì, điều đó có ý nghĩa gì? Là nói cho chúng ta biết, chức trách ấy không dễ làm nổi. Làm mà không tốt thì tội lỗi thật quá lớn. Y theo trong giới luật của Phật pháp mà nói, đó là tội đọa vào địa ngục, là tội nghiệp nặng nề nhất. Nếu làm tốt được thì vô lượng công đức. Vị trụ trì hay phương trượng [một ngôi chùa] cũng giống như Hiệu trưởng của một ngôi trường. Quý vị có thể làm cho ngôi trường đó hoạt động tốt thì lợi ích chúng sinh trong cả một vùng.

Cho nên, ý nghĩa câu “xảo trá cầu thăng chức” thật sâu rộng không giới hạn, chúng ta cần phải chú tâm nhận hiểu. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến đây thôi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vì sao tôi khổ


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Hai Gốc Cây


Kinh Dược sư

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.215.183.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...