Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 163 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 163

(Lượt xem: 1.443)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 163

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 164, số hồ sơ: 19-012-0164)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem sách Cảm ứng thiên, đoạn thứ 96: “Khí thuận hiệu nghịch, bội thân hướng sơ.” (Bỏ điều thuận, theo điều nghịch; bỏ người thân, theo kẻ sơ.) Những điều này đều là xấu ác.

Trong phần chú giải trích dẫn lời răn dạy của người xưa: “Đời Chu, Vệ Thạch Thác nói rằng: Vua giữ nghĩa, bầy tôi làm theo; cha hiền từ, con hiếu thảo; anh chị thương em, em kính anh chị; đó là sáu điều thuận.”

Nói thuận, nói nghịch, đều nói rất cụ thể. Đó là những điều Nho gia nói. Nhà Phật giảng sâu xa hơn, thấu triệt hơn. Nhà Phật lấy tánh pháp làm tiêu chuẩn, nhà Nho lấy đạo đức, nhân nghĩa, lễ làm tiêu chuẩn. Có người nói pháp thế gian và xuất thế gian khác biệt nhau là ở chỗ này. Người có thể thuận theo pháp thế gian thì được phước báo thế gian, có thể thuận theo tánh pháp thì được phước báo xuất thế gian không gì sánh bằng.

Về pháp xuất thế gian, đức Phật giảng giải rất nhiều, chúng ta cần hiểu rõ rằng pháp xuất thế cũng không lìa thế gian, quyết định phải bao quát cả pháp thế gian, nhưng pháp thế gian thì không thể bao quát pháp xuất thế gian. Trong chỗ này cũng có sự sâu cạn, rộng hẹp khác biệt nhau. Rộng có thể bao quát hẹp, sâu có thể bao quát cạn. Chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa này.

Đức Phật dạy chúng ta, căn bản của sự tu hành là tam phúc, lục hòa. Đó là căn bản quan trọng nhất. Trong tam phúc có mười một câu, chúng ta có thể thuận theo đó là hướng theo đạo pháp, là hướng theo đạo lớn Bồ-đề. Nếu chúng ta trái nghịch, không chỉ là các thiện pháp thế gian không thể thành tựu, mà rất thường là phải đọa vào ba đường ác. Những sự lý này, quý đồng tu chúng ta đều hiểu biết hết sức rõ ràng.

Nguồn gốc của thuận hay nghịch là ở nơi sự hiếu kính. “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự bậc sư trưởng.” Hai câu này là căn bản mà các bậc đại thánh đại hiền thế gian cũng như xuất thế gian đều dạy chúng ta, thuận theo tánh pháp, thuận theo đạo đức, nhân nghĩa, lễ. Chư Phật Như Lai giáo hóa hết thảy chúng sinh đều từ chỗ này bắt đầu, cũng từ chỗ này trọn vẹn đầy đủ. Hiếu kính đạt đến chỗ trọn vẹn đầy đủ là thành Phật.

Chúng ta có thể nói, nền giáo dục nhà Phật suốt từ khởi đầu cho đến chung cuộc cũng chỉ là hiếu kính mà thôi. Phật đem hai chữ hiếu kính mở rộng ra đến hết thảy chúng sinh. Trong Giới kinh thường nói: “Hết thảy nam giới đều là cha ta; hết thảy nữ giới đều là mẹ ta.” Đem sự hiếu dưỡng cha mẹ mở rộng thêm, mở rộng đến hết thảy chúng sinh trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới.

Chúng ta đọc thấy trong kinh Hoa Nghiêm: “Hết thảy chúng sinh, vô tình cũng như hữu tình, đều là thiện tri thức của ta.” Trong kinh Hoa Nghiêm cũng giảng rằng, bậc thiện tri thức chính là thầy dạy. Không chỉ hết thảy chúng sinh hữu tình trong các pháp giới cùng khắp hư không đều là thầy dạy của ta, cho đến các chúng sinh vô tình cũng là thầy dạy của ta. Đó là đem việc hiếu dưỡng cha mẹ, tôn kính thầy dạy, giảng rộng ra đến mức rốt ráo trọn vẹn, giảng đến chỗ tận cùng.

Những ai có thể đem sự việc này vận dụng được vào thực tế, người ấy xem như thành Phật. Người thực sự nỗ lực vận dụng vào thực tế nhưng chưa đạt được đến mức viên mãn, đó gọi là Bồ Tát. Thực hành được đến mức viên mãn thì tôn xưng là Phật. Trái nghịch với lời răn dạy này, đó gọi là phàm phu. Chúng sinh trong sáu đường luân hồi tuy nói hiếu kính, không thể đạt đến [hiếu kính với] hết thảy chúng sinh, chỉ là đối với bậc cha mẹ, tôn trưởng của bản thân mình thôi. Thậm chí nói đến mức: “Tôn kính nuôi dưỡng người già của mình, nên tôn kính nuôi dưỡng người già của người khác. Thương yêu nuôi dạy trẻ con của mình, nên thương yêu nuôi dạy trẻ con của người khác.” Đạt đến mức như vậy cũng đã không tệ. Nhưng thường chỉ hạn cuộc trong phạm vi một đất nước của mình, một chủng tộc của mình, không thể đạt đến chỗ như kinh Hoa Nghiêm nói là “không phân biệt quốc độ”.

Kinh văn ở đây dùng chữ quốc độ với nghĩa rộng, là chỉ quốc độ của chư Phật. Mỗi một vị Phật giáo hóa trong một khu vực là một đại thiên thế giới, không phân biệt quốc độ, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng. Đem tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng mà tận hiếu, mà tu đức cung kính, đó là Phật pháp Đại thừa.

Do đây mà người học Phật phải học cho được giống như Phật, niệm Phật phải thường nghĩ tưởng đến Phật. Phật thường giữ những tâm nào? Phật thường có những ý niệm gì? Phật sống trong đời như thế nào? Phật đối đãi với người, tiếp xúc muôn vật như thế nào? Chúng ta có thể thường xuyên nghĩ tưởng như thế, đó gọi là niệm Phật. Niệm Phật tuyệt đối không phải chỉ dừng ở câu Phật hiệu nơi cửa miệng. Nếu chỉ dừng ở câu Phật hiệu thì cũng không khác với việc ca hát, những ý nghĩa gì khác cũng đều mịt mờ không biết, như vậy quý vị làm sao được lợi ích? Niệm danh hiệu Phật, phải nghĩ tưởng đến tâm Phật, nghĩ tưởng đến hành trạng, phẩm tính của Phật, nghĩ tưởng đến cách thức Phật ứng xử, đối đãi với người, tiếp xúc với vật. Đó mới gọi là chân chánh niệm Phật.

“Quán tượng niệm Phật” là nhìn thấy tượng Phật liền nghĩ tưởng những điều như trên. Đó là quán tượng niệm Phật. Cho nên chúng ta phải biết cách niệm Phật. Biết cách niệm được lâu ngày rồi thì ý niệm của ta liền chuyển biến thành ý niệm của Phật, tâm ta biến thành tâm Phật, phẩm hạnh của ta biến thành phẩm hạnh của Phật.

Tâm Phật là hiếu, hạnh Phật là kính, hai chữ [hiếu kính] này bao quát hết toàn bộ vô lượng vô biên pháp môn mà chư Phật Như Lai đã thuyết giảng.

Chúng ta là đệ tử của Phật, bất kể là tại gia hay xuất gia, tự mình nhất định phải hiểu được rằng, chúng ta là hình tượng của Phật, là đại biểu của Phật. Chúng ta trong đời sống hằng ngày, rốt lại thì có được mấy phần giống Phật? Chúng ta có thể làm được một, hai phần, cũng là không tệ. Làm được trăm phần trăm thì quý vị thành Phật rồi. Đại khái quý vị có thể làm được khoảng ba mươi, bốn mươi phần trăm, quý vị thực sự là Bồ Tát, ắt có thể y theo lời dạy vâng làm.

Quý vị đồng học hiện tại đại đa số đều thọ trì kinh Vô Lượng Thọ. Khi tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ cũng nhiều lần khuyến khích quý vị đồng học, chúng ta có thể hiểu rõ được những lý luận trong kinh Vô Lượng Thọ, thông đạt sáng tỏ, trí tuệ liền khai mở. Nếu có thể đem những lời răn dạy trong kinh vận dụng thực tiễn, thực hành được trăm phần trăm thì trong tương lai quý vị vãng sinh nhất định vào hàng thượng phẩm thượng sinh, có sự nắm chắc, có lòng tin. Quý vị có thể làm được đến chín phần mười thì vãng sinh hàng trung phẩm thượng sinh. Phải thực hành! Mức độ thấp nhất cũng phải làm được khoảng hai phần mười thì vãng sinh vào hàng hạ phẩm hạ sinh.

Đến như Tây phương thế giới nói có bốn độ, đó là vấn đề của tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề thượng thượng phẩm là Thường tịch quang độ, tâm Bồ-đề thượng trung phẩm là Thật báo trang nghiêm độ, tâm Bồ-đề trung phẩm là Phương tiện hữu dư độ, tâm Bồ-đề hạ phẩm là Phàm thánh đồng cư độ. Minh bạch, sáng tỏ, rõ ràng bày ra trước mắt chúng ta như vậy.

Kinh điển không phải chỉ để tụng đọc, tụng đọc cho chư Phật, Bồ Tát nghe, như vậy là sai rồi. Trước [hình tượng] Phật, Bồ Tát đọc kinh là tu đức hiếu kính, cũng giống như chư Phật, Bồ Tát đang ở trước mặt chúng ta, chúng ta đọc kinh là tiếp thu lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát. Chúng ta thực sự nghe rõ được, nghe rõ rồi thực sự phát tâm làm theo.

Từ chỗ nào bắt đầu làm? Kinh Vô Lượng Thọ thực hết sức viên mãn, ngay trong phần Tự đã có đáp án cho chúng ta biết. Quý vị xem câu thứ nhất: “Hết thảy đều tu tập theo đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền.” Đó là cương lĩnh chung cho sự tu tập của Tịnh Độ Tông.

Kinh văn vừa bắt đầu, quý vị đọc thấy phần giới thiệu thính chúng. Vừa giới thiệu xong các chúng Thanh văn, chúng Bồ Tát, chúng Bồ Tát tại gia thì câu thứ nhất tiếp theo sau là “Hết thảy đều tu tập theo đức hạnh của Đại sĩ Phổ Hiền.”

Tịnh độ tông tu tập những gì? Điều này đã rõ ràng, minh bạch. Từ chỗ nào hạ thủ [công phu]? “Khéo giữ gìn khẩu nghiệp, không chê trách lỗi người”, “khéo giữ gìn thân nghiệp”, “khéo giữ gìn ý nghiệp”, đó là dạy chúng ta chỗ bắt đầu hạ thủ công phu.

Nói về giữ gìn ba nghiệp, đem khẩu nghiệp đặt lên hàng đầu. Xã hội ngày nay vì sao hỗn loạn, náo động như thế này? Chính là vì mọi người không khéo giữ gìn khẩu nghiệp. Việc tạo nghiệp thì cả thân khẩu ý đều tạo nghiệp, nhưng dễ tạo nghiệp nhất là khẩu nghiệp. Cho nên kinh văn không nói [theo thứ tự] thân khẩu ý, mà nói khẩu thân ý.

Chúng ta nếu như thân có thể giữ được “không mất luật nghi”, luật nghi đó suy rộng ra là pháp luật, thì chúng ta làm một người sống ở thế gian này, suốt đời không việc gì phạm pháp, tuân thủ mọi quy chế, pháp lịnh của quốc gia, tuân thủ mọi phong tục tập quán của xã hội, mọi khái niệm đạo đức, hết thảy đều không vi phạm, như vậy là một người tốt.

“Khéo giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm ô.” Cho nên, kinh điển vừa mở đầu đã đem cương lĩnh tu học dạy cho chúng ta. Thân khẩu ý đều đạt đến chỗ cực kỳ thanh tịnh, người như vậy là đã thành Phật rồi. Cho nên, chúng ta thường xem các tượng Phật, đặc biệt là các bức tượng vẽ, trên đầu đức Phật thường có vẽ một vầng hào quang tròn, trên đỉnh hào quang viết ba chữ án, a và hồng. Án, a, hồng là ý nghĩa gì? Đó là thân, khẩu và ý, thân khẩu ý đạt đến mức rốt ráo viên mãn. Cho nên, sự răn dạy của đức Phật, dạy người mới học bắt đầu từ mười nghiệp lành, cho tới mức cuối cùng là mười nghiệp lành đều viên mãn. Mười nghiệp lành viên mãn là án, a, hồng, chính là quả giác ngộ Vô thượng.

Ngàn kinh muôn luận giảng ra các chi tiết nhỏ, ở đây nói về cương lĩnh chung. Chúng ta nắm chắc được cương lĩnh chung rồi, sau đó mới dần dần học sang chi tiết. Chi tiết đó, trong Đại thừa nói là năm mươi mốt giai vị Bồ Tát, cảnh giới của mỗi một giai vị đều không giống nhau, cho dù là về mặt lý luận hay hành trì, đều có sự sâu cạn, rộng hẹp khác nhau. Do đó có thể biết rằng, giai vị thấp nhất là Bồ Tát ở địa vị Sơ tín, là giai vị thấp nhất, phải phát tâm Bồ-đề, phải thực hành Bồ Tát đạo.

Tâm Bồ-đề là gì? Trong kinh luận giảng giải rất sâu xa, không dễ hiểu được. Phật có vô lượng vô biên phương tiện, Phật dạy chúng ta phát nguyện. “Tứ hoằng thệ nguyện” là tâm Bồ-đề, trong mỗi một nguyện đều có bao hàm. Trong luận Khởi tín nói đến “trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm”, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói đến “chí thành tâm, thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm”. Những tâm này, trong bốn hoằng thệ nguyện, mỗi một nguyện đều có đủ. Cho nên, phải thực sự phát Tứ hoằng thệ nguyện. Nguyện thứ nhất “chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”, chúng sinh vô lượng vô biên, “độ” là ý nghĩa gì? Theo ngôn ngữ hiện đại mà nói, đó là giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh, là vì chúng sinh phụng sự, phải phát tâm vì hết thảy chúng sinh phụng sự.

Một khi phát tâm như vậy, quý vị thực sự thành Bồ Tát. Kẻ phàm phu mỗi một ý niệm đều nghĩ đến phục vụ bản thân, vì gia đình riêng của mình. Đó là phàm phu. Cho nên tăng trưởng thân kiến, tăng trưởng ngã chấp. Tăng trưởng thân kiến, tăng trưởng ngã chấp, làm sao có thể thoát ra khỏi sáu đường luân hồi? Chúng ta hiện nay đều biết sáu đường luân hồi hình thành như thế nào. Sáu đường chính là do ngã kiến, ngã chấp hình thành. Phá được ngã kiến, phá được ngã chấp thì sáu đường không còn nữa, liền siêu việt sáu đường. Cho nên, một khi vừa phát tâm Bồ-đề liền siêu việt sáu đường luân hồi.

Thân này của chúng ta hiện tại ở trong sáu đường. Ở trong sáu đường không phải là thân của ta. Thân này của ta là vì chúng sinh phụng sự, là một công cụ để phụng sự chúng sinh, đó không phải là “cái ta”.

Làm sao phụng sự chúng sinh? Ba điều tiếp theo sau [trong bốn hoằng thệ nguyện] đã nói ra được biện pháp cụ thể. Thứ nhất là dứt trừ phiền não. Dứt trừ phiền não có phải vì bản thân mình hay không? Không phải. Đó là vì chúng sinh, là làm để cho chúng sinh noi theo, nên đó là vì chúng sinh dứt trừ phiền não. Học các pháp môn, cũng không phải vì bản thân mình, mà là vì chúng sinh nêu gương hiếu học, hy vọng chúng sinh nhìn vào tấm gương hiếu học của mình rồi cũng có thể hiếu học.

Dứt trừ phiền não là bồi dưỡng đức hạnh của mình, học pháp môn là thành tựu học thuật của mình, thành Phật đạo là chuyển phàm thành thánh. Xin mọi người suy ngẫm cho kỹ xem có phải đúng vậy hay không?

“Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” là chuyển ác làm thiện. “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” là chuyển mê thành ngộ. “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” là chuyển phàm thành thánh. Chúng ta thực sự sáng tỏ, thực sự chịu làm, chúng ta liền giống như Phật, là hình tượng đại biểu cho Phật. Chư Phật, Bồ Tát ở đâu? Chư Phật, Bồ Tát chính là ở trong hình tượng như vậy của chúng ta. Mỗi ngày đều thực hành tạo ra hình tượng như vậy, rồi có một ngày quý vị thực sự tạo được hình tượng đó, quý vị thực sự siêu phàm nhập thánh.

Nhà Phật giảng giải trọn vẹn đầy đủ, chúng ta phải thực sự nỗ lực học tập. Kinh điển phải đọc nhiều, phải nghe nhiều, phải suy ngẫm nhiều, phải thể hội nhiều, sau đó mới đem vận dụng thực tiễn vào đời sống hằng ngày, vận dụng thực tiễn vào công việc, vận dụng thực tiễn vào ứng xử, đối đãi với người, tiếp xúc với vật. Đó là chân chánh học Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 23.20.220.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...