Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 »» Bài giảng thứ 140 »»

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
»» Bài giảng thứ 140

(Lượt xem: 1.823)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2 - Bài giảng thứ 140

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Giảng ngày 4 tháng 12 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore, file thứ 141, số hồ sơ: 19-012-0141)

Thưa quý vị đồng học, cùng tất cả mọi người.

Mời xem Cảm ứng thiên đoạn thứ 76 và đoạn thứ 77: “Vô cố tiễn tài. Phi lễ phanh tễ.” (Không duyên cớ mà may quần áo mới. Không đúng lễ mà giết mổ súc vật.) Đó là không biết quý tiếc tài vật, công sức. Tiếp theo sau đó là hai câu: “Tán khí ngũ cốc. Lao nhiễu chúng sinh.” (Vung vãi hoang phí ngũ cốc. Làm nhọc sức chúng sinh.)

Theo bốn câu này, hết thảy chúng sinh trong thế gian đều có nghiệp nhân, nhà Phật vì chúng ta giảng rõ chân tướng sự thật này. Phàm phu trong sáu đường luân hồi đều bị nghiệp lực sai sử làm chủ. Trong suốt một đời, mọi sự gặp gỡ giao tiếp, vinh hoa phú quý, tuổi thọ vắn dài, hết thảy đều có mạng số nhất định. Cho nên, những kẻ xem tướng đoán mệnh có trình độ cao minh trong thế gian thường đoán được mạng số tương đối chuẩn xác. Giống như trong phần mở đầu sách Liễu Phàm tứ huấn, tiên sinh Viên Liễu Phàm tự thuật lại với chúng ta, thời còn trẻ ông gặp Khổng tiên sinh tiên đoán số mạng, đoán trước mọi việc tốt xấu trong suốt cuộc đời ông, dường như không sai lệch mảy may, thực tế chứng minh hoàn toàn chính xác không chút sai lệch. Đây chẳng phải là hạng người xem tướng số trên giang hồ, lời nói chẳng đáng tin cậy, nói ra không có trách nhiệm. Khổng tiên sinh là người thực sự có học vấn, có kiến thức, cũng có sự tu dưỡng, cho nên mới có thể tiên đoán được chuẩn xác đến như vậy.

Do đó có thể biết rằng, cuộc đời của mỗi người quả thật giống như người phương Tây quan niệm. Trước đây tôi từng xem qua những dự ngôn của một nhà tiên tri người Pháp là Nostradamus. Ông này nhiều lần cho rằng cuộc đời con người giống như một kịch bản đã sớm được viết ra từ trước, con người chỉ y theo kịch bản ấy mà biểu diễn, bất cứ ai cũng không có biện pháp gì sửa đổi được kịch bản ấy. Những điều này là thuộc về thuyết Túc mạng.

Trong Phật pháp thừa nhận quả thật có vận mạng, nhưng vận mạng nhất định có thể sửa đổi, tuyệt đối không phải là hoàn toàn không thay đổi. Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ được vận mạng từ đâu mà có? Đó là do chính ta tạo ra, trong đó có nghiệp nhân cùng quả báo đều hết sức phức tạp. Nghiệp nhân liên quan đến vô lượng kiếp trước đây, đời đời kiếp kiếp tích lũy tập khí, phiền não, lại còn kết thành ân oán nợ nần với hết thảy chúng sinh, đời sau khi nhân duyên hội đủ phải đền trả. Đó gọi là: “Nợ mạng phải đền mạng, nợ tiền phải trả tiền.”

Những nghiệp nhân trong quá khứ, nếu chúng ta tự mình tỉnh táo quan sát suy xét thì ngay trong đời này cũng thấy được sự chứng minh rõ ràng. Trong một đời này của chúng ta, hết thảy những người ta gặp, những sự vật, sự việc xảy đến với ta, hãy suy ngẫm cho thật kỹ. Có người đối tốt với ta, đó là trong quá khứ có chịu ơn ta. Có người đối với ta không tốt, sống chung với ta không tốt, đó là trong quá khứ có oán thù với ta. Có những lúc chúng ta đạt được tiền tài, vật chất, trong lòng phải hiểu rằng đó là người khác trả nợ cho ta. Có những lúc chúng ta bị tổn thất, mất mát, phải biết rằng đó là ta trả nợ cho người khác.

Nhà Phật giảng giải rất rõ ràng, con người sống ở đời bất quá chỉ là để đền ơn, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Chỉ vì những việc ấy mà sinh ra ở đời. Cho nên, đức Phật tổng kết trong một câu, đời người có ý nghĩa gì? Chẳng qua là đền trả nghiệp. Nghiệp là những gì ta đã tạo tác trong quá khứ. Quá khứ tạo tác nghiệp lành thì đời này của quý vị được hưởng phúc. Quá khứ tạo tác nghiệp xấu ác thì đời này phải kiếm sống vất vả khó khăn.

Thế nhưng nghiệp không ngừng được tạo ra, cho nên quả cũng không ngừng thọ nhận. Nhân quả xoay vòng, trong lúc đang hưởng phước nhất định cũng là đang tạo nghiệp. Chúng ta không cần nói về người khác, ngay trong lịch sử Trung quốc được tôn xưng là người mười phần hoàn thiện, luận về phước báo xưa nay chưa từng có ai sánh bằng, chính là Hoàng đế Càn Long. Phước đức, thông minh, trí tuệ, khỏe mạnh, sống lâu, hết thảy ông ấy đều đầy đủ. Đó thật là nhờ tu tập từ nhiều đời nhiều kiếp. Ông làm hoàng đế đến sáu mươi năm, lại thêm bốn năm làm Thái thượng hoàng, trong suốt một đời cũng tạo không ít nghiệp xấu ác. Khi phước báo hưởng tận rồi, quả báo xấu ác liền hiện tiền.

Cho nên, từ chỗ này mà quan sát, đức Khổng tử dạy chúng ta: “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi.” (Nguy thay lòng người, mầu nhiệm thay tâm đạo.) Hai câu này thật rất có ý nghĩa.

Con người nếu không giác ngộ thì không thể nào không tạo nghiệp. Phước báo càng lớn thì càng dễ dàng tạo nghiệp, hơn nữa nếu tạo nghiệp xấu ác thì càng nghiêm trọng. Người dân thường ở thế gian không có uy đức, không có quyền thế, tạo nghiệp trong một đời so ra ít hơn [người phước lớn], nghiệp tạo ra cũng nhỏ nhặt hơn. Chúng ta tỉnh táo quan sát kỹ thì biết được.

Chúng ta may mắn được thân người, vậy được thân người thì có may mắn gì? Đó là được thân người mà được nghe Phật pháp. Làm người như vậy là may mắn. Làm người không được nghe Phật pháp, đời người như vậy rất bất hạnh, làm sao có thể không tạo tội nghiệp? Đúng như trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện nói là “trồi lên hụp xuống”, trong khoảnh khắc đã đọa lạc rồi, đọa lạc chỉ trong chớp mắt, cho nên thật đáng thương thay. Đáng sợ biết bao!

Điều đáng quý trong đời người là được tiếp nhận nền giáo dục của thánh hiền. Nguồn gốc sâu xa của giáo dục thánh hiền có hai loại. Một là đại triệt đại ngộ, từ trong tự tánh lưu xuất hiển lộ. Đó là trí tuệ chân thật, thấu hiểu triệt để chân tướng của nhân sinh vũ trụ. Chân tướng của nhân sinh vũ trụ là gì? Từ căn bản mà nói thì đó là các vấn đề về khởi nguyên của vũ trụ, vũ trụ sinh khởi như thế nào, khởi nguyên của sự sống, mối quan hệ giữa vũ trụ với sự sống. Đó là những điều căn bản quan trọng nhất.

Sau khi thấu hiểu sáng tỏ [những điều ấy] rồi, các bậc thánh hiền mới dạy ta đạo làm người. [Đó là] mối quan hệ giữa người và người, giữa con người với môi trường tự nhiên, và giữa con người với trời đất quỷ thần. [Trong các mối quan hệ đó] phải sống chung như thế nào? Đó chính là nền học vấn lớn lao quan trọng. Các bậc hiền thánh xưa, thế gian cũng như xuất thế gian, răn dạy người đời sau, răn dạy hết thảy chúng sinh, bất quá cũng chỉ là những nội dung ấy. Người nào thấu hiểu rõ ràng được những điều ấy rồi thì có thể lánh dữ tìm lành, tự làm lợi ích cho bản thân mình.

Chúng ta chưa sáng tỏ tâm ý thấy được tự tánh, chúng ta chỉ có thể trông cậy, tin vào sự răn dạy của những bậc đã sáng tỏ tâm ý thấy được tự tánh, nối bước theo các vị.

Những điều đức Thái Thượng dạy bảo chúng ta trong bản văn này, so với lời dạy của chư Phật, Bồ Tát, của các bậc đại thánh đại hiền, hoàn toàn không khác biệt. Bản văn này của đức Thái Thượng, về mặt lý luận không nói gì nhiều, nhưng về mặt sự tướng nói được không ít, đối với chúng ta hết sức thiết thực hữu dụng. Nếu từ nơi sự tướng không thể sửa đổi thì khi chúng ta tiếp nhận những lời răn dạy của chư Phật, Bồ Tát rất khó khai ngộ. Đó là do nguyên nhân gì? Vì nghiệp chướng phiền não chướng ngại trên đường giác ngộ, không thể khai ngộ. Với điều kiện gì mới có thể khai ngộ? Bậc cổ đức thường nói: “Phiền não bớt đi thì trí tuệ tăng trưởng.” Chúng ta còn mang phiền não nặng nề đến như vậy, sao có thể khai ngộ?

Nếu y theo lời dạy của đức Thái Thượng mà tu học, đó là phương pháp rất tốt để dứt trừ phiền não. Nhà Phật nói đến cương lĩnh chung của sự tu học là “giữ theo giới luật được định, nhờ định khai mở trí tuệ”. Đó là con đường tu tập rõ ràng chính xác, là con đường thành Phật.

Bản văn này của đức Thái Thượng chính là giới luật. Chúng ta nếu có thể noi theo, có thể vâng làm theo, trong tâm liền đạt định, [khi ấy] khởi tâm động niệm, nói năng hành động đều có chuẩn mực phép tắc. Ý nghĩa này cần phải hiểu rõ.

Quý tiếc tài vật, công sức, tuy nói ra chỉ có mấy chữ này, nhưng đó là nói trên nguyên tắc, chúng ta cần phải hiểu sâu rộng, quán chiếu thông suốt, phải biết được công sức vất vả khó khăn để làm ra tài vật, thật không dễ dàng có được. Hiện tại cho dù khoa học kỹ thuật phát triển, công suất sản xuất được nâng cao, không cần phải giống như người xưa vất vả nhọc nhằn, nhờ sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất, thế nhưng chúng ta vẫn phải thường suy ngẫm, hiện tại trong thế gian này có bao nhiêu người vẫn còn thiếu thốn vật dụng hằng ngày? Chúng ta dễ dàng có được cũng là nhờ trong quá khứ có tu tích được một chút phước báo, ngày nay cũng biết dứt ác tu thiện nên chiêu cảm được sự báo ứng. Nhưng nếu nghĩ đến rất nhiều người vẫn còn sống trong cảnh nghèo khổ khốn cùng, chúng ta tự nhiên sẽ biết quý tiếc tài vật, công sức.

Cuộc sống chỉ nên vừa đủ sống, được bình an là phước báo. Con người sống ở đời, cơm ăn ba bữa được no, áo mặc đủ ấm, có một căn nhà nhỏ làm chỗ nghỉ ngơi, như vậy là đủ rồi. Nếu như có phước báo được nhiều hơn, nên bố thí cho chúng sinh. Phải biết tiếc phước, phải biết vun bồi thêm phước.

“Vô cố tiễn tài. Phi lễ phanh tễ.” (Không duyên cớ mà may quần áo mới. Không đúng lễ mà giết mổ súc vật.) Đức Thái Thượng ở chỗ này dạy ta, người xưa việc giết mổ thịt súc vật nhất định phải có thời điểm thích hợp, tuyệt đối không phải tham lam ăn uống vô độ. Ở đây nói “tiễn tài” để chỉ việc may quần áo, nói “phanh tễ” (giết mổ súc vật) để chỉ chung việc ăn uống. Miếng cơm manh áo, từ chỗ này phải học biết tiết kiệm, đó là thường ngày không để thiếu thốn vật chất trong đời sống. Về điểm này, các bậc thánh hiền khuyến khích chúng ta, nếu có thể tiết kiệm được một phần, liền có thể giúp đỡ hỗ trợ người khác một phần. Phải thường gìn giữ tấm lòng như vậy.

Chúng ta xem trong xã hội hiện nay, hai câu này thường bị phạm vào, phạm vào một cách hết sức nghiêm trọng. Như vậy, thụ hưởng vừa hết phước báo thì tai họa liền hiện tiền.

Thời xưa, quần áo mặc nhất định phải tùy theo nhu cầu bản thân. Quý vị xem, đức Phật chế định người xuất gia có ba tấm y, một bình bát, đó là vào thời xưa ở vùng Ấn Độ, ba tấm y đã đủ rồi. Chúng ta ở Singapore thuộc vùng nhiệt đới, gần đường xích đạo, không có đủ bốn mùa. Cho nên, sống ở vùng này thì y phục hết sức đơn giản. Nếu như sống ở miền bắc Trung quốc, quý vị phải có đầy đủ y phục thích hợp cho bốn mùa, xuân hạ thu đông. Nhưng chúng ta tuy sống ở vùng này, nếu có dịp đi về phương bắc cũng phải cần thêm y phục. Đó là có lý do mới may thêm y phục. Nếu không có lý do, không cần thiết phải chuốc thêm sự phiền toái đó.

Trong việc ăn uống, thời xưa giết mổ súc vật, ăn thịt, đều là những khi cúng tế, hiến tế quỷ thần. Sau khi lễ cúng hoàn tất, mọi người mới hưởng thụ vật cúng, không phải mỗi ngày đều [giết mổ] ăn thịt. Khi tôi còn nhỏ tuổi, đang đi học, lúc ấy là thời bắt đầu kháng chiến, tôi sinh trưởng ở vùng nông thôn. Ở nông thôn mỗi tháng chỉ ăn thịt hai lần, vào ngày mồng một và mười lăm, mọi người tế thần, cúng tổ tiên, mua một ít thịt, số lượng rất ít, cho nên trẻ con đều mong đợi dịp đầu năm mới. Những ngày đầu năm mới thì mỗi ngày đều được ăn một chút thịt, nhưng thời gian cũng rất ngắn, bất quá chừng mười mấy hai mươi ngày mà thôi đã hết tết rồi.

Hiện tại mỗi bữa ăn đều có thịt, quý vị nói xem, thật đáng sợ! Nhà Nho tuy không cấm hẳn nhưng cũng không dạy quý vị mỗi ngày đều giết hại chúng sinh để ăn thịt. Nhà Phật hiểu rất rõ ý nghĩa đó, ăn thịt là tạo oán thù vay trả xoay vòng không dứt. Vì sao thế gian có chiến tranh tàn khốc? Những cuộc chiến tranh này chúng ta có thể nhớ lại. Thế chiến thứ nhất hết sức tàn khốc, Thế chiến thứ hai so ra tàn khốc hơn không biết bao nhiêu lần. Thế chiến thứ ba nếu phát sinh, rất nhiều người nói sẽ là cuộc chiến tranh cuối cùng. Sau cuộc chiến tranh đó, thế giới sẽ không còn chiến tranh nữa. Vì sao vậy? Vì con người chết sạch hết rồi, còn đánh nhau gì nữa. Đó là cuộc chiến tranh hủy diệt thế giới.

Trong kinh Phật nói đó là“đao binh kiếp”. Nếu muốn thế gian này không có đao binh kiếp, đức Phật dạy rõ ràng là “trừ phi chúng sinh không ăn thịt”, chỉ khi ấy thì thế gian này mới không có đao binh kiếp. Ý nghĩa câu này thật hết sức sâu xa. Đao binh kiếp là do tích lũy oán hận mà thành. Oán hận từ đâu mà có? Là từ việc ăn thịt chúng sinh. Chúng sinh không cam tâm tình nguyện cho quý vị ăn thịt, đích thực chỉ là cưỡng bức chúng sinh yếu hơn mà ăn. Chúng sinh yếu hơn đó ôm lòng oán hận, vĩnh viễn không thể tiêu trừ.

Đức Phật dạy chúng ta, hết thảy chúng sinh lưu chuyển sáu đường luân hồi, ở trong đó tạo ra sự báo ứng, cho nên thù oán trả vay qua lại chẳng bao giờ dứt. Điều này chỉ có đức Phật mới giảng nói được thấu triệt. Chúng ta nếu hiểu rõ được ý nghĩa này, chẳng bao giờ còn dám ăn thịt chúng sinh nữa, mong rằng những oán thù giữa chúng ta với hết thảy chúng sinh có thể được hóa giải. Chúng ta thực sự nỗ lực tu học, đem hết thảy công đức hồi hướng cho chúng sinh, đó là sám hối, đó là chuộc tội.

Cho nên, quý tiếc tài vật công sức phải bắt đầu [tu sửa] ngay trong cuộc sống thường ngày.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 103 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Chắp tay lạy người


Pháp bảo Đàn kinh


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.237.245.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...